You are on page 1of 13

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


-------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

DIỆN MẠO VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN


VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên: TRẦN KHÁNH HÀ


Mã số sinh viên: 2051100009
Lớp : QUẢNG CÁO K40

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
-------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

DIỆN MẠO VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN


VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên: TRẦN KHÁNH HÀ


Mã số sinh viên: 2051100009
Lớp : QUẢNG CÁO K40

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


1

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 2


I. Đặt vấn đề ............................................................................................... 2
II. Tính cấp thiết ......................................................................................... 2
B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 2
I. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 2
II. Giới thiệu chung ..................................................................................... 2
III. Tôn giáo tín ngưỡng ........................................................................... 3
III. Văn họa nghệ thuật ............................................................................ 4
1. Văn học ................................................................................................ 4
2. Kiến trúc ............................................................................................... 5
3. Văn nghệ .............................................................................................. 7
IV. Giáo dục ............................................................................................... 7
V. Ảnh hưởng của văn hóa thời Lý – Trần đến văn hóa Việt Nam giai
đoạn hiện nay. ............................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11
2

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước có nền lịch sử lâu đời, trải qua thăng trầm của các
thời đại. Mỗi thời đại lại có những đặc trưng văn hóa riêng. Tuy nhiên triều đại
nhà Lý – Trần là triều đại mà nền văn hóa Đại Việt lúc bấy giờ phát triển nhất,
mang dấu ấn mạnh mẽ đến tận bây giờ.
II. Tính cấp thiết
Triều đại Lý – Trần phát triển mạnh mẽ các khía cạnh văn hóa so với các
triều đại trước, có nét đặc trưng riêng. Các khía cạnh văn hóa ấy còn ảnh hưởng
đến ngày nay. Vì vậy, việc tìm hiểu về diện mạo văn hóa Đại Việt thời Lý –
Trần là cần thiết. Việc tìm hiểu này chính là đi tìm hiểu cội nguồn văn hóa của
ta – những người con của đất nước Đại Việt.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Bối cảnh lịch sử
Nhà Lý được thành lập khi Lý Công Uẩn thay ngôi của Lê Long Đĩnh.
Theo như sử sách ghi lại, tháng 10 năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các con
của ông còn quá nhỏ, quan Điện tiền Chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng
hộ của chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế,
các quan trong triều đình đều nhất trí suy tôn ông.
Cuối thế kỷ XII, nhà Lý suy yếu. Các thê lực phong kiến nổi dậy chống
lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để chống lại các lực
lượng nổi loạn . Năm 1226, vua Lý Chiêu hoàng phải nhường ngôi cho chồng
là Trần Cảnh, nhà Trần bắt đầu được thanh lập từ đây.
Lý – Trần là triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng là
triều đại phát triển hưng thịnh nhất về khía cạnh như kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hóa, giáo dục…
II. Giới thiệu chung
Cùng với sự lớn mạnh của kinh tế, chính trị thì triều đại Lý - Trần cũng là
triều đại phát triển nhất về văn hoá xã hội. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng nhận
định:"Nước Nam ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh".
3

Triều đại Lý - Trần với mong muốn độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền
quốc gia nên không nhưng đọc lập về vị thế chính trị mà còn độc lập cả về văn
hoá. Trần Nghệ Tông từng nói:" Nam Bắc đều chủ nước Mình, không phải noi
nhau".
Trên cơ sở văn hoá Việt cổ, nền văn hoá thời Lý - Trần phát triển mạnh
mẽ, phong phú. Ở thời đại này, văn hoá được tiếp thu, phát triển và cải biến từ
văn hoá Á Đông Trung Hoa, văn hoá Champa phương Nam ảnh hưởng bởi Ấn
Độ trên nền văn hoá cổ của đất nước ta. Thời kỳ này văn hoá ngoại chưa du
nhập nhiều vì vậy văn hoá được chọn lọc để luyện hợp thành yếu tố nội sinh.
Triều đại Lý - Trần là thời đại pha trộn cân bằng giữa yếu Đông Á và Nam
Á. Điều này thể hiện rõ nhất ở khía cạnh văn hoá, nhất là tôn giáo.
III. Tôn giáo tín ngưỡng
Phan Huy Chú từng nói:"dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng,
không phân biệt". Câu nói của Phan Huy Chú cho thấy chính sách khoan dung
hoà hợp và sống chung hoà bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo, Phật, Đạo, Nho.
Các tín ngưỡng dân gian như thờ thần linh, vật linh, thờ mẫu tiếp tục phát
triển.
Phật giáo thời Lý - Trần là bản sắc văn hoá thời văn hoá Đại Việt. Thời
kỳ đó, Phật giáo được coi là quốc giáo. Vua thời Lý, thời Trần đều rất chuộng
Phật giáo. Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, được trang hoang, chăm sóc
cẩn thận. Nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xâu dựng vào thời này như chùa Diên
Hựu (Một Cột), Phật Tích, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử... Nơi
nào cô dân thì chùa chiền mọc lên. Dân chúng đông đảo đi theo Phật giáo, dân
chúng quá nửa làm sư. Tuy nhiên vào Thời Lý - Trần có rất nhiều vị thiền sư
nổi tiếng có vai trò quan trọng trong chính trị xã hội như nhà sư Vạn Hạnh,
Viên Thông, Từ Đạo Hạnh... Có nhiều người quý tộc quy cửa phật bao gồm
hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung.
Đạo Phật có 3 tông phái chính là Tịnh Độ tông thờ đúc Phật a di đà chú
trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến nhất với dân chúng; Mật tông là
phương pháp có sử dụng nhiều phép lạ; Thiền Tông là tông phái từ lâu đời,
4

được mọi người theo với tư tưởng "Phật tại tâm". Có 2 phái Thiền Tông chính
là phái Trúc Lâm và Thảo Đường. Phật giáo Việt Nam thời kỳ này với tinh thần
tùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên
đã sản sinh ra những thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hoà nhập với cuộc
đời. Điều này còn cắt nghĩa tại sao ở ta thời nào cũng có những vị thiền sư tận
tuỵ hy sinh cho đất nước, cho dân tộc và nhiều ngôi chùa lại thờ các vị anh
hùng cứu nước, anh hùng văn hóa.
Bên cạnh Phật giáo thì Đạo giáo cũng được coi trong trong thời Lý - Trần.
Các đạo sĩ được triều đình mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung
làm lễ trừ ma, diệt quỷ, làm phép cầu chống hạn hán, trừ sâu lúa, quốc thái dân
an, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Nhiều Đạo quán cũng đước xây dưng
lên. Cùng với Nho giáo, Phật giáo đã được đưa vào nội dung của kỳ thi Tam
giáo.
Phật giáo có vị chủ đạo trong xã hội ở triều đại Lý - Trần, tuy nhiên Nho
giáo với tư cách học thuyết chính trị – đạo đức cũng đã dần khẳng định ưu thế
của mình trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý xã hội và ảnh hưởng sâu
sắc trong xã hội phong kiến tập quyền Việt Nam. Thời Lý Nho giáo được nhà
nước công nhận nhưng vẫn khá khiếm tốn. Qua đến thời Trần Nho giáo phát
triển hơn. Có nhiều trường Nho học mở ra hơn, khoa cử cũng tổ chức thường
xuyên hơn. Phật giáo và Nho giáo được dung hoà cho nhau trong chính trị.
Tầng lớp Nho sĩ phát triển, có những gương mặt nổi bật, dần được đóng vai trò
quan trọng.
Cuối thời Trần, chính trị xã hội trở nên phức tạp. Các Nho sĩ người thì ủng
hộ việc truyền đạo, người thì bài xích, lên án Phật giáo. Nhóm Nho sĩ Lê Quát
và Phạm sự mạnh kiến nghị triều đình cải cách Nho hoá bộ máy. Nhưng kiến
nghị này lại vấp phải sự không đồng tình của các vị vua nhà Trần.
III. Văn họa nghệ thuật
1. Văn học
Văn học thời Lý - Trần phản ánh tư tưởng, tình cảm con người thời đại.
Văn học thời kỳ này mang yếu tố tích cực, lạc quan về cuộc sống, chịu ảnh
5

hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Văn học có hai thể loại chính là văn học Phật
giáo và văn học yêu nước dân tộc.
Hầu hết các tác phẩm văn học thường đi theo thiền phái Thiền Tông. Có
rất nhiều tác phần bàn về khái niệm sắc - không, tử - sinh, hưng vong, quan hệ
Phật và tâm, đạo và đời, con người và thiên thiên nhiên, phản ánh những lí lẽ
của cuộc đời, sự lạc quan của cá nhân với cuộc sống và thế thời. Rất nhiều quý
tộc, tri thức vua quan viết về phật giáo trong văn học như cuốn Khoa Hư Lục
của Trấn Thái Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung, Thiền Lâm
thiết chuỷ ngữ lục của Trần Nhân Tông...
Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong
thơ văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng
trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý
Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Phú sông Bạnh Đằng của
Trương Hán Siêu...
Thời Lý - Trần chữ quốc ngữ là chư Nôm trở nên phổ biến hơn. Nó bắt
đầu xuất hiện trong các tác phẩm văn học thường xuyên hơn. Một số tác giả
biết đến khi dùng chữ Nôm là Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi...
2. Kiến trúc
Thời Lý - Trần để lại nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Thành Thăng
Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoảng thành và Cấm thành) là công trình kiến
trúc lớn thời Lý – Trần. Hoàng thành mở ra 4 cửa: Tưởng Phủ (Đông), Quảng
Phúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc). Thời Lý có các điện Cản
Nguyễn (sau đổi thành Thiên An), Tập Hiền, Giảng Võ, các cung Long Thụy,
Thuỷ Hoa, lầu Chính Dương coi giờ giấc, điện Long Trì đặt chuông thỉnh
nguyện ngoài thềm. Thời Trần có các cung điện Quan Triều (vua ở), Thánh Từ
(Thượng hoảng ở), Thiên An (vua làm việc), Tập Hiền (tiếp sứ), Diên Hồng
(mở hội nghị....). Hòa vào các cung điện là một cảnh quan thiên nhiên được bố
trí lộng lẫy và xứng hợp như các hổ, ngòi, vườn tược, cầu cổng, vườn bách thảo
bách thú v.v...
6

Đầu thời Trấn, Phùng Tá Chu là người giữ trọng trách xây dựng khu cung
điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trưởng (Nam Định), được coi như một kinh đô
thứ hai. Nổi tiếng nhất là hai cung Trùng Quang và Trung Hoa. Chung quanh
còn có các khu biểu diễn nghệ thuật (múa hát, bơi thuyền, đánh cờ, múa bông)
và khu kinh tế (chăn nuôi, chế biển, làm đồ gốm). Gạch ngói ở đây được in
dòng chữ “Thiên Trường phủ chế”.
Bên cạnh các cung điện nguy nga thì triều đại Trần - Lý còn có các lăng
mộ với kiến trúc đặc sắc. Nhà Lý có khu sơn lăng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), nhà
Trần có khu lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình) và An Sinh (Đông Triều), với
nhiều tượng đá khắc họa hình người và muông thủ. Các dinh thự của quỷ tộc
đời Trần xây dựng ở các địa phương trấn trị, một số có quy mô đồ sộ, như phủ
đệ của Trần Quốc Khang Ở Diễn Châu (Nghệ An).
Thời Lý - Trần do phật giáo phát triển nên chùa chiền được quan tâm, xây sửa.
Kiến trúc của những ngôi chùa rất đẹp, trong đó phải kể đên chùa Diên Hữu
(Một Cột). Tháp Phật được biến cách từ kiến trúc stupa ở Ấn Độ là kiến trúc
phổ biến thời Lý - Trần.
Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý-Trần có các loại tượng. chuông, vạc,
các bức phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tử Phối được bảy
trong Văn Miễu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá
Adiđà ở chùa Phật Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm. Năm
1231, triều đinh đã xuống chiếu sai tô tượng Phật để thờ ở tất cả những nơi có
đỉnh trạm (trạm nghỉ dọc đường). Năm 1256, sai đúc 330 quả chuông. Những
chuông đồng nổi tiếng là chuông chùa Sùng Khánh Báo Thiên (nặng 12000
cân) và chuông Quy Điển khổng lồ ở chùa Diên Hựu. Vạc đồng lớn ở chùa Phổ
Minh cũng là một sản phẩm đúc nổi tiếng, được người Trung Quốc xếp vào
danh mục “An Nam tử đại khỉ” (chòm tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền, vạc
Phổ Minh, tượng Quỷnh Lâm).
Các bức phù điêu đời Lý- Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng
Phật giáo (toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình
tượng rồng uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khoẻ khoắn). Các bức phù
7

điêu chạm khắc gỗ nổi tiếng ở chùa Thái Lạc và chùa Phổ Minh. Tại khu lăng
vua Trần, có nhiều tượng người và thú vật bằng đá. Trong điêu khắc Lý- Trần,
có ảnh hưởng của nhiều yếu tố mỹ thuật Champa.
Gốm sứ thời Lý - Trần tuy đơn giản nhưng rất chi tiết, sắc nét tạo và rất
tinh khiết, thanh cao. Gốm sứ thời này bao gồm các dạng men như men đàn
hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh.
3. Văn nghệ
Nghệ thuật triều đại Lý - Trần phát triển phong phú, đa dạng, có sự giao
thoa giữa văn hoa Nam Á và Đông Á. Trong thời kỳ này có rất nhiều loại nhạc
cụ xuất hiện. Trong các buổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có biểu diễn ca vũ của
các đào, kép. Trong các buổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có biểu diễn ca vũ của
các đào, kép. Bên cạnh đó, ở triều đại này nghệ thuật múa rối nước cũng vô
cùng phát triển.
IV. Giáo dục
Dưới thời Lý – Trần, giáo dục phát triển và có những bước tiến nhất định
so với các triều đại trước. Nho giáo và giáo dục khoa cử Nho giáo phát triển,
tạo cơ hội cho nhưng nhân tài của đất nước.
Năm 1070, nhà Lý thành lập Văn Miếu để làm nơi dạy riêng cho Hoàng
Thái Tử. Năm 1076, mở trường Quốc tử Giám với mục đích dành cho con em
của quan liêu quý tộc lúc bấy giờ. Có thể nói về mặt giáo dục dưới thời Lý vẫn
còn những hạn chế nhất định.
Sau khi nhà Trần thay thế thì giáo dục có bước tiến nhất định và được cải
thiện hơn. Quốc Tử Giám lúc này có tên gọi mới Quốc tử viện (Quốc học viện)
đã mở rộng đối tượng được học tập. Năm 1236, đặt chức Thượng Thư tri Quốc
Tử viện đưa con em văn thần và tụng thần và tụng thần vào học. Năm 1253,
nhà nước cho sửa sang Quốc học viện, cho người đắp tượng Khổng Tử, Mạnh
Tử, Chu Công, vẽ tranh Thất nhập nhị hiện để thờ, xuỗng chiếu với các Nho sĩ
trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu
tìm hiền tài làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ
thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách .
8

Thời Trần, ngoài Quốc tử viện còn một số trường học Nho khác như
trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư viện (chùa Phật tích), trường
của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường Cung Hoàng của Nho sĩ Chu
Văn An. Năm 1397, sai đặt nhà học và chức học quan ở các lộ phủ địa phương
với mục đích giáo hóa dân chúng , dạy bảo học trò thành tài, chọn người ưu tú
tiến cử lên triều đình.
Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở
khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là
người đỗ đầu Thái học sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau
này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa
ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một
âm mưu chống Nho học của các thế lực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình
hoãn lại. Cả triều Lý có 3 khoa thi. Năm 1195, nhà Lý có mở khoa thi Tam giáo
(Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần.
Về khoa cử, thời Trần tổ chức quy củ hơn, 7 năm 1 lần. Cả thời Trần có
tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại
khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3
người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Có
một thời gian nhà Trần chia thành 2 loại trạng nguyên là Kinh Trạng nguyên
và Trại Trạng nguyên (dành cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị tân khoa được
nhà vua trọng đãi, ban mũ áo, dự yến tiệc, dẫn đi thăm kinh thành Thăng long
trong vòng 3 ngày.
Trình tư và nội dung của các khoa cử thời nhà Trần gồm 4 kỳ: ám tả cố
văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách.
V. Ảnh hưởng của văn hóa thời Lý – Trần đến văn hóa Việt Nam
giai đoạn hiện nay.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dưới mỗi triều đại lại có một văn hóa đặc
trưng riêng nhưng không thể phủ nhận nền văn hóa ở triều đại Lý – Trần là nền
văn hóa đặc sắc, văn minh, phát triển nhất. Nó để lại dấu ấn sâu đậm nhất đối
9

với hậu thế và đến cả văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – một giai
đoạn hiện đại, tiếp xúc, học hỏi từ nhiều nền văn minh khác nhau.
Đầu tiên phải nói đến tôn giáo tín ngưỡng. Ở Việt Nam tin ngưỡng thờ thần
linh, thờ mẫu vẫn luôn được bảo tồn và phát triển. Người dân làng chài ở Việt
Nam vẫn luôn giữ tập tục đi biển thờ cá ông, và luôn quan niệm “có thờ có
thiêng có kiêng có lành”, đủ để biết tín ngưỡng thờ thần linh từ thời Lý – Trần
vẫn luôn tồn tại. Tin ngưỡng thờ mẫu là tín ngưỡng mà đến nay vẫn được giữ
gìn văn hóa ấy, các ngôi đền thờ mẫu vẫn luôn được dân chúng chăm chút,
thường xuyên đến lễ bái thắp nhang, những ngôi đền thờ mẫu ngày nay còn tồn
tại như Phủ Tây Hồ ( Hà Nội), đền Nguyên Phi ỷ Lan (Hà Nội), đền Mẫu Hưng
Yên, đền Thiên Hậu (Hưng Yên), đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn), đền Quốc
Mẫu Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Đền Mẫu Đầm Đa (Hòa Bình), Phủ Dầy (Nam
Định)…
Phật giáo là tôn giáo phổ biến của Việt Nam hiện nay. Ngày nay chùa
chiền được tu sửa khang trang bởi vì ở thời điểm hiện tại con người ta bắt đầu
coi trọng hơn yếu tố tinh thần, đến chùa – đến cửa Phật con người ta sẽ thấy
tâm hồn nhẹ nhàng, những bực dọc, nỗi nặng lòng trong cuộc sống hiện đại
được gột bỏ. Phật giáo con giảng dạy con người ta cách sống đẹp không sân si,
sống với lòng vị tha. Phật giáo dạy chúng ta cách làm người. Thời Lý – Trần
Phật giáo là Phật giáo đại thừa hay thường gọi với tên khác là Bắc Tông thì
ngày nay ở Việt Nam đại đa số miền Bắc vẫn giữ truyền thông đi theo Phật giáo
Đại thừa còn một số khu vực miền Nam Phật giáo họ theo là tiểu thừa. Tuy
Nhiên dù thế nà thì Phật giáo xưa hay nay đều hướng con người đến sự tích cực
trong cuộc sống.
Đạo giáo tuy ngay này không còn phổ biến như thời Lý – Trần nhưng nó
vẫn còn tồn tại. Ở Việt Nam Đạo giáo hòa trộn với một số tôn giáo khác như
đạo Phật.
Nho giáo tác động đến văn hóa của Việt Nam không chỉ ở quá khứ mà bao
gồm cả hiện tại. Nho giáo giáo dục con người về đạo đức, về cách sống tử tế
không hổ thẹn với đời. Nho giáo vốn dĩ là hệ tư tưởng thấm nhuần trong con
10

người Việt Nam từ nhiều thế hệ, vì thế, mọi hành động trong cuộc sống hằng
ngày mà chúng ta làm hay chứng kiến đều mang tính chất của Nho giáo. Cũng
giống như Phật giáo Nho giáo hướng con người đến những điều tốt đẹp trong
con người mình và 3 chữ “chân, thiện, mỹ”.
Sự ảnh hưởng của văn hóa thời Lý – Trần đến văn hóa Việt Nam hiện nay
phải kể tới tiếp nữa là nghệ thuật. Vào thời Lý – Trần có sự du nhập của các
nhạc cụ như tiu, cảnh, chuông, mõ thì đến nay chuông, mõ vẫn được sử dụng
đặc biệt là mõ thường được sử dụng khi hát chầu văn. Bên cạnh đó nghệ thuật
múa rối nước vẫn được các nghệ nhân giữ gìn bảo tồn. Đặc biệt múa rối nước
được rất nhiều khách du lịch, những người bạn quốc tế đến Việt Nam yêu thích.
Về kiến trúc và gốm sứ được thể hiện rõ nhất ở các công trình kiến trúc
thời Lý – Trần còn tồn tai đến ngày hôm nay , điển hình là chùa Một Cột, Văn
Miếu Quốc Tử Giám. Đây là những địa điểm thăm quan nổi tiếng, tạo nên sự
đặc trưng cho vẻ dẹp của Việt Nam.
Có thể thấy, dưới triều đại Lý – Trần, văn hóa phát triển vô cùng phồn
vinh, đa dạng ở mọi khía cạnh và ảnh hưởng không ít đến văn hóa của Việt
Nam sau nay. Cũng chính nền văn hóa được gìn giữ từ thời Lý – Trần đã tạo
nên một nền văn hóa Việt Nam ngày nay có cả chiều dài và chiều sâu của lịch
sử, tạo nên nét đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam.
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Nhà Lý - Wikipedia.com -
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_L%C3%BD
 Nhà Trần - Wikipedia -
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Tr%E1%BA%A7n
 Nhận diện kiến trúc Việt Nam thời Lý Trần qua tư liệu khảo cổ -
Dantri.com.vn - https://dantri.com.vn/van-hoa/nhan-dien-kien-truc-
viet-nam-thoi-ly-tran-qua-tu-lieu-khao-co-20160224063012881.htm
 Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc văn hóa Đại Việt - Phatgiao.org.vn
- https://phatgiao.org.vn/phat-giao-thoi-ly-tran-voi-ban-sac-van-hoa-
dai-viet-d48679.html
 Sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý – Trần - Trungtamtongiao.vn -
http://www.trungtamtongiao.vn/su-phat-trien-cua-nho-giao-thoi-ky-ly-
tran/867
 Văn hóa Lý – Trần - Wikipedia.com -
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_L%C3%BD%
E2%80%93Tr%E1%BA%A7n

You might also like