You are on page 1of 6

Phần 1: Tên đề tài nghiên cứu:

"Chiến lược truyền thông về đại dịch Covid-19 trên truyền hình ở Việt Nam hiện
nay"
Phần 2: Lý do chọn đề tài:
Đã hai năm kể từ ngày đầu xuất hiện, đại dịch Covid-19 thực sự trở thành
một cơn bạo bệnh kinh hoàng khiến cả thế giới lao đao, rơi vào khủng hoảng trầm
trọng. Trong diễn đàn Việt Nam và thế giới 2020 với chủ đề: “Đại dịch COVID-19
và những tác động cơ bản đối với thế giới”, TS Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ví dịch bệnh này như “một thảm họa y
tế tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua”, nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực của
virus Corona tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là gây ra cái chết
thương tâm cho hàng triệu người bệnh vô tội và làm tổn hại nặng nề tới nền y tế
tiên tiến thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng ấy khi ghi nhận gần 1
triệu ca nhiễm và hơn 20.000 ca tử vong (tính đến 15h ngày 04/11/2021), cùng với
đó là những tổn thất nặng nề về kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Trước tình hình dịch bệnh luôn có chiều hướng gia tăng và phức tạp, việc cung
cấp, cập nhật nhanh chóng, đầy đủ thông tin, kiến thức cũng như nâng cao ý thức
của toàn thể nhân dân trong phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ vô cùng cần thiết
và cấp bách của đội ngũ những người làm công tác truyền thông, tuyên truyền tại
Việt Nam. Các chiến dịch truyền thông về Covid-19 trên các phương tiện truyền
thông đại chúng cũng từ đó mà ra đời dưới sự chỉ đạo của các bộ, ban, ngành đã và
đang đạt được những hiệu quả truyền thông nhất định. Đặc biệt là các chiến dịch
truyền thông về đại dịch trên các kênh truyền hình.
Phần 3: Tình hình nghiên cứu:
Công tác phòng chống dịch Covid – 19 luôn được Việt Nam quan tâm và đặt ưu
tiên hàng đầu. Kể từ khi có ca dương tính đầu tiên, nước ta luôn tích cực trong việc
phòng, chống dịch bệnh. Ở hai đợt dịch đầu, chúng ta đã thực hiện rất nghiêm túc
và hiệu quả theo phương châm “chống dịch như chống giặc”, cả nước cùng chung
tay khiến tình hình nhanh chóng được kiểm soát. Việt Nam là tấm gương sáng
được nhiều nước trên thế giới ca ngợi và học tập theo. Ngoài những trường hợp
dương tính với SARS-CoV-2 qua những chuyến bay về từ nước ngoài, được đưa đi
cách ly ngay tại các bệnh viện dã chiến hoặc các cơ sở y tế ngay sau khi nhập cảnh,
thì hầu như chúng không có những chùm ca siêu lây nhiễm từ cộng đồng.
Tuy nhiên do chưa duy trì được sự tự giác và tính cảnh giác cao độ, một số địa
phương chưa siết chặt các quy định chống dịch, khiến tình hình lây nhiễm trong
cộng đồng hai đợt dịch gần đây căng thẳng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tình
trạng tin giả xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội, đã gây ra những hoang
mang không đáng có cho người dân. Trước tình hình này, việc đưa ra chiến lược
truyền thông về đại dịch Covid trên các phương tiện thông tin đại chúng có độ phủ
sóng cao như truyền hình là vô cùng cấp thiết.
Trên thực tế, đã từng có những bài báo phân tích, những khảo sát, đánh giá về tác
động của các chiến dịch tuyên truyền về dịch Covid-19 trên các phương tiện truyền
thông như báo in, báo mạng điện tử, truyền hình, mạng xã hội, phát thanh… đến
nhân dân Việt Nam. Một số ví dụ như:
Năm 2020, Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) đã
thăm dò ý kiến độc giả để đo lường mức độ tín nhiệm đối với truyền thông tại một
số quốc gia trên thế giới liên quan việc đưa tin về dịch Covid-19. Kết quả cho thấy,
quốc gia có mức tín nhiệm truyền thông cao nhất là Việt Nam với 89% số người
Việt Nam được hỏi tin tưởng vào truyền thông trong nước.
Theo nghiên cứu “Năng lực truyền thông của giới trẻ Việt Nam trong dịch Covid-
19”, TS. Vũ Thanh Vân, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, khảo sát hơn 1000 sinh viên và học viên sau Đại Học tại các trường
ĐH, CĐ trên phạm vi cả nước đã cho biết: Có khoảng 73.15% người trẻ tiếp nhận
thông tin về dịch Covid-19 qua truyền hình - một trong số những nguồn tin chính
thống bên cạnh Cổng thông tin của Chính phủ và Bộ Y tế. Theo đó, 40.45% người
tham gia khảo sát đồng tình với quan điểm việc đánh giá mức độ đáng tin cậy của
thông tin từ truyền thông chính thống được cho là dễ dàng hơn hẳn việc đánh giá
mức độ đáng tin cậy của thông tin từ truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội.
Nguồn: http://nguoilambao.vn/nang-luc-truyen-thong-cua-gioi-tre-viet-nam-trong-
dich-covid-19-n15478.html
Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này
vẫn còn khá hạn chế, nội dung nghiên cứu cũng chưa chuyên sâu, dữ liệu khảo sát
còn ít và thông tin đầu ra khá chung chung… Đặc biệt, gần như chưa có một
nghiên cứu khoa học cụ thể nào về các hoạt động truyền thông về dịch Covid-19
phát sóng riêng trên báo truyền hình. Trong khi đó, tại Việt Nam, có thể thấy
truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông đại chúng hàng đầu thu hút đại đa số
khán giả thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc… Kênh
truyền hình cũng rất đa dạng, không chỉ có kênh thuộc đài quốc gia mà còn bao
gồm nhiều đài phát thanh - truyền hình của các tỉnh, khu vực. Chưa kể, truyền hình
được đánh giá là một kênh truyền thông hiện đại (tích hợp nhiều yếu tố truyền
thông như hình ảnh, âm thanh...), nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác trong
việc cung cấp thông tin, phát sóng liên tục 24/7, luôn có nhiều cách truyền tải
những thông điệp truyền thông sáng tạo, ấn tượng. Các chiến dịch tuyên truyền về
phòng chống dịch bệnh trên truyền hình suốt thời gian qua đã thực sự gây được
tiếng vang lớn, góp phần quan trọng trong việc định hướng, nâng cao nhận thức
của hầu hết nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ bản thân, những người xung
quanh và có trách nhiệm hơn với xã hội qua những đợt dịch căng thẳng.
Như vậy, nghiên cứu về “Chiến dịch truyền thông về đại dịch Covid-19 trên báo
truyền hình ở Việt Nam hiện nay” vẫn là một vấn đề khá mới mẻ, chưa được khai
thác nhiều và đi sâu phân tích. Tiến hành nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp chúng
ta có cơ hội củng cố thêm kiến thức chuyên ngành, tiếp thu được những yếu tố làm
nên thành công của chiến dịch và áp dụng vào thực tế công việc sau này.
Phần 4: Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp, mục tiêu và các giá trị thực tiễn của chiến
lược truyền thông về đại dịch trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Khách thể nghiên cứu: Chiến lược truyền thông về đại dịch Covid-19 trên các kênh
truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Đối tượng khảo sát: Đài truyền hình Việt Nam VTV
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về quy mô: Các chiến lược truyền thông về đại dịch Covid-19 trên truyền
hình ở Việt Nam từ khi dịch bắt đầu vào Việt Nam (tháng 1/2020) đến hiện nay..
Phạm vi về không gian: Trên truyền hình ở Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Từ khi dịch Covid-19 vào Việt Nam (1/2020) đến nay.
Phần 5: Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Nghiên cứu nhằm khẳng định sứ mệnh và những vai trò quan trọng của chiến
lược truyền thông về đại dịch Covid -19 trên truyền hình Việt Nam đối nhân dân.
Chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại ở các chiến lược ấy đồng tời đề ra
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông nói chung và truyền thông trên
truyền hình về đại dịch Covid -19 nói riêng.
Mục tiêu:
Chương 1: Xây dựng khung lý thuyết về truyền thông, những khái niệm liên quan
tới chiến dịch truyền thông về Covid-19 trên báo truyền hình.
Chương 2: Thực trạng các chiến lược truyền thông về đại dịch Covid-19 trên
truyền hình tại Việt Nam hiện nay:
2.1. Quy trình và cách thức thực hiện; Tác động của những chiếc dịch truyền thông
này đến nhận thức và hành động của người dân.
2.2. Làm rõ những nguyên nhân, tác động của các chiến lược truyền thông về đại
dịch Covid 19 trên truyền trình Việt Nam hiện nay.
2.3. Kiểm soát vấn đề
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả truyền thông, khắc phục
những mặt hạn chế ở các chiến lược truyền thông về đại dịch Covid 19 trên truyền
trình Việt Nam hiện nay để củng cố nhận thức, nâng cao trách nhiệm phòng chống
dịch của toàn thể nhân dân.
Nhiệm vụ:
Cơ sở lý luận:
Tổng hợp, phân tích những chiến dịch truyền thông về đại dịch trên truyền hình ở
Việt Nam hiện nay.
Đánh giá và nhận xét về hiệu quả của những chiến dịch đấy đối với công tác phòng
chống dịch bệnh và công tác tư tưởng cho người dân.

Tác động của những chiến dịch truyền thông về đại dịch trên truyền hình ở Việt
Nam hiện nay.
Phân tích ưu, nhược điểm của những chiến dịch truyền thông về đại dịch trên
truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến các mặt còn hạn chế ở các chiến dịch truyền thông
về đại dịch trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Đề xuất ý tưởng, biện pháp hoàn thiện, phát triển cho các chiến lược truyền thông
tương lai về đại dịch trên truyền hình.
Phần 6: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Phần 7: Đóng góp mới của đề tài:
- Để tài tập trung nghiên cứu có hệ thống chiến lược truyền thông trên tuyền
hình về đại dịch Covid – 19 từ những ngày đầu tiên nước ta bắt đầu chống dịch cho
tới nay. Trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có các phướng hướng
lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng,
chống COVID-19 ngay từ khi dịch xuất hiện, công tác thông tin, tuyên truyền về
phòng, chống COVID-19 được triển khai hiệu quả trên tất cả các hình thức tuyền
thông như trên truyền thông qua tin nhắn SMS, truyền thông trên tất cả các loại
hình mạng xã hội, các ứng dụng trên nền tảng internet, truyền thông trực tiếp trong
cộng đồng,... và đặc biệt là truyền thông trên truyền hình Việt Nam được triển khai
rất chủ động, đồng bộ, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi và được bạn bè quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao. Đề tài sẽ làm cụ thể hơn sự thành công này bằng cách so sánh
truyền thông trên truyền hình ở Việt Nam với các quốc gia khác để chứng minh ý
kiến, đóng góp khoảng trống trong các nghiên cứu trước đó khi chưa thực sự chỉ ra
được điểm khác biệt của chiến lược truyền thông về đại dịch ở Việt Nam.
- Một đóng góp nữa của đề tài là khi nghiên cứu thành công, đề tài sẽ là một tư liệu
lưu lại cách Nhà nước thực hiện một chiến lược truyền thông xã hội trên truyền
hình hiệu quả. Từ xưa tới nay, truyền thông trên truyền hình đa số nhằm mục đích
quảng cáo, dù nêu lên nhiều vấn đề xã hội nhưng chủ yếu dưới dạng đưa thông tin
thời sự, không theo chiến lược lâu dài, cụ thể nên thường nhanh chóng bị lãng
quên, không đạt được những hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, sự thành công
của chiến lược truyền thông về Covid-19 trên truyền hình là một bước ngoặt lớn,
khẳng định truyền hình vẫn có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc truyền
thông tin minh bạch, hiệu quả, đại chúng. Từ đó, nhiều ý tưởng về việc truyền
thông những vấn đề xã hội khác trên truyền hình được nêu ra, góp phần đưa thêm
giải pháp cho những vấn đề nan giải trong cộng đồng.
- Bên cạnh việc khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt của Chính Phủ trước
tình hình đại dịch biến đổi phức tạp ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của đề tài
cũng sẽ cung cấp cho các cơ quan nhà nước những bài học kinh nghiệm hữu ích
trong việc truyền thông tiếp cận với nhân dân, qua đó vận dụng sáng tạo trong
những bối cảnh mới.
Phần 8: Kết cấu nội dung của đề tài:
Kết cấu của tiểu luận bao gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở lý luận của truyền thông về đại dịch Covid-19 trên truyền hình ở
Việt Nam hiện nay

Chương 2: Truyền thông về đại dịch Covid-19 trên truyền hình ở Việt Nam hiện
nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông về đại dịch Covid-19
trên truyền hình ở Việt Nam

You might also like