You are on page 1of 16

Báo cáo những thành tựu

văn hóa của Trung Quốc thời


phong kiến
Lớp 10A1- Nhóm 1
I.Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến
• Về tư tưởng:
• Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong
kiến, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
• Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường, Bắc Tống cho xây nhiều chùa, tạc tượng in
kinh …
• Lịch sử: người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn
nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch
sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.
• Văn học:
• Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…
• Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc
diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân,
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, bộ Sử ký của Tư Mã Thiên rất nổi tiếng, thời Đường
có cơ quan chép sử là Sử quán
* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:
- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.
- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản
xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,...
- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã
biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển
sách thuốc rất có giá trị.
Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ
thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống
hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền
văn minh thế giới
4 phát minh quan trọng của Trung Quốc:

01 Giấ La bàn 03
y

02 Kĩ thuật in Thuốc súng 04


Phát minh ra giấy:
Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân
dân lao động Trung Quốc đã phát minh
được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.
Đến năm 105, một viên hoạn quan thời
Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách
dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy.
Loại giấy này trong các sách cổ gọi là
“Giấy tước hầu Thái”. Từ đó nghề sản xuất
giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện
cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của
nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII kỹ
thuật làm giấy cao cấp của ông đã truyền
rộng sang khu vực Trung Á và lan truyền ra
toàn thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.
Kĩ thuật in:
In khắc gỗ là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi vào triều
đại nhà Đường. Tuy nhiên, kỹ thuật in ấn này rất tốn kém
và mất khá nhiều thời gian. Đến thời nhà Tống (960 –
1279), Tất Thăng, một nghệ nhân (990–1051) đã sáng chế
ra chữ rời (hoạt tự), khiến việc in ấn trở nên nhanh chóng
và dễ dàng hơn.
Đầu tiên ông khắc từng chữ một lên đất sét, rồi đem nung
cứng trên lửa. Những mảnh hoạt tự có khắc chữ này sau đó
sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành một văn
bản. Sau đó tấm bảng này sẽ được tháo rời để lấy các ký tự
đất sét ra dùng lại.
Đầu tiên kỹ thuật in ấn này được truyền đến Triều Tiên,
Nhật Bản, rồi thông qua người Mông Cổ truyền sang các
nước phương Tây. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát hoạt tự đã
đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát triển văn hóa giữa các nước
trên thế giới, do đó có thể coi đây là một cống hiến to lớn
của Trung Quốc đối với thế giới.
La bàn:
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người
Trung Quốc phát minh trong khoảng giai đoạn từ thế
kỷ 2 TCN đến thế kỷ 1 SCN. Ngay khi người ta tìm ra
được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem
hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ
Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày
xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái
muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và
được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng
để giảm ma sát. Phần muỗng tròn láng để chính giữa
đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam
có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân
bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Trung quốc
cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong
ngành hàng hải.
Thuốc súng
Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào
khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả kim thuật, còn gọi là nhà luyện
đan, hay nhà chiêm tinh thời nhà Đường quan niệm con người có thể
trường sinh bất lão nên rất nhiều người tập trung nghiên cứu tìm
cách chế loại “tiên dược” này với hy vọng trẻ mãi không già.
Trong khi mày mò, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối
cùng thì họ không tìm được thuốc “trường sinh” mà lại tạo ra loại
thuốc súng hay gọi là “hỏa dược”.Tuy nhiên, thời đó thuốc nổ chỉ
được dùng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui chơi ở
cung đình. Cuối triều Đường, đầu triều Tống thuốc nổ bắt đầu được
dùng trong quân sự khi người ta chế ra “hoả pháo”, “hỏa tiễn” ,việc
chế tạo vũ khí có thuốc nổ phát triển một cách nhanh chóng.
Sau đó thuốc nổ từ Trung Quốc được truyền qua Ấn Độ rồi sang Ả
Rập, qua Tây Ban Nha rồi đến nhiều nước ở châu Âu. Người châu
Âu đã nhanh chóng tiếp thu và sử dụng phát minh này của người
Trung Hoa một cách hữu hiệu trong các cuộc chinh chiến.
* Về nghệ thuật, kiến trúc:
Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng
Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Vạn lí trường thành Tử Cấm Thành


II. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam
1.Ảnh hưởng văn hóa về tư tưởng:
Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc
và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở
thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng
thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa,
cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế
độ khoa cử.
Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa
chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ
chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn,
Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân
tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc
Đĩnh Chi, Chu Văn An…
2.Ảnh hưởng văn hóa kiến trúc, văn học-nghệ thuật:
+Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ
và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng).
Những công trình kiến trúc này có sự pha trộn bởi những phong cách kiến trúc cổ
đại và hiện đại của Trung Quốc.

+ Văn học- nghệ thuật: Văn học nghệ thuật của Trung Quốc cũng đã sớm được du
nhập vào Việt Nam với những sự ảnh hưởng lớn của các thể thơ độc đáo như thơ
Đường Cổ. Văn học- nghệ thuật là một lĩnh vực cơ sở và đổi mới tư tưởng của nền
tảng văn học nghệ thuật cũ dựa trên hai giáo đó là Phật giáo và Nho giáo. Trong
đó, tư tưởng nho giáo lại là tư tưởng có tầm ảnh hưởng chính đến dòng văn học
yêu nước dân tộc Việt Nam.
3. Ảnh hưởng về chữ viết:

Chữ Hán đã từng có một thời bị những kẻ thực dân Phương bắc áp đặt phải bắt
buộc đồng hóa nhưng không thành. Vào thời đại nào thì chữ viết cũng trở nên vô
cùng quan trọng đối với một dân tộc tuy nhiên chữ viết của chúng ta đã sáng tạo
thêm rất nhiều khi không hoàn toàn sử dụng chữ Hán mà đó chính là một cơ sở
cho thời kỳ của chữ Nôm được ra đời dựa trên những cơ sở của chữ Hán nhưng có
một số sự thay đổi khác đi, Chữ Hán là một loại chữ viết có tầm chi phối rất lớn
đến một hệ thống văn học cũng như nghệ thuật và đời sống văn hoá của toàn dân
tộc.
4.Ảnh hưởng về chính trị và xã hội:

Trung Quốc là một quốc gia to lớn có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Trải qua bao nhiêu năm lịch
sử đã cho thấy đất nước này đã từng đen quân chinh phạt rất nhiều những quốc gia xung quanh
và trong đó có đất nước Đại Việt. Chính vì những cuộc xâm chiếm ấy đã tạo ra cho đất nước ta
phải gánh chịu vô số những ảnh hưởng to lớn nhất định về các mặt văn hóa chính trị và xã hội
của họ . Đặc biệt nhất đó là chính trị xã hội. Thể chế tổ chức bộ máy tập quyền là hình thức quan
trọng nhất của một đất nước mà đứng đầu là vua, bên dưới có những người như tể tướng, tướng
quân. Vào mỗi triều đại khác nhau lại có những sự xắp xếp thay đổi tổ chức bộ máy khác nhau
sao cho phù hợp nhất với khả năng cai quản cai trị của đất nước. Thế nhưng thể chế quân chủ
này lại cực kì có nhiều nét được thu nhập theo phong cách cách của Trung Quốc. Xã hội nước ta
lúc đó thực sự cũng có rất nhiều những sự xáo trộn và những nét thay đổi khi nền văn hóa Trung
Hoa được tràn vào. Từ đó các chính sách đồng hóa của người Việt tuy đã không thể giành được
thành công do chính sức mạnh và tinh thần dân tộc mạnh mẽ mà được làm cho những nề văn
hóa của dân tộc gốc bị tiếp thu và cải biến thêm.
Hiện nay, sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam vẫn
còn rất to lớn và nó sẽ còn tồn tại mãi mãi trong đời sống và xã hội.
Sự ảnh hưởng này bao gồm cả 2 yếu tố là tích cực và tiêu cực.Dù
sao nó cũng đóng góp một phần xây dựng cho nền văn hóa, lịch sử
và nghệ thuật kiến trúc nước ta. Làm cho văn minh Việt Nam có thể
đóng góp những phần nhỏ vào văn minh thế giới.
Báo cáo của chúng em đến đây là kết thức.
Kính chúc thầy cô và các bạn một ngày thật vui
vẻ, hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn !!

CREDITS: This presentation template was created by


Slidesgo, including icons by Flaticon, and infographics
& images by Freepik

You might also like