You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TIỂU LUẬN:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MARX – LENIN

CHỦ ĐỀ:

TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC


ĐẾ QUỐC (TRUNG QUỐC) VÀ BÀI HỌC
CHO SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA
QUỐC GIA – DÂN TỘC VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THs. ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đoàn Nhật Tân - 0499


Trần Thị Mỹ - 3695
Nguyễn Minh Thế Thịnh - 4404
Nguyễn Công Lâm - 8902
Lê Nhật Anh - 4285
Nguyễn Lan Vy - 0675
Lê Thị Ánh - 0756
LỚP: POS 151C

Đà nẵng, năm 2022


❖ Sự Hình Thành Của Các Đế Quốc (Trung Quốc)
• Thời kìa hình thành

Bắt nguồn từ lưu vực phì nhiêu của 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa
Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang) trong Thời đại đồ đá mới, nhưng
cái nôi của nền văn minh dân tộc của quốc gia Trung Hoa đầu tiên được cho là tại
trung và hạ lưu của sông Hoàng Hà trước tiên (Đồng bằng Hoa Bắc) mà dần mở
rộng và phát triển và duy trì như ngày nay. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và
phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời, vĩ đại nhất thế giới.

Người tiền sử đã bắt đầu cư trú tại Trung Quốc từ ít nhất là gần 1 triệu năm
trước, với một số ước tính cho rằng mốc này có thể lên tới 2,24 triệu năm trước.
Các nền văn minh nông nghiệp đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc từ khoảng
10.000 - 13.000 năm trước, đến khoảng hơn 5.000 năm trước thì các nền văn minh
nông nghiệp này phát triển hoàn thiện, đã bắt đầu xuất hiện đồ đồng và các cơ cấu
Nhà nước đầu tiên như quý tộc, đô thị với các cung điện, công trình tôn giáo...

Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành một
trong số nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng
bởi hệ thống triết học thâm sâu (trong đó có Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm
dương ngũ hành), các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc
súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn...), hoạt động giao thương xuyên châu Á (Con
đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế
giới vào thời trung cổ. Trung Quốc là 1 trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới
(cùng với Ai Cập cổ đại, văn minh Lưỡng Hà và văn minh lưu vực sông Ấn), và là
nền văn minh duy nhất trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Bề dày lịch sử
và văn hoá do các thế hệ nối nhau giữ gìn suốt 5.000 năm là điều mà không nước
nào khác có được và là niềm tự hào lớn nhất của quốc gia này.

1
• Các Vương Quốc đầu tiên
❖ NHÀ HẠ:

Xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bắt đầu ở đồng bằng phía bắc
Trung Quốc đã được miêu tả là thuộc về nhà Hạ – giai đoạn cai trị của họ được tin
rằng đã bắt đầu khoảng năm 2.200 TCN.

Theo truyền thuyết, trong thời gian Hạ Vũ trị vì, Vũ đã phát minh ra lối tát nước
vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ. Vũ bắt đầu xây
dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Của cải của Vũ, để lại
cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An
Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải
đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau, luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ

Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng
bắt đầu xuất hiện. Từ khi lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền
thuyết, đời Hạ đã có chín cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời kỳ này
đã có đồng và nghề đúc đồng.

Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ là từ khoảng
4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ
học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Nhị Lý Đầu ở trung
tâm tỉnh Hà Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN. Những
dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông
tương tự như những đường nét đầu tiên của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều
học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn
cần phải được hỗ trợ thêm nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì không có những văn bản ghi
chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà

2
Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn
chưa được biết đến kỹ lưỡng.

Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn 400 năm thì bị
diệt về tay Thành Thang nhà Thương.

❖ NHÀ THƯƠNG:

Từ thời Nhà Thương có lẽ ở thế kỷ 13 TCN, và chúng là những đoạn văn khắc dùng
để bói toán trên xương thú hoặc mai rùa—được gọi là giáp cốt văn .Nhờ có giáp cốt
văn mà ngày nay các nhà khảo cổ có thể kiểm chứng được các sự kiện chính trị, tôn
giáo diễn ra vào thời nhà Thương. Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng xác
thực về sự tồn tại của nhà Thương, 1600 TCN–1046 TCN và nhà Thương được chia
làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600–
1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương , Trịnh Châu và Thương Thành.
Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân, gồm rất nhiều văn
bản giáp cốt. An Dương.

Các nhà sử học Trung Quốc sống ở cuối những giai đoạn này đã làm quen với khái
niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình hình thực tế chính trị ở giai đoạn
đầu trong lịch sử Trung Quốc thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều. Vì thế, như một số
nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại
đồng thời, giống như nhà Chu ở giai đoạn sớm (triều đại kế tiếp nhà Thương), đã
được chứng minh là đã cùng tồn tại đồng thời với nhà Thương.

Nhà Thương truyền được 30 đời vua, kéo dài khoảng 600 năm thì bị diệt về
tay Chu Vũ Vương của nhà Chu.

❖ NHÀ CHU:

Tới cuối thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên, nhà Chu bắt đầu nổi lên ở châu
thổ Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu thời kỳ cai trị
của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu là Vũ Vương, với sự hỗ
trợ của người em là Chu Công trong vai trò nhiếp chính đã đánh bại nhà Thương
tại trận Mục Dã. Lúc ấy vị vua nhà Chu đã viện dẫn khái niệm Thiên mệnh để hợp
pháp hóa vai trò cai trị của mình, một khái niệm về sau này sẽ có ảnh hưởng trên mọi
triều đại kế tiếp. Ban đầu nhà Chu đóng đô ở vùng Tây An ngày nay, gần sông Hoàng

3
Hà, nhưng họ đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông Dương
Tử. Đây là lần đầu tiên trong số nhiều lần di dân từ phía bắc xuống phía nam trong
lịch sử Trung Quốc.

Nhà Chu đã hoàn thiện các nền tảng chính của Văn hóa Trung Quốc thông qua các
chính sách Tỉnh Điền Chế, Tông pháp chế, Quốc dã chế và Lễ nhạc. Để tăng tính chính
đáng của quyền lực triều đình, nhà Chu lập ra một hệ thống quan niệm mới gọi là
"Thiên mệnh", còn nhà vua chính là Thiên tử, đây là quan niệm sẽ được duy trì suốt
3.000 năm phong kiến Trung Hoa. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung
Quốc vào đầu nhà Chu. Nhà Chu có 37 vua kéo dài khoảng 800 năm, là triều đại tồn
tại lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.

• Các Đế Quốc được hình thành trong lịch sử Trung Quốc


❖ NHÀ TẦN:

Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà
Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị
của Tần Thủy Hoàng Đế chỉ kéo dài mười lăm năm, ông đã chinh phục được những
vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới
một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương
(Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn
trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học
này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không
thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên
chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn nho.

4
Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ
đó những trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn.

Di sản để lại: Vạn lý trường thành….

❖ NHÀ HÁN:

Năm 202 TCN, Lưu Bang đã đánh bại kẻ thù nguy hiểm và hung bạo của mình
là Hạng Vũ. Ông lên ngôi Hoàng đế. Do từng được phong ở đất Hán Trung, ông đặt
tên triều đại của mình là Hán, mà người đời sau gọi là vương triều Lưu Hán.

Lưu Bang cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía nông dân. Ông giảm thuế cho họ và
cho những người khác. Ở khắp nơi, ông đều tìm cách bảo vệ nông dân khỏi những
nhà quý tộc cũ đang tìm cách lấy lại đất đai đã mất. Ông cải thiện đời sống cho họ
bằng cách không bắt họ phải đi làm việc nhiều như dưới triều đại cũ, Tần Thủy
Hoàng. Và các nông dân tin rằng bởi vì Lưu Bang cũng từng là một nông dân nên ông
sẽ tiếp tục cai trị theo cách có lợi cho họ.

Thời kì này đáng chú ý là thời tam quốc và sau này được La Quán Trung viết thành
tiểu thuyết với tên gọi “ Tam Quốc diễn nghĩa”.

❖ NHÀ TỐNG:

Năm 960, trong khi Trung Quốc ở vào tình trạng rối ren, vị tướng phụ trách an
ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới Khai Phong là Triệu Khuông Dận nhân khi vua nhà
Hậu Chu mới lên ngôi còn bé, bèn làm binh biến lên làm vua. Ông lập ra Nhà Tống.

Tống Thái Tổ cai trị trong 16 năm. Ông có công lớn trong việc thống nhất lãnh thổ
Trung Quốc trở lại, chấm dứt thời Ngũ Đại đầy chia cắt. Trước khi Tống Thái Tổ đánh
dẹp, các nước phía nam đã tự triệt hạ lẫn nhau và chỉ còn lại Nam Đường, Nam
Hán, Nam Bình và Hậu Thục. Ông ra quân tiêu diệt các nước này. Trong 10 nước
trước đây chỉ còn lại Bắc Hán và vùng đất Yên Vân mà Thạch Kính Đường đã dâng
cho người Khiết Đan năm 936 là chưa khôi phục được.

Ông và người kế tiếp (em ông, là vua Tống Thái Tông) thống nhất những phần
lãnh thổ Trung Quốc không bị người nước ngoài cai trị - chinh phục từng quận huyện,
và ngăn cản quân lính không cướp bóc dân địa phương, ân xá cho các thủ lĩnh quân

5
đội địa phương đã chống lại ông. Các thủ lĩnh địa phương được cho về nghỉ với khoản
lương hưu lớn, và họ bị thay thế bởi các quan hành chính dân sự. Kiểu chính trị giết
hại và chiến tranh dường như đã kết thúc.

Còn các Đế Quốc khác như Nhà Tuỳ, Nhà Đường….

• Sự phát triễn Trung Quốc từ giữa đến cuối thế kỉ 19

Ở thời Mao Trạch Đông, sự thống nhất và chủ quyền của Trung Quốc lần đầu tiên
trong khoảng thời gian một thế kỷ đã được đảm bảo, và những sự phát triển hạ
tầng, công nghiệp, chăm sóc y tế, cũng như giáo dục, đã làm tăng tiêu chuẩn sống của
người dân thường Trung Quốc. các chiến dịch như Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn
hoá chủ yếu có mục đích thúc đẩy sự phát triển và "thanh lọc" nền văn hoá, dù những
hậu quả của hai chiến dịch đó là to lớn cả về kinh tế và con người, chúng vẫn để lại
một "nền tảng" cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế về sau này. Các con số
thống kê về số người chết do các chiến dịch của Mao Trạch Đông, có nguyên nhân từ
các thảm họa thiên nhiên, nạn đói và các hậu quả hỗn loạn chính trị khác trong thời
cầm quyền của Tưởng Giới Thạch.

Để củng cố tính chính thống chủ nghĩa xã hội và tiêu diệt các "nhân tố cũ" của
Trung Quốc, cùng lúc ấy đạt được một số mục đích chính trị, Mao Trạch Đông đã bắt
đầu cho thực hiện Cách mạng Văn hoá năm 1967. Chiến dịch này ảnh hưởng tới mọi
mặt đời sống Trung Quốc. Các nhóm Hồng Vệ Binh hàng ngày đi hô khẩu hiệu và kể
lại các câu nói của Mao Trạch Đông, cũng như truy quét các "tàn dư lạc hậu" trên các
đường phố và nhiều công dân bị coi là phản cách mạng. Giáo dục và vận tải công cộng
hầu như bị đình chỉ toàn bộ. Nhiều lãnh đạo chính trị nổi bật gồm cả Lưu Thiếu Kỳ
và Đặng Tiểu Bình, bị thanh trừng và bị coi là "những kẻ theo tư bản". Chiến dịch này
chỉ hoàn toàn chấm dứt cùng với cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976.

Cái chết của Mao Trạch Đông kéo theo cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Bè lũ
bốn tên, Hoa Quốc Phong, và Đặng Tiểu Bình. Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình lên nắm
quyền lãnh đạo tối cao Trung Quốc vào năm 1980. Tại phiên họp toàn thể lần thứ ba
của Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 11, Đặng Tiểu Bình bắt đầu
đưa Trung Quốc theo con đường Cải cách Khai phóng các chính sách này bắt đầu
bằng việc phi tập thể hóa nông thôn, tiếp đó là các cải cách trong công nghiệp nhằm
6
mục tiêu giảm quản lý tập trung từ chính phủ trong lĩnh vực này. Về vấn đề di sản
của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đưa ra câu nói nổi tiếng "7 phần tốt, 3 phần
xấu", và tránh lên án Mao. Đặng Tiểu Bình bảo vệ ý tưởng về Các đặc khu kinh
tế (SEZ's), những vùng cho phép đầu tư nước ngoài được rót trực tiếp mà không bị
cản trở hay quản lý từ phía chính phủ, hoạt động dựa trên hệ thống tư bản. Đặng Tiểu
Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghiệp nhẹ coi đó là bước đệm cần thiết
cho việc phát triển những ngành công nghiệp nặng của đất nước.

Những người ủng hộ cải cách đưa ra bằng chứng về sự phát triển ở mức độ cao ở
các lĩnh vực tiêu dùng và xuất khẩu của nền kinh tế, sự hình thành một tầng lớp trung
lưu thành thị chiếm tới 15% dân số, mức sống cao hơn (thể hiện qua sự tăng trưởng
ngoạn mục của mức GDP trên đầu người, chi tiêu tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ,
và tổng mức sản xuất lương thực) và ở mức rộng lớn hơn là các quyền con người và
tự do cho người dân thường Trung Quốc, coi đó là minh chứng cho sự thành công
của các cuộc cải cách.

Tới đầu thế kỷ 21, với trên 1,3 tỷ dân, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành
một nhân tố quan trọng trong tương lai thế giới. Năm 2015, Trung Quốc đã vượt Hoa
Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương. Nước
này đang tiếp tục theo đuổi Giấc mộng Trung Quốc, mục tiêu là trở thành siêu
cường số 1 thế giới, giành lại địa vị mà văn minh Trung Hoa từng có được trong quá
khứ.

* Bài Học Cho Sự Thịnh Vượng Cho Quốc Gia – Dân Tộc Việt Nam

7
8
9
10
11

You might also like