You are on page 1of 15

ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT

I KHÁT QUÁT CHUNG VỀ NHO GIÁO


1. Sự hình thành của nho giáo
Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, "nho" là một danh hiệu chỉ những người
có học thức, hiết lễ nghi. Nho Giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ
chức xã hội có hiệu quả. Những cơ sỡ của nó được hình thành từ đời Tây Chu,
đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Hán. Đến lược mình, Khổng Tử phát
triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vi vây, ông
thường được xem là người sáng lập Nho giáo.
Khổng Tử tên là Khâu, sinh năm 551 TCN tại nước Lỗ (nay là huyện
Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông). Năm lên ba, Khâu mỗ côi cha; lớn lên, phải làm
lụng để giúp me, nhưng rất ham hoc. Từ năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học
trò goi ông là Khổng Phu Tử. Khổng Tử (= thầy Khổng). Từ năm 34 tuổi, trong
suốt gần 20 năm, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền
bá tư tưởng và tìm người biết dùng mình. Nhiều nơi thầy trò bị bỏ đói, bị vây, bị
doa giết, và đạo của ông thì chẳng ai dùng. Cuối đỏi, ông tiếp tục dạy học và bắt
tay vào soạn sách. Ông mất năm 479 trCN, tho 73 tuổi
2. Sách kinh điển chủa nho giáo
Bao gồm 2 bộ :
2.1. Bộ thứ nhất là Ngũ kinh, phần lớn đã có từ trước, Khổng Tử đã gia
công san định, hiệu đính và giải thích, gồm 5 cuốn là :
Kinh Thi là sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề tình yêu nam nữa
khá nhiều, Khổng Tử dùng nó để giáo dục một tình cảm lành mạnh và cách thứ
diễn đạt tư tưởng khúc chiết rõ ràng
Kinh Thư ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ - anh
minh như Nghiêu, Thuấn, tàn bạo như Kiệt, Trụ; Khổng Tử đã gia công san
định lạ làm gương cho đời sau
Kinh Lễ ghi chép những lễ nghi thời trước, Khổng Tử hiệu đính lại mong
dùng nó làm phương tiện duy trình và ổn định trật tự xã hội
Dịch Kinh khỏi thuỷ vốn ghi chép về Âm dương, Bát quái… Ở dạng kí
hiệu với sự đóng góp của Chu Văn Vương và Vu Công Đán. Từ bộ “Chu Dịch”
đó, Khổng Tử đã giảng lại sâu rộng thêm và trình bày thứ tự rõ ràng cho dễ hiểu
dễ dùng hơn
Kinh Xuân Thu nguyên là sử kí của nước Lỗ quê hương Khổng Tử, được
ông chọn lọc sự kiện, kèm theo những lời bình, còn sác tác thêm lời thoại để
giáo dục các vua chúa
Đúng ra, bộ sách còn một cuốn thứ 6 là Kinh Nhạc, nhưng về sau bị thất
lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung vào cuốn thứ 3 là Kinh
Lễ gọi là Nhạc kí. Vì vậy, “Lục kinh” chỉ còn là “Ngũ kinh”
2.2 Bộ thứ hai là Tứ thư:
Luận ngữ: Sau khi Khổng Tử mất, học trò đã tập hợp những lời thầy dạy
soạn ra cuốn Luận ngữ
Đại học: Học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Sâm (Tăng Tử) dựa vào
lời ông dạy mà soạn ra cuốn này để dạy phép làm người quân tử
Trung dung: Một học trò của Tăng Tử là Khổng Cấp ( Tử Tư cũng là
cháu nội của Khổng Tử), viết qua cuốn này nhằm pháp triển tư tưởng của ông
nội mình về cách sống dung hoà, không thiên lệch
Mạnh tử: Đến thời Chiến quốc, có Mạnh Kha (Mạnh Tử) là người bảo vệ
xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử, những lời ông dạy được học trò về sau biên
soạn lại
Tứ thư và Ngũ kinh trở thành hai bộ sách gối đầu giường của Nho gia
II. QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
Trước khi Nho giáo du nhập Việt Nam, nước ta đã là một quốc gia độc
lập “có một nền văn hóa với những đặc điểm cơ bản riêng của mình”. Đó là nhà
nước Văn Lang, Âu Lạc. Quá trình hình thành và phát triển lâu dài nền văn
minh Văn Lang, Âu Lạc đã trở thành cội nguồn,làm nên bản sắc dân tộc Việt
Nam ngày nay.Những tài liệu và hiện vật mà khảo cổ học Việt Nam phát hiện
được đã chứng tỏ rằng, người Văn Lang, Âu Lạc thời xưa có nền văn hóa phát
triển phong phú, rực rỡ, “biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống
đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, thành quách, v.v. mà người Việt Nam hiện đại
rất tự hào”.
1. THỜI KỲ BẮC THUỘC
Giai đoạn đầu tiên Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam tương ứng với
thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử dân tộc. Nho giáo được truyền vào Việt Nam
với mục đích thống trị và đồng hóa người Việt của các triều đại Trung Quốc.
Lực lượng truyền bá Nho giáo lúc này chủ yếu là chính quyền đô hộ, các viên
quan cai trị như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá từ đầu
Công nguyên. Sau khi xâm lược nước ta, cùng với việc chia lại khu vực hành
chính và tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất mới chiếm được theo chế độ quận
huyện của Trung Quốc, lực lượng đô hộ thực hiện một loạt các chính sách, biện
pháp nhằm đồng hóa nhân dân ta mà theo đó Nho giáo được truyền bá vào: Thứ
nhất, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục tập quán theo người Trung Quốc; Thứ
hai, phổ biến tiếng Hán và chữ Hán trong nhân dân nhằm thay đổi ngôn ngữ,
chữ viết của người Việt; Thứ ba, mở trường dạy học để truyền bá Nho giáo
nhằm đồng hóa dân tộc ta về tư tưởng tinh thần.
Trong khi Nho giáo chỉ dừng lại ở tầng lớp quan lại xung quanh chính
quyền ngoại bang thì Phật giáo đã thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân ở mọi
miền đất nước. Có thể nói rằng suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo
chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
2. NHO GIÁO THỜI LÝ TRẦN
Trong hàng nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo
được đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách
cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận
Nho giáo vẫn với thái độ thụ động.
Sang thời Lý, việc củng cố nhà nước quân chủ tập quyền và trật tự xã hội,
phát triển văn hóa, giáo dục để phục vụ cho chế độ phong kiến đã trở thành một
nhu cầu cấp bách. Lúc này, Nho giáo, với chủ trương tôn quân, đề cao việc tề
gia, trị quốc có tôn ty, trật tự đã tỏ ra thích hợp với thực tiễn lịch sử đó nên được
giai cấp phong kiến Việt Nam đề cao, đặc biệt trên các lĩnh vực chính trị, văn
hóa, tư tưởng. Bằng một hệ thống lý thuyết chặt chẽ và những bài học kinh
nghiệmvề đạo trị nước của người xưa, Nho giáo giúp cho giai cấp phong kiến
Việt Nam bước đầu xâydựng và củng cố trật tự xã hội, tạo ra một nền giáo dục
có hệ thống và thúc đẩy các ngành văn hóa, học thuật phát triển. Trong bài
“Chiếu dời đô”, Lý Thái Tổ đã khéo léo vận dụng tư tưởng Mệnh trời của Nho
giáo vào việc trị nước: “Trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân” để mưu nghiệp
lớn, làm cho vận nước lâu dài, phong tục cường thịnh. Vua Lý Thái Tông khi
đáp lại quầnthần dâng tôn hiệu cũng cho rằng, xã hội thời Đường Ngu là xã hội
lý tưởng, tốt đẹp đáng phảinoi theo. Từ đây, việc truyền bá Nho giáo bắt đầu
được tiến hành khá sôi nổi và có tổ chức về mặt nhà nước.
Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn
hóa chủ thể và xác lập địa vị cao sang của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn
toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ
năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà
Nội ngày nay).
Năm 1070, dưới thời Lý Thánh Tông, triều đình cho xây miếu thờ Khổng
Tử, tức Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư,
Mạnh Tử là 4 học trò nổi tiếng của Khổng Tử cùng 72 người học trò giỏi khác
của Khổng Tử, định ra nghi lễ bốn mùa cúng tế. Bên cạnh đó là Quốc tử giám,
nơi các hoàng thái tử đến học tập.
Năm 1075,cho mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường.
Hai sự việc này trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu một bước phát
triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời sống văn hóa,
giáo dục ở Việt Nam.
Năm 1076, vua Lý tiếp tục cho lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu
tiên ở nước ta và lựa chọn những người khoa bảng vào dạy ở đây.
Vào năm 1232 vua Trần đã đặt ra học vị đầu tiên cho thi cử Nho giáo ở
nước ta, đó là học vị Thái học sinh (về sau đổi thành tiến sĩ) và có Chu Văn An
đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học, đào tạo được
khá đông học trò. Các nhà Nho thời kỳ này ra sức bài xích Phật giáo để khẳng
định chỗ đứng của mình.
Tuy nhiên, đến cuối đời Trần, Nho giáo vẫn chưa được chấp nhận rộng
rãi. (Không cứ gì ở nơi nông thôn, ngay ở chốn triều đình, các tập tục, lề lối của
khuôn mẫu Nho giáo cũng rất xa lạ với ta. Một lần có người đề nghị cải tổ triều
đình theo khuôn mẫu Phương Bắc đã bị vua Trần cự tuyệt và nói rằng ta có cách
của ta).
3. NHO GIÁO THỜI HẬU LÊ

Nhằm Hán hóa Việt Nam về văn hóa, tư tưởng, nhà Minh cho lập Văn
miếu thờ Khổng Tử ở các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa
phương xây nhiều đền miếu thờ cúng, cầu đảo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ
thầy cúng được khuyến khích hành nghề khắp nơi. Để đào tạo ra những người
biết chữ phục vụ bộ máy thống trị của nhà Minh tại Việt Nam, nhà Minh cho
mở trường ở các phủ, châu, huyện. Mở trường dạy học nhưng không có thi cử.
Hàng năm, quan lại đô hộ Minh chỉ lựa chọn lấy một số học sinh đủ tiêu chuẩn
rồi sử dụng. Nội dung chương trình dạy và học hoàn toàn theo sách giáo khoa
của nhà Minh, gồm có Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học), Ngũ
kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) và Tính lý đại
toàn, tức là bộ sách do nhóm Hồ Quảng theo lệnh vua Minh soạn, gồm 70
quyển, thâu thái thuyết Tống Nho bàn về hơn 100 nhà, chia thành môn loại như
lý khí, quỷ thần, tính lý, thánh hiền...Những sách vở này được chở từ Trung
Quốc sang Việt Nam cấp phát cho các thôn, huyện. Giảng dạy tại các trường
học ở phủ, châu, huyện, chủ yếu là thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ được nhà Minh
tuyển dụng, phong làm Giáo quan.
Sau khi đánh đuổi hết quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê
chính thức được kiến lập (1428), thì chế độ phong kiến Việt Nam đi vào giai
đoạn phát triển cực thịnh. Từ thời kỳ này, Nho giáo giành được vị trí độc tôn
trong đời sống chính trị và tinh thần của nước Đại Việt. Lúc này, không chỉ việc
học tập, thi cử theo khuôn mẫu Nho học, mà cả lĩnh vực văn học, nghệ thuật
mang nội dung Nho học cũng phát triển mạnh.
Lê Thánh Tông là ông vua am hiểu Tống Nho rất sâu sắc và nâng Nho
giáo lên địa vị cao nhất. Lê Thánh Tông cho xây lại Văn Miếu và lập nhà Thái
học, quy định thể lệ thi cử để tuyển dụng đội ngũ quan lại. Việc học tập và thi
cử theo Nho học ngày càng đi vào quy củ.
Năm 1484,Lê Thánh Tông đã định lệ dựng bia đá ở Văn Miếu để lưu
danh các vị tiến sĩ từ khóa thi năm1442 trở đi. Việc khuyến khích học hành và
thi cử theo Nho học từ thời Lê Sơ về sau đã tạo ra một tầng lớp Nho sĩ đông
đảo, đa dạng, phức tạp ở triều đình và các địa phương trên cả nước. Hệ tư tưởng
Nho giáo được quán triệt trong nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước
phong kiến, qua đó thấm vào mọi lĩnh vực văn hóa, đạo đức của xã hội đương
thời, làm thay đổi cách ứng xử, giao tiếp và đưa lại những hình thức nghi lễ chặt
chẽ, phức tạp cho các phong tục như ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế trong
gia đình cũng như cộng đồng làng xã. Nho giáo từ thời Lý – Trần được coi
trọng và giành được vị trí độc tôn vào thời Lê Sơ là do đã đáp ứng được nhu cầu
xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến tập quyền. Từ thời Lý –Trần, chế độ
phong kiến Việt Nam đã đi vào ổn định và các tập đoàn cầm quyền nhận thấy
rằng,trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, chỉ có Nho giáo mới có thể giải đáp
được những vấn đề thiết thực trong tổ chức nhà nước và quản lý xã hội.
Cuối thời Lê Sơ, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm
trọng, do những cuộc chiến tranh giành quyền lực kéo dài giữa Lê và Mạc,
Trịnh và Nguyễn, kéo theo sự sa sút của Nho giáo. Tuy nhiên, việc học tập, thi
cử Nho học vẫn được duy trì, nội dung đã có sự xa rời đạo lý thánh hiền Khổng
– Mạnh. Việc mua bán đề thi, văn bằng, học vị diễn ra công khai và có chủ
trương của nhà nước. Phan Huy Chú nhận xét: “ Từ khi kẻ nịnh thần đề nghị đổi
phép thi, hạng sinh đồ ba quan đầy cả thiên hạ.Người trên do đó lấy tiền mà
không ngại, kẻ dưới nộp tiền để được đỗ mà không thẹn, làm chotrường thi
thành ra chỗ buôn bán”.
4. NHO GIÁO THỜI NGUYỄN
Triều Nguyễn được dựng lên nhờ sự bành trướng, giúp sức của nước
ngoài sau cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài. Để củng cố địa vị, vua
quan nhà Nguyễn ra sức phục hồi và phát triểnNho giáo. Các vua nhà Nguyễn
như Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thiệu Trị đều là những người trực tiếp
truyền bá Nho giáo và đào tạo Nho sĩ. “Mệnh trời, tam cương, ngũ thường,
trung hiếu, tiết nghĩa…” của Nho giáo được đề cao theo hướng duy tâm và khắc
nghiệt hơn.
Gia Long ban hành bộ Hoàng triều luật lệ làm công cụ để bảo vệ tam
cương, ngũ thường,trong đó phạt tội bất trung, bất hiếu còn tàn khốc hơn bộ luật
Hồng Đức dưới triều Lê. Minh Mạng ban hành mười huấn dụ, gọi là Thập điều
nhằm khuyên răn người dân theo về với chính đạo là Nho giáo và triều đình.
Trong đó, điều mục đầu tiên và bao trùm lên tất cả là Đôn nhân luân tức phải
luôn ghi nhớ và thực hiện tam cương, ngũ thường.Năm 1858, quân Pháp nổ
súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam.Sau hàng ước
1884, giai cấp phong kiến triều Nguyễn trở thành tay sai cho Pháp và tiếp tục
cấukết với bọn đế quốc để nô dịch nhân dân ta. Trong thời kỳ lịch sử này, Nho
giáo vẫn tiếp tụcđược tồn tại và các kỳ thi Nho giáo vẫn được duy trì cho đến
đầu thế kỷ XX mới chấm dứt.Như vậy, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trên
đất nước ta khẳng định địa vị quốc giáocủa Nho giáo. Nếu như Nho giáo Việt
Nam ở những triều đại trước còn mang tính tích cực, hợplý thì Nho giáo triều
Nguyễn (trừ một số nhà nho yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, cách tân) đã trở nên
tiêu cực, bảo thủ và lỗi thời, nên sự suy tàn của nó là một tất yếu trước những
thách thức mới của lịch sử.
Trên cơ sở quá trình Nho giáo du nhập và truyền bá ở Việt Nam, chúng ta
có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Một là, du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên, song phải trải qua
một thời gian khá dài, Nho giáo mới bén rễ được vào đời sống chính trị và tinh
thần của xã hội.
Hai là, Nho giáo du nhập vào Việt Nam không còn là Nho nguyên thủy,
mà là Hán Nho và Tống Nho, song cũng đã được cải biến cho phù hợp với
truyền thống của dân tộc và nhu cầu của đất nước để trở thành nhân tố của
chính nền văn hóa và hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam.
Ba là, Nho giáo du nhập vào Việt Nam trong sự phát triển đồng hành, tác
động qua lại vớiPhật giáo và Đạo giáo.
Tóm lại, chúng ta thấy rằng, nếu tính từ thời Bắc thuộc thì Nho giáo đã có
mặt trên đất nước ta hơn hai ngàn năm, trong đó trên năm trăm năm được coi là
hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến. Vì lẽ
đó, Nho giáo đã có đủ thời gian và điều kiện để thấm sâu, bám rễ và ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống tinh thần của dân tộc ta. Năm tháng qua đi, chế độ phong
kiến Việt Nam không còn nữa,nhưng tư tưởng Nho giáo vẫn còn lưu lại trong
con người và lối sống ngày nay. Thái độ củachúng ta là cần khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực, lạc hậu của Nho giáo, đồng thời chọn lọc,kế thừa, cải tạo
những yếu tố tích cực, hợp lý của nó để bổ sung, phát triển, làm phong phú
thêm bản sắc văn hóa Việt Nam

III ĐẶC ĐIỂM NHO GIÁO Ở VIỆT NAM


Khai thác những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc tổ
chức và quản lý đất nước
Thứ nhất: Học cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật
Thứ hai: Hệ thống thi cử tuyển chọn người tài được vận dung từ thời Lý,
hoàn thiện vào thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.
Thứ ba: Sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành
chính, trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm trong sáng tác văn chương
Nho giáo bị biến đổi nhiều ở VN để phù hợp với truyền thống văn hoá
dân tộc:
Nho giáo không chỉ để giữ yên ngai vàng và bành chướng xâm lăng mà
nhu cầu duy trì sự ổn định có cả ở dân và triều đình, cả trong đối nội và đối
ngoại. Thể hiện qua:
Biện pháp kinh tế “nhẹ lương nặng bổng”: Quan lại xưa sống không bằng
lương mà chủ yếu bằng bổng do dưới nộp lên và lộc do trên ban xuống – cuộc
sống được bao cấp theo lối ban ơn
Biện pháp tinh thần “trọng đức khinh tài” : Khai thác truyền thống trọng
đức của văn hoá nông nghiệp, nhà nước Nho buộc quna lại không thể hành động
mà không tính đến dư luận
Trọng tình người: tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả
Truyền thống dân chủ của VH nông nghiệp, mềm hóa cho phù hợp với
tâm lí tình cảm của người Việt, trở thành những giá trị văn hóa gắn liền với nếp
sống, phong tục tập quá ở Việt Nam.
VD: Trọng nam khinh nữ, nhưng người vợ vẫn là “nội tướng”
- Tiếp thu chữ hiếu, bình đẳng giữa cha và mẹ: “Công cha như núi Thái Sưn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Tư tưởng trung quân: trung quân gắn liền với ái quốc, đất nước dân tộc là
cái quyết định (không đề cao tuyệt đối vai trò cá nhân thủ lĩnh)
VD: Lê Hoàn thay nhà Đinh, Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê, Trần Cảnh
thay nhà Lý
Trọng văn: do chịu ảnh hưởng của VH nông nghiệp phương nam nên rất
coi trọng văn, kẻ sĩ, trong khi Trung Hoa chỉ coi quan văn = quan võ. Người
Việt dù luôn phải đối phó với chiến tranh nhưng ít quan tâm đến các kì thi võ
mà chỉ ham học chữ, thi văn. Nhìn Nho giáo là 1 công cụ VH, con đường làm
nên nghiệp lớn
Thái độ đối với nghề buôn: trọng nông ức thươngduy trì nền nông
nghiệp âm tính (tính cộng đồng và tự trị), tránh mọi nguy cơ đồng hóa
KẾT: Chúng ta không thể phủ nhận rằng Nho giáo đã tham gia góp phần vào sự
đúc nặn nên diện mạo tinh thần dân tộc và văn hóa dân tộc. Dù có những điểm
chưa tích cực nhưng trãi qua năm tháng sàn lọc những tư tưởng triết học của
Nho giáo đã thấm nhuần trong lòng con người Việt Nam
IV. QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
Trước hết, có thể khẳng định rằng trong học thuyết Nho giáo, gia đình
(hay nhà) và các mối quan hệ gia đình có một vị trí hết sức quan trọng. Các tác
giả kinh điển của Nho giáo nói nhiều đến gia đình và các mối quan hệ giữa
những thành viên trong gia đình, coi đó như là những đơn vị cơ sở, những quan
hệ cơ bản của xã hội. Sách "Đại học" đã nêu lên mối quan hệ giữa Bát mục gồm
"Cách vật- trí tri- thành ý- chính tâm-tu thân- tề gia- trị quốc- bình thiên hạ...",
trong đó tề gia được xem là một nấc thang cơ bản, quyết định để thực hiện mục
tiêu chính trị là "trị quốc, bình thiên hạ" . Đề cao gia đình và việc tê gia, Nho
giáo coi gia, quốc, thiên hạ chí khác nhau về phạm vi và quy mô tổ chức, còn
bản chất và cách quản lý, cai trị thì cơ bản là giống nhau. Những mối quan hệ
cơ bản trong gia đình (cha- con, chồng- vợ, anh-em) là cơ sở, là xuất phát điểm
để xây dựng những mối quan hệ trong nước và thiên hạ. Trong năm mỗi quan
hệ quan trọng nhất của con người (ngũ luân) thì gia đình chiếm ba "luân" (cha-
con, chồng- vợ, anh-em). Còn những quan hệ xã hội khác chỉ là sự mô phỏng,
mở rộng của ba quan hệ này. Nếu các quan hệ đó trong gia đình được củng cố
tốt, được duy trì thường xuyên sẽ góp phần làm cho nước ổn định, có trật tự và
phép tắc. Nhận thức rõ điều đó, Nho giáo rất quan tâm chăm lo cho cái gốc gia
đình, định ra những chuẩn mực đạo đức cơ bản cho từng mới quan hệ đó, cụ thể
là: cha từ, con hiếu, anh lành, em để, chồng có nghĩa, vợ vâng lời. Thực hiện
đúng những chuẩn mực đạo đức ấy thì gia đình hòa thuận yên ấm, có trên có
dưới, tôn ty trật tự được đảm bảo. Theo quan điểm của Nho giáo thì gốc có
vững thì cây mới bền, "gốc loạn mà ngọn trị là không có ". Vì vậy, ngoài những
chuẩn mực đạo đức cho từng mối qua hệ đó, còn có biết bao nhiêu những quy
định cụ thể, tỷ mỷ, hà khắc và phức tạp khác trói buộc con người vào mạng lưới
những quy phạm đạo đức Nho giáo nhằm buộc họ phải tự giác và ngoan ngoãn
thực hiện.
1 Hiếu đễ trong Nho giáo
Nho giáo cũng đã xác định rõ nội dung của nó. Từ chỗ coi "hiếu đễ là gốc
của đức nhân", Nho giáo đã khẳng định rằng hiếu, để là hạt nhân của nội dung
giáo dục. Con người cho đến tuổi trưởng thành khi đã có cương vị tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ, cũng vẫn cần phải thường xuyên tu dưỡng, trau dồi hai đức
gốc ấy. Thông thường, "hiếu" được hiểu là đạo nghĩa đối với cha mẹ, "để" là
đạo nghĩa đối với đàn anh. Nhưng ý nghĩa của "hiếu, để" còn to lớn hơn khi nó
được thể hiện trong nước và thiên hạ. Vì vậy, Nho giáo khẳng định rằng con
người cần phải học đạo. "hiếu, để" để biết cách ăn ở, cư xử cho đúng phép.
Trong nhà trường Nho giáo, việc giảng dạy "hiếu, để" được coi trọng và đặt lên
hàng đầu nhằm đạt mục đích là duy trì, bảo đảm trật tự của xã hội phong kiến,
Qua "Tứ thư, ngũ kinh" có thể nêu lên mấy nét lớn trong nội dung của chữ
"hiếu" trong quan niệm về giáo dục trong gia đình như sau:
Thứ nhất, Nho giáo coi việc phụng dưỡng cha mẹ và giữ gìn bản thân
mình luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhau. Phụng dưỡng cha mẹ không
cốt ở hình thức mà cốt ở sự tận tâm và lòng thành kính, không chỉ là công việc
phải làm khi cha mẹ còn sống mà còn là bổn phận phải làm khi cha mẹ đã qua
đời. Theo quan niệm của Nho giáo, con người càng chăm sóc, giữ gìn bản thân
mình toàn vẹn và lành mạnh bao nhiêu để phụng dưỡng cha mẹ, thì công báo
hiếu được tốt bấy nhiêu. Mạnh Tử đã phát biểu hết sức cụ thể và rõ ràng rằng:
"Việc phụng sự gì là lớn? Việc phụng sự cha mẹ là lớn. Việc gìn giữ gì là lớn?
Việc gìn giữ thân thể là lớn... Ai không phụng sự? Phụng sự cha mẹ là cái gốc
của mọi sự phụng sự. Ai không gìn giữ? gìn giữ bản thân là cái gốc của mọi sự
gìn giữ." ". Với ý nghĩa đó thì việc phụng sự cha mẹ và gìn giữ bản thân còn
quan trọng hơn cả việc phụng sự và gìn giữ quốc gia, thiên hạ. Lợi ích cá nhân
và gia đình được đặt lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc. Bên cạnh những hạn
chế cực đoan, thái quá, tư tưởng trên của Nho giáo cũng có ưu điểm là đề cao
tinh thần trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ trong việc chăm sóc và phụng
dưỡng cha mẹ.
Thứ hai, Nho giáo cho rằng người con có hiếu phải biết kế thừa, làm theo
và không thay đổi đạo đức của cha ông. Với những yêu cầu ấy, Nho giáo muốn
các thế hệ con cháu trong suy nghĩ và hành động phải nhất nhất tuân theo đạo
thánh hiền. Làm được như thế là có hiếu, không làm được như thế là bất hiếu.
Thứ ba, cách báo hiếu tốt nhất là phải cố gắng làm nên sự nghiệp lớn,
rạng danh và vinh hiển cho cha mẹ. Ở điểm này, Nho giáo đã khẳng định và rất
đề cao vai trò của "tu thân", gắn liền quá trình tu thân với sự báo hiếu cha mẹ, tu
thân là để báo hiếu được tốt hơn.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu "tề gia" là sự gìn giữ và duy trì
nề nếp gia phong, tôn ty trật tự rõ ràng theo đúng những quy định, giáo lý của
Nho giáo. Muôn tề gia tốt thì điểm cốt lõi là phải tiến hành "gia giáo" một cách
nghiêm túc, trong đó giáo dục "hiếu, để" là đặc biệt quan trọng vì nó được coi là
gốc của đức nhân, cũng như của mọi đức nói chung. Ý nghĩa của những tư
tưởng ấy của Nho giáo là ở chỗ nó đã nêu lên một cách có hệ thống, có lập luận
chặt chẽ những đạo lý làm người. Nhưng điểm hạn chế của nó là tính phiến
diện, cứng nhắc, chỉ nhấn mạnh chiều "hiếu", tức là trách nhiệm và nghĩa vụ của
con cái đối với cha mẹ. Con cái phải phục tùng, vâng lời cha mẹ một cách tuyệt
đối, máy móc, bất kể phải trái. Hiện nay, trong xã hội mới những loại tư tưởng
như vậy không còn phù hợp nữa và nó đang cản trở sự phát triển tiến bộ của lịch
sử
2 Nho giáo gắn chặt mối quan hệ giữa gia đình và xã hội
Nho giáo có chủ đích rõ ràng trong việc xây dựng những quan hệ chặt chẽ
trong gia đình và phát triển chúng thành những quan hệ trong toàn xã hội, trong
việc xây dựng những tình cảm và đức tính tốt trong gia đình, từ đó vun đắp
chúng trở thành những tình cảm và đức tốt trong đạo thờ vua, trị nước. Nho giáo
vì thế rất coi trọng việc giáo dục gia đình. Đó là trường học đầu tiên để giáo dục
con người vào xã hội, thân yêu cha mẹ mình, kế đó mà cư xử có nhân với người
đời. Cũng vì vậy, muốn đánh giá được phẩm chất của một người ở ngoài xã hội,
muốn xem có nên cân nhắc và sử dụng họ không, trước tiên người ta phải xem
tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao. Có đối xử tốt trong gia đình,
mới có thể đối xử tốt ngoài xã hội. Bậc quân tử có ăn ở hợp lý ở trong nhà, mới
có thể dạy người trong nước. Từ đó, Nho giáo khẳng định rằng sự giáo dục từ
trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong
việc trị nước.
3 Nho giáo hình thành gia đình với phụ quyền gia trưởng và trọng
nam khinh nữ:
Nho giáo nguyên thủy là đề cao gia đình phụ quyền, “quyền huynh thế
phụ” để củng cố chế độ phong kiến truyền tử. Đến Hán Nho, xuất phát từ văn
hóa du mục trọng nam khinh nữ lại càng củng cố gia đình phụ quyền gia trưởng.
Cho nên địa vị người phụ nữ trong gia đình Nho giáo chỉ là tam tòng. Ở nhà theo
cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Nho giáo d ạy ng ười ph ụ n ữ v ề nhà
chồng phải kính nhường giữ mình cho khéo đừng trái ý chồng
Còn chuẩn mực Tứ đức công dung ngôn hạnh, mà người phụ nữ cần phải v ươn
tới, chỉ là món đồ trang sức trong mỗi gia đình Nho giáo ph ụ quy ền, để r ồi t ứ đức đó
lại truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng tứ đức khác. Ng ười đàn ông thì có
thể năm thê bảy thiếp, còn người phụ nữ thì không được lấy hai ch ồng . Kể cả những
bà góa cô đơn nghèo đói, cũng không nên đi bước n ữa. Đói ch ết ch ỉ là vi ệc nh ỏ, th ất
tiết mới là việc cực lớn. Tình cảm vợ chồng là cơ sở cơ bản nhất để xây dựng gia đình
hạnh phúc, thì Nho giáo lại cho là thứ yếu. Vợ ch ết thì có th ể l ấy v ợ khác, nh ưng cha
mẹ anh em mất đi thì không thể lấy lại được. Nho giáo đặt ch ữ hi ếu đễ trên ch ữ tình
(vợ chồng) thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản xây dựng gia đình hạnh phúc.
Gia đình Nho giáo nêu cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ, nh ưng
thực chất tam cương “quân vi thần cương, phụ vi t ử c ương, phu vi thê c ương” c ũng
vẫn chỉ tuyệt đối trong gia đình thuộc về người đàn ông, bởi vì ông vua trước hết c ũng
là người chồng trong gia đình. Người đàn ông gia trưởng chỉ có s ử (sai khi ến), ch ứ
không có sự (chấp hành), sự là thuộc về vợ con, bề d ưới. Trong gia đình Nho giáo,
người phụ nữ chỉ như là cái bóng nép vào người đàn ông: ng ười cha, ch ồng, con.
Thậm chí còn bị Nho giáo xếp vào hạng người khó dạy bảo, phụ nữ là h ạng ng ười khó
dạy bảo giáo hóa
Phụ nữ chẳng những việc đình đám không được bén mảng tới, ru ộng đất công
không có xuất chia, mà đến ăn uống cũng chịu chấp nh ận thói quen ch ỉ quanh qu ẩn
trong xó bếp “vì chàng thiếp phải ăn mâm, nếu nh ư mình thi ếp qua l ần c ũng xong”.
Trong gia đình, xã hội phong kiến Nho giáo, phụ nữ là người cùng kh ổ nh ất.
Khổvìmấtquyềnyêu,khổvìkhôngcó quyền thừa kế tài sản, khổ vì địa vị thấp kém trong
gia đình ngoài xã hội, khổ vì phải học để sai khiến chứ không phải để cho biết....
4 Nho giáo xây dựng chủ nghĩa gia đình
Từ quan điểm huyết thống, Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa
những thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ. Nho giáo kêu gọi họ
yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khuyến khích nhau giữ gìn danh dự và phát huy
truyền thống của gia đình, của dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày,
những lời răn dạy của cha ông với những gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đến
các đời con cháu. Việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắn liền với việc thờ
cúng tổ tiên trong họ, việc xây dựng nhà thờ, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép
gia phả... đều góp phần làm khăng khít thêm các mối quan hệ trong gia đình, gia
tộc.

V. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO VỚI GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG
1. Ảnh hưởng tích cực
Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh và bảo
vệ chủ quyền dân tộc.
Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo
Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, ham học tập để phò Vua giúp nước. Nhiều ý
nghĩa giá trị của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã được quần chúng nhân
dân sử dụng trong nền đạo đức của mình. Ví dụ như: (Tiểu Luận: Nho giáo và
ảnh hưởng của nho giáo ở Việt Nam)
Thiết lập được kỷ cương và trật tự xã hội. Nho giáo với các tư tưởng
chính trị – đạo đức như “Chính danh”, “Nhân trị”, “Nhân chính” luôn luôn là
bài học quý giá và được vận dụng trong suốt lịch sử Việt Nam.
VD: Lịch sử Việt Nam có rất nhiều nhà nho có phẩm hạnh, khí tiết cao
như: Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Đặng Nguyên
Cẩn,..
--> Những nhà nho này, dù lúc bình thời hay khi vận nước gian nan, vẫn
tỏ rõ khí tiết và phẩm hạnh, đồng thời có thái độ và hành động vì nước, vì dân.
1.1. Về tín ngưỡng:
-Nhà nho Việt Nam coi Nho giáo như là tôn giáo; gạt bỏ, bài xích các tôn
giáo khác ngoại trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích,
như lòng tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên... Vì vậy, trong
Nho giáo là tôn giáo của đàn ông người Việt, bên cạnh các tôn giáo dành cho
các bà các cô như đạo Phật, đạo Mẫu...
1.1.2. Về phong tục:
-Sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các
phong tục vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma. Trong
thời trung đại, các phong tục này đều lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa
Hán làm chuẩn mực. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều người
viết sách mô tả các phong tục và nghi thức ấy trong văn hóa Việt Nam hiện đại
như thể chúng là bản sao của phong tục Trung Hoa trung đại! Thật ra, bên cạnh
các phong tục hôn nhân, phong tục tang ma theo hình mẫu của Nho giáo và văn
hóa Hán trước đây, người Việt ở các vùng miền khác nhau và các tôn giáo ở
Việt Nam đều có cách thức riêng để thực hiện các phong tục ấy.
1.1.3. Về văn học và nghệ thuật:
- Góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa, chiếu, biểu,
luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ
Đường luật, phú, từ, đối...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ
Nho giáo, các tác phẩm văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Những sản phẩm ấy làm thành dòng văn học nghệ thuật quan phương chính
thống, tồn tại song hành với dòng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian.
2. Ảnh hưởng tiêu cực
-Nho giáo suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết
học. Nó thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong kiến trong
lịch sử. Nho giáo góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá lâu chế độ phong
kiến ở á Đông nói chung và ở Việt nam nói riêng.
-Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát
triển ở Việt nam. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã biến
thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng. Nho giáo
không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên bởi phương pháp
giáo dục thiên lệch của Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo đức, học và dạy làm
người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ thuật. Những mặt tiêu cực đó
phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho giáo ở nước ta. (Tiểu Luận: Nho
giáo và ảnh hưởng của nho giáo ở Việt Nam)
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam thì tư tưởng chính
trị – đạo đức của Nho giáo có ảnh hưởng trên các mặt sau:
Trên lĩnh vực xã hội: Nó có tác dụng ổn định kinh tế – chính trị để phát
triển kinh tế. Đó là điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt
nam.
( Về xã hội, quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã chà đạp phụ nữ
Việt Nam xuống đất đen. “Đạo” mà Nho giáo dành cho người phụ nữ là đạo
tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. “Đức” mà Nho
giáo dạy cho phụ nữ là tứ đức: “Công, dung, ngôn, hạnh”. Tất cả là để cho
người phụ nữ làm tròn chức trách phục vụ đàn ông. Đã thế, nền giáo dục và
khoa cử theo Nho giáo cũng chỉ dành cho nam giới; gần 100% phụ nữ Việt Nam
bị gạt ra ngoài, chỉ được thụ hưởng giáo dục gia đình, giáo dục dân gian, rất
hiếm người được học chữ, học hỏi kiến thức qua Nho giáo. Vì vậy mà trong
suốt thời trung đại, toàn bộ việc làng, việc nước là việc của đàn ông. Việc của
phụ nữ chỉ là “tề gia, nội trợ”, có thể kiêm thêm việc chạy chợ, chạy đồng, đầu
tắt mặt tối, nhưng không vì thế mà địa vị trong gia đình, xã hội của họ được
nâng lên. )
Trên lĩnh vực chính trị – đạo đức: Ngày nay áp dụng những tư tưởng của
Nho giáo, kế thừa những mặt tích cực của nó để đạt mục tiêu ổn định kinh tế, xã
hội; đặc biệt chú trọng Nho giáo cổ đại (Khổng Tử) chứ không phải Nho giáo
sau này (chỉ nhấn mạnh quan hệ một chiều). Đảm bảo nhìn nhận vấn đề một
cách hợp lý, duy trì vấn đề phê phán đúng lúc, đặt vấn đề dân chủ trong việc áp
dụng những tinh hoa tích cực. Trong kinh doanh phải biết trọng chữ tín, lấy chữ
tín làm đầu, trong đó có một vấn đề rất quan trọng là phải quan tâm đúng mức
đến chất lượng sản phẩm.
VI. NHO GIÁO TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Quan hệ trong gia đình có sự biến đổi khá phức tạp. Đặc biệt gần đây lại
xuất hiện khuynh hướng trở lại với nhiều nề nếp cũ của gia đình theo chiều
hướng tích cực. Đó là quan tâm hơn đến việc xây dựng gia đình và giáo dục con
cái, điều mà trước đây Nho giáo đặc biệt quan tâm; xây dựng lại nhà thờ, sửa
sang lại mồ mả, tổ tiên, lập lại gia phả, đi lại thăm hỏi tìm người trong họ, bày
tỏ tình cảm sẵn sàng cưu mang lẫn nhau…
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ lại nảy sinh rất nhiều
hiện tượng tiêu cực trong quan hệ giữa người với người, ở ngoài xã hội cũng
như trong mỗi gia đình
Gia đình Việt Nam, trong thời kỳ đất nước đổi mới có những yếu tố cũ,
yếu tố mới đan xen lẫn nhau không còn chữ hiếu mù quáng như xưa, nhưng lại
không ít hiện tượng con cái hỗn láo với cha mẹ. Bệnh gia trưởng độc tôn, độc
đoán giảm nhiều nhưng có nhiều biểu hiện gia tăng sự vô trách nhiệm của các
bậc cha mẹ, không những không quan tâm chăm sóc mà còn làm hư hỏng con
cái bởi sự hư hỏng của chính mình. Trong việc xây dựng gia đình hòa thuận,
dân chủ, bình đẳng có nhiều tiến bộ. Vẫn còn giữ được tình nghĩa vợ chồng
chung thủy truyền thống Việt Nam, song cũng đã xảy ra những cảnh gia đình
lục đục vợ chồng đánh chửi nhau, sống buông thả và bất chính, yêu thương giả
dối và lăng nhăng bồ bịch..
Nảy sinh những hiện tượng tham nhũng trong bộ máy nhà nước, những
hành vi trộm cắp và tàn bạo trong xã hội. Đã dần dần xấu đi những quan hệ
truyền thống giữa cha con, chồng vợ, anh em trong phạm vi gia đình.Nếu gia
đình cũ đã thu hẹp chữ hiếu vào quan hệ với bố mẹ trong gia đình thì gia đình
Việt Nam ngày nay lại mở rộng chữ hiếu thành tình cảm mãnh liệt đối với tổ
quốc và nhân dân. Chữ trung của gia đình Việt Nam ngày nay không còn là chữ
trung đối với vua chúa và đối với ông chủ bóc lột nữa mà đã trở thành chữ trung
đối với tổ quốc. Chính vì lẽ trên mà cuộc cách mạng xã hội ở Việt Nam lại gắn
liền với cuộc cách mạng trong gia đình, gắn liền với việc giải phóng mọi
thànhviên trong gia đình nhất là phụ nữ và thanh niên ra khỏi lễ giáo khắc
nghiệt và sự độc đoán của người gia trưởng theo tinh thần của Nho giáo. Tình
cảm của gia đình có thể coi như tình cảm sâu sắc đầu tiên của con người, nhưng
tình cảm ấy lại phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện, không
phải do sự áp đặt quyền lực chính trị trong gia đình. Tình cảm sâu sắc trong gia
đình tất yếu dẫn tới những tình cảm đối với bà con thân tộc, với dòng họ lớn và
nhỏ. Nhưng những tình cảm ấy không thể dẫn tinh thần ích kỷ, cục bộ, bản vị,
chỉ biết chăm lo cho lợi ích riêng tư, thiên vị và che đậy cho lợi ích riêng của
gia đình, thiên vị và che đậy cho bà con anh em, kéo bè cánh trong dòng họ để
đối lập lại với lợi ích công cộng của địa phương, của xã hội. Gia đình Việt Nam
xây dựng những quy tắc mới, bảo đảm những quan hệ lành mạnh và có kỷ
cương giữa các thành viên trong gia đình. Ở đây những tình cảm lành mạnh và
sâu sắc thể hiện qua những quan hệ chung thủy thân yêu, chăm lo cho sự tiến bộ
của nhau về đạo đức và tài năng, phục vụ cho lý tưởng cao cả của dân tộc. Tình
cảm ấy không giống như ngày xưa thể hiện ra bên ngoài qua thái độ khúm núm
của người dưới và hống hách của người trên. Đó là sự khúm núm và hống hách
mà chế độ phong kiến đã đòi hỏi trong quan hệ giữa tầng lớp vua quan thống trị
và các tầng lớp nhân dân bị thống trị.

You might also like