You are on page 1of 19

1.

Bằng dữ liệu từ thành tựu của văn minh Trung Hoa cổ trung đại, hãy chứng minh
“văn minh Trung Hoa cổ trung đại là nền văn minh kiến tạo vùng”.
- Mở bài: Văn minh Trung Hoa cổ trung đại đã trở thành một biểu tượng tinh thần và văn
hóa vô cùng quan trọng trong nền văn minh nhân loại. Khám phá những thành tựu của
Trung Hoa cổ trung đại không chỉ là hành trình vào quá khứ, mà còn là việc hiểu rõ về
sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một “nền văn minh kiến tạo vùng”. Vậy, bằng dữ liệu từ
thành tựu của văn minh Trung Hoa cổ trung đại, bài viết này sẽ chứng minh rằng “văn
minh Trung Hoa cổ trung đại là nền văn minh kiến tạo vùng”.
- Khái niệm: Nền văn minh kiến tạo vùng là khái niệm mô tả một nền văn minh có mức
độ phát triển cao và tạo ra sự lan truyền, góp phần kiến tạo về văn hóa, khoa học, kỹ
thuật, xã hội và chính trị đến khu vực/vùng địa lý nhất định. Văn hóa phức tạp gắn liền
với nền văn minh có xu hướng lan rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi
đồng hóa chúng vào nền văn minh. Văn minh Trung Hoa cổ trung đại cũng là nền văn
minh kiến tạo vùng, tức là có khả năng tạo ra một vùng văn hóa riêng biệt, có đặc trưng
và bản sắc riêng. Vùng văn hóa này không chỉ lãnh thổ Trung Quốc, mà còn lan rộng ra
các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, v.v. Những nước này đều hấp thụ
và sáng tạo trên nền tảng văn hóa Trung Hoa, tạo ra những nét độc đáo và phong phú cho
văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.
- Chứng minh:
+ Tổng quan:
Thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà,
từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần cho đến ngày nay. Địa hình Trung Quốc đa
dạng, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung
Quốc, quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang, bởi chúng đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Trung Quốc
gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là Người Hoa - Hạ.
Thời kỳ cổ trung đại của Trung Quốc được chia ra làm thời kỳ cổ đại và trung đại. Thời kì
cổ đại kéo dài từ trước thế kỉ XXI TCN đến năm 221 TCN. Thời kì trung đại kéo dài từ
năm 221 TCN đến thế kỉ XX (1911), với hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc.
Những điều kiện về địa hình và dân cư đó đã hình thành cho thế giới một nền văn minh
Trung Quốc với rất nhiều thành tựu và trở thành “nền văn minh kiến tạo vùng”
+ Luận điểm:
Thứ nhất, thành tựu về chữ viết: Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp
cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là giáp cốt văn. Qua quá trình biến đối, từ
Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất
Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông gọi là chữ Tiểu triện.
Chữ viết Trung Quốc, hay chữ Hán đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lịch sử
Trung Hoa cổ trung đại, và ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi biên giới Trung Hoa, tạo ra
một sự lan tỏa lớn đối với nhiều nền văn hóa khác. Sự ảnh hưởng của nó tạo ra chữ Hán
và Hán Nôm ở Việt Nam, chữ Kanji ở Nhật Bản, chữ Hanja ở Hàn Quốc,..., góp phần
kiến tạo văn hóa của các vùng địa lý khác nhau trong lĩnh vực chữ viết.
Thứ hai, thành tựu về văn học:
+ Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc,
được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Nó
được đánh giá là một trong năm tác phẩm kinh điển của Nho giáo.
+ Thơ Đường (618-907) - thời kì huy hoàng của thơ ca Trung Quốc. Trong gần 300 năm
tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm trong
bốn giai đoạn: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-766), Trung Đường (766-827) và
Văn Đường (827-904).
+ Tiểu thuyết Minh - Thanh là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh
- Thanh. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thủy hử của Thi
Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho
Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đã ảnh hưởng, góp phần kiến tạo vùng trong các
nước Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản và để lại nhiều dấu ấn trong các trước tác thư
tịch, văn chương của các quốc gia này. Ví dụ Thơ Đường đã là nguồn cảm hứng quý
báu cho văn học thế giới, trong đó có thể kể đến Nhật Bản (thể thơ waka), Hàn Quốc
(thể thơ truyền thống sijo), Việt Nam (cách đọc Hán Việt của người Việt ảnh hưởng từ
ngữ âm tiếng Hán thời Đường,...).Trong đó, nhiều tác phẩm nổi bật đã được dịch sang
hơn chục thứ tiếng, góp phần quan trọng trong giao lưu văn hóa thế giới.
Thứ ba, thành tựu về sử học: Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử.
Nhiều nước thời Xuân - Thu đã đặt ra các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ,
Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu. Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử
lớn đã để lại tác Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng
Đế đến thời Hán Vũ Đế. Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam
quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp. Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử
như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
Trong quá khứ, các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã
chịu ảnh hưởng của sử học Trung Quốc thông qua học hành và trao đổi văn hóa. Sử
sách Trung Quốc đã góp phần vào việc xây dựng và giữ gìn lịch sử quốc gia của các
quốc gia này. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã chấp nhận và sử dụng nhiều yếu tố từ sử
học Trung Quốc.
Thứ tư, thành tựu về khoa học tự nhiên
+ Toán học: số học được coi trọng, là “vua của khoa học”. Từ thời Chu, số học được đưa
vào chương trình giảng dạy cùng với các môn lễ, nhạc, xa, thư.
▪︎ Trung Quốc biết sử dụng phép tính ghi số 10 bậc sớm nhất thế giới, biết tính đến hàng
triệu và biết dùng thẻ tre để ghi số. Cách ghi trên được miêu tả trong hai quyển sách dạy
Toán học là Tôn tử toán kinh (thế kỷ V TCN) và cuốn Dương quán kinh (thế kỷ VIII
SCN). Đến thời Hán, quyển Cửu chương toán thuật ra đời, trong đó đã đề cập đến số âm,
phân số, phương pháp giải phương trình bậc một có nhiều ẩn số.
▪︎ Thời Nam - Bắc Triều (thế kỷ V SCN) Tổ Xung Chi đã tìm ra được số pi chính xác đến
con số thập phân thứ bảy nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415917.
+ Thiên văn và phép làm lịch: họ có sự hiểu biết rất sớm về thiên văn học, Từ đời
Thương họ đã ghi chép lại các hiện tượng trong bầu trời, biết Nhật thực, Nguyệt thực.
▪︎ Người Trung Quốc đã biết làm ra lịch dựa trên vòng quay của mặt trăng xung quanh quả
đất với vòng quanh của quả đất xung quanh mặt trời (Âm lịch). Họ còn dùng hệ thống
Can và Chi để tính ngày, giờ và năm tháng. Can chi là hệ thống đếm thời gian với cơ số
60, trong đó thời gian vận chuyển hết một vòng là 60 năm (chu kỳ Giáp Tý) lại đến một
vòng 60 khác.
▪︎ Chế tạo ra được loại máy quan sát bầu trời nên đã phát hiện được các ngôi sao mới và
đã thiết lập được hàng tinh biểu sớm nhất thế giới cùng một số thành tựu khác.Trong các
giai đoạn về sau, họ chế tạo được ống nhòm, đài thiên văn ba tầng,...
+ Y dược học: Người Trung có đã biết dùng các phương pháp nghe, nhìn, hỏi, bắt mạch,
dùng châm cứu và sắc thuốc để chữa bệnh. Thời Hán có Hoa Đà, người biết dùng phẫu
thuật để chữa bệnh và chủ trương luyện tập thể dục để cho khí huyết lưu thông nhằm bào
vệ sức khỏe. Đời Minh có Lý Thời Trần, một nhà y dược nối tiếng với tác phẩm “Bản
thảo cương mục.” Đây là một cuốn sách thuốc có giá trị, trong đó ông đã giới thiệu và
phân loại 1932 cây thuốc, vị thuốc. Điều này chứng tỏ trình độ y dược Trung Quốc thời
cổ trung đại phát triển cao.
Các phương pháp truyền thống như thực hành vật lý học và sử dụng các loại thảo dược
đã truyền bá ra nhiều quốc gia châu Á, ảnh hưởng đến thực hành y học và hệ thống
chăm sóc sức khỏe. Các phát kiến như sử dụng cơ học thiên văn để dự đoán thiên văn
hiện tượng và phát triển lịch (Âm lịch) đã tạo nên nền văn hóa đặc sắc cho các quốc gia
khác.
Thứ năm, điêu khắc và kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc ở Trung Quốc ra đời từ rất sớm,
cách đây khoảng 6000 năm với thuật điêu khắc trên ngọc: ngọc điêu. Người Trung Quốc
cổ đã dùng ngọc để chế tác đồ trang sức đeo ở tai hoặc đeo trước ngực, được phát hiện ở
di chỉ văn hóa tỉnh Giang Tô. Nghệ thuật điêu khắc đá và gốm của Trung Quốc đã ảnh
hưởng đến nghệ thuật điêu khắc và chế tác gốm của nhiều quốc gia châu Á.
Các kiến trúc đền chùa và cung đình của Trung Quốc cổ trung đại đã ảnh hưởng đến kiến
trúc tôn giáo và hoàng cung của nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt
Nam. Những yếu tố như mái chùa, cổng thành và sân trong đã được mô phỏng và thích
nghi trong kiến trúc của các nước này. Việc sử dụng vật liệu tự nhiên, thiết kế linh hoạt và
sự tương tác với môi trường đã tạo ra các đặc điểm chung trong kiến trúc dân dụ.
Thứ sáu, bốn phát minh lớn về kỹ thuật:
a. Kỹ thuật làm giấy: Năm 105 Thái Luân (Thời Đông Hán) phát minh ra cách dùng vỏ
cây, ghẻ rách, lưới cũ... để làm giấy. Việc phát minh ra nghề làm giấy đã góp phần thúc
đầy sự phát triển nhanh chóng các hoạt động văn hóa – nghệ thuật. Kỹ thuật làm giấy
được truyềnsang Việt Nam, sau đó ngày càng được cải tiến đến thế kỳ VIII truyền sang Ả
Rập và từ Ả Rập và sau đó là châu Âu.
b. Kỹ thuật in: Thời Đường, người TQ đã biết đến kỹ thuật in bản khắc trên gỗ và dùng
để in kinh Phật. Đến TK XI (đời Tống), Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ mới bằng
đất nung, sắp từng hàng để in. Nhưng do khó tô mực, chữ hay mòn và in không được sắc
nét nên về sau chữ đất nung được thay bằng chữ gỗ và chữ đúc bằng đồng Từ TQ, kỹ
thuật in chữ rời đã truyền sang Nhật Bản,Triều Tiên và đặc biệt là sang châu Âu, được
người châu Âu sử dụng trong công việc phục hưng văn hóa ở Italia và trong cuộc đầu
tranh cải cách tôn giáo và chống phong kiến ở Đức. Phát minh nghề in được đánh giá là
phát minh lớn sau chữ viết được coi là kỹ thuật phục chế lại đối với văn viết trên bản
thảo.
c. Thuốc súng: là thành tựu ngẫu nhiên qua thuật luyện đan của các đạo sĩ. Từ thời
Đường, thuốc nổ người ta thường dùng trong chiến trận. Thời Tống, nó được ứng dụng
vào chế tạo vũ khí thô sơ như tên lửa, pháo đạn bay.
Từ thế kỷ XIII thuốc súng được truyền sang châu Âu bằng con đường Ả Rập. Điều đó đã
tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật châu Âu. Họ nghiên cứu và điều chế thành nhiên
liệu có tính năng ưu việt., phục vụ cho chiến tranh
d. Kim chỉ nam: Từ thế kỷ III TCN, người TQ đã biết được từ tính của đá nam châm và
đến thể kỷ 1 TCN thì phát hiện được khả năng định hướng của nó. Thế nhưng mãi đến
thời Tống (thế kỷ XI), người Trung Quốc mới biết dùng sắt mài trên đá nam chấm để thu
hút từ tính rồi dùng sắt đó để chế thành kim chỉ hướng trong la bàn. La bàn lúc đầu chỉ là
miếng sắt có từ tính xâu qua cọng rơm thải trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín
gió. Đến thế kỉ XVII kỹ thuật chế tạo la bàn được truyền sang châu Âu, người châu Âu đã
cải tiến sử dụng nó trong các cuộc phát kiến địa lý.
Thứ bảy, tư tưởng và tôn giáo, thành tựu ở thời kì Trung Quốc cổ trung đại rất phong
phú. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chiến tranh loạn lạc xảy ra triền miên, các nhà tư
tưởng Trung Quốc quan tâm trước hết đến việc tìm kiếm đường lối tối ưu bảo đảm cho
đất nước được ổn định, thống nhất, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Học thuyết của các
nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành các trường phái tư tưởng của Trung
Quốc thời cổ trung đại, trong đó quan trọng nhất là các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia,
Pháp gia. Tất cả các trường phái tư tưởng này đã tạo nên một sức ảnh hưởng lên hệ thống
xã hội, văn hóa và chính trị của nhiều quốc gia Châu Á, góp phần hoàn thiện minh triết,
triết học của các quốc gia này.
- Kết luận: Văn minh Trung Hoa cổ trung đại là một trong những nền văn minh lớn và
lâu đời nhất thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Bằng nhiều thành tựu xuất sắc về chữ viết, văn học, sử học, khoa học tự nhiên, nghệ
thuật, tư tưởng-tôn giáo và đặc biệt là bốn phát minh lớn: giấy, in, thuốc súng và kim chỉ
nam, ta có thể thấy rằng chúng không chỉ phản ánh sự sáng tạo, khéo léo và trí tuệ của
người Trung Hoa, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhân loại trên nhiều lĩnh
vực. Như vậy, văn minh Trung Hoa cổ trung đại là nền văn minh kiến tạo vùng, có vai trò
quan trọng và có giá trị bền vững trong lịch sử thế giới.
2. Bằng dữ liệu từ thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, hãy chứng minh
“văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại là nền văn minh kiến tạo vùng”.
- Mở bài: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã trở thành một biểu tượng tinh thần và văn
minh vô cùng quan trọng trong nền văn minh nhân loại. Qua các dữ liệu từ thành tựu của
văn minh Hy Lạp - Lã Mã cổ đại, có người đưa ra nhận định rằng “văn minh Trung Hoa
cổ trung đại là nền văn minh kiến tạo vùng”.
Nền văn minh kiến tạo vùng là khái niệm mô tả một nền văn minh có mức độ phát triển
cao và tạo ra sự lan truyền, góp phần kiến tạo về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, xã hội và
chính trị đến khu vực/vùng địa lý nhất định. Văn hóa phức tạp gắn liền với nền văn minh
có xu hướng lan rộng và ảnh hưởng đến các nền văn minh khác, đôi khi đồng hóa chúng
vào nền văn minh. Văn minh Hy - La cổ đại cũng là nền văn minh kiến tạo vùng, tức là có
khả năng tạo ra một vùng văn minh riêng biệt, có đặc trưng và bản sắc riêng. Vùng văn
minh Hy - La bao gồm không chỉ lãnh thổ Hy Lạp và La Mã, mà còn lan rộng ra các vùng
đất khác như Ai Cập, Syria, Anatolia, v.v. Những vùng đất này đều hấp thụ và sáng tạo
trên nền tảng văn minh Hy - La, tạo ra những nét độc đáo và phong phú cho văn minh
nhân loại.
- Chứng minh:
+ Điều kiện địa lý: Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu
như một chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải. Nơi đây nhiều đồng bằng, tương đối
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận
lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống
nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời
tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những
nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông.
- Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận
sống trên đồng bằng latium được gọi là người Latin, ngoài ra còn có một số nhỏ người
gốc Gaulois, gốc Hy Lạp.
+ Luận điểm: Nền văn minh Hy-La phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều có những
thành tựu rực rỡ, trong đó quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sử học,
khoa học tự nhiên, triết học, chúng đã góp phần khiến “văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
là nền văn minh kiến tạo vùng.”
Thứ nhất, thành tựu về chữ viết, người Hy Lạp khát khao học hỏi, kế thừa và cải tiến,
họ học chữ cái của xứ Pheoxini, sau đó thêm các nguyên âm và biến nó thành chữ của
người Hy Lạp và sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavo. Đó là cơ sở chữ viết
mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng. Còn người La Mã chính thức có
chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hy Lạp. Nó trở thành ngôn ngữ của
khoa học kỹ thuật, triết học và nghệ thuật châu Âu suốt thời cổ đại Roma và trung đại Tây
Âu.
Thứ hai, thành tựu về văn học:
a. Thần thoại
Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói
lên kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người. Hầu như trong cuộc sống
thời đó có việc gì thì đều có thần bảo trợ, lo về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp
mãi tới ngày nay còn được nhiều môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác. Đây
là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn trên thế giới phải ghen tị.
- Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hedios (nhà thơ Hy Lạp sống vào
thế kỉ VIII TCN) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần.
b. Thi ca
- Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi chưa có chữ viết.
Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm Illiad và Odyssey của Homer (thế kỉ IX TCN). Tới
thế kỉ VII-VI TCN xuất hiện những nhà thơ trữ tình Sappho, Alcaeus, Pindar,... và có ảnh
hưởng lớn trong thời kỳ đầu phát triển của thơ ca truyền thống Hy Lạp.
c. Kịch
- Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch. Những
nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Aeschylus, Sophocles, Euripides,...,
Văn chương và nghệ thuật Hy Lạp đã có tác động mạnh mẽ đối với văn hóa châu Âu và
thế giới. Tác phẩm của Homer như "Iliad" và "Odyssey," cùng với các tác phẩm của các
nhà văn như Sophocles và Plato, đã trở thành nguồn cảm hứng không ngừng cho văn hóa
và nghệ thuật.
Nền văn minh Hy-La cổ đại đã để lại cho nền văn học phương Tây và thế giới một kho
tàng văn học với những tác phẩm đồ sộ, có giá trị về nhiều mặt và được xem là khuôn
mẫu cho văn học và nghệ thuật. Thành tựu về văn học của nền văn minh Hy - La cổ đại
đã tạo ra những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu, trở thành trụ cột của văn
học phương Tây cổ đại.
Thứ ba, thành tựu về sử học,
a. Sử học Hy Lạp
Từ thế kỷ V TCN, người Hy Lạp bắt đầu có sử học thành văn và xuất hiện những nhà viết
sử chuyên nghiệp. Sử học Hy Lạp là cội nguồn của sử học phương Tây.
- Những nhà sử học tiêu biểu:
+ Herodotus (484 – 425 TCN): một kiều dân Metec ở Aten, được coi là “người cha của sử
học phương Tây”. Ông du lịch nhiều nơi, thu thập nhiều cứ liệu, tai nghe mắt thấy nhiều
điều, và đã viết bộ sách “Tóm tắt các sự kiện”. Tác phẩm của ông là nguồn sử liệu quý
báu về lịch sử Ai Cập, Babilon, Hy Lạp.
+ Thucydides (460 – 396 TCN): ông là nhà quý tộc thuộc phái bảo thủ ở Aten, tác giả của
tác phẩm “Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnese. Ông là người đầu tiên trong giới sử học
Hy Lạp xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
+ Ngoài ra còn có Xenophon (khoảng 430 – sau 355 TCN), tác giả của Anabaxit, Lịch sử
Hy Lạp (411 – 362), viết tiếp Thucydides nhưng lại quá đề cao vai trò của Xpac. Cuốn
Anabaxit của ông có nhiều giá trị về dân tộc học và địa lí vùng Tiểu Á và Cappadocia.
b. Sử học La Mã
- Từ khoảng giữa thế kỉ V TCN, ở La Mã đã có những tài liệu tương tự như lịch sử biên
niên gọi là Niên đại kí (Annales), nhưng nền sử học thật sự của La Mã đến cuối thế kỉ III
TCN mới xuất hiện, và người được coi là nhà sử học đầu tiên của La Mã cũng là nhà soạn
kịch Phabius.
+ Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Caton (234 - 149 TCN). Tác phẩm
của ông nhan đề là Nguồn gốc, gồm 7 chương, trong đó 3 chương đầu ghi chép các truyền
thuyết của Hy Lạp và các địa phương khác nói về La Mã. Từ Catông về sau, La Mã có
nhiều nhà sử học xuất sắc, Polybius, Titus Livius, Tacitus, Plutarchus.
Những thành tựu nói trên của sử học Hy Lạp và La Mã đã góp phần quan trọng vào sự
phát triển của nền sử học thế giới.
Thứ tư, thành tựu về Nghệ thuật,
a. Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hi Lạp là một trong những di sản quý báu của nền
văn minh Hi Lạp, đặt nền móng và ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc phương Tây. Những tác phẩm của người Hi Lạp cổ đại, về một số mặt vẫn còn là
+ Ban đầu kiến trúc Hi Lạp còn sơ giản, sử dụng gỗ, gạch và đá, càng về sau chất liệu đá
càng được sử dụng nhiều, kiểu cách và hoa văn càng trở nên phong phú và tinh tế.
+ Thế kỷ VII TCN, kiến trúc Hi Lạp có bước thay đổi lớn, xuất hiện các ngôi đền 4 mặt
với 4 hàng cột đá. Kiến trúc hình chữ nhật bằng đá với 4 mặt đều có 4 hàng cột tròn là nét
đặc trưng, chung nhất của các kiểu thức kiến trúc Hi Lạp. Các kiểu thức nối tiếp nhau ra
đời, với nét khác nhau nổi bật là hình thức của các cột trụ.
b. Điêu khắc
+ Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp ra đời từ thế kỷ VIII TCN, ban đầu dùng chất liệu gỗ.
Song phải đến thế kỷ V TCN, nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp mới vươn lên đỉnh cao của nó,
với hàng loạt tên tuổi của những nhà điêu khắc danh tiếng. Chất liệu chủ yếu của nghệ
thuật điêu khắc Hi Lạp là đá.
+ Nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp là sự hoàn mỹ trong mô tả con người,
với sự chính xác cao độ về vóc dáng, tỷ lệ các phần trên cơ thể, nét sống động của tượng,
thê hiện tâm trạng ưu tư, buồn vui của con người, đồng thời mang đậm nét cá nhân sâu
sắc. Điển hình như tác phẩm của Myron (thế kỷ V TCN) - “Người ném đĩa”, diễn tả
chuẩn xác động tác và vẻ đẹp cơ thể của con người.
Các đặc điểm của kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp - La Mã có ảnh hưởng đối với kiến trúc
cổ đại ở Ai Cập, Andalusia (Tây Ban Nha ngày nay), hay Ấn Độ. Đặc biệt trong thời kỳ
Phục hưng, các nhà kiến trúc châu Âu đã lấy cảm hứng từ kiến trúc La Mã cổ đại để xây
dựng các công trình Phục hưng đầy tinh tế và độc đáo.
Thứ năm, thành tựu về KHTN:
- Toán học: Vượt qua được những phép tính và bài toán sơ giản, các nhà toán học Hi Lạp
cổ đại đã khái quát những kiến thức toán học thành các định lí, định đề, nguyên lí vẫn còn
được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lý Pythagoras, định lí Thales, định luật
Archimedes, Tiên đề Euclid…Họ đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Chính
những điều đó đã khiến cho toán học và nền khoa học nói chung của Hi Lạp cổ đại phát
triển mạnh và vượt bậc.
+ Thales: phát biểu định lý Thales về tam giác đồng dạng, đo được chiều cao của kim tự
tháp, tính được chính xác ngày nhật thực ở Milê (28/5/585 TCN)
+ Pythagoras (580 – 500 TCN), đứng đầu trường phái học thuật Pythagoras, đã phát
biểu định luật Pythagoras nổi tiếng “Tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng
bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”
+ Archimedes (285 – 212 TCN), nhà toán học, vật lý, thiên văn, người khám phá ra sức
đẩy của nước, phát hiện ra nguyên lí của phép đòn bẩy, tìm ra trị số Pi gần đúng bằng
3,1324
+ Euclid (nửa đầu thế kỷ III TCN), nhà toán học, người đầu tiên biên soạn sách giáo
khoa hình học, tác giả của các định đề Euclid trong toán học, ngày nay vẫn rất quan
trọng trong hình học.
- Thiên văn học: đạt nhiều thành tựu quan trọng, như dự đoán được ngày nguyệt thực,
nhật thực (Thales); thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định
(Pythagoras); đề ra thuyết hệ thống mặt trời, quả đất quay quanh mặt trời và tự quay
quanh nó (Arixtac); tính được chu vi trái đất khá chính xác (37000 km, Eraxtoten)…
- Y học: Hippocrates (460 – 377 TCN), “ông tổ của y dược học phương Tây”, đả phá mê
tín dị đoan, đề ra phương pháp chữa bệnh khoa học, đề cao trách nhiệm của người thầy
thuốc (Lời thề Hippocrates)…
Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt nền móng cho phương pháp nghiên cứu khoa học. Sự thực
nghiệm và lý luận hóa đã trở thành cơ sở cho phát triển khoa học và được kế thừa bởi
nhiều nền văn minh khác.
Thứ sáu, thành tựu về triết học,
- Triết học Hy-La cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên
cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ, đại
biểu cho các khuynh hướng chính trị khác nhau, quan điểm của các nhà triết học Hy-La
rất đa dạng, nhưng chia làm hai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm.
+ Triết học duy vật gồm những đại diện tiểu biểu như: Talet, Heraclite, Anaximamdre…
+ Triết học duy tâm với những tên tuổi như Aristotele, Socrates, Platon…
Còn triết học ở La Mã thời kỳ này không có nhiều sáng tạo mà chủ yếu kế thừa và phát
triển những tư tưởng triết học Hy Lạp. Đến thế kỉ I TCN, triết học La Mã tương đối phát
triển. Nhà triết học duy vật xuất sắc của La Mã là Lucretiut.
Thứ bảy, thành tựu về luật pháp,
- Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật của nền văn
minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Dracon, bộ luật này có những hình phạt rất khắc
nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Xôlông, Clisten,
luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới
được hưởng, nô lệ thì không).
- Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì được
khắc vào 12 bảng đá vào năm 452 TCN.
Thứ tám, thành tựu về tôn giáo:
- Thời cổ đại, người Hy Lạp và La Mã đều theo đa thần giáo. Tôn giáo Hy Lạp đã vượt ra
khỏi Hy Lạp đại lục, đến các đảo và bờ biển Ionia ở Tiểu Á, đến Magna Graecia (Sicily
và miền nam nước Ý), và đến các thuộc địa Hy Lạp rải rác ở Tây Địa Trung Hải, như
Massalia (Marseille). Các tôn giáo đầu tiên của Ý như Etruscan chịu ảnh hưởng của tôn
giáo Hy Lạp.
- Còn La Mã cổ đại có tôn giáo Cơ Đốc giáo, có ảnh hưởng sâu rộng đến tín ngưỡng
Thiên Chúa giáo ngày nay Kitô giáo ra đời tại La Mã vào cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ
thứ I TCN, ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội và vượt ra khỏi phạm vi La Mã. Đến
nay, đạo Kitô là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu
khắp các quốc gia.
- Kết luận: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại cũng là nền văn minh kiến tạo vùng, tức là
có khả năng tạo ra một vùng văn hóa - văn minh riêng biệt, có đặc trưng và bản sắc riêng.
Nền văn minh Hy Lạp đã truyền bá ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và tri thức của mình đến
các vùng địa lý mà họ chinh phục hoặc giao thương, như Ai Cập, Syria, Anatolia, Ba Tư,
Ấn Độ và nhiều nơi khác. Ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại đã trở thành ngôn ngữ chung của khu
vực Địa Trung Hải và được sử dụng để viết các tác phẩm văn học, khoa học và triết học
quan trọng. Nó cũng đã ảnh hưởng đến các nền văn minh khác, như nền văn minh
Byzantine, Hồi giáo, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi khác. Như vậy, ta có thể nhận định
rằng văn minh Hy - La cổ đại là nền văn minh kiến tạo vùng, có vai trò quan trọng và có
giá trị bền vững trong lịch sử thế giới.
3. Bằng dữ liệu từ thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ trung đại, hãy chứng minh
“văn minh Ấn Độ cổ trung đại là nền văn minh kiến tạo vùng”.
- Mở bài: Văn minh Ấn Độ cổ trung đại đã trở thành một biểu tượng tinh thần và văn
minh vô cùng quan trọng trong nền văn minh nhân loại. Khám phá những thành tựu của
nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại không chỉ là hành trình vào quá khứ, mà còn là việc
hiểu rõ về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một “nền văn minh kiến tạo vùng”. Vậy, qua
các dữ liệu từ thành tựu, bài viết này sẽ chứng minh rằng “văn minh Ấn Độ cổ trung đại
là nền văn minh kiến tạo vùng”.
- Khái niệm: Nền văn minh kiến tạo vùng là khái niệm mô tả một nền văn minh có mức
độ phát triển cao và tạo ra sự lan truyền, góp phần kiến tạo về văn hóa, khoa học, kỹ
thuật, xã hội và chính trị đến khu vực/vùng địa lý nhất định. Văn hóa phức tạp gắn liền
với nền văn minh có xu hướng lan rộng và ảnh hưởng đến các nền văn minh khác, đôi khi
đồng hóa chúng vào nền văn minh. Văn minh Ấn Độ cổ trung đại cũng là nền văn minh
kiến tạo vùng, tức là có khả năng tạo ra một vùng văn minh riêng biệt, có đặc trưng và
bản sắc riêng. Vùng văn minh Ấn Độ bao gồm không chỉ lãnh thổ Ấn Độ, mà còn lan
rộng ra các vùng đất khác như Pakistan, Nepal, Bangladesh. Những vùng đất này đều hấp
thụ và sáng tạo trên nền tảng văn minh Ấn Độ, tạo ra những nét độc đáo và phong phú
cho văn minh nhân loại.
- Chứng minh:
+ Điều kiện địa lý:
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy
núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở
tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương.
Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những
người Dravidian. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aryan
tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc
người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Xê Út, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó
cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và
văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ.
+ Luận điểm: Nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều
có những thành tựu rực rỡ, trong đó quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật,
sử học, khoa học tự nhiên, triết học, chúng đã góp phần khiến “văn minh Ấn Độ cổ trung
đại là nền văn minh kiến tạo vùng.”
Thứ nhất, thành tựu về chữ viết,
Trên cơ sở chữ viết cổ của nền văn minh sông Ấn (ngôn ngữ Ấn - Aryan cổ - một thứ
ngôn ngữ hỗn hợp có 62 dấu và các hình vẽ. Về sau, người Ấn Độ cổ đã bỏ bớt hình vẽ và
tạo ra Chữ viết theo vần gồm 22 dấu.
Ở Ấn Độ còn xuất hiện loại chữ Brami. Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ lại tạo ra chữ
viết Sankrit là thứ tiếng thuộc ngôn ngữ Ấn - Âu. Văn tự để ghi lại tiếng Sankrit được gọi
là chữ của Thánh Thần
- Cùng với tiếng Phạn, người Ấn còn dùng tiếng Pali mà cơ sở của nó là khẩu ngữ của
vùng Magada để viết kinh. Do sự phát triển của khẩu ngữ này mà tiếng Pali cũng trở
thành một loại từ ngữ như tiếng Phạn
Từ thế kỷ I đến thế kỷ X, các quốc gia cổ đại Đông Nam Á chưa có chữ viết nên họ đã
vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ và dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra
chữ viết riêng của mình. Trong thời kỳ Tam Quốc, Hàn Quốc đã tiếp xúc với hệ thống
chữ Hán, một hệ thống chữ viết phát triển từ chữ viết của Trung Quốc và ảnh hưởng
bởi chữ Brahmi Ấn Độ. Chữ viết tuyết đã được phát triển dựa trên chữ Brahmi và sau
đó được áp dụng trong các văn bản Phật giáo và văn bản tôn giáo khác. Chữ tuyết sau
đó đã ảnh hưởng đến các vùng lân cận như Bhutan, Mongolia và các khu vực
Himalaya.
Thứ hai, thành tựu về văn học,
a. Veda
Veda là một trong những tác phẩm văn học cổ nhất của Ấn Độ, được xem là nguồn gốc
của văn học và tôn giáo Hindu. Veda bao gồm 4 cuốn sách chính: Rigveda, Yajurveda,
Samaveda và Atharvaveda. Veda không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một
nguồn kiến thức linh thiêng, được coi là tài liệu thiêng liêng của tôn giáo Hindu. Nó cung
cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tư tưởng, triết lý và tôn giáo của người Ấn Độ cổ đại.
Veda cũng có ảnh hưởng lớn đến văn học, nghệ thuật và triết học của Ấn Độ.
b. Sử thi
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là
bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa
các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ "bách khoa toàn thư" phản
ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.
Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử
Rama và công chúa Xita(con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn
học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan
chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
c. Ngoài ra, Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất
nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ
Ấn-Âu.
Ảnh hưởng của văn học Ấn Độ đã lan tỏa ra nhiều khu vực lân cận và góp phần vào sự
hình thành và phát triển của các nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
Như kinh Veda đã tác động đến các nước như Sri Lanka, Nepal, Malaysia hay Tibet và
các khu vực Himalaya,... Hai bộ sử thi Mahabrahata và Ramayana cũng ảnh hưởng đến
tôn giáo, văn học của Sri Lanka, Nepal, Malaysia, Myanmar (Burma),... tạo nên một
vùng văn hóa mang âm hưởng của Ấn Độ trong văn học.
Thứ ba, thành tựu về nghệ thuật.
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông
Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu
của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo,
Hồi giáo.
+ Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở
miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian
chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức
tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
+ Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được
xây dựng nhiều vào khoảng thế kỷ VII - thế kỷ XI. Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ
giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước
và những cánh đồng.
+ Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào
khoảng thế kỷ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.
- Điêu khắc Ấn Độ cổ trung đại được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc trên đá, gỗ, và
kim loại. Các tác phẩm điêu khắc này thường được tạo ra để thể hiện các tôn giáo và văn
hóa của Ấn Độ cổ đại. Một số tác phẩm điêu khắc nổi tiếng bao gồm: Đài tháp Qutub
Minar, Đền tháp Brihadeeswarar, và các tác phẩm điêu khắc trên đá ở Ajanta.
- Hội họa Ấn Độ cổ trung đại được thể hiện qua các bức tranh trên đá, gốm sứ, và các tác
phẩm khác. Các tác phẩm hội họa này thường được tạo ra để thể hiện các tôn giáo và văn
hóa của Ấn Độ cổ đại. Một số tác phẩm hội họa nổi tiếng bao gồm: các bức tranh trên đá
ở Ajanta, các tác phẩm trên gốm sứ ở thành phố Harappa, và các tác phẩm khác .
Nghệ thuật Ấn Độ cổ trung đại đã có sự ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, ví như
kiến trúc ở Campuchia và Indonesia. Nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ còn ảnh hưởng
Gandhara, một trung tâm văn hóa ở Bắc Ấn Độ, có ảnh hưởng đặc biệt đến vùng
Pakistan và Afghanistan. Các tác phẩm điêu khắc này thường thể hiện các hình ảnh của
Buddha và các tượng thần khác. Nghệ thuật Ấn Độ không chỉ mang lại ảnh hưởng về
mặt thẩm mỹ mà còn là một phương tiện quan trọng để truyền đạt tri thức, tôn giáo và
giáo dục. Các nền văn minh lân cận đã tận dụng và kết hợp nghệ thuật Ấn Độ vào bản
thân văn hóa và xã hội của mình.
Thứ tư, thành tựu về KHTN:
- Về thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi
tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm
vào một tháng nhuận.
- Về toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày
nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi
biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ
số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3;
đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác.
- Về Vật lý, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỷ V TCN, có một nhà
thông thái ở Ấn Độ đã viết "...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về
phía nó".
- Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép
xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển
sách là "Y học toát yếu" và "Luận khảo về trị liệu".
Thứ năm, thành tựu về tôn giáo và tín ngưỡng, Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo
như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh.
- Đạo Bà La Môn mà sau này là Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng thế kỷ XV TCN, trong
hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho
sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ 1
TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng.
Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho là đây là
năm mà Đức Phật đã nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia
vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên Chúa).
Giáo lý cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều cần giác ngộ về thế giới), vô ngã,
duyên khởi, luật Nhân - Quả (làm việc ác tất yếu sẽ bị báo ứng).
- Đạo Jaina xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN. Cùng thời với Phật giáo. Đạo này chủ
trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.
- Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ XV. Giáo lý của đạo Sikh là sự dung
hòa và kết hợp giáo lý của Ấn Độ giáo và giáo lý của Hồi giáo. Tín đồ đạo Sikh tập trung
rất đông ở Punjab và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjab. Đạo Sikh là
đạo sinh ra cuối cùng trên đất Ấn Độ.
Tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là Hinduism và Buddhism, đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối
với các khu vực lân cận. Buddhism lan truyền từ Ấn Độ đến Đông Á, hình thành một
phong cách văn hóa và triết lý độc đáo tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đông
Nam Á. Hinduism cũng làm nền tảng tôn giáo cho Nepal, Bangladesh, và các cộng
đồng nhỏ ở Malaysia, Singapore, và Indonesia. Nghệ thuật và kiến trúc của Ấn Độ, đặc
biệt là thông qua các sử thi như Ramayana và Mahabharata, đã góp phần vào việc hình
thành văn hóa và quy mô kiến trúc ở các quốc gia như Campuchia, Việt Nam, và
Indonesia. Đây là một tầm ảnh hưởng sâu sắc và đa chiều, thể hiện sự đa dạng và giao
thoa văn hóa trong lịch sử khu vực.
- Kết luận: Văn minh Ấn Độ cổ trung đại đã có nhiều thành tựu xuất sắc về triết học, văn
học, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, chính trị và tôn giáo. Những thành tựu này không chỉ
phản ánh sự sáng tạo, khéo léo và trí tuệ của người Ấn Độ, mà còn góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nhân loại trên nhiều lĩnh vực. Văn minh Ấn Độ cổ trung đại cũng là nền
văn minh kiến tạo vùng, tức là có khả năng tạo ra một vùng văn hóa - văn minh riêng biệt,
có đặc trưng và bản sắc riêng. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nền văn minh khác như
văn minh La Mã, văn minh Byzantine, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây và văn
minh phương Đông. Như vậy, văn minh Ấn Độ cổ trung đại là nền văn minh kiến tạo
vùng, có vai trò quan trọng và có giá trị bền vững trong lịch sử thế giới.
4. Nguyên nhân, điều kiện, ý nghĩa và tác động của các cuộc phát kiến địa lý đối với
sự phát triển của nền văn minh nhân loại?
I. Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến lớn về địa lí
- Vào thế kỉ 15, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng
cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới
những nguồn vàng bạc từ phương Đông.
- Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao
cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ),
ngà voi... tăng vọt hẳn lên.
- Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại
đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất mạng, vì vậy chỉ
có cách tìm một con đường đi mới trên biển.
- Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng
đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi
tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những
thuỷ thủ dũng cảm.
II. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
1. BARTOLOMEU DIAS (B.Dias) ĐI VÒNG QUA ĐIỂM CỰC NAM CHÂU PHI
-TÌM RA MŨI HẢO VỌNG (1487).
a. Nguyên nhân
+ Năm 1453, thành Constantinopolis bị đế chế Hồi giáo Ottoman triệt hạ, dẫn tới việc con
đường tơ lụa trên bộ bị cắt đứt. Trước đó Bồ Đào Nha và các quốc gia châu Âu khác đã
có quan hệ thương mại lâu dài với châu Á. Việc này đã khiến các triều đình châu Âu,
trong đó có Bồ Đào Nha, phải nhanh chóng lên kế hoạch tìm ra những con đường mới để
từ đó quay trở lại thị trường châu Á.
+ Năm 1481, vua John II lên ngôi với mong muốn phát triển kinh tế quốc gia ông đã phục
hồi các chính sách thăm dò của Đại Tây Dương. Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đóng đó
có Bartolomeu Dias đã thám hiểm phía nam dọc theo bờ biển nổi tiếng của châu Phi với
mục đích khám phá ra tuyến đường hàng hải đến Ấn Độ và xâm chiếm vào thị trường gia
vị.
b. Điều kiện
+ Điều kiện cơ bản nhất cho các cuộc phát kiến địa lí chính là các nhà khoa học phương
Tây tin rằng trái đất hình cầu và sẽ có nhiều vùng đất như của họ trên trái đất.
+ Cụ thể các nhà khoa học đã đóng được những con tàu đáy nhọn, thành cao có khả năng
vượt đại dương, mỗi con tàu lại có những la bàn, thước phương vị để xác định phương
hướng di chuyển. Còn nhiều người đã nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió hỗ trợ cho
những hiểu biết địa lí về đại dương.
+ Chính sự tiến bộ về kiến thức địa lí, thiên văn và kỹ thuật hàng hải đã tạo nên những
điều kiện để thực hiện cuộc hành trình dài trên biển để thấy vùng đất mới mẻ.
c. Kết quả
+ Sau nửa năm trời vật lộn với sóng biển đại dương, Bartolomeu Dias dũng cảm vượt
qua muôn ngàn khó khăn, ngày 3-2-1487, đã tới mỏm cực Nam châu Phi. Khi vượt qua
mũi cực Nam Châu Phi đoàn thuyền của Dias đã gặp bão tố, vì thế ông đặt tên mũi đất
cực Nam châu Phi này là mũi “Bão Táp”. Nhưng vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên
mũi “Bão Táp” thành mũi “Hảo Vọng” (hi vọng tốt đẹp). Con đường “hi vọng” tốt đẹp
sang ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha. Bartolomeu Dias đã chứng minh rằng
có thể đi thuyền vòng quanh châu Phi, mở ra con đường hàng hải từ châu Âu đến châu Á.
Cuộc hành trình của Dias đã góp phần mở rộng kiến thức về địa lý của thế giới.
2. CHRISTOPHER COLUMBUS TÌM RA CHÂU MỸ (1492)
a. Nguyên nhân:
- Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung Quốc và Ấn Độ -
nơi cung cấp các mặt hàng giá trị bằng cách đi qua con đường tơ lụa.
- Với sự sụp đổ của Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường
bộ dẫn tới châu Á không còn an toàn nữa. Tới những năm 1480, Colombus đã phát triển
một kế hoạch đi tới Ấn Độ bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua Đại Tây Dương.
- Tại thế kỷ 15, châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà
buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ,
những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Ngoài ra, mục
tiêu của chuyến đi này còn là tìm kiếm vàng và những sản vật mà Châu Âu trước giờ
chưa có.
b. Điều kiện:
- Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì
những người châu Âu tin rằng Trái Đất là phẳng. Và để tiến hành các chuyến đi này,
Christopher Columbus đã cần phải đáp ứng một số điều kiện như sau:
1. Tài chính: Columbus đã phải tìm nguồn tài trợ để chuẩn bị cho các chuyến đi của mình.
Ông đã tìm được sự hỗ trợ tài chính từ vua và nữ hoàng của Tây Ban Nha.
2. Tàu thuyền: Columbus đã cần phải có các tàu thuyền để thực hiện các chuyến đi của
mình. Ông đã được cấp ba chiếc tàu thuyền có tên là Nina, Pinta và Santa Maria.
3. Thủy thủ đoàn: Columbus đã cần phải thuê một thủy thủ đoàn để điều khiển các tàu
thuyền của mình.
4. Kiến thức địa lý: Columbus đã cần phải có kiến thức địa lý để có thể điều hướng các
tàu thuyền của mình đến đích.
c. Kết quả:
- Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Độ bằng đường biển, nhà
hàng hải C. Colombus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến.
- Dù Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp
tới châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ.
Chính con đường tới châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại
lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.
- Đây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ
biến nền văn mình Tây phương trên lục địa này.
3. VASCO DA GAMA ĐẾN TÂY NAM ẤN ĐỘ (1498)
a. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là để giải quyết sự khủng hoảng trong
quan hệ buôn bán với phương Đông. Tuy nhiên, vào giữa và cuối thế kỷ XV, hàng hoá
phương Đông ở khu vực Tây Âu dần trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt.Đường bộ xuyên
lục địa Châu á, hay còn được các học giả gọi là “Con đường tơ lụa”, bị dân du mục
Afghanistan thay nhau chiếm giữ. Vào giữa thế kỷ XV, con đường này bị đế quốc
Ottoman (sau này là Thổ Nhĩ Kỳ) chiếm giữ hoàn toàn.
- Với tình hình này, các nhà buôn phương Tây cần phải tìm ra những con đường giao lưu
hàng hoá mới, thoát khỏi sự bế tắc và lũng đoạn do sự kiểm soát thương nghiệp của người
Hồi Giáo. Và những con đường giao lưu khả thi nhất là những con đường trên biển.
- Nguyên nhân thứ hai dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý, đó chính là tham vọng khai thác
vàng của tầng lớp quý tộc và các thương nhân Châu Âu.
b. Điều kiện
1. Sự hiểu biết về kiến thức địa lý và khoa học kỹ thuật:
- Kiến thức về địa lý: Đến trước thế kỉ XV, cả thế giới của người châu Âu nằm gọn trong
tấm bản đồ của Ptolemaeus. Sử gia người Hy Lạp này đã nghiên cứu và là người đầu tiên
mô tả về các vị trí theo tọa độ từ thế kỉ thứ II.
- Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật hàng hải đóng vai trò quan trọng trong các chuyến đi
vượt đại dương của các nhà thám hiểm châu Âu. Người ta biết sử dụng la bàn của người
Trung Quốc, bản đồ của người Hy Lạp, tàu biển của người Ả rập. Hơn thế là những tiến
bộ công nghệ quan trọng như la bàn từ tính và cải tiến trong ngành đóng tàu đã mở ra thời
đại Khám phá
2. Sự bảo trợ của nhà nước phong kiến Tây Âu
Bên cạnh những yếu tố quan trọng trên, chính sự bảo trợ của các nhà nước phong
kiến tập quyền giàu mạnh lúc bấy giờ đã giúp các đoàn thám hiểm đi xa và dài ngày trên
biển, vì những chuyến đi này tiêu hao một lượng vật chất vô cùng khổng lồ
c. Kết quả:
+ Cuộc phát kiến địa lý Ga-Ma đã mang lại kết quả quan trọng và ý nghĩa sâu sắc đối với
việc mở rộng và liên kết các vùng lãnh thổ của Châu Phi và cảnh quan toàn cầu.
+ Kết quả của cuộc phát kiến Ga-Ma bao gồm mở rộng điều tra và thương mại. Việc
khám phá các tuyến đường biển mới đã tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, trao
đổi hàng hóa và phát triển kinh tế Châu Phi và Ấn Độ. Các quốc gia tham gia Ga-Ma đã
tìm thấy những tài nguyên mới, như vàng và các loại hàng hóa khác, từ các vùng lãnh thổ
đã được khám phá.
FERDINARD MAGELLAN VÀ CHUYẾN ĐI VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT BẰNG
ĐƯƠNG BIỂN (1519-1522)
a. Nguyên nhân:
+ Khát vọng chinh phục các vùng đất mới: Cuối thế kỷ XV, châu Âu đang trải qua thời kỳ
phục hưng với nhiều tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật. Điều này thúc đẩy mong muốn
khám phá những vùng đất mới, tìm kiếm những con đường biển mới để mở rộng thương
mại. Trong đó, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu với khao khát tìm ra
những vùng đất giàu vàng.
+ Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật: Ví dụ, la bàn được phát minh vào thế kỷ XIII đã
giúp các nhà thám hiểm xác định được phương hướng trên biển. Ngoài ra, sự phát triển
của đóng tàu đã giúp tạo ra những con tàu lớn và chắc chắn hơn, có thể đi xa hơn và an
toàn hơn.
+ Thời gian mà Magellan phục vụ trong cung điện hoàng gia cũng là thời kỳ các cuộc
phát kiến địa lí và những chuyến thám hiểm trên biển dài ngày phát triển mạnh đã mở ra
một thời đại khám phá.
+ Trong quá trình phục vụ tại Hoàng gia, Magellan đã chứng kiến diễn biến của những
chuyến hải trình và những biến động chính trị liên quan. Magellan đã thôi thúc bản thân
nên tạo ra một kỳ tích nào đó vĩ đại hơn nữa.
b. Điều kiện:
+ Magellan tin rằng bằng cách chèo thuyền về phía Tây thay vì phía Đông và đi qua một
eo biển qua Nam Mỹ như người ta vẫn hay đồn đại, ông có thể vạch ra một tuyến đường
mới đến Indonesia và Ấn Độ
+ Có niềm tin vào trái đất là hình cầu và cố gắng nỗ lực để chứng minh điều đó
+ Nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ - đóng tàu lớn có la bàn
c. Kết quả:
- Chứng minh Trái Đất hình cầu: Chuyến đi đã cung cấp bằng chứng thực tế mạnh mẽ cho
giả thuyết về hình cầu của Trái Đất. Việc vòng quanh trái đất bằng đường biển đã chứng
minh rằng có thể đi từ phía tây sang phía đông một cách liên tục, mở ra một kỷ nguyên
mới trong khám phá địa lý.
- Chứng minh rằng Thái Bình Dương là một đại dương riêng biệt
- Thực hiện chuyến hành trình đầu tiên quanh thế giới: Dù Magellan mất đời giữa chuyến
đi, nhưng thuyền trưởng Juan Sebastián Elcano tiếp tục hành trình và hoàn thành nhiệm
vụ, trở thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử. Điều này mở ra cánh
cửa cho sự liên kết toàn cầu và tạo ra cơ hội mới trong thương mại và giao lưu văn hóa.
- Khám phá các đảo và lục địa mới: Chuyến đi đã khám phá ra nhiều đảo mới và các bờ
biển chưa được biết đến trước đó, bao gồm quần đảo Philippines và bờ biển của Nam Mỹ.
Điều này đã mở ra cánh cửa cho sự thăng tiến về mặt địa lý và tài nguyên của những vùng
này.
III. Ý nghĩa và tác động của các cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển của nền
văn minh nhân loại
Thế kỷ XV và XVI chứng kiến nhiều cuộc phát kiến địa lý quan trọng mà có tác động sâu
sắc đến sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Dưới đây là một số ý nghĩa và tác động
quan trọng của những phát kiến địa lý trong giai đoạn này:
1. Khám phá đại dương và tạo ra các tuyến đường biển mới
- Ý nghĩa:
+ Mở rộng phạm vi thương mại quốc tế và tăng cường sự kết nối giữa các vùng trên thế
giới.
+ Mở ra cơ hội cho việc trao đổi văn hóa, tư tưởng và kiến thức giữa các nền văn minh.
- Tác động:
+ Cuộc hành trình của Christopher Columbus (1492), Vasco da Gama (1498), và
Ferdinand Magellan (1519-1522) đã mở ra các tuyến đường biển mới, mở cánh cửa cho
thương mại quốc tế giữa châu Âu, Châu Á, Châu Phi và châu Mỹ.
+ Việc khám phá các lục địa mới đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa ở cả hai bờ
Đại Tây Dương.
2. Sự khám phá và chiếm đóng châu Mỹ
- Ý nghĩa:
+ Tạo nên một sự chuyển đổi toàn cầu và mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân
loại.
+ Mở rộng vùng địa lý của các nền văn minh châu Âu sang lục địa mới, mang lại nguồn
tài nguyên mới và đất đai mới.
- Tác động:
+ Chiếm đóng châu Mỹ đã mang lại nguồn tài nguyên quý giá như vàng, bạc và cây lúa
maïs, tạo ra một sự giàu có mới cho châu Âu.
+ Sự giao lưu văn hóa giữa châu Âu và châu Mỹ đã tạo nên một môi trường mới, ảnh
hưởng đến cả hai bên.
3. Tìm kiếm tuyến đường biển đến Ấn Độ và Đông Dương
- Ý nghĩa:
+ Mở ra các lối đi biển mới đến các quốc gia giàu tài nguyên ở Ấn Độ và Đông Dương.
+ Mở rộng tầm nhìn và tầm ảnh hưởng của các quốc gia châu Âu.
- Tác động:
+ Sự thành công của hành trình biển của Vasco da Gama đã mở ra tuyến đường biển mới
đến Ấn Độ, thúc đẩy thương mại và trao đổi văn hóa giữa châu Âu và châu Á.
+ Các nước như Bồ Đào Nha và Hà Lan đã thiết lập các thuộc địa và trở thành người điều
hành chính trên các tuyến đường biển.
4. Thay đổi trong quan điểm về thế giới
- Ý nghĩa:
+ Làm thay đổi cách nhìn nhận về thế giới và vị thế của con người trong đó.
+ Góp phần vào sự phát triển của tri thức và khoa học thế kỷ XVII. Các cuộc phát kiến đã
mở ra cơ hội cho sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn minh khác nhau. Sự truyền bá
của tri thức, ý tưởng, và ngôn ngữ giữa các quốc gia đã tạo ra một sự đa dạng văn hóa
mới.
- Tác động:
+ Các cuộc phát kiến đã điều chỉnh lại bản đồ thế giới, mở rộng sự hiểu biết về quy mô và
hình dạng của hành tinh. Sự mở rộng này cũng làm thay đổi nhận thức của loài người về
chính mình và về thế giới xung quanh.
+ Sự khám phá đã đóng góp vào sự phát triển của Đại Học và các trung tâm học thuật,
làm nền tảng cho sự nổi lên của Thời kỳ Chiên tranh Khoa học.
+ Cuộc đua khám phá đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các đế quốc châu Âu, dẫn đến sự cạnh
tranh về thuận lợi thương mại và tài nguyên, cũng như sự cạnh tranh chính trị và quân sự
trên trường quốc tế.
+ Những cuộc phát kiến đã có ảnh hưởng lâu dài về lịch sử thế giới, mở ra kỷ nguyên mới
và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các quốc gia và văn minh trên khắp thế giới.

You might also like