You are on page 1of 11

TRIỀU ĐƯỜNG

Công viên nằm giữa lòng thành phố Thái Nguyên (Sơn Tây ngày nay)
Vào thời Tuỳ, Lý Uyên đc xử đến đây trú quân, cai quản vùng đất Sơn Tây nhưng
ông không được nhà Tuỳ tin tưởng, khi các cuộc nổi dậy chống tuỳ xảy ra khắp nơi,
người con thứ của Lý Uyên đã khuyên cha dấy binh chống lại nhà Tuỳ. Chỉ trong vòng
nửa năm, hai cha con đã tập hợp được một đại quân hừng mạnh gồm hơn 20 vạn người.
khi nhận thấy triều Tuỳ sụp đổ, ông liền đưa quân sang phía Tây đánh thành Trường An,
sau đó lập Dương Hựu lên làm vua, hiệu là Tuỳ Cung Đế, còn ông tự phong mình làm đại
thừa tướng với tước hiệu Đường Vương.
Năm 618, Tuỳ Dạng Đế bị quân nổi dậy sát hại tại hành cung ở Dương Châu, tại
Trường An, Lý Uyên buộc vua Tuỳ Cung Đế phải nhường ngôi vị cho mình và lập ra
triều Đường. Tại Trường An, Lý Uyên buộc vua Tuỳ Cung Đế phải nhường ngôi vị cho
mình và lập nên triều Đường, đặt niên hiệu là Vũ Đức.
Đường Cao Tổ Lý Uyên tuy sáng lập ra triều Đường nhưg ông chỉ cai trị đất nước
trong vòng 8 năm (618-626), sau đó với sự giúp sức của người con trái thứ Lý Thế Dân,
Lý Uyên tiếp tục cử quân đi chinh phạt, đánh dẹp được các thế lực nổi dậy chưa chịu quy
thuận triều đình như thế lưc của Lý Quỹ, Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung của Lưu Vũ
Chu. Vua Đường Cao Tổ cho xoá bỏ các hình phạt khốc liệt của nhà Tuỳ ggiảm tô thuế
và tiến hành phân bổ lại ruộng đất cho quan lại và người dân. Những chính sách này giúp
tạo ra sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Năm 626, do mâu thuẫn tranh chấp với thái tử Lý Kiến Thành, và tề vương Lý Nguyên
Cát, Lý Thế Dân đã gây ra sự kiện Huyền Vũ Môn, giết chết cả hai ngừoi anh của mình.
Huyền Vũ môn là một cổng thành của kinh thành Trường An, tại nơi đây chính tay Lý
Thế Dân đã dương cung bắn chết người anh là thái tử. Vì ông cho rằng mình lập nhiều
công trạng hơn nhưng lại không được lựa chọn để kế vị ngai vàng. Vua Đường Thái Tổ
buộc phải nhường ngôi lịa cho Lý Thế Dân, nhằm tránh mối đại hoạ có thể tái diễn.
Kinh thành Trường An được xây dựng công phu vào thời Tuỳ và được xây cất mở
rộng thêm vào thời Đường. Trên mảnh đất này, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi
liền đổi niên hiệu là Trinh Quan. Ông phải đối mặt giaiar quyết nhiều vấn đề của đất
nước do các triều đại khác để lại. Trước hết phải cần đoàn kết nội bộ tập đoàn thồng trị.
Đường Thái Tông là người biết trọng dụng hiền tài, từ năm Vũ Đức thứ 4, khi còn là Tần
Vương ông đã cho thành lập văn học quán, thu hút hiền tài, văn sĩ tài giỏi trong xã hội.
Họ chính là những người giỏi giang, mưu trí không chỉ giúp Lý Thế Dân giành đoạt ngôi
vị mà còn phò tá ông trong giai đoạn quản lý đất nước sau đó. Tình hình Trung Quốc lúc
đó khá phức tạp, do có những nhóm lợi ích khác nhập đang tồn tại trong tập đoàn thống
trị Một nhóm là cựu thần của vua Đường Cao Tổ vốn xuất thân từ tập đoàn quý tộc Quan
Lũng hoặc là các gia môn sĩ tộc Sơn Đông . Họ có tư tưởng khá bảo thủ, đặc biệt canh
cánh lo sợ tầng lớp nông dân. Nhóm thứ 2 là các tướng lĩnh, cận thần nhiều mưu trí của
ông ở Tần phủ. Nhưng họ chưa thực sự hiểu rõ tình hình xã hội đương thời. Nhóm thứ ba
đến từ tầng lớp dân chúng từng tham gia vào lượng vũ trang chống Tùy ở khu vực Sơn
Đông. Họ rất hiểu tình hình ở đây, hiểu được nhu cầu của người dân và tình hình đời
sống của họ, đặc biệt từ sau khi bạo loạn cuối Tùy kết thúc Nhóm này có thể phân tích
tình hình thực tiễn xã hội rất tốt Lý Thế Dân đều chú trọng sử dụng các nhóm hiền tài
này.
Có một vị đại thần là Ngụy Trưng luôn kiên quyết ủng hộ và hiến kế cho Lý Kiến
Thành trong sự biến Huyền Vũ Môn. Sau đó nhà vua cho triệu kiển ông này và chất vẩn
vì sao tìm cớ li giản ba anh em ông Ngụy Trưng thẳng thần đáp rằng do Thái tử không
sớm nghe theo lời khuyên của mình nên đã bị sát hại. Lý Thế Dân hiểu được Ngụy Trưng
có lòng trung thành nên bỏ qua ân oán cũ và vẫn trọng dụng ông này. Cảm kích ơn vua,
vị đại thần ngay thẳng bộc trực này sau đó tận tụy cống hiến hết mình cho triều đình.
Ngụy Trưng có tài an bang tri quốc, ông biết rút ra kinh nghiệm .. lộ các bài học lịch sử,
hiểu rõ tình hình xã hội th Do đó, ông đã giúp vua Đường vạch ra phương châm đường
đến - phát triển đất nước trên các phương diện.
Trong thời Trinh Quan, triều đình tạo dựng được phong cách làm việc lắng nghe
mọi lời can gián. Các đại thần trở nên mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng như Vương Quế,
Đới Trục Mã Chu, Trương Huyền Tối Hoàng hậu Trường Tôn cũng như vậy. Có vị đại
thần nổi tiếng thời. Tùy là Phong Đức Di cũng nhiều lần dâng tấu can gián vua Đường.
Trong hơn 20 năm trị vì thời vua Đường Thái Tông, có hơn 300 vị quan tiến gián. Riêng
Ngụy Trưng có hơn 200 lần tiến gián về các sự việc cải cách triều chính, giúp vua Đường
ban hành các quyết sắc trị nước đúng đắn.
Vua là người có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến vận mệnh quốc gia Nếu vua không có
quyết sách đến t Đã làm đất nước dễ lâm vào tình cảnh an nguy. Để có được quyết sách
trị quốc đúng đắn, vua Đường đã tổ chức họp văn võ bá quan biện luận về kinh nghiệm
được mất trong chính sách quản lý triều chính xưa nay. Cuộc biện luận xuất hiện hai
luồng quan điểm khác nhau Phong Đức Di đại diện cho phải sĩ tội. Sơn Đông cho rằng
lòng dân đã biến đổi khó lượng cần có sự trấn áp họ Gia tộc của ông này chịu nhiều tổn
thất trong cuộc khởi nghĩa cuối Tùy, họ buộc để thưởng sinh sống Các quan lại thuộc
tầng lớp địa chủ, cường hào Sơn Đông thuộc phe Phong Đức Di chính là lực lượng nổi
dậy chống Tùy : nên họ hiểu tình hình dân chúng tại địa phương. Họ biết người dân mong
muốn cuộc sống hòa bình ổn định.
Máy làm thế nào để đáp ứng được sự trông đợi của người con Rút kinh nghiêm từ
sự sụp đổ nhanh chóng của triều Tu trong vòng chưa đầy 40 năm, Lý Thế Dân rút ra ba
bài học để là bóc lột sức dân xây dựng cung điện, kênh đào, thành quách... Tham lam vơ
vét của dân, bắt bớ nhiều mỹ nữ về phục vụ trong cung đình. Phát động chiến tranh Đông
chinh tây phạt làm hao tổn binh lực, khiến cho triều đình không còn đủ lực lượng phòng
vệ lúc lâm nguy. Vua Đường Thái Tông cũng thán phục sức mạnh của lực lượng quần
chúng nông dân trong khởi nghĩa chống Tần. Ông cho rằng vua mà có đức sẽ được dân
tin yêu, ủng hộ Vua không có đức trước sau sẽ bị người dân lật đổ Để tránh lặp lại vết xe
đổ của triều đại trước, Đường Thái Tông thường triệu họp các quan đại thần cùng bàn
luận việc nước Họ cho rằng vua không thể làm tổn hại đến lợi ích của dân chỉ để đạt được
mục tiêu của mình. Dân với quân chủ như những người cùng thuyền, nước nổi thì thuyền
cũng nổi Do đó Lý Thế Dân coi trọng lòng dân, chủ trương việc nước chính yếu là chăm
lo cho dân. Với quan niệm lấy diễn làm gốc như vậy triều Đường đề ra nhiều biện pháp
cụ thể để dân yên ổn sinh sống, trợ giúp người dân.
Biện pháp đầu tiên là pháp trị. Vua Đường nhanh chóng mệnh lệnh Trường Tôn
Vô Kị và Phòng Huyền Linh tu sửa bộ luật Vũ Đức luật, định ra bộ luật mới Trinh Quan
luật, trở thành công cụ thực thi cho việc chấp pháp công bằng bình đẳng, แบบ Trường Tôn
Vô Kị còn họp bàn với 19 vị đại thần và quan lại hiểu luật cùng soạn thảo các văn bản
giải thích Đường luật, hoàn thành 30 cuốn Đường luật Những tài liệu này rất có giá trị
tham khảo cho các bộ luật phong kiến thời kì sau này.
Những quy định pháp luật đầy đủ chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng làm ổn định tinh
hình xã hội. Nhưng việc thực thi pháp luật còn quan trọng hơn. Vua Đường luôn nhấn
mạnh mọi người đều triều bình đẳng trước pháp luật, từ vương công đại thần trong cho
đến văn võ bá quan, họ hàng thân thích, bạn bè bằng hữu.... đều không ngoại lệ.
Năm Trinh Quan thứ 9, tổng quan quân đội đạo Diêm Trạch là Cao Tăng Sinh do
vi phạm quân lệnh nên bị Lý Tĩnh trị tội Sau được miền tội chết, chỉ bị đày ra biên
cương, có người dàng tàu lên triều đình xin khoan thứ cho ông ta vì lại quan đại thần
trong Tần phủ trước đây, có công với vua.
Đường Thái Tông bác lại tấu trình này, cho rằng việc nào ra việc đó. cần tách bạch
giữa hai việc này. Nếu tha thứ cho ông ta thì còn có nhiều đại thần khác sẽ lấy đó làm
tiền lệ mà coi thường phép nước Bản thân nhà vua lấy mình làm gương luôn giữ lập
trường chiến pháp vững như bàn thạch, ít có vị vua nào bị kịp như Lý Thế Dân.
Ngoài phần những quy định chung, quy tắc liên quan đến hoàng tộc, chế độ trong
hoàng cung ra, một đặc điểm đáng chú ý đầu tiên của bộ luật Trinh Quan là phần quy
định về chế độ chức vụ, sau đó mới đến phần luật liên quan đến đời sống người dân...
Như vậy cho thấy triều đình rất chú trọng quản lý bộ máy quan chức và việc tuân thủ
pháp luật của họ trong phạm vi chức trách của mình Bên cạnh đó, triều Đường cũng coi
trọng việc giáo hóa, chủ trương thận trọng trong xử phạt và khoan dung rộng lượng trong
định tội vì người đã chết không thể sống lại được.
Từ năm Trinh Quan thứ 5, nhà vua giao việc thẩm án, khi tại những vụ trọng án
quy về trung ương ban hành quy định rõ ràng về việc phúc thẩm để tạo cơ hội cho việc
thẩm định sửa lại các án oan sai. Năm sau đó, đích thân nhà vua còn thẩm vấn tội phạm.
Khi tận mắt chứng kiến việc xử tử hình những tội phạm khiến ông tỉnh ngộ về ý nghĩa
của sinh mạng con người, liền tha cho họ trở về thăm quê nhà một thời gian đến mùa thu
sang năm quay trở lại chịu án. Đồng thời ông cũng ra lệnh phóng thích tất cả tù nhân
trong toàn quốc, tổng cộng 390 tù nhân phạm tội tử hình. Ông yêu cầu họ tập hợp lại tại
kinh sư sau một thời gian được thả về. Đến mùa thu năm sau _khi đến kì hạn, tất cả các tù
nhân này đều kéo về kinh thành một cách tự giác không lần ai tổ chức đốc thúc hay áp
giải họ, Vua Đường Thái Tông vui mừng vì sự giác đó nên đã tha tội chết cho họ.
Ngày 21 tháng Giêng hàng năm thời Trinh Quân hàng vạn người dân đổ về kinh
thành Trường An để tham dự lễ Tịch Điền. Trong ngày này, nhà vua cởi bỏ áo hoàng bào,
chỉ mặc áo cộc cánh, xắn quần lội xuống ruộng để cày bừa, gieo hạt như một thường dân
Đây là nghi lễ biểu thị sự coi trọng sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực, trồng dâu
nuôi tằm, dệt lụa. Trong xã hội nông nghiệp, công việc đồng áng và mùa màng có bội thu
hay không liên quan mật thiết đến vấn đề thủy lợi. Ví dụ như công trình Đồ Giang Yển
đã biến Thành Đô thành Thiên phủ chi quốc no ấm và ổn định suốt hàng nghìn năm nay.
Lũ lụt hay hạn hán đều có thể khiến người dân không có lương thi để ăn Từ đó cũng có
thể khiến tình hình xã hội mất ổn định, đồng thời có thể làm chính quyền lung lay, sụp đổ
Để tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi, Đường Thái Tông cho chính đến
cơ cấu trị thủy trong bộ máy chính quyền của mình như thiết lập chức vụ Thủy bộ lang
trung và Viên ngoại lang trong Bộ Công. Ở Trưởng An có chức vụ Đô Thủy Giám,
chuyên quản lý công việc khơi thông sông ngòi và tưới tiêu ở khu vực kinh sư. Sách Tân
Đường Thư chép, trong thời kỳ Trinh Quan đã có 27 công trình thủy lợi quy mô lớn. Ở
Dương Châu, công trình Câu Thành Đường giúp tưới tiêu cho hơn 800 mẫu ruộng giúp
mùa màng vùng này hàng năm bội thu, đời sống người dân no ấm: Công trình tưới tiêu ở
Hạ Châu, công trình thuỷ lợi ở Dương Châu,... Người nông dân khắp các miền đông tây
nam bắc ở Trung Quốc ngày nay vẫn đang hưởng lợi từ các công trình thủy lợi xây dựng
từ thời kỳ này. Trong xã hội phong kiến, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải
có một nhân tố vô cùng quan trọng khác đó chính là con người.
Đây là phong cảnh làng Viên Gia gần thành phố Hàm Dương Thiểm Tây. Khu vực
này cách thành Trường An không xa Vào thời kỳ cuối nhà Tùy, do chiến tranh loạn lạc,
người Hán sinh sống lâu đời ở đây đã di cư lên phía bắc tị nạn. Không chỉ riêng nơi này
mà khắp vùng Trung Nguyên đều diễn ra tình cảnh như vậy. Người dân đua nhau thảo
chạy lánh nạn khiến khu vực này hoang vắng bỏng người. Ở các thành từ vùng Lạc
Dương đến khu vực Sơn Đông cũng không còn cảnh phố phường nhộn nhịp cung cấp
dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi.. Làng Viên gia ở Hàm Dương ngày nay Tổ tiên của người
dẫn nơi này chính là những người Háng được vua Đường chuộc về.
Không chỉ người dân từ chạy loạn mà lúc đó còn có người Đột Quyết tranh thủ cơ
hội loạn lạc diễn ra ở vùng Trung Nguyên đã kéo đến bắt bớ một số lượng lớn người Hán
về làm tù binh khiến cho dân số vùng này suy giảm mạnh. Thời kỳ Vũ Đức, dân số toàn
quốc chỉ còn hơn 200 vạn người, chưa bằng 1/4 tổng dân số thời thịnh trị của nhà Tùy.
Khi lên ngôi, Đường Thái Tông đã ý thức rõ về vấn đề thiểu dân số trầm trọng. Ông
nhanh chóng đề ra các biện pháp khuyến khích sinh đẻ nhằm gia tăng dân số khen thưởng
hộ gia đình sinh nhiều con, động viên các quả phụ tái giá. Ông con cử sứ đi lên miền bắc
chuộc những người Hán lánh nạn quay trở về. Có năm chuộc về được 8 vạn người
Để thúc đẩy tăng sinh, triều Đường còn quy định độ tuổi kết hôn nam tròn 20, nữ
giới tròn 15 tuổi. Hộ nào có con trai cũng được thưởng lệ thích đáng. Nam giới khó lấy
được vợ được chính quyền trợ giúp tìm kiếm. Vấn đề hôn nhân và gia tăng nhân khẩu còn
trở thành nội dung, tiêu chí đề tháng hay giáng chức quan lại địa phương trong mỗi kỳ sát
hạch. Ngày nay người dân làng Viên gia hay biểu diễn khúc hát Túi Cần Khôn để ca ngợi
công đức vua Lý Thế Dân một vị vua lên ngôi năm 27 tuổi.
Sau khi con trai Lý Thế Dân lên kế vị, vào năm thứ 3 thà | vĩnh Huy, vua Đường
Cao Tông cho tiến hành kiểm kê hộ tịch.... gần 2000 vạn người, gấp đôi dân số so với
thời Vũ Đức. Dân số có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và thành công của một chính
quyền. Chính sách an dân, giúp dân của triều Đường đã đạt hiệu quả rõ rệt. Năm Trinh
Quan thứ 4 vùng Quan Trung được mùa, người dân li tán lũ lượt hồi hương. Đến năm thứ
6, thứ 7, thời tiết mưa gió thuận hòa, cảnh tượng điêu tàn khắp vùng Sơn Đông được cải
thiện, thay da đổi thịt. Người dân liên tiếp được mùa trong những năm sau đó, cho đến
tận năm Trinh Quan thứ 16.
Thời kỳ Trinh Quan, tình hình chính trị xã hội triều Đường ổn định, cuộc sống
người dân yên ổn, an cư lập nghiệp Nền kinh tế xã hội dần dần được khôi phục. Cùng lúc
đó Đường Thái Tông cũng bắt tay vào giải quyết vấn đề rối ren phức tạp kéo dài ở miền
biên giới phía bắc Năm Trinh Quan thứ 2 ông đã tiêu diệt được thế lực cát cứ Lương Sư
Đô, về cơ bản giải quyết khá triệt để tình hình hỗn loạn do các phe phái cát cứ tạo ra trên
phạm vi toàn quốc, thống nhất lãnh thổ.
Hai năm sau, danh tưởng Lý Tĩnh dẫn quân diệt trừ thế lực Đột Quyết gây hấn lâu
năm ở biên giới phía bắc, ổn định tình hình nơi đây. 10 năm sau đó, Thổ Dục Phồn và các
nước Tây vực như Cao Xương... cũng lần lượt bị đánh bại hoặc chịu quy phục nhà
Đường, mở rộng dụ thế lực đến tận vùng nam bắc dãy núi Thiên Sơn. Sau khi dùng vũ
lực chinh phục Tây vực, vua Đường không cho đó là biện pháp ổn định được lâu dài, hơn
nữa phải trả giá chiến tranh rất lớn, do đó ông cho thực hiện chính sách mềm dẻo, lấy đức
phục nhân lôi kéo các nước phía Tây, đối xử bình đẳng với họ để họ thực lòng quy phục.
Bảo tàng Chiêu Lăng tại Thiểm Tây nơi trưng bày nhiều cổ vật đời Đường
Trong lăng mộ Chiêu Lăng có nhiều đồ tùy táng là tượng gốm phản ánh hình
tượng người dân tộc thiểu số, thương nhân nước ngoài. Khi người Đông Đột Quyết quy
phục, nhà Đường đã cho phép họ được cư trú ở tại địa vực cũ, được tự trị và vẫn giữ tập
quán sinh hoạt của dân tộc mình. Một bộ phận nhỏ được bố trí di cư đến vùng Trung
Nguyên sinh sống. Nhiều người trong số họ được triều đình bổ nhiệm ( vào các chức vụ
quan văn, quan võ ở kinh sư. Kinh nghiệm quản lý tộc người này đã được triều Đường đã
được nhà Đường vận dụng vào việc quản lý các dân tộc thiểu số ở những vùng đất khác.
Thời kỳ Trinh Quan, vưa của nhiều vương quốc lân cận và thủ lĩnh các bộ lạc
xung quanh đã đến xin thần phục nhà Đường, Tổng cộng có 14 vị vua phiên quốc, trong
số đó có 4 vua người dân tộc Đột Quyết, Họ được dựng tượng đặt phía sau lăng mộ vua
Đường Thái Tông. Tượng được xếp thành hai hàng. Phía Tây chủ yếu bao gồm thủ lĩnh
các dân tộc thiểu số ở vùng Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc Tây Tạng. Còn ở phía
Đông chủ yếu là thủ lĩnh dân tộc Đột Quyết bán đảo Triều Tiên và Nam Á ngày nay. Đây
là sự phản ánh chính sách đối xử của nhà Đường đối với các dân tộc thiểu số Về cơ bản
hai bên duy trì quan hệ bang giao hữu hảo hòa thuận tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau,
cùng chung sống hòa bình. Vua Đường Thái Tôn được các vị thủ lĩnh khi đó tôn xưng là
minh chủ thiên hạ. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của nước Đại Đường ở khu
vực Đông Á, không chỉ đất đai rộng lớn mà còn là một cộng đồng quốc gia đa dân tộc.
Thành cổ Tây An được xây dựng lại vào thời Minh và tồn tại từ đó cho đến nay.
Thật khó có thể tìm thấy quần thể kiến trúc thời Đường, còn sót lại tại thành phố Tây An
ngày nay, nhưng ở một nơi khác thì có thể. chúng ta cũng tin hiểu về nơi này nhé. Đó là
một trong số ít huyện có nhất Trung Quốc. Năm 376 tđược thành lập vào thời Chiến
Quốc. Sau khi tiêu diệt nước Thục cổ, Tần Thủy Hoàng đã sai quân tiến sáng vùng cao
nguyên phía tây tỉnh Tứ Xuyên ngày nay và lập ra một huyện ở vùng đất này.
Thành cổ Tùng Châu nằm ở phía đông nam cao nguyên Thanh Tạnây, trên tuyến
đường giao thương quan trọng Do đó vào thời Đường luôn bị nước Thổ Phiên dòm ngó.
Một cổng thành trên đỉnh núi cho thấy vị trí chiến lược quan trọng của thành cổ ở phía
Tây nam Trung Quốc, ở thành cổ này có nhiều dân tộcít người đã cùng sống chung hoà
thuận từ thời nhà đường đến nay. Và bản sắc cả mỗi dân tộc vẫn còn được lưu giữa và
không hề bị phai mờ.
Thành cổ gắn với trận chiến Tùng Châu nổi tiếng, Vào thời Đường vua Tạng lúc
đồ là Tùng Tán Căn Bố, đã lập ra nước Thổ Phiên sau khi thống nhất được các bộ lạc
sinh sống ở cao nguyên Tây Tạng.
Đền thờ Tùng Tán Cán Bố ở Lasha, Vua Tạng đã cho rời đô về Lasha sau khi thành lập
Thổ Phiên, Vì ngưỡng tạo văn hóa Trung Nguyên tử lâu nên vị vua này đã cử sử đến
thành Tùng Châu đề nghị lập quan hệ hòa thân với nhà Đường.
Năm 634, khi đoàn sứ giả Thổ Phiên đến Tùng Châu liền bị quan châu hạ lệnh bắt giam
Bốn năm sau đó, năm 638 vua Tùng Tán Cán Bố lấy cớ bị khước từ đã sai 20 vạn đại
quân đi đánh thành Tùng Châu .Lúc này Cũng thành chỉ có 5 vạn quân Đường nhưng đã
đánh bại được quân đội Thổ Phiên Sau khi thua trận, để giảng hòa Tùng Tán Cán. Bố lại
tiếp tục cử sứ đến Tùng Châu đề xuất với quan châu về chủ trương thiết lập quan hệ hòa
thân với nhà Đường. Năm 641, vua Đường Thái Tông đồng ý gả công chúa Văn Thành
cho vua Tạng. Đoàn tháp tùng công chúa đã đi qua thành cổ này. Khi ấy công chúa mới
16 tuổi, nhưng có tư chất thông minh hiểu biết do được giáo dục từ nhỏ. Công chúa cũng
mang theo một lượng lớn của hồi môn gồm châu báu ngọc ngà, đồ vàng bạc, đồ thủ công
mĩ nghệ tiril' sảo dàn ca múa nhạc và các nữ tỳ theo hầu cùng với một lượng lớn kinh
sách ghi chép về các lĩnh vực như lịch pháp. y dược và các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
chế tạo đồ thủ công, kiến trúc, dệt gấm, lụa, kỹ thuật làm giấy cổ truyền của Tây Tạng.
Vua Tạng đã cho xây cũng diện Bố Đạt La để đón công chúa. Công chúa cũng mang đến
đất Tạng một bức tượng phật và xây ngôi chùa này để thờ Phật, Từ đó Phật giáo được
truyền bá ngày càng sâu rộng và được người dân nơi này vô cùng sùng tín đến ngày nay.
Có thể thấy cuộc hôn nhân lịch sử nêu trên thiện không chỉ giúp củng cố quan hệ bang
giao thần giữa hai nước trong một thời gian đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu văn
hóa và hòa nhập dân tộc ở vùng này. Từ đó , thành Tùng Châu vốn chỉ là một thành quân
sự đơn thuần đã nhanh chóng phát triển thành một trọng trấn trên tuyến đường giao
thương quốc tế nhộn nhịp lúc bấy giờ, đặc biệt từ năm 731 trở đi. Ở cổng phía bắc của
thành ngày nay có dựng tượng kỉ niệm sự kiện lịch sử này.
Trong thời kì bang giao này, tình hình nội bộ và xã hội. - nhà Đường ổn định, kinh
tế giao thương phát triển mạnh, Các dân tộc cũng chung sống hòa thuận và an hưởng thái
bình. Vào thời Trinh Quan, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật có sự phát triển vượt bậc Lĩnh
vực giáo dục cũng được thúc đẩy bằng hàng hoạt biện pháp.
Về tình hình văn hóa giáo dục thời thịnh Đường Vua Đường cho thành lập Văn
học quán, Hoành văn quán có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng các hiền tài, tài năng văn
chương, thu thập chỉnh lý kinh sách... Ông đặc biệt yêu thích đọc sách sử, chú trọng rút
kinh nghiệm từ các bài học lịch sử để vận dụng vào việc quản lý đất nước. Sách Tấn Thư,
Bắc Tề Thư, Tùy Thư, Lương Thư, Trần Thư Nam sử, Bắc sử là tám trong số 24 bộ sách
nổi tiếng Trung Quốc, được gọi tên là Nhị Thập Tứ Sử. Những bộ sách này được biên
soạn vào thời Trinh Quan do Lý Thế Dân chủ trì biên soạn. Đặc biệt thời kỳ này triều
đình rất chú trọng việc kế thừa và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống Đối với văn
hóa ngoại lai, nhà Đường thực hiện chính sách khoan dung tiến thu và khuyến khích hòa
nhân văn hóa "
Để bảo tồn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vua Đường chú trọng đến
việc giáo dục. Ông sai Ngụy Trưng biên soạn sách Quần Thư Trị Yếu, gồm những nội
dung cơ bản phù hợp với tình hình chính trị đương thời được chắt lọc lại từ các bộ kinh
sử, dùng làm giáo trình dạy học cho tầng lớp quan lại quý tộc trong bộ máy thống trị.
Điêu khắc Lục Tuấn Mã trong lăng Chiêu Lăng Đây là những ngựa chiến mà vua
Đường Thái Tông yêu quý nhất. Tuy xuất thân từ tướng võ, nhưng ông chủ trương theo
đường lối trị quốc văn ôn võ luyện phát triển song toàn cả hai phương diện này.
Chính vì thế phong trào Văn trị được thúc đẩy phát triển mạnh trong toàn quốc, Bản thần
nhà vua là một tấm gương sự cổ vũ phát triển văn hóa giáo dục. Ông rất yêu thích văn
hóa, chăm chỉ đọc sách thâu đêm. Bên cạnh đó, ông còn am hiểu âm nhạc, hội họa. Nhiều
nhà thư pháp hội họa thời Trịnh Quan trở nên rất nổi tiếng.
Năm Trinh Quan thứ 17 đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển thời kỳ
đầu nhà Đường. Ngày 17 tháng Giêng năm đó, đại thần Ngụy Trưng qua đời khiến
Đường Thái Tông rất buồn. Ông cho bãi triều 5 ngày, yêu cầu văn võ bá quan đều phải
tham gia tang lễ của vị quan này. Bản thân ông leo lên Tây lầu trong vườn cấm uyển
hoàng gia trong cung điện dõi theo đoàn cử hành tang lễ.
Ông rất cảm kích vị quan phò tá cho mình. Ông nói với các vị quan khác rằng gương
đồng có thể giúp ta soi mũ áo sách sử cũng như gương vậy, nhìn vào đó có thể biết được.
hưng suy. Con người cũng như gung vậy giúp ta hiểu sự được mất. Nay Ngụy Trưng qua
đời ta đã mất đi một tấm gương. Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của vị đại thần này như
thế nào. Thực tế ông chính là vị tăng kiến trúc sư cho công cuộc khôi phục và phát triển
thời thịnh Đường này.
Khi hoàng hậu và các vị đại thần, công thần lần lượt qua đời khiến vua Đường
ngày càng sao những công việc triều chính Tình hình đất nước cũng vì thế mà sa sút đi
phần nào Nhà vua còn độ đối xử hà khắc đối với những quan lại xuất thân từ tầng lớp cơ
hàn, nhất là những người đến từ vùng Sơn Đông. Ông tỏ thái độ nghi ngờ, không tin cậy
họ Ngược lại ngày càng trông cậy vào những đại thần thuộc tập đoàn thống trị Quan
Lũng. Đây là lý do phe phái này rất lộng hành đầu thời kỳ vua Đường Cao Tông.
Vào những năm tháng cuối đời, sức khỏe nhà vua ngày càng sa sút. Thêm vào đó
là sự kiện Đông chính thất bại trong chiến tranh thảo phạt Triều Tiên, việc lập thái tử kế
vị cũng gặp nhiều rắc rối khiến vua thêm buồn bực càng ốm yếu hơn Ông băng hà vào
tháng 5 năm Trinh Quan thứ 23 tại cung Tụy Huy Cung khi mới 52 tuổi Trước lúc mất
ông di chúc xếp đặt các công việc yêu cầu cử hành thủ tục tang lễ đơn giản. Nhìn chung
cho đến lúc cuối đời, ông luôn nghiêm khắc với bản thân Khi ông mất thủ lĩnh các dân
tộc thiểu số vùng lân cận đã tổ chức thành các đoàn số lượng lên đến hàng trăm nghìn
người kéo đến Trường An tham dự lễ viếng. Trong ngày này người dân kinh thành rất
buồn khi phải chia lìa vị vua có nhiều công lao khai quốc. Thời kỳ thịnh trị Trinh Quan
khép lại, nhưng triều Đường vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, khai mở ra những giai
đoạn huy hoàng rực rỡ sau này .
Những ghi chép về thời kỳ này được phản ánh trong bộ sách này Đây là thời kỳ
mở cửa toàn diện chưa từng có trước đây với tinh thần bao dung từ hải một nhà, chú
trọng xây dựng pháp chế xây dựng chế độ, coi trọng việc hài hòa mối quan hệ giữa người
dân với chính quyền, coi đây là mối quan hệ rường cột, có thể ảnh hưởng đến sự an nguy
của quốc gia dân tộc. Do đó nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các triều
đại sau này. Thời kỳ này đã để lại những di sản trị quốc vô giá vẫn được vận dụng cho
đến ngày nay ở Trung Quốc

You might also like