You are on page 1of 9

Trung Quốc

I: Điều kiện hình thành thành tựu


A: Điều kiện tự nhiên.
Trung Quốc là một nước lớn ở Đông Á, có hai dòng sông lớn chảy qua, đó là sông
Hoàng Hà (dài 5464 Km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6300 Km) ở phía Nam.
Địa hình có nhiều núi cao như: Thiên sơn, tây côn lĩnh, có nhiều hồ lớn: động đình,
thanh hải, có cao nguyên : tây tạng.
Địa hình phức tạp đó dẫn đến nhiều loại khí hậu khác nhau, nhưng có thể chia thành
hai khu vực lớn về mặt khí hậu:
miền Nam: nóng ẩm, mưa nhiều
miền Bắc: lạnh, khô.

B: Dân cư.
Trung Quốc là một trong những nước có dân cư từ rất sớm.
Từ rất xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống. Bằng
chứng là ở khu vực Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm 1929), các nhà
khảo cổ học đã khai quật được những xương hoá thạch của người vượn có niên đại
cách nay chừng 400.000 năm. Đặc biệt, người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) phát
hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm.
C: Chủng tộc
Chủng tộc: cư dân Trung Quốc thuộc chủng da vàng Môngôlôit. Đó là tiền thân của
dân tộc Hán sau này.
II: các thành tựu chủ yếu.
1: vật chất
Trung Quốc là quê hương của bốn phát minh lớn: kim chỉ nam, thuốc súng, giấy và kỹ
thuật ấn loát (in ấn)
a) Kim chỉ nam ( la bàn )
Xuất hiện từ TK III trước công nguyên, với tên gọi là ( tư nam), được làm từ một loại
sắt từ thiên nhiên, được mài thành hình cái thìa để trên cái đĩa có khắc phương hướng.

Đến thế kỹ XI, Người trung quốc phát minh ra kim nam châm nhân tạo, dùng kim sắt
mài vào đá nam châm để thu từ tình sau đó dùng làm kim la bàn, Lúc đầu la bàn còn
thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên bát nước gọi là “thuỷ
la bàn “
Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rậprồi sang châu Âu, người châu Âu
cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỷ
XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la bàn nước.
b) Thuốc súng.
Xuất hiện đầu tiên ở tk thứ 9, phổ biến rộng rãi vào tk thứ 13 với tên gọi đầu tiên là
thuốc nổ đen gồm các thành phần cơ bản là lưu huỳnh, diêm tiêu và than.
Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc phái Đạo từ trong quá trình
luyện đan mà ra.
Từ cuối nhà đường thuốc súng được đem ra dùng trong công cụ chiến tranh với nhiều
hình thức khác nha như: mũi tên lửa, hỏa pháo, ...

c) Giấy
Từ thời Xuan thu – chiến quốc người Trung Quốc thường dùng thẻ tre hoặc lụa để ghi
chép, hoặc sớm hơn thì dùng xương thú, mai rùa, kim loại.
Đến thời tây hán loại giấy đầu tiên xuất hiện, loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con tằm.
Thời đông hán, giấy được làm từ võ cây, lưới cũ, giẻ rách.
Đến thời tây tấn thì kỹ thuật làm giấy được truyền bá rộng rãi đến thế giới.
d) Kỹ thuật in ấn.
Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có từ đời Tần.
Hiện nay chưa rõ kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng đến giữa thế kỷ
VII (thời Đường) đã có kỹ thuật in.
Kỹ thuật in lúc đầu là bằng ván khắc, sau đó dần chuyển thành in chữ rời bằng đất xét
nung tiếp đến là các in bằng cách dùng con chữ rời bằng gỗ.

2) đời sống tinh thần.


a) chữ viết.
Bắt đầu xuất hiện từ đời Thương với loại hình đầu tiên là chứ giáp cốt.
Thời Tây Chu, xuất hiện chữ kim văn (chung đỉnh văn) (chữ viết trên chuông đỉnh)
Thời Tây Chu còn một loại chữ viết nữa gọi là thạch cổ văn (chữ viết trên đá)
Ngoài ra, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên thẻ tre.
Tần: Tần Thuỷ Hoàng giao cho Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ
của các nước khác tạo thành chữ tiểu triện.

Đây là cơ sở chữ Hán sau này.


b) văn học.
Trung quốc có hai tác phẩm nổi tiếng thời cổ đại là kinh thi và sở từ.
Ngoài ra lịch sử văn học phong kiến trung quốc còn để lại đến nay các tác phẩm nổi
trội như là: Thi Nại Am – “Thủy Hử”, La Quán Trung – “Tam quốc chí diễn nghĩa”,
Ngô Thừa Ân – “Tây du ký”
c) sử học.
Thời Thương, trong các tài liệu văn tự giáp cốt tìm được có chứa đựng một số tư liệu
lịch sử quý giá, có thể coi đó là mầm mống của việc chép sử.
Ngay từ thời Tây Chu đã có những viên quan chuyên chép sử. Đến thời Xuân Thu -
Chiến Quốc đã xuất hiện những bộ sử đầu tiên: sách “Xuân Thu”, “Tả truyện”, “Chiến
Quốc sách”, “Lã Thị Xuân Thu”…
Thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập, mà người
đặt nền móng đầu tiên là Tư Mã Thiên. “Sử ký” của Tư Mã Thiên là bộ thông sử đầu
tiên của Trung Quốc, ghi chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm từ thời Hoàng đế
đến thời Hán Vũ đế.
Thời Đường bắt đầu có cơ quan biên soạn lịch sử do nhà nước thành lập được gọi là sử
quán, từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn.
e) Toán học.
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm
đơn vị.
Thời Tây Hán, xuất hiện tác phẩm toán học đầu tiên: “Chu bễ toán kinh”
Thời Đông Hán có tác phẩm “Cửu chương toán thuật”
Thời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều: Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán học nổi
tiếng nhất. Lưu Huy đã chú giải sách “Cửu chương toán thuật”, tìm được số π
Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh đã nêu ra công thức phương trình bậc hai, Vương
Hiếu Thông soạn “Tập cổ toán kinh”, dùng phương trình bậc ba để giải quyết nhiều
vấn đề toán học.
3) đời sống xã hội.
a) Triết học, tư tưởng, tôn giáo.
Trung quốc xuất hiện rất nhiều tư tưởng tôn giaos khác nhau như: Âm dương – Bát
quái – Ngũ hành, nho giáo, đạo giáo,pháp gia, mặc gia,.... nhưng phổ biến rộng rãi
nhất là nho giáo.
Nho giáo là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc. Người đặt cơ sở đầu
tiên là Khổng Tử (thời Xuân Thu), sau được Mạnh Tử (thời Chiến quốc) và Đổng
Trọng Thư (thời Tây Hán) phát triển và hoàn chỉnh.
Tư tưởng nho giáo của khổng tử.:
về mặt triết học: Khổng Tử ít quan tâm đến việc giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Về
trời đất quỷ thần, ông có quan niệm không rõ ràng, một mặt cho rằng trời là giới tự
nhiên, mặt khác lại cho rằng trời có thể chi phối số phận của con người, một mặt thì
hoài nghi “chưa rõ được việc thờ người, làm sao biết được việc thờ thần”, mặt khác lại
rất coi trọng cúng tế, “tế thần xem như có thần”
+ về mặt đạo đức: bao gồm nhiều mặt như “nhân”, “lễ”, “nghĩa”, “trí”, “tín”, “dũng”,
…trong đó Khổng Tử đặc biệt đề cao chữ “nhân”
“Nhân” có nghĩa là lòng thương người, “điều mà mình không muốn thì đường làm cho
người khác”, “mình muốn lập thân thì giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt
thì cũng giúp người khác thành đạt”. Đối với bản thân, nhân có nghĩa là phải “kiềm
chế mình làm theo đúng lễ”, “không hợp với lễ thì không nhìn, không hợp với lễ thì
không nghe, không hợp với lễ thì không nói, không hợp với lễ thì không làm” →
“Nhân” là phạm trù rất rộng, gần với đạo đức.
Đề cao “nhân”, Khổng Tử còn chú trọng đến “lễ”, coi “nhân” là gốc, là nội dung, còn
“lễ” là biểu hiện của “nhân”, “người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được”
“Lễ” còn có thể điều chỉnh “nhân” cho đúng mực. Khổng Tử nói “cung kính mà không
biết lễ thì mệt nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết
lễ thì làm loạn, thẳng thắn mà không biết lễ thì làm phật ý người khác”.
+ Về đường lối trị nước: Khổng Tử chủ trương “đức trị”, “cai trị dân mà dùng mệnh
lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi
nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà
dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”.
b) giáo dục:
trường học:
Đến đời Chu, nền giáo dục Trung Quốc đã có quy chế rõ ràng. Trường học thời Tây
Chu chia làm hai loại quốc học và hương học. Trường quốc học là trường học ở kinh
đô, trường hương học là trường học ở các địa phương.
- Thời Xuân Thu, nền quốc học của nhà Chu dần dần suy thoái, trường tư bắt đầu xuất
hiện, người đầu tiên sáng lập trường tư thục là Khổng Tử.
-Từ đời Hán về sau, cùng với sự đề cao Nho giáo, nền giáo dục của Trung Quốc càng
phát triển mạnh.
+ Thời Hán Vũ Đế (140 – 87 TCN), Thái học được thành lập
+ thời Tuỳ Đường, nhiều trường chuyên ngành được thiết lập: Quốc tử học, Thái học,
Tứ môn học, Thư học, Toán học, Luật học, Y học, Thiên văn học
+ thời Tống, đặt ra chế độ “tam xá” ở trường Thái học: ngoại xá, nội xá, thượng xá
(tương đương học vị tiến sĩ)
+ thời Minh – Thanh: các trường đại học do trung ương mở được tập trung lại thành
Quốc tử giám. Ngoài Quốc tử giám, đời Thanh còn có “Tông học” và “Bát kỳ quan
học” để dạy cho con em hoàng tộc và con em người Mãn Châu, Mông Cổ.
- Cuối thế kỷ XIX, sau chiến tranh thuốc phiện, nền giáo dục Trung Quốc chịu nhiều
ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây, nhiều trường học kiểu mới được thiết lập
thay thế trường học kiểu cũ.
Khoa cử:
- Từ đời Hán đến Nam Bắc triều: chưa có khoa cử. Nhà Hán thi hành chính sách “sát
cử”: giao cho các quan địa phương khảo sát và tiến cử những người có tài có đức trong
khu vực do mình cai trị. Thời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều, Trung Quốc thi hành chế độ
“cửu phẩm trung chính”: triều đình phái các quan “trung chính” về các địa phương căn
cứ theo tài năng và đức hạnh, chia những người có học thức ở trong vùng thành 9 hạng
để nhà nước tuỳ tài mà bổ dụng.
- Thời Tuỳ - Đường: bắt đầu từ thời Tuỳ đặt ra chế độ khoa cử, khoa thi đầu tiên gọi là
khoa thi Tiến sĩ.
Đến đời Đường, số khoa thi ngày càng nhiều: Tú tài, Minh kinh (hiểu rõ kinh sách),
Minh pháp (nắm vững pháp luật), Minh toán (giỏi toán), Minh thư (giỏi viết chữ),
trong đó hai khoa Tiến sĩ và Minh kinh là quan trọng nhất. Thời Đường đỗ Tiến sĩ chỉ
mới đủ tư cách để làm quan, sau đó phải qua kỳ thi tuyển của bộ Lại, nếu trúng tuyển
mới trở thành quan lại.
- Thời Tống: tiếp tục thực hiện chế độ khoa cử đời Đường, bổ sung thêm: nội dung thi
nặng về kinh nghĩa (thời Đường chủ yếu thi thơ phú); định ra chế độ 3 năm thi một lần
(thời Đường: 1-2 năm một lần); chia Tiến sĩ thành 5 cấp: nhất giáp, nhị giáp, tam giáp,
tứ giáp, ngũ giáp; đặt thêm thi Hương…
- Thời Minh – Thanh: chế độ khoa cử càng hoàn bị và chặt chẽ hơn trước, gồm các
cấp: thi Viện, thi Hương, thi Hội, thi Điện.

You might also like