You are on page 1of 10

Chuẩn bị câu hỏi

Câu 1: nêu các bước lập kế hoạch truyền thông.


- Xác định các vấn đề cần TT-GDSK:
o Lựa chọn dựa trên kết quả chẩn đoán cộng đồng và các thông tin về chủ trương
chăm sóc sk nhân dân ở địa phương.
o Lựa chọn dựa trên ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ tại trạm
- Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần TT-GDSK
o Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên dựa vào 6 tiêu chuẩn xét ưu tiên => vấn đề có
tổng điểm cao nhất là ưu tiên TT-GDSK trước tiên.
o 6 tiêu chuẩn, gồm:
 Mức độ phổ biến của vấn đề
 Mức độ trầm trọng của vấn đề
 Ảnh hưởng đến những người nghèo khó
 Đã có kỹ thuật, phương tiện để giải quyết
 Kinh phí chấp nhận được
 Được cộng đồng chấp nhận
- Xác định đối tượng, mục tiêu TT-GDSK
o Đối tượng: trực tiếp được hưởng lợi từ kết quả hoặc không phải là người hưởng
lợi từ kết quả
o Mục tiêu: xem sách <208>
 100% Cán bộ trạm, sinh viên HV nắm được kiến thức, có kỹ năng truyền thông
cơ bản vững vàng.
 Truyền tải đầy đủ các thông tin hữu ích về vấn đề Cúm, các triệu chứng, cách
theo dõi tại nhà, các dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý và các biện pháp chủ động
phòng chống Cúm.
 100% người dân được tuyên truyền nắm rõ các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần
lưu ý khi theo dõi bệnh nhân tại nhà.
 100% người dân biết biện pháp chủ động phòng chống bệnh.
- Xác định nội dung, nguồn lực, phương tiện, phương pháp
o Nội dung: phải thể hiện và truyển tải được thông điệp chủ chốt
 Trong báo cáo:
 Khái quát về bệnh : khái niệm, dịch tễ, yếu tố nguy cơ
 Triệu chứng nhận biết về bệnh và biến chứng
 Biện pháp phòng bệnh Cúm
 Tư vấn tái khám định kì
o Phương tiện, phương pháp: thích hợp với mục tiêu chương trình và đặc điểm, kích
thước, quy mô của nhóm đối tượng; dễ hiểu, kích thích được quá trình học
 Trực tiếp hoặc gián tiếp: nhóm sd phương tiện tranh ảnh, băng rôn, video
- Thử nghiệm phương tiện, phương pháp
o Làm thử (đóng vai)
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể
- Lập kế hoạch đánh giá chương trình TT-GDSK
Câu 2: mục tiêu và kết quả của buổi tiêm chủng? buổi tiêm chủng có mấy bàn? Gồm
những bàn gì? Phòng chờ sau tiêm chủng làm gì? Hướng dẫn bà mẹ sau tiêm chủng ntn?
Câu 3: trạm của xã thuộc khu vực mấy? tại sao?
Thuộc khu vực 2:
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu
vực gần nhất từ 3 đến <15 km.
Cụ thể TYT xã Lạc vệ cách BVDK Tiên Du 7,3km
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông bình thường, người dân có thể tiếp cận đến TYT xã và
bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.
Câu 4: tiêu chuẩn trạm đạt chuẩn quốc gia theo nghị quyết 4667? Trạm y tế xã e đã đạt
chưa? Tại sao?
*Tiêu chuẩn: là cả cái bảng của nghị quyết?
* Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:
· Đạt từ 80% tổng điểm trở lên
· Không bị “điểm liệt”.
· Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
 Xã đã đạt chưa nhỉ?
Câu 5: mục tiêu truyền thông? Tại sao lại chọn vấn đề đó để truyền thông? Cách chọn vấn
đề ưu tiên? E chọn những vấn đề gì? Số liệu?
- Mục tiêu truyền thông:
 100% Cán bộ trạm, sinh viên HV nắm được kiến thức, có kỹ năng truyền thông cơ bản
vững vàng.
 Truyền tải đầy đủ các thông tin hữu ích về vấn đề Cúm, các triệu chứng, cách theo dõi tại
nhà, các dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý và các biện pháp chủ động phòng chống Cúm.
 100% người dân được tuyên truyền nắm rõ các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần lưu ý
khi theo dõi bệnh nhân tại nhà.
 100% người dân biết biện pháp chủ động phòng chống bệnh.
- Cách xác định các vấn đề cần TT-GDSK:
o Lựa chọn dựa trên kết quả chẩn đoán cộng đồng và các thông tin về chủ trương
chăm sóc sk nhân dân ở địa phương.
o Lựa chọn dựa trên ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ tại trạm
 Chọn vấn đề CÚM dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của các cán bộ tại trạm.
 Còn nếu chọn theo chẩn đoán cộng đồng sẽ bị hỏi tiếp.
- Cách chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần TT-GDSK
o lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên dựa vào 6 tiêu chuẩn xét ưu tiên => vấn đề có
tổng điểm cao nhất là ưu tiên TT-GDSK trước tiên.
Câu 6 + 7: tình hình bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm tại địa phương? Số liệu
- Cụ thể trong năm qua trên địa bàn xã đã phát hiện 177 người mắc các bệnh, trong đó có:
o Bệnh truyền nhiễm:
 0 người mắc lỵ amip và lỵ trực trùng
 68 người mắc tiêu chảy
 10 người mắc thủy đậu
 80 người mắc cúm
 2 người bị lao
o Bệnh không truyền nhiễm:
 0 người bị tâm thần
 5 người bị tăng huyết áp 29,4%
 3 người bị đái tháo đường 17,6%
 2 người bị viêm phế quản mạn tính 11,8%
 1 người bệnh hen phế quản 5,8%
 4 người bệnh ung thư 23,5%
 2 người bệnh béo phì 11,8%

Câu 8: Trình bày phương pháp chọn mẫu điều tra?

* nếu các hộ đều đồng đều về điều kiện kinh thế thì chọn mẫu thôn gần nhất để thuận tiện

 Chọn ngẫu nhiên 200 hộ trong 4 thôn trong tổng số 2050 hộ trong xã.
 Đủ số lượng mẫu và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Số lượng mẫu là 20 hộ gia
đình/sinh viên.
 Tham vấn các cán bộ chuyên môn của xã như Trạm trưởng trạm y tế, các cộng tác viên y
tế của trường; đi thực địa.

Điều tra – Chọn mẫu – Thu thập số liệu thực địa


Thiết kế nghiên cứu? Đối tượng? Cỡ mẫu?
- Thiết kế nghiên cứu là Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Đối tượng: Hộ gia đình (Mỗi hộ hỏi 1 người đại diện hộ gđ), cán bộ, nhân viên y tế của
trạm, các loại sổ sách và báo cáo
- Cỡ mẫu:
+ Sổ sách: Tất cả các sổ sách, biểu mẫu, thông tin ở TYT
+ Cán bộ, nhân viên TYT: Tất cả cán bộ, NVYT của Trạm
+ Các hộ gđ (đại diện hộ gđ): 200 hộ ( = 200 phiếu)
1. Mẫu phiếu nào?
2. Cách thức thu thập thông tin: Trực tiếp ; gián tiếp
- Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp, Quan sát, Hồi cứu tài liệu, Thảo luận nhóm
- Công cụ: Bộ câu hỏi; Bảng kiểm
3. Loại/ nguồn số liệu: Sơ cấp, Thứ cấp (SGK tr 195)
- Sơ cấp: Tự mình điều tra
- Thứ cấp: Lấy số liệu ghi chép của TYT
4. Cách thức tiến hành thu thập: Tổ chức? Chọn mẫu
- Tại trạm? (Tài liệu?/ Quan sát?/ Phỏng vấn?)
- Tại cộng đồng? (Chọn mẫu?/ Phỏng vấn – Quan sát?): Dựa vào thực tiễn Xã?
Chọn mẫu??? 200 hộ GĐ
VD:
1. Mẫu tiêu chí YHCT
2. PP: Hồi cứu tài liệu(là chủ yếu), Quan sát, cái nào trên báo cáo ko rõ thì hỏi thêm trạm
trưởng (phỏng vấn trực tiếp)
CC: Bộ câu hỏi (tích hợp bảng kiểm)
3. Sơ cấp, thứ cấp

Câu 2: : mục tiêu và kết quả của buổi tiêm chủng? buổi tiêm chủng có mấy bàn? Gồm
những bàn gì? Phòng chờ sau tiêm chủng làm gì? Hướng dẫn bà mẹ sau tiêm chủng ntn?
Mục tiêu chung
- Nâng cao sức khỏe cho trẻ em và thực hiện tiêm chủng đúng lịch.
- Giữ vững các kết quả đã đạt được; Tiến tới khống chế, loại trừ một số bệnh có vaccine.
- Thực hiện tốt theo chỉ thỉ của chính phủ về 5K – phòng trừ dịch bệnh Covid.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, chất lượng về tỷ lệ tiêm chủng, tổ chức triển khai tiêm
chủng thường xuyên tại xã.
Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan
B, Hib) cho trẻ trên địa bàn xã được 98%.
- Tỷ lệ tiêm đầy đủ mũi vắc xin uốn ván mũi thứ 2 cho phụ nữ có thai đạt >95,3%
- Tỷ lệ tiêm chủng vacxin sởi- Rubella và Quivancen mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi đạt 95,2%
góp phần phấn đấu loại trừ dịch bệnh sởi vào năm 2021.
- Tỷ lệ tiêm vacxin VNNB cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đều đạt >95%, số trẻ sinh ra tại
bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Chỉ tiêu giám sát trong TCMR 100% các ca bệnh nếu có trong chương trình tiêm chủng mở
rộng được phát hiện và theo dõi.
Các vị trí, số bàn
- Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủng: dãy ghế hành lang phía trước phòng khám sàng lọc và tư
vấn.
- Bàn đón tiếp, hướng dẫn: Phía trước cửa vào phòng khám sàng lọc và tư vấn.
- Phòng khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng:
Bàn 1: Bác sĩ Phạm Thị Quyên khám tư vấn
- Phòng tiêm chủng:
Bàn 2 : Điều dưỡng Nguyễn Thị Cúc.
- Bàn ghi chép vào sổ tiêm chủng: Hoàng Thúy Loan
Chỗ ngồi theo dõi sau tiêm: dãy ghế hành lang trước cửa phòng tiêm chủng.
-
- Thực hiện đúng giữ khoảng cách 2m giữa người với người trong buổi tiêm chủng.
- Phòng chờ sau tiêm: để theo dõi các phản ứng dị ứng của trẻ sau tiêm
- Dặn dò mẹ: ( k có trong báo cáo, e tự nghĩ): theo dõi sát các phản ứng sau tiêm sau khi đã
về nhà, sốt, nổi ban, khó thở,… cần liên hệ ngay lập tức với trung tâm y tế trạm, đảm bảo
dinh dưỡng đầy đủ, dễ tiêu hóa, nhiệt độ phòng hợp lý, thoáng tránh gió lùa, giữ ấm cho trẻ,
Câu 9: vacxin được lấy về trạm vào thời gian nào? Cách bảo quản vacxin? Tên viết
tắt của các loại vacxin? Vacxin 5 trong 1 gồm những loại nào?
Thời gian lấy:
- Chiều ngày 08/03 ( trước ngày tiêm vacxin), dược sĩ Tạ Huy Thành đi lĩnh thuốc theo danh
sách dự kiến, bảo quản thuốc đúng quy định và báo cáo cuối buổi tiêm chủng.
- Ngày 09/03: buổi tiêm chủng bắt đầu từ 8h00- 11h00 sáng và 13h30- 16h30 chiều.
Cách bảo quản vacxin trong quá trình vận chuyển:
dùng bình vacxin, trong bình phải có ít nhất 8 cái bình tích lạnh, 8 bình tích lạnh này trước khi
cho vào bình vacxin phải được dã đông tới khi nào cầm tay lắc mạnh thấy tiếng óc ách mới được
cho vào bình mang tới trung tâm y tế huyện để lĩnh vacxin. Trong thùng phải có 1 nhiệt kế để
theo dõi nhiệt độ thường xuyên (2-8 độ C).
Tên viết tắt các loại vacxin : có cácloại được thực hiện tiêm chủng tại buổi tiêm
1. BCG: vacxin Lao
2. Quinvaxem: phối hợp 5 trong 1 gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib ( cụ thể:
giải độc tố vi khuẩn bạch hầu,uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virut VG B,
kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzeae type b_viêm phổi, viêm màng não)
3. Sởi: sởi
4. Viêm não nhật bản:
5. MR: sởi- rubella
6. Uốn ván cho phụ nữ có thai:
7. OPV: bại liệt
*note: DPT là gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván
Câu 12: tiêu chuẩn vườn thuốc nam, trạm có đủ tiêu chuẩn chưa? Số liệu chứng
minh?
- Đánh giá vườn thuốc dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y tế về xã tiên tiến về y dược cổ
truyền
+ Có vườn thuốc mẫu: 3 điểm ( trạm có vườn 200m2)

+ Tỷ lệ cây thuốc trong vườn thuốc mẫu so với tổng số cây thuốc trong danh mục thuốc
thiết yếu Bộ Y tế ban hành (Thông tư 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế): có 42/70 cây tức 60%: 2 điểm

Câu 13: trạm y tế đạt chuẩn có bao nhiêu phòng? Bao nhiêu giường bệnh? Trạm
em đã đạt chưa? Số liệu

Căn cứ theo quyết định 4667/QĐ_BYT năm 2014:

Xã Việt Đoàn thuộc khu vực địa lý là đồng băng nên thuộc phân vùng là vùng 1

 Vùng 1: Có từ 5 phòng trở lên, trong đó tối thiểu cần có: Phòng hành chính; Phòng
khám bệnh; Phòng sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm.

Câu 14: thực trạng sử dụng YHCT tại xã:

Nhu cầu về khám bệnh, chữa bệnh bằng pp YHCT của ng dân trong xã cao, tuy nhiên do
bảo hiểm k chi trả, điều kiện khám chữa bệnh bằng YHCT tại trạm còn hạn chế nên việc
ứng dụng khám chữa bệnh bằng YHCT cũng như lồng ghép YHHĐ và YHCT chưa
được triển khai vào thực tiễn

Cụ thể:

 Tại xã Việt Đoàn có cán bộ phụ trách và kiêm nhiệm về khám chữa bệnh bằng YHCT
nhưng không được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Y tế và không
được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Y tế.
 Y tế thôn bản, cộng tác viên y dược cổ truyền không được tập huấn nâng cao kiến thức y
dược cổ truyền như trồng và sử dụng thuốc nam, các phương pháp điều trị các bệnh thông
thường bằng y học cổ truyền...: 01 lần trong 01 năm
 Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT kết hợp với YHHĐ còn rất thấp ( dưới 20% tổng số
ca khám chữa bệnh).
 Khám chữa bệnh đơn thuần bằng YHCT hầu như không được thực hiện bởi vì cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế, không có phòng khám YHCT chuyên biệt, không có đủ dụng cụ,
trang thiết bị YHCT.
 Số lượng cây thuốc Nam còn rất hạn chế, không đáp ứng được việc điều trị bằng YHCT.
Việc bồi dưỡng, đào tạo kiến thức cho cán bộ phụ trách YHCT về việc trồng và sử dụng
cây thuốc Nam trong điều trị không được chú trọng quan tâm.

Phân biệt nước giến khoan và nước máy

- Nước giếng khoan: nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và nhờ hoạt động khai thác
của con người từ mặt đất xuống các nguồn nước ngầm mà nước giếng khoan được đưa vào
sử dụng

Nguồn nước này có được do nguồn nước trên mặt đất thẩm thấu xuống lòng đất qua các
lớp trầm tích mà tạo nên.

Các loại ô nhiễm của giếng khoan:

o Nhiễm mặn: hay gặp ở vùng đb sông Cửu Long, duyên hải miền Trung

o Nhiễm phèn: trong nước chứa nhiều sắt và mangan. Nước xả ra ban đầu rất trong,
sau đó tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng do sắt (II) và mangan ở
dạng hòa tan gặp oxi không khí bị OXH khiến nước màu vàng và váng nổi lên bề
mặt. ngoài ra dụng cụ chưa nước và sàn nền tắm cũng có thể bị màu vàng. Quần
áo lâu ngày cũng bị ố vàng. Nước trữ một thời gian xuất hiện cặn, rỉ do Fe(II)
tiếp tục bị OXH thành Fe (III) kết tủa.

o Nước nhiễm canxi: hay gặp vùng núi đá vôi. Cảm quan nhìn rất trong, nhưng đun
sôi có nhiều cặn trắng bám dưới đáy nồi

o Nước nhễm kim loại nặng và amoni. Nguyên nhân nước thải sinh hoạt ở các khu
dân cư, khu công nghiệp, xí nghiệp, khu vực bãi rác môi trường bởi hợp chất hữu
cơ của nito và nhiều hợp chất phân hủy khác.

- Nước máy: là những loại nước đã qua xử lý thông qua hệ thống nhà máy lọc nước với các
phương pháp công nghệ. Nguồn nước từ lạch, suối, sông, hồ, nước mưa
Trong nước máy có:

Hóa chất: clo, florua, thủy ngân, lưu huỳnh, chì, nitrat và dược phẩm

Hóa chất hữu cơ; dung môi, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,

Vi khuẩn kys sinh: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và tảo.

Những thaanfh phần trong giới hạn cho phép theo các quy định.

Tại sao lại chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên đó: đái tháo đường

Nếu đi thu thập thông tin được thì làm các bước trong sách.

 Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng
bệnh nhân đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, cao nhất thế giới.

Tại tỉnh Bắc Ninh, trong một cuộc hội nghị về quản lý, điều trị đái tháo đường tại TYT diễn ra
vào ngày 4/6/2020 thì đến cuối tháng 3/2020, số bệnh nhân đái tháo đường được quản lí là
17.952 người, 100% trạm y tế xã đã quản lí bệnh đái tháo đường, tỉ lệ cập nhật hồ sơ sức khỏe
điện tử đạt 87.2%. như vậy số lượng người mắc ĐTĐ chiếm tỷ lệ khoảng tổng số dân.

Qua 5 năm học, qua nhiều vòng lâm sàng từ triệu chứng đến bệnh học, chúng em đã có kiến thức
nhận định về yếu tố nguy cơ, triệu chứng, chẩn đoán, biến chứng cũng như chế độ chăm sóc,
ngăn để giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như giảm tỷ lệ biến chứng nặng. do ảnh hưởng 1 phần vì dịch
covid nên việc khám phát hiện, tái khám tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương bị hạn
chế đi rất nhiều. cho nên nếu lựa chọn vấn đề này tuyên truyền sẽ mang lại nhiều hiệu quả cao.

1. số con hiệu nay của mỗi cặp vợ chồng? – nên có 2 con


2. có mấy loại suy dd? Tỷ lệ? – 2 loại marasmus và kawashiokor
3. trường hợp nào thì truyền thông trực tiếp; gián tiếp? – trực tiếp khi phải trình bày thủ thuật
4. vaccine sởi tiêm mấy mũi? Mũi 2 nên tiêm hay phải tiêm? - 2 mũi; mũi 2 phải tiêm
5. Tiêm chủng mở rộng đến mấy năm? 2 năm (24 tháng VNNB mũi 3)
6. Mấy loại nước ngầm? – 2 loại nước ngầm theo độ sâu tầng mặt và nước ngầm tầng sâu (sâu
bao nhiêu thì phân chia)
7. SAT tiêm vaccine hay gì? Huyết thanh phòng uốn ván
8. Y tế thôn bản thuộc y tế gì? Y tế cơ sở.
9. Y tế cơ sở gồm gì? Y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, là tuyến y tế ban
đầu gần dân nhất.
10. Vaccine bại liệt màu gì?
11. Vị trí trạm y tế xã nên tránh nơi nào? Nơi ồn ào ô nhiễm: chợ, bến tàu bến xe, nhà chăn nuôi
12. Tại sao gọi là hiệu ứng nhà kính -  hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời,
xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu
không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những
chỗ được chiếu sáng.

You might also like