You are on page 1of 17

TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

I. Thành tựu văn hóa thời Lí – Trần qua các giai đoạn

1. Thế kỉ XI – XIV

 Về tư tưởng, tôn giáo: Trong những thế kỷ đâu, Đạo phật vô cùng hưng thịnh,
sau đó suy yếu dần và Nho giáo giữ vị trí độc tôn.

 Giáo dục:

 1070, Văn Miếu được thành lập.

 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức.

 Số lần tổ chức các khoa thi, số người đỗ đạt rất lớn

 Văn học: Có nhiều bài hịch, bài thơ, bài phú nổi tiềng như Hịch tướng sĩ, Bạch
Đằng Giang phú, Nam quốc sơn hà,...

 Nghệ thuật:

 Có nhiều công trình Phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu,
chùa Phật Tích,...

 Chuông, tượng được đúc rất nhiều

 Có nhiều tác phẩm điêu khắc, hoạ tiêt độc đáo như bông cúc, rồng mình trơn,...

 Nghệ thuật sân khấu phát triển như chèo, tuồng,...

 Âm nhạc phát triển...

 Khoa học-kĩ thuật

 Sử học: nhiều bộ sử nổi tiếng như Đại Việt sử ký, Lam Sơn thực lục,...

 Địa lý: Dư địa chí,...

 Quân sự: Binh thư yếu lược,...

2. Thế kỉ XVI – XVIII

 Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý -
Trần.

- Đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi nhưng bị ngăn cấm.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

=> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

 Giáo dục và văn học

* Giáo dục:

- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học
hạn chế sự phát triển kinh tế.

* Văn học:

- Nho giáo suy thoái.

- Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các
thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang
đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

 Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

* Nghệ thuật:

- Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt
nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

* Khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên...

- Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

- Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

- Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.


- Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

3. Thế kỉ XIX

 Giáo dục:

 Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

 Năm 1807, đã diễn ra khoa thi Hương đầu tiên.

 Năm 1822, khoa thi Hội đầu tiên được tổ chức.

 Tôn giáo:

 Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên
Chúa giáo.

 Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển. Đình làng, đền thờ mọc lên ở khắp các
xóm làng.

 Văn học:

 Văn học chữ Hán kém phát triển.

 Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện
Thanh Quan, Nguyễn Du.

 Sử học:

 Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn
các bộ sử chính thống.

 Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định
thành thông chí,...

 Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.

 Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm: Nội
thành Huế, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, cột cờ Hà Nội,...

 Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.

II. Nhà nước Văn Lang

 Thời gian ra đời và địa bàn cư trú

Thời gian: thế kỷ VII TCN. Trải qua 4 giai đoạn:

 Phùng Nguyên (ở nửa đầu thiên niên kỷ thứ II TCN – 4000 năm)
 Đồng Đậu (ở nửa sau thiên niên kỷ thứ II TCN – 3000 năm)

 Gò Mun (ở nửa đầu thiên niên kỷ I đến thế kỉ VII TCN)

 Đông Sơn: từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II SCN.

Địa bàn cư trú:

Tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay mà chủ yếu
sống tập trung trong các đồng bằng thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

 Người đứng đầu: vua Hùng

 Tổ chức Nhà nước Văn Lang:


Vua Hùng Vương

Lạc hầu Lạc tướng

15 Bộ

Kẻ, chiềng, chạ (Bồ chính)

- Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở
Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

- Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc
hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.

- Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong
chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc
sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua
Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại,
cùng chiến đấu.
III. Công lao hoặc hạn chế của triều Lý-Trần, Tây Sơn, Nguyễn

1. Lí trần

Công lao:

Thứ nhất, mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần giúp quyền lực tập
trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được
tiến thêm một bước, củng cố sự vững chắc của vương triều và đảm bảo tính thuần
nhất của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được bền vững.

Thứ hai, bộ máy hành chính, nhà nước thời Lý – Trần đã thể hiện tính chất thân
dân. Nhà Lý tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất của cộng đồng làng xã. Theo đó,
nhà nước không thu thuế theo từng hộ dân mà coi mỗi cộng đồng làng xã là một
tập thể lớn (hoặc nhỏ) để thu thuế lúa gạo theo hộ dân. Người được ban thái ấp sẽ
thu thuế các làng, rồi nộp một phần cho nhà nước nên họ thực sự là chủ của dân
chứ không phải là chủ ruộng đất. Dân chúng chủ yếu cày ruộng theo quy mô làng
xã.

Nhà Trần có chế độ thái ấp, điền trang là một hình thức sở hữu đặc biệt của tầng
lớp quý tộc quan liêu, có đặc quyền đặc lợi. Theo sử sách ghi lại thì thái ấp là
ruộng do nhà vua ban cấp cho các quý tộc và triều thần có công. Trên danh nghĩa,
ruộng đất thái ấp thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình có quyền lấy của
người này ban cấp cho người khác. Quý tộc có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi về
đất đai và một phần về cư dân trên đó, như thu tô thuế, xây dựng phủ đệ, lập các
đội quân vương hầu gia đồng. Thời trần, có những thái ấp của Trần Liễu (Đông
Triều, Quảng Ninh), Trần Thủ Độ ở Quắc Hương (Bình Lục, Hà Nam), Trần Khát
Chân ở Kẻ Mơ (Hà Nội)… Do tính chất hạn chế về quyền chiếm dụng ruộng đất
nên thái ấp không có khả năng làm phát triển các yếu tố cát cứ chống lại chính
quyền trung ương.

Điền trang là những trang trại lớn của các quý tộc đời Trần, do quý tộc trực tiếp
quản lý, sử dụng sức lao động của gia nô, nô tì; có quyền thừa kế. Đó là bộ phận
ruộng đất thuộc sở hữu phong kiến lớn, tư nhân. Các điền trang được nhắc đến
trong lịch sử là của Trần Khánh Dư (Chí Linh, Hải Dương), Trần Quốc Khang
(Diễn Châu, Nghệ An)…Chế độ điền trang phát triển mạnh mẽ, hàm chứa nhiều
yếu tố và xu thế cát cứ.

Tuy nhiên, trong suốt hàng trăm năm tồn tại của mình, chế độ thái ấp, điền trang đã
có những tác động lớn về mặt chính trị. Nó góp phần xây dựng một triều đình
thống nhất, đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn dân, giữ vững nền độc lập dân tộc. Thực
tế đã chứng minh rằng những chủ nhân của các thái ấp đã hoàn thành tốt vai trò của
mình là những trụ cột trợ giúp triều đình và không bao giờ trở thành lãnh chúa địa
phương như ở châu Âu cùng thời. Quan trọng hơn, đất phân phong cho các vương
hầu quý tộc vẫn gắn với ruộng đất công làng xã, với nông dân. Các quý tộc vẫn
nằm trong làng, không tách khỏi làng xã. Nhờ đó, nhà nước luôn duy trì được mối
quan hệ mật thiết với nhân dân. Thế cân bằng ổn định về kinh tế cũng được xác lập
và duy trì giữa công hữu và tư hữu; giữa quyền lực, lợi ích của nhà nước với các
đẳng cấp quý tộc quan liêu và khối bình dân làng xã.

Hạn chế:

Thứ nhất, việc trao quyền lực cho một tầng lớp vương hầu quý tộc tiềm ẩn nguy cơ
phân quyền, cát cứ. Cụ thể:

Khoảng từ giữa thế kỷ XII, triều chính nhà Lý bắt đầu suy đồi. Các nhà vua khi lên
ngôi còn quá non trẻ, lớn lên lại hay ham chơi. Trong triều, các gian thần, nịnh thần
lộng hành nhiễu loạn. Ngoài xã hội, nhiều năm mất mùa đói kém, loạn lạc nổi dậy
khắp nơi. Những cuộc nổi dậy này biểu hiện sự trỗi dậy của những yếu tố cát cứ,
làm suy yếu chính quyền trung ương. Đầu thế kỷ XIII, lại xảy ra nạn hỗn chiến
giữa các phe phái phong kiến. Các hào trưởng địa phương, các tướng lĩnh triều
đình đem quân đánh lẫn nhau, uy hiếp triều đình Lý trong một tình hình hết sức rối
ren, phức tạp.

Đến thời Dụ Tông, Triều Trần lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Mâu
thuẫn nội tại của chế độ điền trang, thái ấp phát triển. Quý tộc Trần ngày càng thoái
hoá biến chất với cuộc sống xa hoa. Nông nô và nô tỳ bị áp bức và bóc lột tàn khốc
nổi dậy chống đối, thiên tai xảy ra liên tiếp, sản xuất đình đốn, dân tình đói khổ.
Mâu thuẫn xã hội gia tăng làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nông
nô, nô tì để trở thành nông dân tự do. Đây có thể coi là nguyên nhân quan trọng
dẫn tới sự sụp đổ của mô hình nhà nước quân chủ thân dân Lý – Trần. Bên cạnh
đó, đội ngũ quý tộc tha hóa, trình độ, năng lực trị nước an dân không cao nhưng
vẫn được trọng dụng. Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết
chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm
lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc
mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê).

Thứ hai, về chế độ hôn nhân đồng tộc. Triều đại nhà Trần, tới các đời sau, Trần
Nghệ Tông và Trần Phế Đế (Đế Hiện), có hàng loạt biểu hiện của sự mê muội, u
tối của người cầm quyền. Trần Nghệ Tông tin dùng một mình Lê Quý Ly, nghe lời
Quý Ly sát hại hàng loạt con cháu, người thân tộc họ Trần. Những hành động tối
tăm, mê muội đó phải chăng là sản phẩm của sự “thoái hóa giống nòi” do “hôn
nhân nội tộc” nhiều đời gây ra? Những lần tiếm quyền, thoán ngôi khác trong lịch
sử Việt Nam như Dương (Tam Kha) đoạt Ngô, Tiền Lê đoạt Đinh, Trần đoạt Lý,
Mạc cướp Lê, Trịnh át Lê đều là “cường thần hiếp chúa”. Việc dung túng cho cấp
dưới, những kẻ trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của dòng tộc mình mà vẫn
“không hay biết” như các vua Trần quả là hiếm có.

Thể chế quân chủ quý tộc lúc bấy giờ đã khủng hoảng nặng nề, kìm hãm sự phát
triển của quốc gia. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hành chính mang
tính phân tán, quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu trung ương tập quyền bị
hạn chế. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhằm thay thế thiết chế quân chủ quý tộc
bằng một thiết chế mới quân chủ quan liêu là đúng đắn, cần thiết, nhưng do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, nó đã thất bại nhanh chóng.

Nhìn chung, mô hình nhà nước quân chủ quý tộc Thời Lý – Trần đã thể hiện một
bước tiến rõ rệt trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, góp phần đưa triều đại
của nhà Lý và nhà Trần đến thời kì đỉnh cao hưng thịnh trong lịch sử, việc ba lần
chiến thắng quân Mông Nguyên thời Trần là một minh chứng cụ thể. Tuy nhiên,
mô hình nhà nước này vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tại không thể khắc
phục, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự suy thoái hay biến mất của
nhà nước Lý –Trần trong lịch sử. Nhưng xét cho cùng, mô hình nhà nước quân chủ
quý tộc thời Lý – Trần không những phù hợp với thực tiễn đất nước lúc bấy giờ mà
còn đóng góp vào kho tàng lý luận pháp lý Việt Nam một tư duy về cấu trúc nhà
nước Phong kiến thịnh trị và có nhiều giá trị lịch sử.

2. Tây sơn

Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

 Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược
Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm
chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm
với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

 Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai
tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập
dân tộc.

 Đánh giá:

- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3
tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong -
Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp
thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với
bảo vệ độc lập dân tộc.

Hạn chế:

Bộ phận lãnh đạo phong trào thì đã có sự rạn nứt từ bên trong ngay sau khi nền
tảng của sự thống nhất đất nước đã được xác lập.

Mặt hạn chế lớn thứ hai là sau khi đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh,
Nguyễn, chính quyền Tây Sơn chưa có những chính sách lớn làm thay đổi một
cách căn bản và triệt để thiết chế chính trị xã hội phong kiến.

Một hạn chế quan trọng nữa là trong quá trình của cuộc đấu tranh chống phong
kiến, đã diễn ra sự thay đổi quan trọng nếu không nói là thoái hoá biến chất trong
hàng ngũ các lãnh tụ và tướng lĩnh nghĩa quân Tây Sơn.

Vậy là phong trào nông dân Tây Sơn đã viết nên những trang sử huy hoàng nhất
trong lịch sử dân tộc ta, trong đó chói sáng lý tưởng cao cả, sự nghiệp vẻ vang cùng
với tài năng, phẩm chất và tính cách độc đáo của người anh hùng áo vải Quang
Trung - Nguyễn Huệ. Chúng ta có quyền và cần phải tự hào về những chiến công
oanh liệt của phong trào Tây Sơn. Tuy nhiên bên cạnh sự khẳng định những mặt
tích cực, chúng ta cần phải nhận chân một số mặt hạn chế của nó vốn mang tính tất
yếu đối với một phong trào nông dân, trong đó hạn chế lớn nhất là phong trào Tây
Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến nhưng không xoá bỏ hoàn toàn chế độ chính
trị xã hội phong kiến, trái lại chỉ qua một thời gian ngắn, nó lại quay về với thiết
chế chính trị ấy.

3. Nguyễn

Tích cực:

- Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ
chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

- Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang
được mở rộng.

- Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, ổn
định tình hình đất nước, song hiệu quả chưa cao.

Hạn chế:

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn thi hành nhiều chính sách sai lầm
như:
+ Kìm hãm sự phát triển của ngoại thương.

+ Chính sách ngoại giao hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

+ Chính sách cấm đạo khắt khe,...

=> Vì vậy, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế
giới. Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe
dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

- Nông nghiệp

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc
hậu.

- Thủ công nghiệp

+ Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

+ Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

- Thương nghiệp

+ Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

+ Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với
các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống
của nhà Lý, Trần, khởi nghĩa Lam Sơn.

 Kháng chiến chống Tống:

* Nguyên nhân thắng lợi:

 Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu
nước, bất khuất của dân tộc.

 Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

 Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

 Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc
nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì
thái bình.

 Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên
cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm
lược.
 Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của
dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế
hệ sau.

 Khởi nghĩa Lam Sơn:

* Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

 Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường
bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập
tự do cho đất nước.

 Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi.
Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc
khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và
ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.

 Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp
nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều
đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực
lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước
nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất
nước.

* Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

 Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ
của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những
âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng
quân xâm lược.

 Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước,
lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một
thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của
đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên
lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

V. Các thắng lợi về quân sự trong kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc
47, Biên giới 50, Điện Biên Phủ 54.

 So sánh sự giống và khác nhau của chiến dịch việt bắc 1947 và chiến
dịch biên giới thu- đông 1950

1. Về hoàn cảnh
 Chiến dịch Việt Bắc: Do Pháp mở, sau khi chiếm được các đô thị và
các trục đường giao thông chính, Pháp tiến tới tiêu diệt cơ quan đầu
não của ta nhằm thực hiện đúng kế hoạch đánh nhanh thắng
nhanh,hạn chế tối đa sự tổn hao lực lượng, nhanh chóng bắt tay vào
khai thác,bóc lột.

 Chiến dịch Biên giới: Do ta chủ động mở. Thất bại trong chiến dịch
Việt Bắc làm phá sản hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh
của giặc Pháp, ta có thêm điều kiện nhằm giành thế chủ động trên
chiến trường chính Bắc Bộ.

2. Về thế lực của ta

 Chiến dịch Việt Bắc: Địch tấn công, ta phản công lại thắng lợi

 Chiến dịch Biên giới: Ta chủ động tấn công địch.

3. Về chiến thuật đánh địch

 Chiến dịch Việt Bắc: Ta đánh kiểu du kích ngắn ngày.

 Chiến dịch Biên giới: Đánh điểm diệt viện.

4. Về kết quả

 Chiến dịch Việt Bắc:

+ Sau hơn hai tháng chiến đấu, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên,
bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô; giữ vững căn cứ, bảo
vệ an toàn cơ quan đầu não và quân chủ lực

+ Đây là cuộc phản công lớn của ta; ta đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh
nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với
ta.

 Chiến dịch Biên giới:

+ Chiến dịch Biên giới kết thúc, thắng lợi thuộc về ta. Ta đã loại hơn 8.000
tên địch; khai thông vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập
dài 750km với 35 vạn dân; chọc thủng hành lang Đông – Tây của Pháp. Thế
bao vây của địch cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ.
Kế hoạch Rơve bị phá sản.

+ Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi, nói lên
sự trưởng thành nhiều mặt của quân đội ta. Với chiến thắng Biên giới, con
đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân
đội ta đã trưởng thành, ta giành được quyền chủ động trên chiến trường
chính (Bắc Bộ), địch bị đẩy vào thế bị động đối phó, mở ra bước phát triển
mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.

5. Ý nghĩa

 Chiến dịch Việt Bắc:

+ Là chiến dịch phản công đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp,
chứng tỏ ta có đủ khả năng đẩy lùi những cuộc tiến công lớn của địch, củng
cố niềm tin cho quân dân, tạo đà cho những thắng lợi kế tiếp.

+ Chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn đồng
thời cho thấy sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

+ Làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của giặc
Pháp, buộc chúng phải tiến tới đánh lâu dài, tạo điều kiện cho ta chủ động
thực hiện trường kỳ kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến sang 1 giai đoạn
mới.

 Chiến dịch Biên giới:

+ Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống
Pháp, do ta chủ động mở, khẳng định thế chủ động của ta trên chiến trường
chính Bắc Bộ

+ Là thất bại lớn nhất từ đầu cuộc kháng chiến của địch cả về quân sự lẫn
chính trị. Địch bị đẩy lui vào thế phong ngự bị động, càng thêm lúng túng
về mọi mặt

+ Tạo thế và lực mới đua cuộc kháng chiến của ta sang thời kỳ phản công
cục bộ

+ Chứng tỏ sự trưởng thành nhiều mặt của quân đội ta, từ đánh du kích
sang đánh tập trung quy mô lớn. Là bước nhảy vọt của ta về chiến thuật:
chọn địa điểm tấn công,chủ động mai phục, đoán trước được kế hoạch của
địch, làm quân địch trở nên hoảng loạn.

+ Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược lớn đối với toàn bộ cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.

+ Hình thành nên thế chủ động của ta, đẩy địch vào thế bị động, so sánh
tương quan bắt đầu có lợi cho ta.

+ Con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.

 Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Diễn biến
Chiến dịch ĐBP là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân
1953-1954 của quân và dân ta. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân
và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm ĐBP, giành thắng lợi hoàn
toàn.

3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm ĐBP

Đợt 1 (13 đến 17/3)

• Ta tiêu diệt 2 cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là
Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc
cho quân ta tiến xuống vùng lòng chảo và khu trung tâm.

Đợt 2 (30/3 đến 30/4)

• Đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất

• Ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm ĐBP nằm trong tầm bắn
các loại súng của ta. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao
độ.

Đợt 3 (1 đến 7/5)

• Quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm ĐBP.
Ngày 7/5/1954, chiến dịch ĐBP toàn thắng.

Nguyên nhân thắng lợi

 Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến,
đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ
nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến
vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới.

 Lòng yêu nước và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã
tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do
cho dân tộc.

 Nhân dân ta đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi
đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ
mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết
thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.

 Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng,
tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm
hậu cần cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có; chấp hành
nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách,
mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh lập nhiều chiến công trên khắp
chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến
trường Điện Biên Phủ.

 Có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa,


phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế
giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước trên bán
đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời
đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Ý nghĩa lịch sử

a) Đối với nhân dân ta

 Là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời
đại Hồ Chí Minh.

 Là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch
sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp
đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Đông Dương.

 Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân
Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ
và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách
mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.

 Làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập
và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ
chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

b) Đối với thế giới

 Mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì
hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

 Giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung
yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi
toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách
mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
 Là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến
thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào
đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

 Chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm
lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết
đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi;
đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la
tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của
chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

VI. Cách mạng T8: diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

 Diễn biến

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chánh lật đổ chính quyền
thực dân Pháp ở Đông Dương. Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là
phát xít Nhật.

Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước.
Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn
mang nội dung chính trị.

Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp
Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi
nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy
mạnh chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ địa.

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổ chức Ủy ban dân
tộc giải phóng các cấp.

Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành
Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng
Đồng Minh. Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp lấy
thời cơ, ngày 13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên
Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16-8, Đại
hội quốc dân họp, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ
động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở
Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn. Trong vòng hai tuần lễ từ ngày 14-8 đến ngày 28-8
cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc
địa và phong kiến. Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính
phủ cách mạng lâm thời. Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ được công bố
trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-
1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.

 Ý nghĩa lịch sử

 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

 Đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất
nước ta kéo dài hơn 80 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm.
Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân ta từ
thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước.

 Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.

 Đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là
thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa,
cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc
địa trên thế giới.

 Đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam.

 Nguyên nhân thắng lợi

 Đường lối chiến lược và chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ
Nhân dân đúng đắn của Đảng trải qua 15 năm đấu tranh khắc phục sự khác
nhau trong nhận thức.

 Đó là kết quả của 15 năm xây dựng lực lượng và chờ đợi chớp lấy thời cơ
khởi nghĩa của Đảng trải qua ba cao trào cách mạng.

 Đó là kết quả của phương pháp bạo lực cách mạng kết hợp chặt chẽ với đấu
tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và kết hợp chặt chẽ đấu tranh nông thôn
với đấu tranh thành thị và đấu tranh linh hoạt.

 Đó là kết quả của quá trình xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ giải
phóng dân tộc trong điều kiện mà tình hình thế giới và trong nước có nhiều
thuận lợi.

 Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng Tám để lại cho Nhân dân ta những bài học kinh nghiệm lịch sử
quý báu, mãi mãi soi sáng cho các chặng đường cách mạng Việt Nam, đó là:
 Đảng ta đã đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết
đúng đắn mối quan hệ hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trên cơ sở
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 Trong 15 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn
trong hàng ngũ của kẻ thù và tập trung ngọn lửa đấu tranh với kẻ thù trước
mắt.

 Xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi dựa trên nền tảng khối liên
minh công - nông vững chắc.

 Cương quyết đi theo con đường bạo lực cách mạng để mà giành chính
quyền.

 Tích cực chớp lấy thời cơ, dũng cảm phát động toàn dân khởi nghĩa giành
chính quyền.

 Về công tác xây dựng Đảng tiên phong chiến đấu được vũ trang bằng lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đúng đắn về chính trị, thống nhất về tư
tưởng, trong sạch và vững mạnh về tổ chức, liên hệ chặt chẽ với quần
chúng.

You might also like