You are on page 1of 6

II.

Vận dụng

2.1. Đánh giá thực trạng phòng chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân

Từ khi đại dịch COVID -19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta (tháng 01/2020), Đảng và Nhà
nước đã triển khai nhiều phương án trong việc ngăn chặn dịch bệnh. Thực tế đã cho thấy
Việt Nam là một trong những nước có công tác phòng chống dịch tương đối tốt nếu so
sánh với các nước trên thế giới. Tính đến ngày 15 tháng 2 năm 2023, Việt Nam có tổng
số 11.509.975 ca nhiễm bệnh so với 641.238.063 ca nhiễm trên toàn thế giới1. Thông qua
việc phân tích thành tựu của Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn vừa qua để tiếp tục áp
dụng cho các phương án ứng phó với tình hình COVID-19 hiện tại.

- Hệ thống y tế dự phòng bốn cấp để theo dõi các trường hợp COVID-19 mới nhanh
chóng

Các cấp của hệ thống y tế Việt Nam bao gồm: trung ương, tỉnh, huyện xã và thôn bản.
Trong đó mỗi cấp sẽ có nhiệm vụ khác nhau, phối hợp cùng nhau đối phó dịch bệnh. Cơ
quan y tế trung ương sẽ căn cứ vào tình hình dịch bệnh và điều kiện ở từng địa phương để
linh hoạt đưa ra các phương án kịp thời. Cơ quan y tế cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp các dịch vụ y tế công và nâng cao năng lực xét nghiệm COVID-19.
Các trung tâm y tế ở huyện và xã sẽ tuyên truyền các biện pháp bảo vệ sức khỏe, ngăn
ngừa dịch bệnh lây lan cho người dân địa phương, tham gia truy tìm tiếp xúc và hướng
dẫn bệnh nhân làm thủ tục. Ở cấp dưới cùng là các trạm y tế thôn bản đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ không chỉ cho việc thực
hiện mà còn cho việc phát triển các trọng tâm phòng bệnh hiệu quả do có mối quan hệ
chặt chẽ với người dân. Ngoài ra thì việc giám sát công chúng còn được tăng cường nhờ
sự giúp sức của quân đội, các căn cứ quân sự cũng được chuyển đổi thành các cơ sở cách
ly. Để nhanh chóng phát hiện và tiếp cận người mắc bệnh, mỗi người dân được khuyên
cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-Covid. Các đối tượng F0 (những người bị nhiễm Covid –

1
Bộ Y Tế, Thống kê dịch COVID-19, Truy cập từ: https://covid19.vnanet.vn/
19) sẽ được cách ly chăm sóc tại bệnh viện trong khi những người tiếp xúc với họ (F1)
tuân theo chế độ tự cách ly nghiêm ngặt tại các cơ sở cách ly tập trung hoặc tự theo dõi
sức khoẻ tại nhà (nếu đủ điều kiện). Cơ cấu theo dõi, quản lý và điều trị theo dõi này
được thực hiện từ tất cả các tuyến y tế trên cả nước đã chứng tỏ năng lực của nước ta
trong việc kiểm soát dịch bệnh thành công.

- Các phương pháp kiểm soát lây lan COVID-19 với chi phí thấp

Khi mà tình hình COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp gây ra những ảnh hưởng có hại
trên toàn cầu, năng lực trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã được
kiểm chứng một cách rõ rệt. Dựa vào kinh nghiệm trong việc chống lại dịch SARS trước
đây vào trận chiến hiện tại với COVID-19, Việt Nam hiện tại không cần phụ thuộc quá
nhiều vào các biện pháp tốn kém như xét nghiệm hàng loạt mà có nhiều mô hình tiếp cận
với chi phí thấp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

Mô hình này có thể được xem như là phiên bản cải tiến nâng cao, hiệu quả hơn của các
chương trình trước đó về giám sát dịch bệnh và ứng phó với ổ dịch khi bùng phát các đợt
dịch SARS, cúm gia cầm, tả lợn. Cách tiếp cận mô hình chi phí thấp này bao gồm các nội
dung sau: (1) nhanh chóng đóng các cửa khẩu biên giới; (2) thực hiện nghiêm ngặt các
quy trình kiểm dịch đối với khách du lịch nước ngoài; (3) theo dõi tích cực và thực hiện
cách ly những người bị bệnh; (4) cách ly xã hội phạm vi toàn quốc và bắt buộc đeo khẩu
trang; và (5) ứng dụng hệ thống công nghệ trong việc theo dõi người mang vi rút.

Các bệnh viện luôn trong trạng thái chống dịch, thực hiện nghiêm ngặt các quy định an
toàn, tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát và lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tất cả
mọi người đều phải tuân thủ quy trình sàng lọc, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, bắt buộc đeo
khẩu trang và thực hiện khai báo y tế. Đồng thời, tất cả nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc
với người bệnh đều được huấn luyện cách sử dụng phương tiện phòng hộ và kiểm soát
nhiễm khuẩn tránh lây nhiễm. Dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Chính Phủ, Bộ Y tế và
Sở Y tế, công tác kiểm soát đợt dịch đã mang đến sự thay đổi lớn trong công tác quản lý
bệnh viện an toàn. Để có được sự thành công này, ngoài sự nỗ lực của các ban Ngành,
phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các Bệnh viện đã đồng loạt triển khai nhiều hoạt
động phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm tuân thủ
thực hiện đúng quy định của cán bộ nhân viên y tế và cả người bệnh, thân nhân người
bệnh khi đến bệnh viện. Ngoài ra, các phòng thí nghiệm nghiên cứu về dịch bệnh đã được
tăng cường nhanh chóng theo thời gian để triển khai thử nghiệm nhằm đề phòng các rủi
ro và có phương án đối phó kịp thời nếu tình hình diễn biến phức tạp.

- Sự đồng lòng của các tổ chức xã hội và công dân trong việc kiểm soát dịch bệnh

Các nghiên cứu từ 12 tổ chức khác nhau bao gồm Đại học Harvard và Đại học
Cambridge đã xếp Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia mà những người tham
gia tin tưởng rằng chính phủ của họ sẽ chăm sóc vấn đề sức khỏe cho người dân. Hơn
nữa, một nghiên cứu độc lập khác đã phát hiện ra rằng 94% người dân Việt Nam đề cập
rằng họ tin tưởng nhà nước khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát, điều này tạo nên
một niềm tin vững chắc trong lòng người dân để đồng lòng cùng vượt qua. Thông qua
các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, mọi người luôn được cập nhật tình hình diễn
biến dịch bệnh hiện tại, được thông báo đầy đủ về các biện pháp bảo vệ như thông điệp
5K "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế" để chủ
động trong việc phòng bệnh. Điều này đã giúp hạn chế tác động của COVID-19 đến sức
khỏe cộng đồng.

Các tổ chức xã hội khác và các nhà hảo tâm cũng tham gia giảm thiểu tác động của đại
dịch COVID-19 qua việc phát động các chiến dịch từ thiện cung cấp thực phẩm và thiết
bị bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Các nghệ sĩ
đã sáng tác các bài hát chủ đề phòng chống dịch vận động người dân thực hiện nghiêm
ngặt các quy định bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, xem việc phản
ứng với virus Corona như một hành động yêu nước. Các tổ chức đoàn đội thanh niên
cũng tham gia tuyên truyền thông điệp y tế thông qua các vũ điệu vui tươi, người xem
tiếp nhận thông điệp một cách tự nhiên.

- Áp dụng các tiêu chí quản trị đạt hiệu quả cao
Với tiêu chí toàn dân tham gia chống dịch, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực kể cả
hệ thống chính trị vào cuộc. Vai trò lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Chính phủ thông qua
các văn bản chỉ đạo điều hành, tạo hoạt động phòng chống dịch thống nhất từ Trung ương
tới địa phương. Tiếp đó là vai trò của các ban ngành không chỉ có ngành y tế mà còn có
các lực lượng vũ trang, báo chí. Cuối cùng phải kể tới vai trò của người dân chủ động
tham gia phòng chống dịch và còn hưởng ứng tích cực với các hoạt động an sinh xã hội
được Đảng và Chính phủ đề ra.

Với tiêu chí toàn dân đồng thuận, Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội
dựa trên cơ sở đồng thuận trong hệ thống chính trị. Sự đồng thuận này được thể hiện qua
việc phân công nhiệm vụ, phối hợp công việc hiệu quả giữa các bộ phận, ban ngành khác
nhau về phòng chống dịch dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Đồng thời, người dân
cũng thể hiện sự tin tưởng, ủng hộ với mọi chủ trương, chính sách phòng chống dịch của
Đảng và Chính phủ, từ cách ly, giãn cách xã hội, tiêm chủng....

Với tiêu chí trách nhiệm của mọi người, ai cũng có trách nhiệm từ trách nhiệm trong nội
bộ tới trách nhiệm đối với xã hội. Các tổ chức đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành chủ
chốt, đưa ra các cách thức xử lý trường hợp vi phạm, người dân chịu trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc các quy định an toàn được đề ra, phối hợp cùng các cơ quan y tế khi có
biểu hiện nhiễm bệnh tránh dịch bệnh lây lan khó lường trên diện rộng ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng.

Với tiêu chính minh bạch, Việt Nam đã cung cấp mọi thông tin liên quan đến dịch
COVID-19. Mọi thông tin đều được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, xác thực, dễ hiểu, dễ
tiếp cận. Chính nhờ sự minh bạch giúp người dân hiểu rõ tính nguy hiểm của đại dịch,
đồng thời tạo tâm lí cho người dân không bị hoang mang tránh các hành động tự phát ảnh
hưởng đến công tác phòng chống bệnh đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Sự minh bạch
thông tin cũng đập tan mọi sự nghi ngờ của quốc tế với tình hình dịch bệnh của Việt Nam
mặc dù chúng ta tiếp giáp với Trung Quốc là nguồn gốc của dịch bệnh.
Với tiêu chí hiệu lực và hiệu quả, Chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách có hiệu lực
và hiệu quả cao. Khi có các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đều được điều chỉnh kịp thời
để bảo đảm tính hiệu lực của chính sách. Chẳng hạn như để tránh những hiểu nhầm của
chỉ thị 16 Chính phủ đã ngay lập tức đưa ra Hướng dẫn thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg bằng
văn bản số 2601/VPCP-KGVS. Tính hiệu quả thể hiện qua những thành tích đạt được về
số ca nhiễm bệnh thấp trong giai đoạn đầu, tỉ lệ người dân được tiêm vắc xin cao trong
giai đoạn sau, tỉ lệ tử vong thấp...

Với tiêu chí bình đẳng, mọi công dân không biệt vùng miền, dân tộc, tuổi tác, giàu nghèo
đều được tiếp cận với các phương tiện y tế, được cung cấp khẩu trang y tế, nước rửa tay
sát khuẩn, đồ bảo hộ, tiêm vắc xin phòng bệnh, được các y bác sĩ tận tâm điều trị. Đồng
thời, trên phương diện kinh tế - xã hội, với phương châm “không ai bị bỏ lại phía
sau”, Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng sớm có các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và
giải quyết các khó khăn về kinh tế trong giai đoạn suy thoái để hỗ trợ người dân cũng như
các doanh nghiệp.

Với tiêu chí tuân thủ pháp quyền, Việt Nam đã tạo ra hệ thống pháp lý và thể chế đối phó
với dịch bệnh, đồng thời chú trọng bảo vệ quyền con người. Mọi sự chỉ đạo trong công
tác lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đều dựa trên cơ sở luật pháp và sự phù hợp trong
cuộc sống thực tiễn. Về thể chế, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia là cơ quan
chỉ đạo cao nhất trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện theo phương châm
“4 tại chỗ” (chỉ đạo tại chỗ, phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, và hậu cần tại chỗ).
Ngoài ra Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi người
phải tuân theo, áp dụng trên phạm vi cả nước và có các khung hình phạt đối với các cá
nhân, tổ chức vi phạm. Dựa vào các cơ sở trên, từng địa phương sẽ ban hành các quyết
định triển khai phù hợp với tình hình địa phương của mình. Các quyết sách của chính phủ
đặc biệt chú trọng tới quyềnbảo vệ con người, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp và cho
người lao động, đón người Việt đang mắc kẹt ở nước ngoài về nước...
Tài liệu tham khảo:

1. Hoa Vinh (30/12/2020), Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 thách thức của các bệnh
viện, Truy cập từ: https://tuoitre.vn/kiem-soat-lay-nhiem-covid-19-thach-thuc-cua-
cac-benh-vien-20201229101210235.htm
2. Lan Hương – Minh Nguyệt (14/03/2022), Thành tựu của Việt Nam trong công tác
phòng chống đại dịch Covid-19, Truy cập từ: http://vias.vass.gov.vn/Tin-Hoat-
Dong-Vien-Chau-My/Thanh-tuu-cua-Viet-Nam-trong-cong-tac-phong-chong-dai-
dich-Covid-19-133.0

You might also like