You are on page 1of 38

HỆ THỐNG CHĂM SÓC

SỨC KHỎE BAN ĐẦU


Nội dung và ý nghĩa của tuyên
ngôn Alma Ata
• Tuyên ngôn Alma Ata ra đời vào tháng 8 năm 1978, tại hội nghị
quốc tế tổ chức tại Alma Ata.
• Nhấn mạnh định nghĩa sức khỏe của WHO (1946): “Sức
khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất,
tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là tình
trạng không có bệnh hay tàn tật”
• Khẳng định mạnh mẽ rằng sức khỏe là “quyền cơ bản của con
người và là mục đích xã hội quan trọng nhất của toàn
thế giới”, từ đó đưa ra lời kêu gọi “Sức khỏe cho mọi người
đến năm 2000”.
Nội dung và ý nghĩa của
tuyên ngôn Alma Ata
• Tuyên ngôn Alma Ata là một sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình
hoạt động của hai tổ chức quốc tế liên quan nhiều nhất đến sức khỏe con
người.
• Nhấn mạnh giải pháp CSSKBĐ, mối liên quan giữa chăm sóc sức khỏe ban
đầu và phát triển. Đồng thời hội nghị cũng nhấn mạnh vai trò của tất cả các
tuyến trong hệ thống y tế quốc gia cần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu,
thông qua các hoạt động đào tạo thích hợp, giám sát, hậu cần.
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu là “chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các
phương pháp và kỹ thuật thực hành, khoa học, được chấp nhận về mặt
xã hội….
• Hội nghị Alma Ata đã đưa ra có 22 khuyến nghị, 5 nguyên tắc cơ bản và
8 nội dung cấu phần chủ yếu trong CSSKBĐ.
Nội dung chủ yếu của CSSK ban đầu
nêu ra từ Hội nghị Alma Ata năm
1978
Nội dung cốt của CSSKBĐ gồm:
1. Giáo dục sức khỏe
2. Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý
3. Cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh môi trường
4. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình
5. Tiêm chủng mở rộng
6. Phòng và chống các bệnh lưu hành ở địa phương
7. Điều trị các bệnh và thương tích thông thường
8. Cung cấp thuốc thiết yếu
Ở Việt Nam, ngoài 8 nội dung do hội nghị Alma Ata, còn thêm 2 nội
dung:
9. Củng cố và phát triển màng lưới y tế cơ sở
10. Quản lý sức khỏe với mọi người từ khi mới sinh trở đi, nhất là đối với những
người thuộc nhóm có nguy cơ: bà mẹ, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính
.v.v.
Nguyên tắc cơ bản trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu
• Nguyên tắc công bằng
- Tính công bằng là nguyên tắc then chốt, thể hiện tính nhân đạo trong
công tác CSSK.
- Nhấn mạnh đến sự bao phủ chăm sóc rộng rãi dân số, với sự cung cấp các
dịch vụ CSSK đáp ứng với nhu cầu của cộng đồng.
- Công bằng không có nghĩa là bình quân hay cung cấp các CSSK đồng
đều cho mọi thành viên của cộng đồng, mà là cung cấp các dịch vụ CSSK
cho những người thực sự có nhu cầu.
- Thực hiện công bằng trong CSSKBĐ cần quan tâm đến các vùng sâu,
vùng xa, đến các đối tượng nghèo, các đối tượng thiệt thòi trong tiếp cận và
tiếp nhận các dịch vụ CSSK.
Nguyên tắc cơ bản trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu
Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng
• Hội nghị Alma Ata coi sự tham gia của cộng đồng như là nhân tố chìa khoá cơ
bản trong chăm sóc sức khỏe.
• Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng bao gồm các cá nhân trong cộng đồng nhận rõ trách
nhiệm của họ trong chăm sóc sức khỏe, các thành viên cộng đồng tham gia vào việc đưa
ra các quyết định để giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên và phân phối các nguồn lực y tế,
quản lý cộng đồng, vận động cộng đồng trong các chiến dịch chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe.
• Cộng đồng còn tham gia đóng góp nguồn lực của họ cho công tác chăm sóc sức khỏe.
• Cộng đồng cần quyết định những điều họ mong muốn trong công tác chăm sóc sức
khỏe và biện pháp làm thế nào để đạt được những điều đó.
• Sự tham gia của cộng đồng là một trong những nguyên lý quan trọng then chốt của
chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nguyên tắc cơ bản trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu
• Nguyên tắc tăng cường sức khỏe, dự phòng và
phục hồi sức khỏe
- CSSKBĐ không chỉ là chữa bệnh mà còn phải tăng cường hiểu biết của
người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh.
- Nhấn mạnh đến các biện pháp dự phòng và loại bỏ tận gốc các nguyên
nhân của bệnh tật.
- Nguyên tắc này cân nhắc đến tính tự nhiên của các vấn đề sức khỏe mà các
nước đang phát triển phải đối phó, coi phòng bệnh và tăng cường sức khỏe như
là phương tiện thích hợp để đối phó với các vấn đề sức khỏe.
- Nguyên tắc này được thể hiện trong nhiều nội dung CSSKBĐ
Nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu
Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật thích hợp
- Cân nhắc tới nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cũng như khả năng chấp nhận và duy trì
các biện pháp chăm sức khỏe của cộng đồng để chọn lựa các kỹ
thuật chăm sóc và dịch vụ thích hợp nhất cho các đối
tượng.
- Thực hiện nguyên tắc này phải hiểu rõ đối tượng và nắm
vững các kỹ thuật, phương pháp có thể lựa chọn áp dụng
cho đối tượng.
Nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu
Nguyên tắc phối hợp liên ngành
- Giải quyết các vấn đề sức khỏe của cộng đồng không thể chỉ do ngành y tế mà cần thiết
phải có sự tham gia của nhiều ngành khác.
- Tăng cường đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan chặt chẽ tới sự phát triển
kinh tế, xã hội chung của đất nước.
- Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe ban đầu còn là sự tăng cường các điều kiện kinh tế xã hội của
cộng đồng dẫn đến tình trạng sức khoẻ tốt nhất.
- Không phải chỉ ngành y tế mà chính quyền cũng như nhiều ngành khác cùng có trách
nhiệm trong công tác bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân.
- Trong những năm gần đây, những vấn đề cấp bách nổi lên đòi hỏi phải có những chính sách
chiến lược trong CSSKBĐ như:
• Giảm tử vong cho các nhóm người nghèo..
• Giảm các yếu tố nguy cơ lớn cho sức khỏe.
• Phát triển hệ thống y tế bền vững.
• Xây dựng môi trường chính sách và thể chế.
Vai trò của các đối tác trong một cam kết xã hội
mới trong thực hiện các nội dung về CSSKBĐ
Có 8 đối tác trong cam kết xã hội được xác định dưới đây có trách nhiệm và tài
nguyên khác nhau cho CSSKBĐ
• Chính quyền: chính quyền có trách nhiệm cung cấp những điều
kiện cần thiết để cung cấp các chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Chính quyền phải thiết lập
một chiến lược quốc gia tổng thể về sức khỏe cho mọi người mà các đầu vào nên
gồm tất cả các ban ngành liên quan đến sức khỏe.
• Ngành y tế: Bộ Y tế có trách nhiệm phát triển các chính sách, các chiến lược
và các kế hoạch tạo hướng đi cho hệ thống chăm sóc y tế nhà nước. Bộ Y tế đảm bảo
cho quyền được tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cho người dân. Bộ Y
tế phải huy động nguồn tài nguyên cho chăm sóc sức khỏe, phải tích cực trong
việc thăm dò các phương pháp khác nhau để tìm nguồn tài chính cho chăm sóc
sức khỏe. Đồng thời giữ vai trò quan trọng trong điều phối, sử dụng các nguồn
tài nguyên từ các cơ quan tài trợ ngoài nước.
Vai trò của các đối tác trong một cam kết xã hội
mới trong thực hiện các nội dung về CSSKBĐ
• Cá nhân và cộng đồng: Cộng đồng cần được động viên, hướng dẫn
thiết lập các kế hoạch cá nhân và nhóm và chia sẻ trong quá trình thực hiện
các kế họach đó dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có của họ cũng như sự trợ
giúp của chính quyền và các nguồn tài trợ khác.
• Cán bộ y tế: Cán bộ y tế và nhân viên sức khỏe phải được huấn luyện và
đào tạo liên tục về CSSKBĐ để họ hoạt động hiệu quả hơn.
• Cơ quan tài trợ: Các cơ quan tài trợ nên xác định lĩnh vực thích
hợp nhất cho sự viện trợ từ bên ngoài bằng cách liên kết với các nhà lãnh
đạo quốc gia, hỗ trợ các hoạt động để có kết quả.
Vai trò của các đối tác trong một cam kết xã hội
mới trong thực hiện các nội dung về CSSKBĐ

• Tổ chức phi chính phủ: Vai trò các tổ chức phi chính phủ trong
y tế ngày càng rõ rệt.
• Những người có lợi ích từ cung cấp các dịch vụ tư nhân:
Bác sỹ tư, y tá tư, nữ hộ sinh tư, nhân viên điều dưỡng tại nhà, bệnh viện
tư, người hành nghề y học cổ truyền. Khu vực tư nhân đã mang lại những
nguồn tài nguyên lớn bổ sung cho cung cấp chăm sóc sức khỏe nhờ vậy
làm giảm áp lực khu vực y tế nhà nước bị quá tải.
• Các trường đại học và sức khỏe cho mọi người: vai trò
của các trường đại học trong chiến lược sức khỏe cho mọi người.
Khái niệm đối tượng đích và khái
niệm các tỷ lệ bao phủ
• Đối tượng đích là đối tượng phục vụ của một hoạt động hay một CTCSSKBD,
một dịch vụ y tế. Ví dụ: CT TCMR, trẻ e dưới 1 tuổi
• Khái niệm về các tỉ lệ bao phủ
- Tỉ lệ sẵn có: là tỉ lệ thời gian mà trạm y tế có đầy đủ các điều kiện cần thiết về nguồn lực,
cơ sở vật chất (cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc,...) để thực hiện hoạt động hay dịch vụ y tế phục
công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. + Ví dụ
- Tỉ lệ tiếp cận: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích trong khu vực quản lí của trạm y
tế xã hay cơ sở y tế có thể đến được với hoạt động hay dịch vụ y tế một cách dễ dàng bằng
những phương tiện đi lại sẵn có. + Ví dụ
- Tỉ lệ sử dụng: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích có sử dụng hoạt động hoặc dịch vụ y tế ít
nhất một lần. + Ví dụ
- Tỉ lệ bao phủ đầy đủ: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích nhận được đầy đủ các
dịch vụ y tế cần thiết có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ theo chuẩn mực đã được ban
hành.
- Tỉ lệ bao phủ hiệu quả: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích nhận được đầy dủ các dịch vụ y tế
tuỳ theo vấn đề sức khoẻ của họ với chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn.
Các giai đoạn phát triển hệ thống
CSSK ban đầu ở Việt Nam
• Trước Cách mạng 1945: chưa có hệ thống y tế phục vụ ở
huyện và xã phường (gọi chung là xã)….
• Từ 1945-1955: Có Ty y tế ở tỉnh nhưng huyện không có tổ
chức y tế hoặc chỉ có một y tá, xã cũng không có tổ chức y tế hoặc
có một vệ sinh viên hoặc cứu thương viên.
• Từ 1955-1978: mạng lưới y tế huyện, xã phát triển rất nhanh để
đáp ứng nhiệm vụ chính trị …., Mỗi xã có một y tá và một hộ sinh
hoạt động dựa vào quỹ dân lập
• Từ năm 1960: nhà nước bắt đầu tổ chức đào tạo y sỹ xã, đẩy mạnh
công tác vệ sinh phòng bệnh, chống dịch, đỡ đẻ thường, cấp cứu và
chữa bệnh thông thường, cấp cứu chiến thương.
Các giai đoạn phát triển hệ
thống CSSK ban đầu ở Việt
Nam
• Từ năm 1968: một số y sỹ xã có thành tích tốt được đi đào tạo
thành bác sỹ xã. Tuyến huyện có bệnh xá huyện và tỉnh có bệnh
viện tỉnh và các trạm đội phòng bệnh và chống các bệnh xã
hội.
• Từ năm 1975: bệnh xá huyện nâng cấp thành các bệnh viện
huyện với các đơn vị vệ sinh phòng dịch. Y tế tuyến xã thôn là y
tế dân lập và từ tuyến huyện trở lên là quốc lập.
• Từ năm 1978 trở đi: Việt nam thực hiện tuyên ngôn Alma-
Ata vì nội dung phù hợp với đường lối y tế CSSK cho toàn dân
của Việt nam.
• Từ sau năm 1986: ngành y tế cũng có nhiều bước chuyển
đổi, có y tế tư nhân, thu tiền dịch vụ y tế…
10 Nội dung chủ yếu của CSSK ban
đầu ở Việt Nam
Nội dung cốt của CSSKBĐ gồm:
1. Giáo dục sức khỏe
2. Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý
3. Cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh môi trường
4. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình
5. Tiêm chủng mở rộng
6. Phòng và chống các bệnh lưu hành ở địa phương
7. Điều trị các bệnh và thương tích thông thường
8. Cung cấp thuốc thiết yếu
9. Củng cố và phát triển màng lưới y tế cơ sở
10. Quản lý sức khỏe với mọi người từ khi mới sinh trở đi, nhất là đối với
những người thuộc nhóm có nguy cơ: bà mẹ, trẻ em, người mắc bệnh
mạn tính .v.v.
Giáo dục sức khỏe trong CSSK
ban đầu ở Việt Nam
• Hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe
(GDSK): được tổ chức từ trung ương xuống đến
tỉnh. Các hoạt động GDSK được thực hiện chủ
yếu ở tuyến cơ sở, nhằm thay đổi nhận thức, thái
độ, nâng cao kiến thức, từ đó đổi hành vi của mỗi
người trong CSSK.
• Hình thức truyền thông GDSK: đa dạng, qua
nhiều kênh khác nhau: phương tiện thông tin đại
chúng. Phát triển các hình thức tư vấn, Giáo dục
sức khoẻ qua các tổ chức quần chúng, đưa GDSK
vào nhà trường
Giáo dục sức khỏe trong
CSSK ban đầu ở Việt
Nam
• GDSK ở các vùng dân tộc thiểu số: có chính sách đào tạo cán bộ
y tế từ người địa phương, hoặc học tiếng dân tộc nên đã nâng cao
được hiệu quả giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
• Nội dung GDSK đa dạng: GDSK thêm cả nội dung phòng chống
tai nạn thương tích (trong đó có bạo lực), ma tuý, …
• Ngày nay GDSK tập trung hơn vào những vấn đề và đối tượng ưu
tiên. Cần tăng cường cho các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, người
nghèo còn ít cơ hội tiếp cận với giáo dục sức khoẻ cần thiết, vì thiếu
phương tiện, thời gian, ngôn ngữ, tập quán.
CSSK bà mẹ, trẻ em trong CSSK
ban đầu ở Việt Nam
• Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh
sản là một bộ phận của chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhằm mục tiêu tăng cường và
bảo vệ sức khoẻ trẻ em và phụ nữ.
• SK bà mẹ và trẻ em từ năm 1945 đến này luôn được quan tâm
và ưu tiên.
• Thực hiện KHHGĐ từ những năm 60, tuy nhiên các biện pháp tránh thai
còn nghèo nàn…
• Tai biển sản khoa và tỷ suất sinh còn cao, đặc biệt ở nông thôn, miền múi
• Có nhiều nội dung CSSKBĐ liên quan đến CSSK trẻ em, trong đó nổi bật
nhất là tiêm chủng và phòng chống Suy dinh dưỡng…
• Sức khỏe vị thành niên xuất hiện những vấn đề mới như: ma túy,
rượi, nạo phá thai, bạo lực, …
Quản lý sức khỏe và củng cố hệ
thống tế cơ sở trong CSSKBĐ ở
Việt Nam
• Quản lý sức khỏe
- Mỗi người dân trong xã có một hồ sơ theo dõi sức khỏe, được định
kỳ kiểm tra sức khỏe và khi ốm đau được ghi chép lại, từ đó để có kế
hoạch phòng chữa bệnh thích hợp và nắm được tình hình sức khỏe
chung ở nhân dân toàn xã.
- Quản lý sức khỏe được nêu ra từ những năm 1970 và được thực hiện
ở một số xã thí điểm ở miền Bắc.
- Thực hiện quản lý sức khỏe đối với một số đối tượng ưu tiên: bà mẹ
(có thai, KHHGĐ), trẻ em dưới 5 tuổi, ...
- Mỗi chương trình y tế có đối tượng mục tiêu khác nhau và được theo
dõi riêng ví dụ TCMR có sổ theo dõi riêng, lao, sốt rét vv.. có sổ
riêng.
Củng cố hệ thống y tế cơ sở
- Khôi phục và phát triển mạng lưới TYT về tổ chức nhân lực ở tất cả các xã. Xóa
xã trắng về TYT (xã không có TYT), có đủ cán bộ theo quy định và có ngân
sách để hoạt động.
- Nâng cao chất lượng cán bộ y tế xã: đưa bác sĩ về xã (năm 2009 đã có 65,9%
TYT có bác sĩ), đào tạo nữ hộ sinh (NHS) sơ cấp thành NHS trung cấp hoặc y sĩ
sản nhi ..Dần dần cơ cấu nhân lực ở TYT chỉ có đại học và trung học.
- Cán bộ y tế xã còn thường xuyên được đào tạo về quản lý, đặc biệt là quản lý các
chương trình và chuyên môn của từng chương trình, về KCB và cấp cứu, nhằm
có thể thay nhau khi trực hoặc khi vắng mặt.
- Xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT
ngày 7/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cho giai đoạn 2001-2010....
- Đến năm 2008, hệ thống y tế phát triển gồm 44 cơ sở y tế tuyến Trung ương do
Bộ Y tế quản lý, 383 cơ sở tuyến tỉnh, 1366 cơ sở tuyến huyện, 10866 cơ sở y tế
xã, nhân viên y tế thôn bản hoạt động ở 99409 thôn bản.
Cung cấp nước sạch và Vệ
sinh môi trường
• Có kế hoạch, qui hoạch, công nghệ thích hợp để khai thác, sử
dụng và bảo vệ nguồn nước
• Xử lý tốt chất thải rắn, lỏng, khí của sinh hoạt
• Giữ được môi trường sinh thái: cây xanh, rừng đầu nguồn, …
• Hiện nay ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng: ô nhiễm
không khí, tiếng ồn, …Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
• Nội dung vệ sinh môi trường hiện nay đa dạng và phức tạp hơn,
đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành và đặc biệt là ý thức thực hiện
của mỗi người, mỗi cộng đồng.
Nội dung tiêm chủng và phòng chống
các bệnh lưu hành ở địa phương
trong CSSKBĐ tại Việt Nam
• Tiêm chủng:
- Chương trình TCMR đạt những thành tựu trong việc phòng bệnh cho trẻ em.
Tỷ lệ bao phủ từ 95% đến 97,5%, giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do 6
bệnh.
- Bệnh bại liệt đã được thanh toán hoàn toàn vào năm 2000, các
bệnh sởi, bạch hầu, ho gà đã giảm mạnh, nhiều năm nay không có tử vong.
- Uốn ván sơ sinh đã được loại trừ trên qui mô huyện vào năm
2004.
- Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai.
- Tỷ lệ tiêm chủng còn thấp hơn ở các vùng xa xôi, miền núi.
- Chất lượng vaccin có thể bị giảm trong quá trình vận chuyển và bảo quản, đặc
biệt là ở miền núi, trang bị chưa đủ vv...
- Chủ động nghiên cứu, sản xuất vaccin đảm bảo chất lượng, giảm sự phụ
thuộc vào nhập ngoại và viện trợ quốc tế.
Phòng chống các bệnh lưu hành ở
địa phương trong CSSKBĐ tại Việt
Nam
- Phòng chống thông qua các chương trình y tế quốc gia, hoặc
theo kế hoạch của từng địa phương.
- Các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện đáng lo ngại như là
HIV/AIDS, SARS, H5N1.
- Các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn thương tích (kể cả bạo lực)
và ngộ độc có xu hướng gia tăng.
- Nhiều chương trình y tế quốc gia phòng chống các bệnh lưu hành ở
địa phương đã và đang được triển khai, thực hiện hiệu quả như: chương
trình phòng chống lao, bướu cổ, sốt rét, phong, HIV/AIDS v.v.
- Có những chương trình tiếp tục được củng cố, phát triển trong
giai đoạn tiếp theo, đáp ứng đặc điểm dịch bệnh và vùng miền.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Thế kỷ 21
(Tuyên ngôn Astana 2018)
3 cấu phần trong CSSKBĐ
Hội nghị Anasta 2018 đã đề cập và đưa ra cách tiếp cận mới về CSSKBĐ
trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị nhấn mạnh CSSKBĐ gồm 3 cấu phần
có liên quan chặt chẽ với nhau
• CSSKBĐ đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân
thông qua chăm sóc toàn diện: nâng cao SK, phòng bệnh,
điều trị, PHCN, CS giảm nhẹ theo suốt vòng đời; ưu tiên các DV CSSK
cơ bản hướng tới cá nhân và gia đình thông qua chăm sóc ban đầu và
hướng tới cộng đồng dân cư thông qua các chương trình YTCC
• Giải quyết các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe (KT, XH & môi
trường) thông qua các chính sách và hành động liên
ngành
• Trao quyền cho cá nhân, gia đình và cộng đồng để tối ưu hóa SK của
họ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
7 Nội dung chủ yếu của CSSKBĐ
theo Tuyên ngôn Astana
1. CSSK mà không có bất kỳ một sự phân biệt nào.
2. CSSKBĐ là nền tảng của một hệ thống y tế bền vững cho mục tiêu bao phủ
chăm sóc sức khoẻ toàn dân và các mục tiêu phát triển bền vững liên quan
đến sức khỏe.
3. Tiếp tục giải quyết gánh nặng bệnh tật của các bệnh không lây
nhiễm. Đảm bảo mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ nâng cao sức
khỏe, phòng bệnh, điều trị, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ.
 Tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khỏe và
phòng ngừa bệnh tật, không để tình trạng chăm sóc thiếu tính liên tục,
không an toàn hoặc kém chất lượng.
 Giải quyết tình trạng thiếu hụt và bất hợp lý về phân bố nguồn nhân lực y tế.
Không để tình trạng lãng phí trong chi phí cho chăm sóc sức khỏe do sử
dụng nguồn lực không hiệu quả.
7 Nội dung chủ yếu của CSSKBĐ
theo Tuyên ngôn Astana
4. Cam kết 1: Có các quyết sách chính trị cho sức khỏe
trên tất cả các lĩnh vực của các ngành.
5. Cam kết 2: Xây dựng hệ thống CSSKBĐ bền
vững.
6. Cam kết 3: Trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng.
7. Cam kết 4: Kêu gọi sự tham gia và hỗ trợ của các bên liên
quan cho các chính sách, chiến lược và kế hoạch về y
tế..
4 mong đợi theo Tuyên ngôn Astana
Hội nghị Astana 2018 cũng đề cập đến 4 mong đợi về thực hiện chăm sóc sức khỏe
trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng đến mục tiêu “Sức khỏe cho tất cả mọi
người”
• Chính phủ và toàn xã hội: Ưu tiên, nâng cao và bảo vệ sức khỏe mọi
người dân ở cả cấp độ cộng đồng dân cư và cấp độ cá thể, thông qua hệ thống y tế
bền vững.
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ y tế: Chăm sóc toàn diện,
lồng ghép, có chất lượng cao, an toàn, tiếp cận được, sẵn có và có thể chi trả được
đối với tất cả mọi người và mọi nơi; do các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn,
kỹ năng tốt và cam kết cao cung cấp dịch vụ với sự tôn trọng và tinh thần thái độ
phục vụ tốt.
• Tạo môi trường thuận lợi và có lợi cho sức khỏe: Các cá nhân
và cộng đồng được trao quyền và chủ động tham gia vào việc duy trì và tăng
cường sức khỏe.
• Các đối tác và các bên liên quan: hỗ trợ hiệu quả và phù hợp
cho các chính sách, chiến lược và kế hoạch về y tế.
4 lĩnh vực cải cách về CSSKBĐ
• Cải cách về tỷ lệ bao phủ CSSK toàn dân: Đảm bảo hệ thống chăm
sóc sức khoẻ đóng góp hướng tới công bằng trong CSSK, công bằng xã hội, theo
hướng bảo vệ sức khoẻ xã hội và tiếp cận toàn dân.
• Cải cách cung cấp dịch vụ: Tổ chức lại cải cách cung cấp dịch vụ: Làm
cho hệ thống dịch vụ y tế thích hợp hơn về mặt xã hội và đáp ứng tốt hơn những
thay đổi của thế giới và hiệu quả hơn.
• Cải cách chính sách công: Đảm bảo sức khỏe cộng đồng bằng cách tích
hợp hoạt động y tế công cộng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, duy trì chính
sách công giữa các ngành bằng cách tăng cường các can thiệp y tế công cộng
quốc gia và xuyên quốc gia
• Cải cách sự lãnh đạo: Thay thế sự phụ thuộc không cân xứng về kiểm soát
một phía, và sự không cho phép của chính phủ về phía khác, bao gồn sự lãnh
đạo trên cơ sở đàm đàm phán, có sự tham gia, được chỉ ra bởi sự phức tạp của hệ
thống y tế hiện thời.
3 mục tiêu trong bao phủ
chăm sóc sức khỏe toàn dân
• Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế: Tất cả mọi người, ai có
nhu cầu đều được sử dụng dịch vụ y tế, không phân biệt đối xử và không
phụ thuộc vào khả năng chi trả.
• Cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện: Bao gồm
dịch vụ y tế cơ bản về nâng cao sức khoẻ, dự phòng, điều trị và phục
hồi chức năng có chất lượng đủ tốt để có hiệu quả nâng cao sức khỏe
cho người sử dụng dịch vụ.
• Bảo vệ người sử dụng trước rủi ro tài chính: Với mức
chi phí có thể chi trả được, việc sử dụng dịch vụ không làm cho người
sử dụng, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng thiệt thòi, gặp phải khó
khăn về tài chính. Được các tổ chức quốc tế công nhận.
Các nguyên tắc chung theo cách tiếp cận
về CSSKBĐ theo Tuyên ngôn Astana

• Cam kết chính trị và lãnh đạo trong việc xác định tăng cường CSSKBĐ là
giải pháp quan trọng hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và
mục tiêu phát triển bền vững.
• Thực hiện các chính sách và hành động liên ngành để giải quyết các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
• Khẳng định vai trò và trách nhiệm quan trọng của chính quyền các cấp trong
công tác chăm sóc sức khỏe thông qua giám sát và ban hành các văn bản trong
toàn bộ hệ thống, bao gồm cả y tế tư nhân.
• Ưu tiên đầu tư cho CSSKBĐ: phải đảm bảo đủ nguồn tài chính và phân bổ hợp lý
cho CSSKBĐ.
• Tăng cường CSSKBĐ phải gắn với đổi mới y tế cơ sở, gắn với nguyên lý y học gia
đình, kết nối với chăm sóc trong bệnh viện: đảm bảo chăm sóc liên tục – toàn
diện – phối hợp – dự phòng – gia đình – cộng đồng.
Nhóm giải pháp ưu tiên tăng cường CSSKBĐ
gắn với đổi mới YTCS theo tuyên ngôn Astana
1. Đổi mới cơ chế tài chính
- Đổi mới toàn diện cơ chế đầu tư tài chính cho mạng lưới YTCS
- Đổi mới phương thức chi trả cho mạng lưới y tế cơ sở, gắn chi trả với kết quả đầu ra
và hiệu quả hoạt động; thực hiện phương thức thanh toán theo định suất
- Tăng cường phân bổ quỹ bảo hiểm y tế cho CSSKBĐ
- Tăng cường phối hợp công - tư
2. Củng cố tổ chức
- Ðổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của trạm y tế xã để thực hiện
vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe
- Đảm bảo các chức danh chuyên môn phù hợp và phân bố hợp lý; xác định
rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người trong đội ngũ nhân lực CSSKBĐ
- Tiếp tục sắp xếp các trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện
Nhóm giải pháp ưu tiên tăng cường CSSKBĐ
gắn với đổi mới YTCS theo tuyên ngôn Astana
3. Đảm bảo nguồn lực cho mạng lưới y tế cơ sở
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc
- Tăng cường phát triển năng lực nguồn nhân lực, đào tạo, chuyển giao
kỹ thuật, luân phiên cán bộ…
- Xây dựng và trình ban hành các chính sách ưu đãi cho nhân viên y
tế cơ sở, nhất là tại vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
4. Chú trọng truyền thông
- Tăng cường các can thiệp nhằm thay đổi hành vi (hành vi lối sống, hành
vi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế) của cá nhân và cộng
đồng
- Nâng cao vị thế của y tế cơ sở trong hệ thống y tế quốc gia
Nhóm giải pháp ưu tiên tăng cường CSSKBĐ
gắn với đổi mới YTCS theo tuyên ngôn Astana
5. Cải thiện chất lượng dịch vụ CSSKBĐ
- Cải thiện gói dịch vụ
- Cải thiện mô hình chăm sóc
- Đào tạo nâng cao năng lực: thực hiện đào tạo liên tục và đào tạo theo
nguyên lý y học gia đình
- Giám sát và hỗ trợ, hệ thống phản hồi chất lượng
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khoẻ
- Áp dụng tiến bộ của hệ thống thông tin và công nghệ số trong theo dõi,
quản lý sức khỏe cá nhân và đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
7. Tăng cường giám sát và đánh giá
XIN CẢM ƠN!

You might also like