You are on page 1of 4

1.

Giảng viên hướng dẫn: Lương Thị Thu Hà


2. Địa điểm: Xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên
3. Trạm trưởng: Nguyễn Thị Lựu
4. Xã Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang là xã vùng 1
 Vì: theo quyết định số 1300/ BYT năm 2023:
o Khoảng cách từ TYT xã Cửu Cao đến TTYT huyện Văn Giang là < 3km (1km), phòng
khám đa khoa Hoàng Gia <3km ( 2km)
o Xã Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang là đô thị loại III theo nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13
o Người dân có thể dễ dàng tiếp cận đến TYT xã nhờ điều kịa địa lý, giao thông thuận
lợi
5. Số lượng người làm việc
Theo thông tư số 03/2023/TT-BYT thì với trạm y tế xã ở vùng I có dân số >6000 người thì cần có
5 người trong đó có (bác sĩ/y sĩ; hộ sinh; điều dưỡng; các chức dnah nghề nghiệp khác)
 Ở TYT xã Cửu Cao có 1 bác sĩ đa khoa, 3 y sĩ đa khoa, 1 y sĩ hộ sinh, 2 điều dưỡng
6. Vườn thuốc nam có 19 cây
 Theo thông tư số 40/2013/BYT cần có ít nhất 70 cây trong danh mục thiết yếu, do đó ở đây
còn thiếu nhiều cây và trong đó có một số cây không có trong danh mục cần thiết (lá lốt, ngải
cứu, kinh giới, sài đất, mã đề, rau má, xạ can, nghệ, mơ tam thế)
7. Số phòng ban có đủ không
 Theo thông tư số 01/2017/BTNMT, diện tích từ 500 – 2000m2, diện tích của trạm y tế xã là
750m2 -> đạt tiêu chuẩn
 Theo thông tư số 32/2021/BYT, trạm y tế vùng 1 cần có 5 phòng trở lên, trạm y tế xã có 10
phòng -> đạt tiêu chuẩn
 Theo thông tư số 1300/2023/BYT, trạm y tế cần có kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, máy
phát điện, máy tính kết nối mạng internet, máy in, trạm y tế xã có đủ cả
8.
- Vắc xin BCG được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi sử dụng phần còn lại được lưu giữ
trong 6h cần phải hủy bỏ; tiêm trong da ở mặt ngoài phía trên cánh tay; tiêm một lần duy
nhất trong 24h sau sinh
- Vắc xin viêm gan b bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi sử dụng phần còn lại được lưu giữ
trong 72h cần phải hủy bỏ, tiêm bắp 0.5ml
- Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, vgb (5 trong 1) bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi
sử dụng còn thừa phải tiếp tục lưu trữ trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước buổi
tiêm chủng kế tiếp, tiêm bắp 1/3 mặt trước giữa đùi 0.5ml
- Vắc xin bại liệt dạng uống 0.1ml bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi sử dụng còn thừa chỉ
được lưu trữ và sử dụng trong ngày
- Vắc xin sởi bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi sử dụng còn thừa chỉ được lưu trữ trong
6h, tiêm dưới da cánh tay 0.5ml
- Vắc xin sởi rubella bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi sử dụng còn thừa được lưu trữ
trong 6h, tiêm dưới da ở mặt trước bên đùi 0.5ml
- Vắc xin viêm não nhật bản bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, sau khi sử dụng còn thừa được lưu
trữ trong 6h, tiêm dưới da mặt trước bên đùi 0.5ml
 Theo thông tư số 38/2018/BYT, Những lọ vắc xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần
được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm
chủng kế tiếp.
9. Có 10 loại vắc xin tiêm chủng mở rộng
- Sơ sinh:
o VGB trong 24h đầu
o Vắc xin phòng lao
- 2 tháng: Vắc xin 5 trong 1 ( Bạch hầu- ho gà- uốn ván- Hib- Viêm gan B) mũi 1
o Uống vắc xin bại liệt lần 1
- 3 tháng: Tiêm vắc xin 5 trong 1( Bạch hầu- ho gà – uốn ván- Hib- Viêm gan B) mũi 2
o Uống vắc xin bại liệt lần 2
- 4 tháng: tiêm vắc xin trong 1 (Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván- Hib- Viêm gan B) mũi 3
o Uống vắc xin bại liệt lần 3
- 9 tháng: Tiêm vắc xin sởi mũi 1
- 18 tháng: tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 4
o Tiêm vắc xin sởi rubella
- 12 tháng: vắc xin viêm não nhật bản mũi 1
o Tiêm vắc xin viêm não nhật bản mũi 2 ( 2 tuần sau mũi 1)
o Vắc xin viêm não nhật bản mũi 3( một năm sau mũi 2)
- 2-5 tuổi: Vắc xin tả 2 lần uống (lần 2 sau lần 1 2 tuần)
- 3-10 tuổi: Vắc xin thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất
10. Phụ nữ tiêm vắc xin gì khi có thai; nữ tuổi sinh đẻ
- Vắc xin phòng uốn ván: Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở
vùng nguy cơ mắc cao
o 1 tháng sau mũi 1
o 6 tháng sau mũi 2
o 1 năm sau mũi 3
o 1 năm sau mũi 4
11. Các bước chẩn đoán cộng đồng
- Gồm 3 bước
o B1: thu thập chỉ số
 Có 2 loại số liệu
 Sư cấp
 Thứ cấp (Xem giấy tờ sổ sách)
o B2: Xác định vấn đề sức khỏe
 Các tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe
 Các chỉ số biểu hiện vấn đề đó đã vượt quá mức bình thường
 Cộng đồng đã biết rõ tên của vấn đề đó và có phản ứng rõ ràng
 Đã có dự kiến và hành động của nhiều ban ngành, đoàn thể
 Ngoài số cán bộ y tế, trong cộng đồng có một số nhóm người khá
thông thạo về vấn đề đó
o B3: lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
 Các tiêu chuẩn để xét vấn đề sức khỏe ưu tiên
 Mức độ phổ biến của vấn đề
 Mức độ trầm trọng
 ảnh hưởng đến những người nghèo khó
 Đã có kĩ thuật phương tiện giải pháp
 Kinh phí chấp nhận được
 Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết
12. Nêu các bước lập kế hoạch truyền thông của bài truyền thông nhóm em
B1: xác định được các vấn đề truyền thông giáo dục sức khỏe: Kháng thuốc kháng sinh, bú sữa
mẹ hoàn toàn, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm
B2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần truyền thông: Kháng thuốc kháng sinh
B3. Xác định đối tượng là Tất cả các người dân đến tham gia tại trạm, mục tiêu: 100% cán bộ y tế
xã Cửu Cao, các cá nhân làm trong linh vực y tế hiểu và camkết sửdụng kháng sinh có trách
nhiệm, Nâng cao nhận thức của nhân dân xã Cửu Cao về sử dụng kháng sinh và tình trạng kháng
khánh sinh, Tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát của trạm y tế xã Cửu Caovềsửdụngkháng
sinh và kháng thuốc, Bảo đảm cung ứng đây đủ các loại kháng sinh có chất lượng đáp ứng
nhucâuchămsóc sức khỏe nhân dân, Kiểm soát nhiễm khuẩn.
B4: Xác định nội dung, nguồn lực, phương tiện, phương pháp
B5: Thử nghiệm phương tiện, phương pháp
B6: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể
- Các bước truyền thông:
o Lập kế hoạch
o Tổ chức
o Đánh giá hiệu quả
- Các phương pháp truyền thông:
o Phương pháp trực tiếp: người truyền thông trao đổi nói chuyện trực tiếp với 1 cá
nhân hoặc 1 nhóm những người được truyền thông
o Phương pháp gián tiếp: Sách, báo, đài
13. Có mấy hình thức truyền thông? Ưu nhược điểm
2 hình thức
- Trực tiếp:
o Ưu điểm: được tiếp xúc trực tiếp, nghe ý kiến phản hồi, có thể điều chỉnh được giúp
người tiếp nhận đúng thông tin truyền dạt
o Nhược điểm: không truyền đực thông tin diện rộng, phụ thuộc vào kỹ năng mềm
của người truyền thông, thời gian hạn chế
- Gián tiếp:
o Ưu điểm: Đưa thông tin nhanh lan truyền rộng
o Nhược điểm: Mang tính chất 1 chiều
14. Nhân lực thời gian tiêm chủng, diện tích phòng tiêm
Theo Nghị định số 104/2016/CP
Cần ít nhất 3 người có chuyên ngành y trong đó ít nhất một người có trình độ từ y sĩ trở lên
Diện tích phòng tiêm 8m2
Diện tích phòng theo dõi sau tiêm 15m2
4 phòng: Khu vực chờ trước khi tiêm chủng, khu vực khám sàng lọc, khu vực tiêm, khu vực theo
dõi sau tiêm
15. Dân số đạt
1 tỷ: 1804
2 tỷ: 1927
3 tỷ: 1959
5 tỷ: 1987
6 tỷ: 1999
7 tỷ: 2012
8 tỷ: 2022
16. Hướng dẫn bà mẹ sau tiêm chủng? mục tiêu và kết quả
- Chăm sóc trẻ sau tiêm
o Cho trẻ mặc quàn áo thoáng mát
o Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
o Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường khi trẻ sốt và quấy khóc
o Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh
o Tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, đắp thuốc có thể gây nhiễm trùng
- Mục tiêu và kết quả cần đạt được
o Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi hằng năm đạt trên 95%
o Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ sởi và
triển khai một số vắc xin mới
17. Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật
có cấu trúc kháng nguyên giống vsv gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết,
làm cho cơ thể tự tạo ra kháng thể
Huyết thanh: có nguồn gốc từ người hoặc động vật giúp cơ thể có kháng thể đặc hiệu
18. Xử trí khi bị chó cắn
Rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng với nước mạnh 5’
Sát trùng cồn 70 độ hoặc betadine
Vết cắn xa tktw tiêm uốn ván và theo dõi chó
Vết cắn gần tktw tiêm vx phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay lập tức
19. Xử trí khi bị đinh đâm
Rửa vết thương bằng xà phòng và nước, gạc vô tùng, tiêm uốn ván
20. Cách tính dự trù lượng vacxin
- Số vắc xin (liều) = Số đối tượng x 2 liều/ đối tượng x tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số sử
dụng vắc xin (1,1).

21. cách tính dự trù bơm tiêm

- Số bơm kim tiêm tự khóa 0,5ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số
hao phí sử dụng (1,1).

You might also like