You are on page 1of 36

TỔ CHỨC

HỆ THỐNG Y TẾ
VIỆT NAM
Nguyên tắc cơ bản
về tổ chức mạng lưới Y tế Việt Nam
• Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao
• - Mạng lưới y tế phải gần dân và rộng khắp từ thành thị đến
nông thôn, hải đảo và biên giới để đảm bảo sự bình đẳng trong
chăm sóc sức khỏe.
• - Mạng lưới y tế được chia thành nhiều tuyến và nhiều khu vực
dân cư để thuận tiện cho dân, đảm bảo thực hiện 10 nội dung
CSSKBĐ và thực hiện các chương trình y tế quốc gia.
Xây dựng theo hướng dự phòng
là bản chất của Ngành Y tế Việt Nam
• - Mạng lưới y tế phải làm tốt công tác quản lý sức khỏe mà chủ yếu là
phải giải quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp
thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
• - Chữa bệnh ngoại trú tại nhà với các bệnh thông thường. Chuyển viện
kịp thời với những bệnh nhân nặng đã phát hiện.
• - Ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn phát triển các cơ sở phòng
chống dịch bệnh, phòng chống các bệnh xã hội, công tác bảo vệ bà mẹ
trẻ em - kế hoạch hóa gia đình.
Phù hợp
với tình hình kinh tế của mỗi địa phương
• Việc tổ chức mạng lưới y tế phải hết sức tiết kiệm trong việc xây
dựng cơ sở vật chất và sử dụng hết công suất của trang thiết bị.
• - Phải tạo thuận lợi cho nhân dân trong công tác khám chữa
bệnh.
Phải có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho bệnh nhân, đầy đủ trang
thiết bị cho cán bộ công nhân viên.
• Thực hiện khẩu hiệu Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Phù hợp
với trình độ khoa học và khả năng quản lý
• Tổ chức mạng lưới y tế phải phù hợp với trình độ quản lý và
trình độ khoa học kỹ thuật của ngành không nên quá lớn, cồng
kềnh, quản lý không nổi.
• Cần quan tâm đến cơ cấu lồng ghép thích hợp, phát huy vai trò
vừa làm tốt công tác chữa bệnh vừa làm tốt công tác dự phòng
Đảm bảo không ngừng
nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh
• Thực hiện được hạch toán kinh tế, tiết kiệm trong quá trình quản lý
và tận dụng được những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật.
• Thực hiện được phương thức lồng ghép với phục vụ, đào tạo
nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục sức khỏe phát huy mọi
tiềm lực cơ sở vật chất trang thiết bị.
• Cần kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân
tộc. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao
Mô hình chung Tổ chức y tế Việt
Nam
• Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước
• Tuyến y tế Trung ương:
- Tuyến y tế địa phương bao gồm:
+ Tuyến y tế tỉnh, thành phố
+ Tuyến y tế quận, huyện, thị xã
+ Tuyến y tế xã, phường, cơ quan, trường học...
Mạng lưới y tế
còn chia làm hai khu vực
• Khu vực phổ cập: với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân
dân hàng ngày, thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sử
dụng các kỹ thuật thông thường, phổ biến. Ở nước ta khu vực phổ cập
là từ
tỉnh đến xã, còn từ huyện đến xã gọi là y tế cơ sở
• Khu vực chuyên sâu: với nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao đi sâu
vào NCKH và chỉ đạo kỹ thuật cho địa phương hỗ trợ giải quyết khó
khăn của y tế phổ cập. Đào tạo cán bộ cho y tế phổ cập.
MÔ HÌNH
SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT Ở VIỆT
NAM
Mô hình sức khỏe
và bệnh tật ở Việt Nam
• Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, sức
khỏe con người là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển và tồn
vong của một xã hội.
• Xác định mô hình bệnh tật là việc làm hết sức cần thiết nó giúp cho
ngành y tế, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân một
cách toàn diện, đầu tư trong công tác phòng bệnh có chiều sâu và có
trọng điểm, từ đó càng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Phân loại quốc tê về bệnh tật lần thứ 10 (ICD
10):

Mặc dù VN là 1 nước đang phát triển ở Châu Á, nhưng sức


khỏe của người dân VN được cải thiện và được tiếp cận nhều
dịch vụ CSSK.
ICD
10:
• Phân loại bệnh tật là phân chia bệnh theo nhóm dựa trên các tiêu
chuẩn được quy ước từ trước.
• Mục đích của ICD là giúp cho việc phân tích, phiên giải và so sánh số
liệu bệnh tật, tử vong thu thập tại những thời điểm, quốc gia, khu vực
khác nhau một cách có hệ thống.
• ICD dùng để mã hóa chẩn đoán và vấn đề sức khỏe thành các mã ký tự,
giúp cho công tác lưu trữ, khai thác và phân tích số liệu dễ dàng hơn.
• Trên thực tế, ICD đã trở thành tiêu chuẩn phân loại chẩn đoán
quốc tế cho lĩnh vực dịch tễ học nói chung và nhiều mục đích
quản lý y tế khác, gồm có phân tích tổng quan thực trạng sức
khỏe của các nhóm quần thể; giám sát tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện
mắc của một bệnh; những vấn đề sức khỏe liên quan như đặc
điểm, hoàn cảnh của người bệnh.
• ICD không phù hợp để liệt kê các ca bệnh riêng lẻ cũng như có
nhiều hạn chế nếu sử dụng ICD để nghiên cứu khía cạnh tài
chính như phương thức chi trả hoặc phân bổ nguồn lực.
• ICD có thể dùng để phân loại bệnh tật và những vấn đề sức
khỏe được ghi chép trên nhiều loại hồ sơ, bệnh án khác nhau.

• Mục đích ban đầu của ICD là phân loại nguyên nhân tử vong,
sau đó được mở rộng để phân loại chẩn đoán bệnh tật. Một điều
quan trọng cần lưu ý là mặc dù ICD được xây dựng để phân
loại chẩn đoán bệnh tật và chấn thương nhưng không phải tất cả
các trường hợp đến cơ sở y tế đều có thể phân loại theo ICD
Các bảng phân loại tham
khảo
• Phân loại bệnh tật Quốc tế (ICD)
• Phân loại Quốc tế về chức năng, tàn tật và sức khỏe (ICF)
• Phân loại Quốc tế về can thiệp y tế (ICHI) “Đang xây
dựng”
• Bảng phân loại bệnh tật chia thành 21 Chương. Ký tự đầu tiên
của mã ICD là chữ cái, mỗi chữ cái đại diện cho một
Chương,
• Mỗi Chương bao gồm đầy đủ nhóm bệnh 3 ký tự nhưng có thể
không đủ hết các mã bệnh (Ví dụ Chương III có mã D53, D55
• Chương I – XVII liên quan tới bệnh và những tình trạng bệnh
lý khác.
• Chương XVIII gồm triệu chứng, dấu hiệu, biểu hiện lâm sàng
bất thường và kết quả xét nghiệm, không phân loại nơi khác.
• Chương XIX liên quan đến chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả khác của những nguyên nhân ngoại lai.
• Các chương còn lại đề cập đến các vấn đề khác, bao gồm dữ
liệu chẩn đoán.
• Chương XX- Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh và tử vong,
thường được dùng để phân loại chấn chấn, ngộ độc nhưng lần
hiệu đính thứ 9 bổ sung thêm phần ghi nhận nguyên nhân tử vong
ngoại sinh và các tình trạng bệnh lý khác.
• Chương XXI – Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và
tiếp xúc dịch vụ y tế, dùng để phân loại lý do tiếp xúc với các
cơ sở y tế của một người không bị bệnh, hoặc tình trạng bệnh
của một người bệnh được chăm sóc tại một thời điểm cụ thể.
Các yếu tố tác động đến mô hình bệnh
tật
• Đó chính là yếu tố tác động đến sức khoẻ. Dahlgren và Whitehad chia
chung thành các yếu tố có thể biến đổi và không thể biến đổi.
• Những yếu tố không thể biến đổi gồm: tuổi, giới tính và yếu tố di truyền
• Những yếu tố có thể biến đổi gồm:
• Các yếu tố cấu trúc thấp:Hoà bình,ổn định chính trị,phát triển kinh tế và
công bằng
• Các yếu tố cấu trúc cao: Khẩu phần ăn,nước sạch, nhà cửa, y tế, giáo dục.
• Các yếu tố thuộc về lối sống: Thuốc lá,rượu, tình dục, ma tuý, lạm dụng
thuốc.
1.Tuổi, giới tính và các yếu tố di truyền:
• Tuổi và giới tính là một trong những yếu tố quyết định về cơ cấu dân số
của một khu vực, về mặt bệnh tật, từng nhóm tuổi có những đặc thù
riêng
• Trẻ sơ sinh với những bệnh lý đặc thù như uốn ván rốn, nhiễm trùng sơ
sinh, trẻ đẻ thiếu tháng, ngạt sau sinh..Người già với các bệnh lý đặc
thù như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.. và các
bệnh lý ung thư thương gia tăng theo tuổi, các biến chứng sau đẻ là
bệnh lý đặc trưng của phụ nữ tuổi sinh đẻ,
• Trong khi nhồi máu cơ tim thường chỉ xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
• Cấu trúc dân số khác nhau giữa các khu vực là một trong những yếu
tố làm khác biệt về mô hình bệnh tật và tử vong giữa các khu vực đó.
• Yếu tố di tuyền ,hay nói rộng rãi là chủng tộc và nồi giống cũng
có tác động đến cơ cấu bệnh tật.
• Ngày này người ta phát hiện rất nhiều loại bệnh có liên quan ít
nhiều đến yếu tố di truyền như: THA, đái tháo đường, béo
phì.
2. Các yếu tố cấu trúc thấp:
• Hoà bình, ổn định chính trị góp phần phát triển kinh tế, làm giảm
đi đói nghèo. Từ đó làm giảm đi các bệnh tật như suy dinh dưỡng,
bệnh nhiễm khuẩn(tiêu chảy, lao,…).
• Biến đổi về môi trường (do tăng tốc độ, đô thị hoá) làm gia tăng
các bệnh do ô nhiễm như bệnh hô hấp, bệnh nghề nghiệp, các sang
chấn về tâm thần kinh..
• Tăng sự công bằng sẽ giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận
tốt hơn với các dịch vụ y tế làm giảm đi chỉ số bệnh tật, tử vong.
3. Các yếu tố cấu trúc cao: Khẩu phần ăn khác nhau cũng góp phần
liên quan đến các bệnh tật đặt trưng khác nhau.
Ăn ít đường ở người Eskimo có liên qaun đến chỉ số bệnh về răng
miệng rất thấp ở giống người này.
Ăn nhiều chất béo, nhiều đạm gia tăng tỷ lệ béo phì, là nền tảng các
bệnh rối loạn về chuyền hoá lipid, bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh
tim mạch khác.
Nước sạch và nhà cửa có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu bệnh tật,
bệnh nhiễm khuẩn như ỉa chảy, lỵ,thương hàn, lao, Sốt xuất huyết.
• Mạng lưới y tế có sở phát triển giúp chăm sức khoẻ toàn dân tốt hơn
đặc biệt hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh nhờ vào tiêm chủng mỡ rộng.

• Chăm sóc thai sản tốt giúp hạn chế các tai biến sản khoa, phòng
chống được suy dinh dưỡng bào thai.
• Phòng bệnh tốt giúp hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh sốt rét, rối loạn do
thiếu iod.
• Giáo dục tốt giúp nâng cao dân trí, khả năng hiểu biết về phòng bệnh
tật cũng là một yếu tố quan trọng góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử
vong do thiếu hiểu biết trong cộng đồng.
4. Các yếu tố thuộc về lối sống:
• Yếu tố này ngày càng được quan tâm vì những lợi ích của nó
trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong của nhiều
bệnh.
• Thuốc lá được khẳng định là nguyên nhân của các bệnh ung thư
đường hô hấp,làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính,bệnh mạch vành.
• Rượu với số lượng thích hợp giúp cho tiêu hoá tốt,nhưng ở số
lượng vượt quá có thể dẫn đến bệnh gan do rượu,sa sút về tâm
thần,đặc biệt còn là nguồn gốc của tai nạn giao thông.
• Lối sống buông thả về tình dục,nghiện ma tuý là người bạn đường
chung thuỷ của nhiễm HIV/AIDS,một đại dịch của thế giói hiện
này,ngoài ra còn làm gia tăng các bệnh lây truyền nguy hiểm khác
như viêm gan sieeuvi B,lậu,giang mai

• Lạm dụng thuốc làm gia tăng các tai biến thuốc,nghiêm trọng hơn là
gia tăng tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn,khiến cho việc
điều trị các bệnh nhiễm khuẩn càng khó khăn hơn
• Ngoài các yếu tố trên,đặc điểm bệnh lý,sinh thái cuat từng vùng cũng
quy định nên mô hình bệnh tật đặc trưng của vùng địa lý đó.sốt
rét,sốt xuất huyết luôn là mối hiểm hạo của acsc nước vùng nhiệt đới
vì diệt tận gốc ổ bệnh và vecto truyền bệnh (muỗi) là điều cực kỳ
khó khăn mà đến nay ta vẫn chưa làm được
Mô hình bệnh tật của các nước trên Thế
Giới
• Mô hình bệnh tật ở mỗi nước trên thế giới phụ thuộc vào
trình
độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước:
• Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: Bệnh
nhiễm trùng cao, bệnh mạn tính không nhiễm trùng
thấp.
• Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: Bệnh nhiễm
trùng thấp, bệnh mạn tính không nhiễm trùng là chủ yếu
• Mô hình bệnh tật ở các nước phát triển: Bệnh tim mạch, đái
tháo đường, ung thư, nghề nghiệp, bệnh lý người cao tuổi là
chủ yếu, bệnh nhiễm trùng thấp.
Nhiễm
trùng:
• Vào năm 1880, nhà khoa học
người Pháp Louis Pasteur đã
chứng minh được rằng chính các
vi khuẩn là nguyên nhân thật sự
gây ra nhiều căn bệnh. Nhiễm
trùng là tình trạng sức khỏe rất
phổ biến, có thể ảnh hưởng đến
bệnh nhân ở mọi lứa tuổi
Mô hình bệnh tật ở Việt
Nam
• Bệnh nhiễm trùng và bệnh không nhiễm trùng
• Bệnh cấp tính và bệnh mạn tính
• Bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính ngày càng cao.

• Nguyên nhân: Sự phát triển đô thị hóa, sẽ làm tăng tai nạn
giao thông.
• Ô nhiễm môi trườnng làm tăng các bệnh ung thư, ngộ độc
do hóa chất, ngộ độc thực phẩm.
• Tuổi thọ cao, người bị tim mạch càng cao.
• Những người nhiễm HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
• Định nghĩa nhiễm trùng (còn gọi là nhiễm khuẩn) là sự tăng
sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng... đối với cơ thể,
dẫn tới các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân.
• Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian
bệnh từ 3 tháng trở lên. Bệnh mạn tính thường gặp bao gồm
những bệnh không truyền nhiễm: Viêm khớp, hen suyễn, ung
thư, đái tháo đường.
• Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính: viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, hen và khí phế thũng…
• Bệnh xương khớp mạn tính: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng
xương, thoái hóa khớp….
• Bệnh lý tâm thần kinh: trầm cảm, sa sút trí tuệ, …
• Bệnh tự miễn: xơ cứng bì, vẩy nến
• Bệnh tim mạch: suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh tim
thiếu máu cục bộ, …
• Viêm gan mạn tính
• Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…
• Hội chứng mệt mỏi mạn tính.
• Suy thận mạn tính và ung thư.
Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật
kép.
Đó là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong
đó, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng
bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong hàng đầu, iệt Nam đang phải đối mặt với mô hình
bệnh tật kép,
Đó là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong đó,
bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng
bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong (chiếm tới 77% tổng số tử vong toàn quốc.
 
Trong các bệnh lý không lây nhiễm, thì bệnh tăng huyết
áp và đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu
của tử vong, tàn tật và gánh nặng y tế.

You might also like