You are on page 1of 4

Y dược ( phụ trách: Nam và Hùng_ đại học Y Thái Bình)

CÂU 1:TƯƠNG LAI CỦA NGHANH BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG


Bác sĩ Y học dự phòng là gì?

Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm
đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì y tế công cộng quan tâm
nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy mục tiêu
hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng
đồng.

Ngành Y học dự phòng đào tạo những bác sĩ chuyên ngành về các vấn đề chẩn đoán
sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề
sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch
bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng
chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe v.v…

Phẩm chất cần có của một bác sĩ Y học dự phòng:

Bác sĩ Y học dự phòng phải là cán bộ y tế có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp vững để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề cơ bản của sức
khỏe cộng đồng; , có khả năng tự học vươn lên để kịp thời đáp ứng nhu cầu bảo vệ,
chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh cho nhân dân.

Dám chịu trách nhiệm: bệnh nhân không phải là một cỗ máy vô tri vô giác, khi hỏng
có thể vứt bỏ. Mỗi 1 hành động sai của bác sĩ có thể cướp đi một sinh mạng hoặc để
lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân. Vì vậy, một bác sĩ tốt rất cần có tinh thần trách
nhiệm cao.

Có thói quen đọc tài liệu chuyên ngành: Dược và các sản phẩm ngành dược ra đời
liên tục, thay tên, thêm bớt thành phần; các ứng dụng kỹ thuật mới như nội soi
lazer, phác đồ điều trị mới, kết quả nghiên cứu mới… Đọc nhiều sẽ giúp bác sĩ luôn
theo kịp tốc độ phát triển của ngành và không lạc hậu trong nghề nghiệp.

Nhiệm vụ của Bác sĩ Y học dự phòng gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi
trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền
nhiễm gây dịch nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh.

- Phòng chống các dịch bệnh không lây nhiễm: tai nạn giao thông, tai nạn nghề
nghiệp...

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các
bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân
dân.

- Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh
nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.

- Xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường.

Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng?

Ở các nước phát triển, chương trình đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng tiếp theo sau
chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa (Sau đại học). Nhưng ở nước ta do hạn chế
nguồn nhân lực y tế, chương trình đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng là chương trình đào
tạo trong đại học, có thời gian đào tạo là 6 năm trong đó 4 năm đầu học chương
trình như sinh viên Y đa khoa, 2 năm sau học chuyên ngành Y học dự phòng.

Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng có thể làm việc tại Bộ Y tế, Trường Đại học
Y, các Viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng, Trung tâm Y tế dự phòng, các
Trung tâm y tế, các dự án và các cơ sở y tế khác liên quan đến y tế dự phòng và có
thể học tiếp:

+Bác sĩ nội trú.


+Bác sĩ Chuyên khoa I.
+Bác sĩ Chuyên khoa II.
+Thạc sĩ.
+Tiến sĩ.

CÂU 2 Tuyển sinh Đại học, trung cấp năm 2009 CỦA ĐẠI HỌC Y
TB
Căn cứ công văn số 621/BYT-K2ĐT ngày 12/02/2009 của Bộ Y tế, công văn số
1142/BGDĐT-KHTC ngày 24/02/2009 của Bộ GD-ĐT, Trường Đại học Y Thái
Bình thông báo chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh đại học, trung cấp năm 2009 như
sau:
1. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
1.1. Hệ chính quy
Có 700 chỉ tiêu, gồm:
- Bác sĩ đa khoa 6 năm: 460
- Bác sĩ Y học cổ truyền 6 năm: 60
- Dược sĩ đại học 5 năm: 60
- Bác sĩ Y học dự phòng 6 năm: 60
- Cử nhân đại học điều đưỡng 4 năm: 60
Trong tổng số 700 chỉ tiêu có 47 chỉ tiêu tiếp nhận học sinh dự bị dân tộc (gồm 9
học sinh của Trường Dự bị Việt Trì, 22 học sinh của Trường Dự bị Sầm Sơn, 16
học sinh của Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc).
Trong 460 chỉ tiêu bác sĩ đa khoa đã có 220 chỉ tiêu đào tạo diện cử tuyển và theo
địa chỉ của năm 2008 chuyển lên..
1.2. Hệ liên thông trình độ đại học (chuyên tu cũ)
Có 400 chỉ tiêu, gồm:
- Bác sĩ đa khoa 4 năm: 220
- Bác sĩ Y học cổ truyền 4 năm: 60
- Dược sĩ đại học 4 năm: 60
- Cử nhân đại học Điều dưỡng vừa làm, vừa học: 60
Trong tổng số 400 chỉ tiêu có 250 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ dành cho các địa
phương, Bộ, Ngành có khó khăn về nhân lực y tế.
Đối tượng tuyển sinh là Y sĩ đa khoa, Y sĩ Y học cổ truyền, Dược sĩ trung cấp,
Điều dưỡng trung cấp đáp ứng đủ các quy định về đối tượng và tiêu chuẩn tuyển
sinh của Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao
đẳng Y, Dược số 06/2008/TT-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế.
2. TRUNG CẤP
Có 100 chỉ tiêu đào tạo Trung cấp Dược, 2 năm. Toàn bộ chỉ tiêu đào tạo trung
cấp không có ngân sách Nhà nước cấp, thí sinh phải đóng kinh phí đào tạo.
Xét tuyển căn cứ kết quả thi đại học vào Trường Đại học Y Thái Bình năm 2009
(cả khối A và khối B).
Hồ sơ dự tuyển theo mẫu của Bộ GD-ĐT. Riêng phiếu báo kết quả thi đại học có
thể dùng bản chính hoặc bản photo.
Lệ phí xét tuyển: 30 000 đồng/hồ sơ.
Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại
trường. Thời hạn nhận hồ sơ từ 10/8/2009 đến hết ngày 05/10/2009.
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

CÂU 3 NGHANH CU NHÂN ĐIỀU DƯƠNG LÀ GÌ


LÀ 1 TRONG NHƯNG NGHÀNH DAG ĐƯỢC ĐÀO tạo trực tiếp tại các trường y
dược
CHUẨN ĐẦU RA CỦA NGHÀNH LÀ:
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với
bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.

- Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.

- Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.

- Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên
y tế.

- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.

- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm
phòng chống dịch.

- Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức
khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ.

- Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn

Những quy luật cơ bản về:

+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải
thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

- Những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh.

- Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân
dân.

- Phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa
học.

Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người
bệnh.

- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
ngành.

- Khiêm tốn học tập vươn lên.


NGHÀNH CỬ NHÂN ĐIÈU DƯỠNG ĐÀO TẠO 4 NĂM RA LẤY BẰNG CỬ NHÂN
Đối với dh YTB diem dau vao cua nghanh nay lan luot là:nam2008 23đ.nam 2009 19.5đ

You might also like