You are on page 1of 2

Nguyễn Hữu Khánh

Nguyễn Văn Chí Hùng

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Huỳnh Quang Luật

Đinh Thị Mỹ Linh

Bài tập thảo luận : Các nhóm hãy trình bày các biện pháp dự phòng theo nguyên lý Y học gia đình của
từng cấp độ dự phòng với bệnh sốt xuất huyết tại công đồng .

Bài làm :

Dự phòng cấp 0:

Tăng cường sức khỏe nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn uống điều độ hợp vệ
sinh... Chính là tăng cường các yếu tố bảo vệ không đặc hiệu, tiêm chủng vaccin phòng bệnh là tạo ra
các yếu tố bảo vệ đặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút thuốc lá chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ của
ung thư phổi, của các bệnh tim mạch…

Dự phòng cấp 1:

Với phương châm coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã chỉ đạo
triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch ngay từ đầu năm như:
Ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế; công văn chỉ đạo các địa phương chủ động
triển khai các hoạt động phòng chống dịch; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát hỗ trợ địa phương
trọng điểm; tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai phòng, chống dịch bệnh; tập huấn
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế dự phòng, điều trị các tuyến; chỉ đạo tổ chức chiến
dịch diệt bọ gậy, lăng quăng, chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại 47 tỉnh, thành phố...
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh sốt xuất huyết đến nay
chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và
hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản
thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện
pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa
nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước
bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Phòng chống vector chủ động (Huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ lăng
quăng/bọ gậy: loại bỏ vật dụng phế thải, các ổ bọ gậy, hoặc dùng hóa chất diệt ấu trùng, thả cá, đậy
nắp các dụng cụ chứa nước. Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy thường xuyên đến từng
hộ gia đình)

4. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai,
lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

5. Phun hoá chất chủ động diệt muỗi


6. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Dự phòng cấp 2 :

Phát hiện các ca nhiễm đầu tiên trong vùng, tiến hành khoanh vùng, lập số liệu dịch tể

Phát hiện bệnh sớm các ca bệnh nghi mắc sốt xuất huyết:

*Ca bệnh giám sát (ca bệnh lâm sàng):

- Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt
cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau

: + Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính,
chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.

+ Da xung huyết, phát ban.

+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt

. + Vật vã, li bì.

+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

 Xác định ổ dịch

Khi phát hiện được bệnh, ổ dịch thì tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự diễn biến tiếp tục
của bệnh sẽ làm giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong

1. Tổ chức điều trị bệnh nhân


Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue" hiện hành của Bộ
trưởng Bộ Y tế
2. Truyền thông phòng chống dịch
Tổ chức truyền thông liên tục tại ổ dịch về bênh SXHD và các biện pháp phòng chống để
người dân, cộng đồng và các đoàn thể xã hôị phối hợp cùng tham gia chống dịch
3. Xử lý véc tơ trong ổ dịch
Quy mô xử lý:
- Khi có 1 ổ dịch: xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân.
- Trường hợp có từ 3 ổ dịch trở lên tại một thôn/ấp trong vòng 14 ngày thì xử lý theo quy mô
cả thôn/ấp và có thể mở rộng khi dịch lan rộng.
• Thời gian: Các biện pháp xử lý ổ dịch phải được triển khai trong vòng 48 giờ.
- Tổ chức phun hoá chất
- Vệ sinh môi trường xung quanh

Dự phòng cấp 3 ( Giảm tác hại của bệnh )

You might also like