You are on page 1of 5

LỊCH SỬ

1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức


- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người, là những
câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học
lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài
người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và
nhận thức lịch sử.
- Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một
cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
(người nhận thức)
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và
hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra )
*Đối tượng nghiên cứu của sử học:
- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng
quốc gia hoặc khu vực,…) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,…
- Đối tượng nghiên cứu của sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép
lịch sử, nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng sử học lại
khác biệt.
- Sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của
vua, quan, triều đình.
- Sử học mác-xít nghiên cứu về hoạt động của con người trên tất cả các mặt,
như kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự.
*Các chức năng của sử học:
- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan.
- Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài
học kinh nghiệm được dúc kết từ quá khứ.
*Nhiệm vụ của sử học:
- Trang bị tri thức khoa học, đó là những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa
nhận, giúp con người hiểu đúng quá khứ
- Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến
bộ và nhân văn. (nhận biết, giáo dục, dự báo)
2. Tri thức lịch sử và cuộc sống
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ
là một phần nhỏ trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và
đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình học tập lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, nó vốn gắn liền với sự
xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm nhận thức mới, lĩnh vực
nghiên cứu mới,… Do vậy những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con
người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,…
- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đơi sẽ giúp mọi người mở
rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin,
thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội tạo ra những cơ hội mới
trong cuộc sống và nghề nghiệp.
- Tìm hiểu về cội nguồn là một nhu cầu tự thân của con người. Từ thuở xa xưa, con
người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ
và cộng đồng. Đồng thời họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau
những kinh nghiệm truyền thống, tri thức, khát vọng.
- Như vậy, lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của
chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc,
tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ và toàn nhân loại

3. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông
a. Văn minh Ai Cập
- Gắn liền với dòng sông Nin, Hê-rô-đốt đã viết “Ai Cập là tặng phẩm của sông
Nin”, dòng sông này mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
của Ai Cập cổ đại.
Về chữ viết:
- Chữ tượng hình viết trên giấy Pa-li-rút hoặc trên đá, tổng số khoảng 1000 kí tự
riêng biệt.
Về toán học:
- Phép đếm đến 10, thành tựu về hình học và tính được số pi bằng 3,16.
Về kiến trúc và điêu khắc:
- Những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ như: Kim tự tháp, tượng nhân sư,…
Về khoa học, kĩ thuật:
- Hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể người. Sử dụng những
kiến thức giải phẫu để chữa bệnh trong kĩ thuật ướp xác.

b. Văn minh Trung Hoa


- Hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang thuận lợi cho điều
kiện sinh sống: Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi,

Về chữ viết:
- Có từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn,
Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,… Chữ viết của Trung Hoa có
ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,…
Tư tưởng, tôn giáo:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng, người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng
Tử. Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng
của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như
Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…
- Phật giáo cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư
Trung Hoa sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí Phật giáo và nhiều nhà sư Ấn Độ đến
Trung Hoa truyền đạo.
Sử học:
- Người đặt nền móng đầu tiên cho sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên, bộ sử ký
của Tư Mã Thiên là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư
tưởng.
Văn học:
- Văn học Trung Hoa có sự đa dạng, nhiều thể loại:
Kinh thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ
sách kinh điển của Nho giáo. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt
đến đỉnh cao nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch (Tĩnh Dạ Tứ,
Nguyệt hạ độc chước kỳ,…), Đỗ Phủ (Thu Hứng, Mao ốc vị thu phong sở phá ca,
…), Bạch Cư Dị ( Trường hận ca, Tỳ bà hành,…).
- Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu có
thể kể đến: Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung, Thuỷ hử - Thi Nại Am, Tây du
kí – Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần.
Thiên văn học:
- Tính thời gian bằng đồng hồ đo Mặt Trời
Lịch pháp:
- Làm ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.
Y học:
- Chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng
thuốc, châm cứu, giải phẫu,...
c. Văn minh Ấn Độ
- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba một giáp biển, thuận lợi cho
giao thương và giao lưu văn hoá. Phía bắc là khu vực đồi núi. Đồng bằng hạ lưu có
thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng. Khu vực phía nam có cao nguyên Đề-
can
Tôn giáo:
- Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin đu giáo và Phật
giáo
Chữ viết:
- Chữ viết Ấn Độ được tìm thấy trong thời kì văn minh sông Ấn. Về sau xuất hiện
nhiều loại chữ viết khác nhau.

Văn học:
- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu có Kinh Vê-đa, sử thi Ma-
ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na,

Kiến trúc, điêu khắc:


- Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình
kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đền thờ, lăng mộ Hin-đu giáo;
các thánh đường, cung điện Hồi giáo.

4. Một số nền văn minh Phương Tây


Vận dụng: Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Phương Tây và sự phát triển
cao của văn minh phương Tây so với Phương Đông.
a. Ý nghĩa của những thành tựu văn minh phương Tây
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
b. Sự phát triển cao của văn minh phương Tây so với Phương Đông.
Văn hóa phương Đông là truyền thống, phục vụ người dân với các tôn giáo,
ngôn ngữ, chuẩn mực và giá trị đa dạng, trong khi văn hóa phương Tây là hiện
đại, thực hành một số tôn giáo và không tham gia vào các truyền thống điển
hình. Văn hóa phương Đông dựa trên phong cách lãnh đạo có thẩm quyền, trong
khi văn hóa phương Tây chủ yếu theo phong cách lãnh đạo liên kết. Văn hóa
phương Đông có phần không chính thức; mặt khác, văn hóa phương Tây là chính
thức trong nhiều khía cạnh.

Tóm lại, nói nền văn mình phương Tây phát triển hơn văn minh phương
Tây là vì phương Tây chấm dứt chế độ phong kiến sớm hơn. Hơn nữa nền văn hóa
phương Tây phát triển sau nên có những học hỏi và phát triển trên cơ sở những
thành tựu văn hóa phương Đông. Ngoài ra khu vực các khu vực phương Tây có vị
trí địa lý thuận lợi có thể tiếp xúc và giao lưu với nhiều nền văn hóa lớn như: nền
văn hóa Khmer, văn hóa Ai Cập,… Sự tiến bộ và phát triển về kinh tế cũng là
điều kiện thuận lợi để nền văn hóa phương Tây phát triển mạnh mẽ hơn.

Vận dụng: Ý nghĩa và vai trò của văn hóa Phục Hưng đối với văn minh Tây Âu
và nhân loại

- Ý nghĩa Phong trào văn hóa Phục hưng.

+ Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong
việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội.

=> Phong trào Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản
chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.

+ Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu trong những thế kỉ sau đó;
làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.

- Phong trào văn hóa Phục hưng: đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần
chúng chống lại chế độ phong kiến.

You might also like