You are on page 1of 9

Chương 2:

Phòng chống Covid-19


1. Khái niệm phòng chống là gì,tại sao và đối với bệnh dịch Covid-19
Phòng chống là một khái niệm áp dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế,an
ninh,môi trường,thảm hoạ,v.v… Nó bao gồm các hoạt động,biện pháp và
chính sách nhằm giảm thiểu hoặc ngăn chặn các rủi ro,nguy cơ hoặc hậu quả
có thể xảy ra, Trong y tế, phòng chống bệnh là các hoạt động nhằm ngăn chặn
sự lây lan của các bệnh truyền nhiểm hoặc giảm thiểu tác động của các bệnh
mãn tính.
Phòng chống bệnh là một khía cạnh quan trọng trong y tế vì nó giúp
ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyện nhiễm và giảm thiểu tác động của
các bệnh mãn tính. Nếu không có các biện pháp phòng chống, các bệnh
truyền nhiễm có thể lan rộng và gây ra đại dịch,ảnh hưởng đến sức khoẻ và
đời sống cộng đồng.Ngoài ra,các bệnh mãn tính như ung thư,bệnh tim
mạch,tiểu đường, v.v… cũng có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động
của chúng thông qua biện pháp phòng chống, giúp cải thiện chất lượng cuộc
sống và kéo dài tuổi thọ của con người.
Đối với Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm do virus corona gây ra và
đã lan rộng trên toàn thế giới. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như
sốt, ho, khó thở và đau đầu, và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng
như viêm phổi và suy hô hấp. Do đó, phòng chống Covid-19 là rất quan trọng
để ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm thiếu tác động của bệnh đối với sức
khoẻ và đời sống con người.
Tình hình dịch Covid-19 trước đây là khi dịch bệnh vừa mới bùng phát,
chưa có các biện phát phòng chống cụ thể, số lượng ca mắc tăng đột ngột và
nhanh chóng lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn đó, việc cứu
chữa và kiểm soát dịnh bệnh là ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đã được phát triển
và triển khai rộng rãi trên thế giới. Hầu hết các quốc gia đã áp dụng giãn cách
xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và tiềm vaccine cho người dân.
Ngoài ra, cả những biện pháp kinh tế, xã hội cũng được áp dụng như khuyến
khích làm việc tại nhà, ứng dụng công nghệ để học tập và làm việc từ xa.
Tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn trong các quốc gia đã
tiêm vaccine và có chính sách phòng chống tốt. Tuy nhiên, vẫn có một số
quốc gia đang phải đối mặt với sự gia tăng ca mắc mới, do sự biến đổi của
virus và bất đồng trong việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống
dịch bệnh.
Đối với mỗi thời điểm khác nhau, các biện pháp phòng chống dịch
Covid-19 cũng sẽ khác nhau để có thể đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

2. Biện pháp phòng chống Covid-19


Biện pháp phòng chống Covid-19 là một chủ đề rất quan trọng và đang
được cả thế giới quan tâm. Đây là một đại dịch toàn cầu, gây ra nhiều tổn thất
về mặt kinh tế, xã hội và sức khoẻ. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm,
kiểm soát đại dịch và bảo vệ sức cho cộng động, cần tuân thủ các biện pháp
sau:
- Đeo khẩu trang nơi công cộng:
Đeo khẩu trang được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng
chống dịch Covid-19. Khẩu trang được khuyến nghị là tấm chắn hiệu quả
giúp ngăn ngừa giọt bắn từ đường hô hấp và không khí lây truyền cho những
người xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Nên đeo khẩu
trang vải/khẩu trang ý tế tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người, khi có
tiếp xúc gần với những người không sống cùng nhà
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách:
Rửa tay bằng xà phòng/xà bông và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi
khuẩn nhưng trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn, có thể sử
dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Để loại bỏ được virus,
khuẩn bám trên tay, chúng ta cần rửa tay đúng cách (Bộ y tế) theo 6 bước sau:
+ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bạn tay
với nhau.
+ Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay
kia và ngược lại.
+ Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
+ Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
+ Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
+ Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay
dưới vòi nước và làm khô tay.
Nên rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi chạm vào đồ vật,
kể cả điện thoại và máy tính xách tay.
- Vệ sinh nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc:
Vệ sinh nhà cửa, các bề mặt tiếp xúc thường xuyên sẽ giúp loại bỏ hầu
hểt virus gây bệnh Covid-19 bám trên các bề mặt. Cụ thể như sau:
+ Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các bề mặt thường chạm tay
vào như: Tay nắm của, bàn, ghế, tay vịn, bề mặt bếp và phòng tắm, vòi, nhà
vệ sinh, công tắc đèn, điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, bàn phím,
điều khiển từ xa…
+ Làm sạch các bề mặt khác trong nhà khi bị bẩn. Việc vệ sinh cần được tiến
hành thường xuyên nếu trong nhà có người mắc bệnh Covid-19. Khi đó, sẽ
phải khử trùng toàn bộ ngôi nhà.
+ Làm sạch bề mặt bằng các chất lau rửa có chứa xã phòng hoặc thuốc tẩy. Sử
dụng sản phầm phù với từng bề mặt, theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
+ Ngay sau khi khử trùng, rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây. Rửa
tay ngay sau khi tháo găng tay.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng:
Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt đến 72 giờ. Có thể
vô tình nhiễm phải Virus khi tiếp xúc với tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn,…
Do đó, cần tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Thêm vào đó, bạn cần giữ gìn
vệ sinh sạch sẽ, súc họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch
diệt khuẩn.
- Che miệng và mũi khi ho hoặt hắt hơi:
Virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua giọt bắn khi
ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả và hạn chế tối đa
nguy cơ lây bệnh cho người khác, bạn nên dùng khăn giấy che miệng khi ho,
hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay ngay bằng xà
phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc dung dịch có chưa ít nhất 60% cồn.
- Tăng cường rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Một trong những biện pháp phòng chống Covid-19 hiệu quả là mỗi
người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống
lành mạnh tạo thành thói quen có lợi sức khoẻ để dẩy lùi dịch bệnh. Việc thực
hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng để có một sức khoẻ
tốt phòng, chống lại bệnh dịch. Bên cạnh đó vận động thường xuyên, rèn
luyện thể lực tại nhà cũng giúp có một sức khoẻ dẻo dai để phòng bệnh hiệu
quả.
- Khai báo y tế trực tuyến:
Khai báo tại tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ
nvoci.vn. Khai báo y tế giúp người dùng cập nhật những thông tin về dịch
bệnh một cách nhanh chóng và chính xác nhất từ Bộ y tế. Ứng dựng khai báo
còn cho phép người dùng khai báo thông tin sức khoẻ, gửi phản ánh nhanh
chóng khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây
lan dịch bệnh trong cộng đồng.
- Cài đặt ứng dụng Bluezone:
Người dùng cài đặt Bluezone sẽ nhận cảnh báo nếu đã tiếp xúc gần với
người nhiễm Covid-19, qua đó giúp phát hiện và khoanh vùng kịp thời, giảm
thiếu các nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Vì vậy, càng nhiều người cài đặt
và sử dụng Bluezone thì cộng đồng càng dễ nhận diện và kiểm soát dịch bệnh
Covid-19
- Giữ khoảng cách an toàn:
Ở nơi công cọng, luôn giữ khoảng cách tối thiểu là 2m với những người
xung quanh bởi một số người không có triệu chứng mắc bệnh nhưng vẫn có
khả năng lấy truyền virus. Nếu trong gia đình có người mắc Covid-19 cần
tránh tiếp xúc gần với người bệnh, duy trì khoảng 2m giữ người bệnh và
những người sống cùng nhà.
- Không bắt tay và ôm:
Virus lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch cơ thể
của người bệnh. Vì vậy, trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến hết sức
phức tạp, mọi người cần hạn chế bắt tay, ôm và tiếp với người khác.
- Không dùng chung đồ vật cá nhân:
Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm
Covid-19 thì cẩn lưu ý không dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như:
bàn chải đánh răng, khăn tắm, thiết bị điện tử. Nếu có thể, nên sử dụng riêng
biệt phòng tắm và nhà vệ sinh với người bệnh
- Không tụ tập nơi đông người:
Các sự kiện tập trung đông người như: hội nghị, lễ hội, sự kiện thể
thao… hoặc các địa điểm như sân bay, trạm xe buýt, ga tàu hỏa, phương tiện
công cộng,… là những nơi rất dễ lây lan dịch nếu xuất hiện ca F0 tại đó. Do
vậy, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không nên tụ tập nơi đông người khi
không thật sự cần thiết.
- Tránh ăn uống nơi đông người:
Tụ tập ăn uống nơi đông người làm tăng nguy lây lan dịch COVID-19
do virus có khả năng bám trên các bề mặt bát, đĩa, ly,… Đặc biệt, virus lây
truyền qua các giọt bắn và nguy cơ lây truyền sẽ cao hơn khi tập trung đông
người. Do đó, mọi người cần hạn chế uống nơi đông người.
- Rửa sạch đồ tươi sống:
Nguy cơ mắc COVID-19 do ăn uống, cầm nắm thực phẩm (bao gồm
thực phẩm tươi sống và thực phẩm đông lạnh) là rất thấp. Tuy nhiên, vẫn cần
tuân thủ các bước cơ bản về an toàn thực phẩm để đảm bảo chăm sóc sức
khỏe thể chất được tốt nhất trong mùa dịch.
- Tự cách ly khi bị bệnh:
Khi có tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc mắc bệnh Covid-19, bạn
cần chủ động tự cách ly để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cho người khác
trong trường hợp bạn có thể đã bị nhiễm bệnh.Bạn nên tự cách ly trong
khoảng thời gian 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với người mắc hoặc
nghi ngờ mắc Covid-19 và phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để tiến
hành các xét nghiệm cần thiết. Sau thời gian cách ly, bạn sẽ được xét nghiệm
một lần nữa để đảm bảo không mắc bệnh, không có khả năng lây bệnh cho
những người xung quanh.
- Giãn cách xã hội theo quy định của Bộ y tế:
Giãn cách xã hội giúp bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của mọi người. Theo
đó sẽ giữ khoảng cách giữa người với người, gia đình với gia đình, cộng đồng
với cộng đồng, giúp đối phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Dịch bệnh tại Việt Nam đã có những diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện
thêm nhiều ca bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây. Do đó, để đảm bảo
sức khỏe cho bản thân, những người trong gia đình và cả động đồng, mỗi
người dân cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng dịch do Bô Y tế khuyến
cáo. Hãy cùng chung tay với cộng đồng để đẩy lùi dịch COVID-19 tại Việt
Nam, sớm đưa cuộc sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh hoạt đông trở lại
bình thường.

3. Tình hình phòng chống Covid-19 tại Việt Nam và thách thức
Khi có thông tin về ca bệnh đầu tiền ở Vũ Hán và nguy cơ lây an của
căn bệnh được coi là đại dịch nguy hiểm, ngày 16/01/2020, Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế (phối hợp với WHO) khẩn trưởng xây dựng các kịch
bản, phương án phòng, chống dịch, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác
cách ly, xét nghiệm, khám, điều trị.
Đến ngày 23/1/2020 khi phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại bệnh viện
Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công Điện số
121/CĐ-TTg và liên tiếp các ngày 28, 30/01/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã
ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg, Chỉ thị số 06/CT-TTg, trong đó quán triệt
tinh thần “chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị vào
cuộc để đề phòng chống dịch. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch được
thành lập.
Ngày 30/01/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có công văn số 79-
CV/TƯ, trong đó yêu cầu cấp uỷm tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân khẩn trương vào cuộc. Xác định phòng chống
dịch là một nhiệm vụ trọng tâm,cáp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy
động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân khẩn trương, quyết
liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống.
Việt Nam được đánh giá là có năng lực chống dịch bệnh tốt hơn nhiều
nước đang phát triển, tuy nhiên, Who cũng thống nhất nhận địch của Bộ Y tế
là Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đáng chú ý là:
Thứ nhất, việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung
đột với yêu cầu giao thương, giao lưu đặc Biệt, trong bối cảnh Việt Nam là
Chủ tịch ASEAN, Uỷ viên Khogno thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, và
quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác chiến lực.
Thứ hai, trong thời đại thông tin trên Internet nhất là mạng xã hội phát
triển mạnh, người dân dễ bị tác động bởi thông tin xấu gây hoang mang, thậm
chí kích động phân biệt, chia rẽ.
Thứ ba, nếu dịch lây lan rộng trên thế giới, sẽ dẫn tới khan hiếm máy
móc, trang thiệt bị vật tư y tế trong Khi Việt Nam chưa sản xuất được nhiều
thiết bị.
Thứ tư, năng lực đội ngũ y bác sĩ (cả về số lượng và chất lượng), cơ sở
vật chất trang thiết bị còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển, khó
đáp ứng được yêu cầu điều trị khi có nhiều ca bệnh trong một thời gian ngắn.
Thứ năm, việc chống dịch cần sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt giữa
các ngành, các cấp, các lực lượng và năng lực ra quyết định, phản ứng nhanh.
Thực tế trong các đợt chống dịch trước đây cho thấy đây luôn là điểm còn
nhiều bất cập.
Trước diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình dịch, Thủ tướng Chính
phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020, tập trung thực
hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt
chẽ dịch bệnh, bố trí nguồn lực cho các hoạt động y tế, bảo đảm môi trường,
hỗ trợ kiểm soát phòng chống dịch.
Phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và không ít rủi ro đòi hỏi công
tác phòng, chống dịch phải tiếp tục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và phải
có các giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh.
Từ thực tế công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua,
bước đầu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục phát huy,
đó là:
Một là, có sự lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời sát sao của Đảng, Nhà nước từ
cấp cao nhất. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành y tế, lực
lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
Hai là, sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của nhân dân. Người dân ngày
càng tin tưởng vào sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong phòng,
chống dịch, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng.
Ba là, tranh thủ được sự chia sẻ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế,
ASEAN, các quốc gia trong phòng, chống dịch bệnh.
Bốn là, kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly
- Khoanh vùng - Dập dịch (đặc biệt chú trọng khâu phát hiện) và nguyên tắc 4
tại chỗ, điều trị phân tán…

4. Tình phòng chống của các nước khác trên thế giới trong Covid-19.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tâm dịch Covid-19 hiện nay đã
chuyển từ châu Á sang châu Âu. Lý giải về sự bùng phát mạnh mẽ ở châu Âu,
một số nhà khoa học hiện nay cho rằng:
Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là nơi có khí hậu lạnh, mà khí hậu lạnh lại rất
thích hợp với sự phát triển của Covid-19.
Thứ hai, so với các nước ở châu Á, các nước ở phương Tây nhìn chung
dân số già hóa, tỷ lệ người già cao, mà qua thống kê số người tử vong vì bệnh
Covid-19, những người già thường khó qua khỏi so với người trẻ tuổi.
Thứ ba, hệ thống y tế công cộng ở một số nước châu Âu như: Italia,
Pháp vấp phải sự quá tải, thiếu thốn nhân lực, tài lực và thiết bị.
Thứ tư, tâm lý chủ quan, khinh suất ở châu Âu rất lớn. Lãnh đạo các
nước châu Âu cho rằng dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa thể nặng đã gây
tử vong cho nhiều người dân châu Âu trong nhiều năm qua, Vì vậy, họ coi
dịch Covid-19 là rất bình thường. Thậm chí chính phủ Anh còn cho rằng nước
Anh có cách tiếp cận “miễn dịch cộng đồng”, người dân “tự do phóng nhiễm”
(không can thiệp, để thả tự do)… Khi dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng khắp
các nước châu Âu, một số giới chức lãnh đạo ở châu Âu còn tỏ ra thụ động
phòng chống dịch bệnh, không quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh mà chỉ chủ
trương “từ từ làm chậm đà phát triển của dịch”. Các nước châu Âu còn thiếu
biện pháp kiểm soát dịch bệnh đang tràn lan…
Thứ năm, Hiệp ước tự do đi lại (Hiệp ước Schengen) của EU cho phép
người dân các nước trong Liên minh châu Âu được tự do đi lại, cư trú, mà
Covid-19 là loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường.
Thứ sáu, châu Âu luôn đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân, trong
khi châu Á luôn đề cao tính cộng đồng, yếu tố tập thể hơn, vì vậy theo phong
tục tập quán ở phương Tây, châu Âu sẽ rất khó có những hành động quyết liệt
trong việc chống lại dịch bệnh vi-rút chủng mới Covid-19, bởi vì các biện
pháp chống dịch được thực hiện sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do cá nhân
của người dân châu Âu.
Thứ bảy, các nước châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và
chính trị nhiều hơn, họ lo ngại, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương
đến kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm.
Theo các chuyên gia, hiện nay, việc xét nghiệm cho tất cả các đối
tượng nghi lây nhiễm Covid-19 là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời
gian đầu không có kít thử, sau này có kít thì các nước đang phát triển không
có đủ phòng xét nghiệm. Việc điều trị đến nay chưa có thuốc đặc hiệu và phác
đồ điều trị chuẩn. Việc nghiên cứu vắc xin rất khẩn trương, tuy nhiên, để có
thể đưa vắc xinvào sử dụng phải mất tối thiểu 01 năm. Đặc biệt, do sự phát
triển mạnh mẽ của mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội;
khủng hoảng trang thiết bị, vật tư y tế liên quan đến chống dịch trong đó có
khẩu trang, máy thở, kit thử... diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, tất cả
các nước đều phải đứng trước sự tính toán, cân nhắc giữa việc ưu tiên các
biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là kiểm soát, hạn chế giao lưu với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại trong thời kỳ toàn cầu hóa.

You might also like