You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT



BÀI TIỂU LUẬN


KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học phần: Đại cương pháp luật Việt Nam

Đề tài:
Vai trò của Chính phủ trong chỉ đạo, điều
hành đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Trang


Mã LHP: 2111010052197 (Tiết 13-14 Thứ Năm)

Học sinh thực hiện – Nhóm 17:


21DH717943 - Ngô Thị Thùy Dương
21DH717945 - Nguyễn Thị Thùy Dương
21DH717949 - Phạm Đoàn Dự

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Tổng quan đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới..................................2

1.1. Định nghĩa COVID-19...................................................................................2

1.2. Những ca nhiễm đầu tiên................................................................................2

1.3. Diễn biến COVID-19 hiện tại ........................................................................3

2. Ảnh hưởng của COVID-19.................................................................................4

2.1. Chính trị ........................................................................................................4

2.2. Kinh tế............................................................................................................5

2.3. Xã hội............................................................................................................. 6

3. Những biện pháp được nhà nước đưa ra ..........................................................8

3.1. Các biện pháp chống dịch..............................................................................8

3.2. Các biện pháp phục hồi kinh tế ...................................................................10

4. Vai trò của nhà nước.........................................................................................12

KẾT LUẬN............................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................16


LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những thiên tai kinh hoàng mà
con người thường gặp phải như thiên tai lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường thì
dịch bệnh cũng là thiên địch của con người trên trái đất. Một trong những nguy cơ
đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người là số lượng lớn và tốc độ lây
lan nhanh chóng của các căn bệnh chết người trên toàn thế giới. Hiện nay đại dịch
COVID-19 đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 vừa qua, nước ta đã cho thế giới thấy
được tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của
đảng và khả năng điều hành tốt của chính phủ. Đây cũng chính là lý do chúng em
chọn đề tài 5 “Vai trò của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành đại dịch COVID 19 ở
Việt Nam”. Thành công này bắt nguồn từ đường lối, chính sách, khả năng đối phó
với thách thức của Đảng và đất nước ta, cũng như những nét đặc sắc của truyền
thống đại đoàn kết toàn dân tộc đã giúp Việt Nam. Đây là những yếu tố then chốt để
nước ta chiến thắng đại dịch COVID-19.

1
1. Tổng quan đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới

1.1. Định nghĩa COVID-19

COVID-19 (bệnh virus corona 2019) là một bệnh do virus có tên SARS-
CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Giống như
nhiều loại virus đường hô hấp khác, virus corona lây lan nhanh chóng qua các giọt
nhỏ mà bạn bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi bạn thở, ho, hắt hơi hoặc nói. COVID-
19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống như cảm lạnh, cúm
hoặc viêm phổi. Hầu hết những người bị COVID-19 có các triệu chứng nhẹ, nhưng
một số người trở nên nặng1.

Hình 1. Hình ảnh virus Sars-Cov-2 dưới kính hiển vi (Ảnh: NIAID)

1.2. Những ca nhiễm đầu tiên

Ngày 1/12/2019, ca nhiễm COVID-19 sớm nhất được xác định là một người
đàn ông không có triệu chứng cụ thể. Sau đó diễn biến bệnh rất phức tạp do tốc độ
lây lan của dịch bệnh rất nhanh. Ngày 31 tháng 12 cùng thời gian sau đó, 27 người
bị viêm phổi không rõ nguyên nhân hầu hết đến từ Chợ hải sản Vũ Hán Nam, Trung
Quốc được ghi nhận lại. Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) về bùng phát dịch.

1
Nguồn: https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/about-covid-19/basics-covid-
19.html

2
Ngày 13/1/2020, Thái Lan xác nhận trường hợp được xác nhận nhiễm
SARS-CoV-2 đầu tiên, cũng là trường hợp đầu tiên bên ngoài Trung Quốc. Trước
tình hình này, ngày 31/01/2020, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với
dịch viêm phổi cấp do virus SARSCov-2 chủng mới gây ra. Đồng thời chính thức
ghi nhận dịch này là đại dịch toàn cầu (pandemic) vào ngày 11/3/2021.

Tại Việt Nam, bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ghi nhận ca nhiễm đầu tiên
vào ngày 23/1/2020, hai bệnh nhân nhiễm bệnh đầu tiên đã di chuyển từ Vũ Hán
đến Việt Nam và mang theo nguồn lây nhiễm.

1.3. Diễn biến COVID-19 hiện tại (biến chủng)

Hiện nay dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp và đã lan rộng tới hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng kéo theo đó chính là nhiều loại biến chủng
mới có khả năng lây nhiễm cao hơn và hơn thế các biến chủng này có thế đe dọa
tính mạng con người. Một số biến chủng mới đã xuất hiện như là: Delta, Gamma,
Beta… Và biến chủng mới nhất là Omicron đã xuất hiện ở Việt Nam và rất nguy
hiểm.

Trên thế giới: Tính đến ngày 21/12/2021, đã thông kê được số ca nhiễm toàn
cầu là 276,28 triệu người mắc bệnh, tổng số ca chết xấp xỉ 5,37 triệu người qua đời.

Hình 2. Diễn biến số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới, tính đến ngày
21/12/2021 (Ảnh: Đại học Johns Hopkins, cập nhật ngày 22/12/2021)
3
Tại Việt Nam: Tính đến ngày 21/12/2021, đã thống kê được số ca nhiễm là
1,57 triệu người mắc bệnh, tổng số ca chết xấp xỉ 30,041 ngàn người qua đời.

Hình 3. Diễn biến số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam, tính đến ngày
21/12/2021 (Ảnh: Đại học Johns Hopkins, cập nhật ngày 22/12/2021)

2. Ảnh hưởng của COVID-19

2.1. Chính trị

Trong thời đại dịch bệnh COVID-19, hệ thống chính trị và các mối quan hệ
của nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến các hoạt động lập pháp bị đình
chỉ, nhiều cuộc bầu cử đã bị dời lại do quan ngoại sự lây lan của virus và các hạn
chế đi lại. Đồng thời, việc đối phó với đại dịch đã cho thấy việc mở rộng quyền lực
của chính phủ chưa từng có. Trong đó đã cho thấy ít nhất 84 quốc gia đã ban bố tình
trạng khẩn cấp để ứng phó với đại dịch do lo ngại về việc lạm dụng quyền lực.

4
Theo Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử (International IDEA), tính
đến ngày 11-6-2020, ít nhất 66 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã quyết định
hoãn các cuộc bầu cử quốc gia hoặc địa phương do dịch bệnh COVID-19, trong khi
ít nhất 33 đã quyết định tổ chức bầu cử theo kế hoạch ban đầu.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, điều này đã làm cho
nhiều các khía cạnh cơ bản trong đời sống chính trị của người dân bị ảnh hưởng,
như là việc tham gia vào các sự kiện chính trị và tụ tập đông người, đặt ra thách
thức lớn cho các chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm với công dân của mình
và quyền chính trị của mỗi người. Đồng thời đưa ra những yêu cầu mới và cấp bách
về cách thức tổ chức và quản lý bầu cử.

Hình 4. Cử chi đeo khẩu trang nhằm ngăn ngừa sự lây lan COVID-19 trong
cuộc bầu cử sơ bộ ở Hoa Kỳ (Ảnh: Joshua Roberts/Reuters)

2.2. Kinh tế

Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thế giới trong năm vừa qua đã
phải chứng kiến nhiều biến động và khó khăn to lớn chưa từng thấy trong lịch sử,
đại dịch đã gây ra nhiều hệ lụy, tác động đa chiều đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
kinh tế, cùng dự báo sẽ có thể tiếp tục trong những năm tới.

5
Theo báo cáo gần đây vào 27/9/2021 của UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp
Quốc về Thương mại và Phát triển), nền kinh tế của thế giới đã sụt giảm 3,5% vào
năm 2020. Đặc biệt ở các nước phát triển, do sự phụ thuộc mạnh vào các ngành
dịch vụ nên đã chịu nhiều ảnh hưởng lớn. Còn ở các nước đang phát triển như khu
vực Đông Nam Á, nền kinh tế suy giảm 3,9% do mất đi thu nhập từ nguồn du lịch
quốc tế và đầu tư của các công ty tư nhân và nước ngoài. Tại Việt Nam, nước ta ghi
nhận mức tăng trưởng 2,9% trong năm 20202. Tuy nhiên vào đợt bùng phát dịch lần

thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021, đại dịch đã và đang gây sức ép nặng nề đến nền
kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, trong 6 tháng
đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%, cao hơn 1,82%
của 6 tháng đầu của 2020 và thấp hơn cùng kì so với năm 2018 và 2019 (7,05% và
6,77%)3.

2.3. Xã hội

Kể từ những ngày đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xuất hiện và mang đến
những tác động tiêu cực cho xã hội. Tỉ lệ người lao động thất nghiệp tăng nhanh,
2
Nguồn: https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/undp-dai-dich-covid-19-thach-thuc-kinh-te-
nghiem-trong-voi-toan-cau-592159.html
3
Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-
ii-va-6-thang-dau-nam-2021/

6
Hình 5. Sơ đồ so sánh GDP cùng kỳ giữa các năm từ 2017 đến nay (Ảnh:
Tổng cục Thống kê Việt Nam)
tình trạng thiếu chuỗi cung ứng lương thực rơi vào khủng hoảng, các trường học đã
phải đóng cửa, tệ nạn xã hội gia tăng và gây ra nhiều hệ lụy khác.

Ở mặt giáo dục, dịch COVID-19 đã khiến nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới
đã phải đóng cửa, từ những học sinh tại các trường mẫu giáo đến học sinh tại trường
trung học và đại học nhằm ngăn chặn sự lây lân của dịch bệnh. Các học sinh phải
chuyển từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp thông qua các phần mềm học
online. Vào 4/3/2020, theo báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận có hơn 22 quốc gia ở ba châu lục đã bắt
đầu thực hiện các bước đầu trong việc đóng cửa trường học, hơn 290 triệu học sinh
trên toàn thế không thể đến trường. Tại Việt Nam, tính đến ngày 6/2/2020, 63
tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quyết định cho học sinh
nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây
ra.

Bên cạnh đó, người dân lao động cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tình trạng
dịch bệnh COVID-19 kéo dài dẫn tới việc giãn cách hội trong thời gian lâu, nhiều
doanh nghiệp và dịch vụ không thiết yếu đã phải đóng cửa, số lượng lớn người dân
lao động bị mất việc làm. Một số công việc được chuyển sang hình thức làm trực
tuyến tại nhà. Theo số liệu từ báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào đầu
năm 2021, khoảng 114 triệu người đã mất đi việc làm của mình trong năm 2020.
Những thiệt hại lớn này đã khiến thu nhập của toàn cầu giảm đi 8,3%, tương đương
3,7 nghìn tỉ USD4. Ở Việt Nam, đất nước chúng ta đã trải qua bốn đợt bùng phát
dịch khác nhau, và bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào đợt bùng dịch thứ nhất và thứ tư.
Lao động có việc làm trong quý III năm 2021 tiếp tục giảm sâu chưa từng thấy từ
trước tới nay. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2021 là 49,1

53.0 52.1
52.0 51.2 51.3 51.0 51.1
51.0
50.0 49.4 49.1
49.0
48.0
4
Nguồn: https://www.ilo.org/global/about-the-ilo/newsroom/news/WCMS_766949/lang--en/index.htm
47.0
Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III
năm 2020 năm 2020 năm 2020 năm 2020 năm 2021 năm 2021 năm 2021
7
triệu người, giảm 2,0 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với
cùng kỳ năm trước5.

3. Những biện pháp được nhà nước đưa ra

3.1. Các biện pháp chống dịch

Trong khoảng thời gian dịch bệnh căng thẳng vừa qua, dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của 6.Đảng
Hình Lực và Nhàlao
lượng nước, được
động cácsự điều
quý, hành
năm củavàChính
2020 2021.phủ,
ĐơnThủ tướng
vị tính: Chính
Triệu
phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia(Ảnh:
người. về phòng
Tổngchóng dịch kê
cục thống bệnh
ViệtCOVID-19,
Nam) các ngành, các
cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị của nhà nước đã đoàn kết để thống nhất
triển khai các phương án phòng dịch hiệu quả nhất, vừa ngăn chặn vừa hạn chế sự lây
lan nhanh chóng của đại dịch, phải đảm bảo được an sinh xã hội cũng như phát triển
kinh tế-xã hội.

Những biện pháp chính xác đó bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan,
thể hiện được sức mạnh dân tộc củng như tinh thân đoàn kết giữa nhà nước và nhân
dân ta trong thời đại dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Kết quả đó đã được thế giới
ghi nhận và đánh giá vô cùng cao.

Tuy nhiên dưới tình hình dịch bệnh căng thẳng, khó lường như hiện tại, nó đã
đem đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt như kinh tế, xã hội quốc phòng, an
ninh và đời sống nhân dân. Tình hình này vẫn đang kéo dài, vẫn chưa dự đoán được
thời gian chấm dứt do đó nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm trong
cộng đồng ngày các lớn chưa kể hiện nay đã phát hiện ra các chủng biến thể mới
nguy hiểm hơn và khó đối phó hơn rất nhiều. Điều này đòi hỏi toàn hệ thống chính trị
nước ta phải thật tập trung cao độ để đưa ra các chính sách, giải pháp để có thể chủ
động ngăn chặn và kiểm soát dịch một cách hiệu quả và người dân cũng phải đồng
lòng, quyết tâm, chung tay chống dịch cùng với nhà nước. Trước tình hình cấp bách
như vậy, Bộ chính trị yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể

5
Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021

8
tập trung đẩy lùi dịch bệnh với tinh thần trách nhiệm ở mức cao nhất, kiên quyết
không để cho dịch bùng phát một lần nữa. Các biện pháp đó cụ thể là:

Thứ nhất, toàn dân phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ thị của
nhà nước về phòng chống COVID-19. Phải đặc biệt tuân thủ theo phương châm “5K
+ vaccine + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của Nhân dân”

Thứ hai, tập trung cao độ phòng chống dịch theo nguyên tắc: ngăn chặn, hạn
chế hết mức các nguồn lây nghiệm đặc biệt là từ nước ngoài, phải thực hiện nghiêm
ngặt các công tác kiểm tra dịch y tế quốc tế tại sân bay quốc nội và các cửa khẩu ra
vào nước ta (các trường hợp đi từ vùng dịch), phát hiện sớm các trường hợp dịch và
chữa trị kịp thời; điều tra, phân lại, sàng lọc, khoanh vùng, cách li chặt chẽ các trường
hợp mắc bệnh và có tiếp xúc gần với F0. Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao
ý thức để bảo vệ cho mình cũng như xã hội, thi hành các chỉ đạo củng Nhà nước, các
tỉnh các cấp, làm theo những hướng dẫn của Bộ y tế và địa phương nơi mình sinh
sống, tự nguyện khai báo y tế, thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế gần nhất khi thấy
mình có các dấu hiệu mắc bệnh. Các cấp ủy, chính quyền ở xã, địa phương phải phát
huy tốt vai trò nồng cốt của mình và hoàn thành vai trò được giao.

Hình 7. Cán bộ y tế Ninh Bình đo thân nhiệt, hướng dẫn khai báo y tế với
người đến từ các địa phương có dịch. (Ảnh: Bùi Diệu/ Vnexpress)

9
Thứ ba, đưa ra các phương án kịch bản chống dịch ở các quy mô khác nhau, ở
các trường hợp xấu nhất để các thể kịp thời phản ứng nếu dịch bệnh có khả năng trở
nên căng thẳng. Đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất củng như trang thiết bị,
vật tư và nhân lực. Có những chính sách hỗ trợ hợp lí, kịp thời cho các nhân viên y tế
và những người tình nguyên viên tham gia chống dịch. Tập trung tất cả nguồn lực có
thể có ở địa phương để chung tay phòng, chống và dập dịch.

Thứ tư, thông tin kịp thời nhanh chóng và chính xác cho người dân về tình
hình diễn biến của dịch bệnh, xử lí thật nghiêm những trường hợp đưa tin tức sai lệch
làm hoang mang dư luận.

Thứ năm, vận động nhân dân, các doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước,
lòng thương người, trách nhiệm đối với xã hội cùng tham gia chung tay đánh bại đại
dịch, ủng hộ để các lực lượng chức năng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tùy lòng hảo tâm mà chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những lao
động bị mất việc và những người bị mắc kẹt lại trong vùng dịch.

Thứ sáu, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, ngoại giao đặc biệt là các hoạt
động ngoại giao vaccine. Cùng chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác.

3.2. Các biện pháp phục hồi kinh tế

Bên cạch các chính sách phòng chống dịch thì nhà nước cũng đã đề ra nhiều
chiến lược để hỗ trợ các doanh nghiệp, có kế hoạch tháo gỡ những khó khăn do đại
dịch gây ra, đẩy mạnh công tác sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những ngành bị ảnh
hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân,
những giải pháp cụ thể là:

Đầu tiên, dần mở cửa nền kinh tế sau khoảng thời gian đóng cửa do dịch bệnh
nghiêm trọng tuy nhiên vẫn gắn liền với công tác phòng, chống dịch, tập trung triển
khai có hiệu quả Chiến lược tổng thể về dịch bệnh COVID-19; kiểm tra, ra soát, hoàn
thiện các quy định, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động trở lại, phát triển sẳn
xuất, kinh doanh. Thử nghiệm và thực hiện mở cửa đối với hoạt động du lịch, vận tải
hàng không, các dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật nhưng vẫn phải đảm bảo an

10
toàn. Thi hành các thống nhất về việc di chuyển của lao động, lưu thông hàng hóa,
dịch vụ và an toàn sản xuất. Thúc đẩy xã hội hóa, đảm bảo nguồn lực cho phòng
chống dịch, ưu tiên đầu tư, nâng cao năng lực, cơ sở vật chất hệ thống y tế, hiện đại
hóa ngành y tế.

Thứ hai là giải pháp về an sinh xã hội và việc làm của người dân, trọng tâm là
hỗ trợ chi phí cho các lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp thuộc các khu
kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất. Tiếp tục kiểm tra, rà soát hỗ trợ kịp thời cho
những người có hoàn cảnh khó khăn do tác động nặng nề của đại dịch. Tính đến ngày
15/10/2021 nhà nước đã hỗ trợ gần 31,89 nghìn tỷ đồng cho 24,26 triệu lượt lao
động, đã cho vay 566 tỷ đồng để trả lương cho trên 161 nghìn lượt lao động (theo
nghị quyết 68/NQ-CP). Đã giải quyết hỗ trọ cho gần 430 nghìn lao động đang tham
gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 111 nghìn người đã dừng tham gia với tổng số tiền
hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng; trong đó tổng số tiền đã tri trả là 999,5 tỷ đồng cho trên 425
nghìn lao động (theo nghị quyết 116/NQ-CP). Thực hiện những chính sách cho vay
ưu đãi để hỗ trợ sinh viên, học sinh có thể tiếp tục đến trường, sớm đưa sinh viên, học
sinh trở lại trường an toàn trong thời gian sớm nhất. Đẩy mạnh hoạt động của các
Trung tâm tìm việc làm để có thể giảm thiểu tình trạng thất nghiệp đến mức thấp
nhất, giúp đỡ những lao động gặp khó khăn có công việc làm trong dịch để trang trải
cho cuộc sống.

Thứ ba là giải pháp về hỗ trợ phục hồi các doanh nghiệp. Nhà nước đã đưa ra
nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, các chính sách cơ cấu lại nợ,
giảm lãi xuất cho vay, cho vay mới, bổ sung vốn lưu động để giúp các doanh nghiệp,
hợp tác xã khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích cầu nội địa. Nhà nước đã
miễn giảm, giãn khoảng 95,1 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất
(trong đó gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất là khoảng 78,8 nghìn tỷ đồng). Có
chính sách hỗ trợ cho một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bị thiệt hại nặng do dịch bệnh là
sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ,…
Chính phủ củng đã nghiên cứu ban hành Nghị quyết và sớm ban hành Chương trình
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

11
Thứ tư là những giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp nguồn lực cho
đầu tư xã hội, tập trung vốn cho các dự án cấp thiết quan trọng, có tác động lớn đến
nhanh đến sự phát triển của các ngành, các lịch vực cùng địa bàn; xây dựng đường
cao tốc Bắc-Nam phía Đông, các tuyến liên kết vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và
miền trung, các tuyến cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hạ tầng y tế, xã hội,
nông nghiệp,…

Thứ năm là giải pháp về hoàn cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, tập
trung cao vào năng lực quản lí xã hội,năng lực quản lí của các cấp, các ngành. Phát
triển các ngành tiềm năng trong tương lai như khoa học công nghệ, lao động, bất
động sản; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện điều chỉnh linh động các
chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, an toàn hệ thống

4. Vai trò của nhà nước

Dịch Covid là một đại dịch vô cùng khủng khiếp nó đã gây ra nhiều tác động
xấu cho cả thể giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng. Dưới sự lây lan khủng khiếp
đó Việt Nam - một nước nhỏ đang phát triển, trang thiết bị y tế không quá hiện đại lại
thành công trong việc ngăn chặn loại dịch này. Có nhiều nguyên nhân làm nên sự
thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 như: phản ứng
nhanh nhạy, kịp thời của ngành y tế hay sự ủng hộ, đồng lòng của người dân,…
nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn, quyết định hơn đó chính là nhờ vào sự lãnh
đạo của Đảng và sức mạnh to lớn của thể chế chính trị ở nước ta. Điều này đã được
các nước bạn đánh giá rất cao.

12
Bốn làn sóng đã diễn ra ở Việt Nam từ 2020 nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, Chính phủ cùng các cấp các ngành, các địa phương Việt Nam đã thành
công trong việc kiểm soát tốt tình hình lây lan nhanh chóng của đại dịch. Chính sự
thành công này đã cho thấy sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là vô cùng sáng suốt
và đúng đắn “chống dịch như chống giặc”. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
Hình 7. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp trực tuyến
Chính phủ đã có thể huy động được sự tự nguyện tham gia của toàn thể người dân tạo
với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: VGP/
nên sự đồng thuận cao trong cả nước để thực hiện các biện pháp chống dịch một cách
Nhật Bắc) 
mạnh mẽ điều này đã cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành một cách có hiệu
quả của Chính phủ. Trong một bài phỏng vấn với VOV vào đầu năm 2021, Đại sứ Ấn
Độ tại Việt Nam - Ngài Pranay Verma đã đánh giá rất cao sự thành công Đại hội
Đảng lần thứ XIII và sự lãnh đạo của Đảng ta trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là
trong một năm đầy biến động và thách thức với nhiều hoạt động bị gián đoạn do
COVID-19 nhưng Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với dịch bệnh, đưa
nền kinh tế dần trở lại ổn định. Hay đài BBC đã dẫn nhận định của PGS.TS Jonathan
London- một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ cho rằng “Việt Nam
đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch6.

Đây là một vài dẫn chứng cho thấy sự đúng đắn, kịp thời của các cấp lãnh đạo
từ Trung ương đến địa phương, sự quyết liệt trong công tác phòng chống dịch, điều
hành có hiệu quả của chính quyền các cấp.

Khi làn sóng dịch bệnh tràn vào, không để cho người dân phải lo lắng, bất an
thì Chính phủ đã ngay lập tức ban hành các kế hoạch, chỉ thị cụ thể để chống lại dịch
bệnh. Đảng và Nhà nước đã luôn quan sát sát sao, quyết liệt chủ động, kịp thời đưa ra
các biện pháp phòng chống ngăn ngừa dịch bệnh, kiên quyết thực hiện “ mục tiêu
kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ
6
Nguồn: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/quoc-te-
anh-gia-viet-nam-phong-chong-ai-dich-covid-19-hieu-qua

13
sức khỏe người dân. Giai đoạn vừa qua là một giai đoạn vô cùng khó khăn cho cả nhà
nước và người dân tuy nhiên Chính phủ Việt Nam vẫn luôn giữ vững kĩ cương cũng
như lập trường để có thể điều hành và chỉ đạo người đân đi theo đúng các đường lối
chính sách mà Nhà nước đã đề ra. Cho đến ngày 15/10/2021, Chính phủ đã ban hành
154 nghị quyết, 83 nghị định, Thủ tướng chính phủ ban hành 31 quyết định mang tính
quy phạm pháp luật, 26 chỉ thị và các bộ, ngành đã ban hành 253 thông tư để tháo gỡ
các “rào cản”, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch.

Trong quá trình chống dịch gian khổ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn
mạnh: “Hiện này, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tốc
độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mjang con người, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội và mọi mặt của đời sống. Với tinh thần
“chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết,
trước hết, tôi đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng toàn thể các
tầng lớp nhân dân cùng đồng lòng nhất trí cao nhất tham gia phòng, chống dịch với
tinh thần: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết
hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như
một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách đẩy lùi bằng
được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe, tính
mạng và chăm lo tốt nhất cho đời sống của nhân dân” 7 . Chính phủ Việt Nam luôn
bảo vệ người dân chính điều này đã làm khơi lên ý thức dân tộc và sức mạnh đoàn kết
trong mỗi con người, góp phần thúc đẩy mọi người có trách nhiệm hơn trong công
cuộc chống dịch. Có thể nói Nhà nước là cầu nối giữa các tập thể, các gia đình, cá
nhân lại với nhau cùng nhau đồng lòng chống dịch. Cùng nhau tạo nên khối đoàn kết,
thống nhất cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đây là mô hình chính trị tập
trung, thống nhất, được coi là một lợi thế đặc trưng giúp chúng ta có thể đối phó được
với dịch bệnh phức tạp.

7
Nguồn: https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/
phat-huy-truyen-thong-dai-doan-ket-huy-dong-suc-manh-cua-toan-dan-toc-no-luc-phan-dau-thuc-hien-
thang-loi-toan-dien-nghi-quyet-dai-hoi-toan-quoc-lan-t

14
Bên cạnh đó, Chính phủ còn đóng vai trò như một phương tiện thông tin liên
lạc để có thể giải đáp toàn bộ thắc mắc và trả lời một cách chính xác và đầy đủ, minh
bạch nhất các ý kiến hay những thắc mắc của người dân. Luôn thông tin đến người
dân một cách nhanh, xác thực nhất về diễn biến của đại dịch để tránh làm hoang
mang người dân. Không những vậy nhà nước còn như một chỗ dựa tinh thần vững
chắc, là nơi mà người dân có thể tin tưởng, làm theo những kế hoạch chính sách mà
không do dự, Chính phủ tạo ra động lực cho cộng đồng, gia đình và xã hội cố gắng
vượt qua các khó khăn trong thời buổi dịch bệnh khó khăn.

KẾT LUẬN

Soi chiếu với tính hiệu quả của mô hình quản trị Việt Nam trong phòng
chống dịch COVID-19 với các tiêu chí của “quản trị quốc gia tốt” do Cơ quan Phát
triển Liên Hợp quốc (UNDP) đưa ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực
sự phát huy được tính ưu việt của chế độ XHCN, vận hành hiệu quả hệ thống chính
trị, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trước các vấn đề xã hội cấp bách. Một
minh chính tiêu biểu nhất đó là trong công tác chỉ đạo, điều hành đại dịch COVID-
19 ở Việt Nam đã khẳng định được sức mạnh to lớn của Đảng trong công tác
phòng, chống dịch cũng như trong việc đưa ra những chính sách đúng đắn giúp nền
kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống của nhân dân không phải gặp quá nhiều khó
khăn trong thời gian dịch bệnh hiện nay. Hơn bao giờ hết sự quyết tâm của cả hệ
thống chính trị và niềm tin của nhân dân vào quyết định của Đảng sẽ góp phần lớn
lao giúp nước ta có thể vượt qua đaị dịch.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Huang C, Wang Y, Li X, Ren L, Zhao J, & Hu Y, “Clinical features of patients


infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China”, Tạp chí The Lancet,
2020.

https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30183-5/
fulltext#%20 [Truy cập ngày 23/12/2021]

[2] Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng, “Hai trường hợp bước
đầu được xác định nhiễm chủng vi rút Corona mới nCoV tại Việt Nam”, 2020.

https://vncdc.gov.vn/hai-truong-hop-buoc-dau-duoc-xac-dinh-nhiem-chung-vi-
rut-corona-moi-ncov-tai-viet-nam-ngay-24-thang-01-nam-2020-nd15025.html
[Truy cập ngày 23/12/2021]

[3] Michael Houtz, “Would-be autocrats are using COVID-19 as an excuse to grab
more power”, Tạp chí Economist, 2020.

https://www.economist.com/international/2020/04/23/would-be-autocrats-are-
using-covid-19-as-an-excuse-to-grab-more-power [Truy cập 23/12/2021]

[4] Romain Rambaud, “Holding or Postponing Elections During a COVID-19


Outbreak: Constitutional, Legal and Political Challenges in France”, Tạp chí
International IDEA, 2020.

16
https://www.idea.int/sites/default/files/publications/holding-or-postponing-
elections-during-a-covid-19-outbreak-v2.pdf [Truy cập 23/12/2021]

[5] Báo UNESCO, “290 million students out of school due to COVID-19: UNESCO
releases first global numbers and mobilizes response”, 2020.

https://en.unesco.org/news/290-million-students-out-school-due-covid-19-
unesco-releases-first-global-numbers-and-mobilizes [Truy cập ngày 26/12/2021]

[6] Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương), Tài liệu
tuyên truyền:“COVID-19: Những tác động, hệ lụy và giải pháp ứng phó”, 2020.

http://www.congdoankh.org.vn/Portals/0/Tai%20lieu%20ve%20Covid-19.pdf
[Truy cập 27/12/2021]

[7] Nguyễn Thu Trang, “Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống
dịch COVID-19”, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam , 2021.

https://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Vai-tro-lanh-dao-cua-
Dang-trong-cong-tac-phong-chong-dich-Covid-19-39?
fbclid=IwAR2OgdkMdDUKW6RYxExev74MjXFhRpePbSxvNW5sAK5ENQJi
8jsKCbViz1s [Truy cập ngày 3/1/2022]

[8] Thảo Anh, “Phòng, chống đại dịch COVID-19: Trách nhiệm của nhà nước, bổn
phận của công dân”, Phổ biến giáo dục pháp luật – Cổng thông tin điện tử Bộ
Tư Pháp, 2021.

https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?
ItemID=112&fbclid=IwAR2NEPogh3t-
wLIS_yTIm0NlAYfirSCDQj5SvBJZ_Z_Zlb8lbtZdZMIiDMQ

[Truy cập 3/1/2022]

[9] Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, “Chúng ta đã nỗ lực hết sức mình; đạt nhiều
kết quả quan trọng, đáng khích lệ”, 2021.

17
https://mpm.chinhphu.vn/hoat-dong/chung-ta-da-no-luc-het-suc-minh-dat-nhieu-
ket-qua-quan-trong-dang-khich-le-21376.html [Truy cập ngày 5/1/2021]

CÂU 2. Xây dựng 1 tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành
của vi phạm pháp luật.

Do tình hình dịch bệnh khó khăn anh A (sinh năm 1985) làm ăn thất bát và
đang có một khoản nợ lớn không thể chi trả được. Sáng ngày 10/5/2021, trong lúc
khốn khó, anh A nảy sinh ý định đến nhà anh trai mình là ông B (sinh năm 1980) để
thực hiện hành vi trộm tiền. Đến nhà ông B, thấy nhà khóa trái cửa, anh A đã dùng
kìm để mở khóa. Anh A lẻn vào trong phòng ông B lấy trộm 2 cây vàng và 100
triệu đồng tiền mặt. Lúc chuẩn bị bỏ trốn thì cháu H (sinh năm 2004) là con gái ông
B đi học về và bắt gặp anh A cầm trên tay bọc tiền và hai cây vàng. Cháu H xông
tới và giành lại. Trong lúc xô xát, anh A vô tình đẩy cháu H, làm cháu H té và đập
đầu vào cục đá, khiến cháu H bị bất tỉnh. Phát hiện cháu H bị bất tỉnh, anh A hoảng
loạn và lên xe tẩu thoát. Về tới nhà anh A đã tới tiệm vàng và bán 2 cây vàng với
giá 100 triệu đồng. Sáng hôm sau anh A thấy hối hận và đã tới đồn công an để đầu
thú.

Chủ thể của vi phạm pháp luật:

Chủ thể vi phạm pháp luật là anh A (sinh năm 1985). Tại thời điểm thực hiện
hành vi trộm cắp anh A đã 37 tuổi, có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều

18
khiển hành vi của mình do đó anh A phải chịu trách hình sự theo Điều 173 Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Khách thể của vi phạm pháp luật:

Việc trộm tiền của anh A xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu tài sản
được pháp luật bảo vệ.

Việc xô xát làm cháu H bị thương của anh A đã xâm phạm đến quan hệ nhân
thân được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật trong tình huống này:

Lỗi ở đây có hai loại lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

+ Lỗi cố ý: anh A cố ý đến nhà ông B để trộm tài sản.

+ Lỗi vô ý: anh A trong lúc hoảng loạn xô xát vô tình đẩy cháu H bị té
và đã bị thương.

Động cơ: vì anh A muốn có tiền trả nợ.

Mục đích: lấy được tài sản và tẩu thoát thành công.

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trong tình huống này:

Đây là một hình vi phạm pháp luật do con người thực hiện và hành vi đó đã
trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật này đó chính là trộm cắp tài sản của anh A.
Hành vi đó đã đe dọa đến sự an toàn an ninh của xã hội làm mất mĩ quan về một xã
hội văn minh.

Hậu quả hành vi gây ra: thiệt hại về tài sản của gia đình ông B và thiệt hại về
vấn đề sức khỏe của cháu H.

Thời gian xảy ra hành vi: sáng ngày 10/5/2021.

19
Địa điểm: nhà của ông B.

Phương tiện vi phạm pháp luật: cái kìm.

20

You might also like