You are on page 1of 56

NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

Đối tượng: Sinh viên Y6

TS.BS NGUYỄN ĐỨC TOÀN


Khoa Hồi sức sơ sinh
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Email: toannd@pnt.edu.vn
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Phân biệt được các định nghĩa
2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ
3. Trình bày được sinh bệnh học
4. Trình bày được các tác nhân gây bệnh
5. Phát hiện và phân tích được các yếu tố nguy cơ
6. Phát hiện và phân tích được biểu hiện lâm sàng
7. Phát hiện và phân tích được cận lâm sàng
8. Áp dụng và biện luận được cách chẩn đoán
9. Áp dụng và biện luận được cách điều trị
10.Trình bày được cách phòng ngừa
GIỚI THIỆU
• Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh đến ngày thứ
28 sau khi sinh
• Nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý nhiễm trùng
xảy ra trong giai đoạn sơ sinh với tác nhân gây
bệnh mắc phải trước, trong và sau khi sinh
• Nhiễm trùng sơ sinh là một trong bốn nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh bên
cạnh: sanh ngạt, dị tật bẩm sinh, và sanh non
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
• Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh (neonatal sepsis): là
một hội chứng lâm sàng ở trẻ ≤ 28 ngày tuổi; bao
gồm các triệu chứng nhiễm khuẩn hệ thống và/hoặc
nhiễm khuẩn khu trú; do tác nhân gây bệnh là vi
khuẩn hiện diện trong máu
• Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát sớm
(early-onset sepsis): ≤72 giờ tuổi hoặc <7 ngày tuổi
• Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát muộn
(late-onset sepsis): >72 giờ tuổi hoặc ≥7 ngày tuổi
và kéo dài đến 3 tháng tuổi
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
• 1-5/1000 ca sinh sống
• Đủ tháng: 1-2/1000 ca sinh sống
• Đủ tháng: nam = 2 nữ
• Non tháng: ít có sự khác biệt về giới
tính
• Trẻ sinh non, nhẹ cân có tỷ lệ mới mắc
cao gấp 3 đến 10 lần so với trẻ đủ
tháng và cân nặng bình thường
SINH BỆNH HỌC
Đường lây truyền
Nhiễm khuẩn huyết khởi phát sớm:
thường do lây truyền theo chiều dọc
như nhiễm trùng ối hoặc trong quá
trình sinh qua ngã âm đạo do các vi
khuẩn ở đường sinh dục của mẹ
SINH BỆNH HỌC
Đường lây truyền
Nhiễm khuẩn huyết khởi phát muộn: thường
lây truyền theo hai cơ chế
• Theo chiều dọc: từ mẹ sang con và những vi khuẩn
ở đường sinh dục mẹ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn
huyết khởi phát sau đó ở trẻ sơ sinh
• Theo chiều ngang: do tiếp xúc trực tiếp với người
chăm sóc hoặc môi trường chung quanh, da và niêm
mạc bị tổn thương hoặc do các can thiệp xâm lấn (ví
dụ, catheter nội mạch)
SINH BỆNH HỌC
Sinh lý bệnh
• Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu, những
cytokines tiền viêm sẽ được sản xuất và phóng thích
• Sau giai đoạn tiền viêm, những hóa chất trung gian
cũng như những sản phẩm của tổn thương tế bào sẽ
tiếp tục lưu hành trong máu, tác động lên các hàng
rào bảo vệ và cơ chế đáp ứng miễn dịch
• Từ đó gây ra đáp ứng viêm ở mức độ mô và cơ quan
SINH BỆNH HỌC
Giải phẫu bệnh

• Nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc có kèm sốc nhiễm


khuẩn: xuất huyết tủy thận, hoại tử vỏ thận, hoại tử
ống thận cấp, hoại tử tế bào gan, xuất huyết trong
não thất và nhuyễn chất trắng quanh não thất, đông
máu nội mạch lan tỏa
• Tùy theo tình trạng nhiễm trùng ở từng cơ quan
chuyên biệt bao gồm viêm màng não, viêm phổi,
abscess gan, viêm khớp,…
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
khởi phát sớm khởi phát muộn
Gram dương: Gram dương:
• Group B Streptococcus (GBS) • Coagulase-negative
• Listeria monocytogenes Staphylococci (CoNS)
• Enterococcus • Staphylococcus aureus
• Những streptococci khác • Enterococcus
• Coagulase-negative Gram âm:
Staphylococci (CoNS) • Escherichia coli
Gram âm: • Klebsiella spp.
• Escherichia coli và các trực• Pseudomonas aeruginosa
khuẩn gram âm đường ruột khác • Enterobacter spp.
• Acinetobacter spp.

Kỵ khí: Bacteroides spp. (B. fragilis), Peptostreptococcus,


Clostridium perfringens
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nguy cơ
Mẹ bị nhiễm trùng tiểu trong vòng 1 tháng trước sinh
Mẹ sốt do nhiễm khuẩn trong vòng 2 tuần trước sinh
Mẹ sốt trong lúc chuyển dạ hoặc 24 giờ trước/sau sinh
Mẹ nhiễm Group B Streptococcus
Bằng chứng của suy thai
Nhiễm khuẩn Điểm số Apgar ở thời điểm 5 phút ≤6
huyết sơ sinh Đa thai
khởi phát sớm Sang thương abscess trên nhau (nhiễm Listeria)
Nhiễm trùng ối, viêm màng ối
Ối vỡ sớm >12 giờ
Ối vỡ kéo dài >18 giờ
Huyết trắng hôi tuần cuối và hở cổ tử cung
Sang thương hở, sang thương da hở
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nguy cơ
Tổn thương da và niêm mạc
Sử dụng catheter nội mạch kéo dài
Thủ thuật hoặc phẫu thuật xâm lấn
Viêm ruột hoại tử
Nhiễm khuẩn
Sử dụng kháng sinh kéo dài
huyết sơ sinh
Sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc
khởi phát muộn
ức chế bơm proton
Thở máy kéo dài
Nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài
Thời gian nằm viện kéo dài
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nguy cơ
Non tháng (<37 tuần),
Sơ sinh*
nhẹ cân (<2.500 g)
Kiểm soát nhiễm khẩn trong quá trình
chăm sóc chưa tốt
Thủ thuật xâm lấn
Điều kiện vô khuẩn khi thực hiện thủ
Môi trường
thuật chưa tốt
Tình trạng quá tải tại khoa điều trị
Điều kiện vệ sinh, chăm sóc cho trẻ tại
nhà chưa tốt**
LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết
rất đa dạng, không đặc hiệu, không điển hình
và dễ trùng lắp
1. Trẻ không khỏe mạnh
2. Rối loạn thực thể
3. Triệu chứng tiêu hóa
4. Triệu chứng thần kinh
5. Triệu chứng hô hấp
6. Triệu chứng da niêm
7. Triệu chứng tim mạch
8. Triệu chứng huyết học
CẬN LÂM SÀNG
Cấy máu
phan lap VK gay benh va

• Độ nhạy của cấy máu phụ thuộc vào số lượng mẫu


cấy và thể tích máu sử dụng để cấy trong mỗi chai
cấy
• Nhiều mẫu cấy có thể làm trì hoãn việc điều trị, từ đó
làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh. Hiện nay,
chỉ cần cấy ít nhất một hoặc hai mẫu máu trước khi
bắt đầu điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm
• Thể tích máu ít nhất 1 mL Kết quả cấy máu nếu
dương tính thường có sau 48 giờ
CẬN LÂM SÀNG
Huyết đồ
q Bạch cầu:
• <24 giờ tuổi: <6.000/mm3 hoặc >30.000/mm3
• ≥24 giờ tuổi: <5.000/mm3 hoặc >20.000/mm3
• Số lượng neutrophil <1000–1500: tiên lượng xấu
• Tỷ lệ bạch cầu non >10%
• Tỷ số bạch cầu non/neutrophil >0,14
• Tỉ số neutrophil non/neutrophil toàn phần (I/T) >0,2
• Hạt độc, không bào, thể Döhle
q Tiểu cầu giảm <150.000/mm3 (<100.000/mm3: nặng)
q Hồng cầu: chú ý tình trạng thiếu máu
q Cần lưu ý bệnh lý huyết học, dùng thuốc ức chế miễn dịch,...
CẬN LÂM SÀNG
C–reactive protein (CRP)
• Được tổng hợp tại gan, là dấu ấn sinh học cho tình
trạng viêm hoặc tổn thương mô nhưng không đặc hiệu
• Giá trị CRP >10 mg/L là có ý nghĩa
• Tăng sau kích thích viêm 4–6 giờ, tăng gấp đôi mỗi 8
giờ và đạt đỉnh sau 36–48 giờ. Thời gian bán hủy
khoảng 19 giờ và vẫn có thể tăng trong vòng 24–48
giờ sau khởi phát nhiễm trùng mặc dù đã điều trị
kháng sinh
• CRP được thử nhiều lần ở thời điểm 6 giờ tuổi, 12 giờ
tuổi và sau đó: đáp ứng điều trị, ngưng kháng sinh
CẬN LÂM SÀNG
Procalcitonin (PCT)
• PCT là tiền chất của calcitonin, phóng thích bởi tế bào
C của tuyến giáp, đại thực bào và bạch cầu đơn nhân
tại nhiều cơ quan khác
• PCT từ 2–10 ng/mL là dương tính (có ý nghĩa) và
>10 ng/mL là dương tính mạnh
• PCT tăng lên 4 giờ sau tiếp xúc vi khuẩn, đạt bình
nguyên trong 6–8 giờ, tiếp tục tăng ít nhất là 24 giờ
sau đó, bán hủy 25–30 giờ
• Hứa hẹn nhưng chưa đủ bằng chứng để trở thành một
chỉ tố đơn độc/chỉ tố chính: tốt hơn CRP trong việc
phát hiện nhiễm vi khuẩn, ngưng kháng sinh?
CẬN LÂM SÀNG
Chọc dò tủy sống
• 20–50% các trường hợp nhiễm khuẩn huyết sơ sinh có
kèm viêm màng não
• Chọc dò tủy sống được chỉ định khi:
§ Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
§ Kết quả cấy máu dương tính
§ Trong quá trình điều trị, tình trạng lâm sàng diễn tiến
nặng dần hoặc xấu nhanh
§ Có triệu chứng thần kinh hoặc không loại trừ được
nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
Toan ND, Darton TC,
Huong NHT, Nhat LTH,
Nguyen TNT, Tuyen HT,
et al. Clinical and
laboratory factors
associated with
neonatal sepsis
mortality at a major
Vietnamese children’s
hospital. PLOS Glob
Public Health 2022
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán “lâm sàng”
• Các đồng thuận định nghĩa/chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết
ở người lớn và kể cả ở trẻ lớn (SEPSIS 1, 2, 3):
→ không phù hợp khi áp dụng cho trẻ sơ sinh
• Chưa có đồng thuận định nghĩa/chẩn đoán nhiễm khuẩn
huyết ở trẻ sơ sinh
• Việc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết sơ sinh trên lâm sàng
cần dựa trên 3 yếu tố:
§ Yếu tố nguy cơ
§ Bệnh cảnh lâm sàng
§ Cận lâm sàng
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
• Kết quả cấy máu dương tính tác nhân gây
bệnh trên một bệnh nhân có biểu hiện LS và
CLS của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
• Đánh giá lâm sàng và kết quả của các xét
nghiệm khác có thể sử dụng để chẩn đoán về
mặt lâm sàng những trường hợp có nguy cơ cao
bị nhiễm khuẩn huyết, từ đó bắt đầu điều trị
kháng sinh ngay theo kinh nghiệm trong khi
chưa có kết quả cấy máu
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định

Toan ND, Darton TC, Boinett CJ, et al. Clinical features, antimicrobial susceptibility
patterns and genomics of bacteria causing neonatal sepsis in a children’s hospital in
Vietnam: protocol for a prospective observational study. BMJ Open 2018
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định

Toan ND, Darton TC, Boinett CJ, et al. Clinical features, antimicrobial susceptibility
patterns and genomics of bacteria causing neonatal sepsis in a children’s hospital in
Vietnam: protocol for a prospective observational study. BMJ Open 2018
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định

Toan ND, Darton TC, Boinett CJ, et al. Clinical features, antimicrobial susceptibility
patterns and genomics of bacteria causing neonatal sepsis in a children’s hospital in
Vietnam: protocol for a prospective observational study. BMJ Open 2018
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
• Phát hiện và xử trí kịp thời những vấn đề
cần cấp cứu nếu có (suy hô hấp, sốc,…)
• Điều trị tình trạng nhiễm trùng bằng
kháng sinh
• Điều trị nâng đỡ, ổn định các nguy cơ ở
trẻ non tháng, điều trị bệnh kèm theo và
các biến chứng
ĐIỀU TRỊ
Xử trí cấp cứu
• Khi tiếp nhận bệnh nhân, đầu tiên và quan
trọng nhất là phải phát hiện và xử trí kịp thời
những vấn đề cấp tính, nguy hiểm, có thể đe
dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu có như
suy hô hấp, sốc, co giật,…
• Công việc xử trí bao gồm: theo dõi sát, hỗ trợ
hô hấp, ổn định huyết học, chống co giật,… tùy
bệnh cảnh lâm sàng cụ thể
ĐIỀU TRỊ
Sử dụng kháng sinh
• Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm ngay
khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn
• Sau 36-48 giờ, nếu trẻ không có dấu hiệu
nhiễm khuẩn và bilan nhiễm trùng âm tính,
ngưng dùng kháng sinh theo kinh nghiệm
• Ngưng kháng sinh khi chứng minh được là
không có hoặc không còn tình trạng nhiễm
khuẩn
ĐIỀU TRỊ
Sử dụng kháng sinh
Khi sử dụng kháng sinh cần đảm bảo:
• Đúng: loại thuốc, liều lượng (chú ý chỉnh liều kháng sinh
theo chức năng gan, thận, tuổi thai và tuổi sau sinh),
chỉ định, đường dùng, cách dùng, xử trí tác dụng phụ
nếu có
• Đủ: liều lượng và thời gian để đạt được hiệu quả mong
muốn
• Đến: nồng độ thích hợp tại vị trí nhiễm khuẩn
• Đạt: diệt khuẩn và phù hợp tác nhân gây bệnh
ĐIỀU TRỊ
Nhiễm khuẩn huyết
khởi phát sớm
• Nếu không có yếu tố nguy cơ hoặc yếu tố nguy cơ
không rõ rệt và bệnh cảnh nhiễm khuẩn nhẹ:
ampicillin + gentamicin

• Nếu bệnh cảnh nhiễm khuẩn nặng hoặc nghi ngờ viêm
màng não: ampicillin + gentamicin + cefotaxime
ĐIỀU TRỊ
Nhiễm khuẩn huyết
khởi phát muộn
• Nếu từ cộng đồng:
§ cefotaxime + gentamicin
§ cefotaxime + ampicillin (chưa loại Listeria, GBS)
§ oxacillin + gentamicin ± cefotaxime (nghi tụ cầu)
• Nếu từ bệnh viện:
§ Khoa sơ sinh và bệnh cảnh không nặng:
fluoroquinolones/ceftazidime/cefepime ± amikacin
§ NICU hoặc bệnh cảnh nặng:
imipenem/meropenem + vancomycin ± amikacin
ĐIỀU TRỊ
Theo dõi khi dùng kháng sinh
• Nếu sau 2–5 ngày điều trị (tùy bệnh cảnh) mà tình trạng
lâm sàng không cải thiện, cần phải làm lại bilan nhiễm
trùng
§ Không cải thiện hoặc xấu đi: cấy máu, làm kháng sinh
đồ và đổi kháng sinh ngay
§ Có cải thiện: cân nhắc xem nên tiếp tục điều trị
kháng sinh hay ngưng kháng sinh
• Nếu tình trạng lâm sàng điễn tiến nặng dần hoặc xấu đi
nhanh chóng: làm lại bilan nhiễm trùng, cấy máu, làm
kháng sinh đồ và đổi kháng sinh ngay
ĐIỀU TRỊ
Đổi kháng sinh
• Đổi kháng sinh phải dựa trên kết quả vi sinh và kháng sinh
đồ. Tuy nhiên nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể
dựa trên kinh nghiệm
• Gram âm: ciprofloxacin/pefloxacin/levofloxacin/ticarcillin/
cefepime ± amikacin. Nếu thất bại với các kháng sinh trên
(gram âm đa kháng): imipenem, meropenem, colistin
• Tụ cầu: vancomycin/linezolid
• Kỵ khí: metronidazole/clindamycin
ĐIỀU TRỊ
Thời gian sử dụng kháng sinh
Cần sử dụng đúng thời gian khuyến cáo để đạt được hiệu
quả mong muốn:
• Nhiễm khuẩn khu trú (da, mắt, tiểu,…)
5–10 ngày
• Nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi đơn thuần
10–14 ngày
• Nhiễm khuẩn huyết nặng, gram âm hoặc
Viêm màng não
21–28 ngày
• Không dùng aminoglycosides quá 7 ngày
ĐIỀU TRỊ
Vi khuẩn và kháng sinh chọn lựa
Group B Streptococcus (GBS) ampicillin
Listeria monocytogenes ampicillin và gentamicin
E.coli cefotaxime hoặc ampicillin và gentamicin
Coagulase-negative staphylcocci
vancomycin
(CoNS)
Staphylococcus aureus oxacillin hoặc vancomycin
Enterococcus ampicillin hoặc vancomycin và gentamicin

cefotaxime hoặc cefepime hoặc imipenem hoặc


Klebsiella, Serratia
meropenem và gentamicin
cefepime hoặc imipenem hoặc meropenem và
Enterobacter, Citrobacter
gentamicin
Pseudomonas aeruginosa ceftazidime và gentamicin
cefepime hoặc ticarcillin hoặc imipenem hoặc
Gram âm đa kháng
meropenem
Vi khuẩn kỵ khí metronidazole hoặc clindamycin
ĐIỀU TRỊ
Những vấn đề khác
• Bao gồm điều trị nâng đỡ, ổn định các nguy cơ ở trẻ non
tháng cũng như điều trị bệnh kèm theo và các biến
chứng
• Cách thức điều trị tùy bệnh cảnh lâm sàng cụ thể
• Lactoferrin, IV immunoglobulin, kháng thể đơn dòng
kháng tụ cầu, probiotics, glutamine, yếu tố kích thích
ứng động thực bào hạt (GM-CSF) và bạch cầu hạt (G-
CSF),… Hiệu quả của những liệu pháp này vẫn chưa
được chứng minh và chưa được khuyến cáo áp dụng
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
TIÊN LƯỢNG
• Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân cao hơn từ 2 đến 4 lần so
với trẻ đủ tháng
• Tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát
sớm là 3% đến 40%
• Tử vong trong nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát
muộn thay đổi tùy theo tác nhân gây bệnh. Nếu nhiễm
khuẩn huyết sơ sinh khởi phát muộn do vi khuẩn gram
âm hoặc Candida thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 32% –
36%
• Trẻ cực nhẹ cân bị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do tác
nhân vi khuẩn hoặc Candida sẽ có nguy cơ chậm phát
triển về thần kinh sau này
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
Toan ND, Darton TC, Huong NHT, Nhat LTH, Nguyen TNT, Tuyen HT, et al. Clinical and
laboratory factors associated with neonatal sepsis mortality at a major Vietnamese
children’s hospital. PLOS Glob Public Health 2022
PHÒNG NGỪA
• Trước khi sinh
§ Khám thai định kỳ
§ Chủng ngừa đầy đủ
§ Tầm soát và điều trị kịp thời các bệnh lý nhiễm trùng của mẹ.
§ Đảm bảo vô trùng khi thực hiện các can thiệp để chẩn đoán và điều trị tiền sản
• Trong khi sinh
§ Bảo đảm vô khuẩn trong cuộc sanh cũng như quá trình hồi sức sơ sinh tại
phòng sanh
§ Hạn chế thăm khám âm đạo ở thai phụ chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm
• Sau khi sinh
§ Nhân viên y tế: rửa tay sạch trước và sau khi thăm khám và chăm sóc trẻ
§ Khu vực chăm sóc: lau chùi định kỳ, tiệt trùng thường xuyên các dụng cụ mà
trẻ có tiếp xúc
§ Đối với trẻ sơ sinh: cách ly trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, chỉ định kháng sinh sớm
đối với trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn.
§ Đối với mẹ: hướng dẫn chăm sóc trẻ, cho bú mẹ, tận dụng nguồn sữa non.
PHÒNG NGỪA
Liệu pháp dự phòng

• Hiện nay mới chỉ có một số kết quả khả quan như
fluconazole đã được chứng minh là có hiệu quả trong dự
phòng nhiễm khuẩn huyết do nấm ở những trẻ sơ sinh
cực non (<28 tuần), cực nhẹ cân (<1000 g) với mức độ
khuyến cáo là A ở châu Âu
• Những liệu pháp khác vẫn chưa cho thấy hiệu quả và
đang được tiếp tục nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Edwards MS. Postnatal bacterial infections. Fanaroff and
Martin’s Neonatal – Perinatal Medicine, 9th, Martin RJ,
Fanaroff AA, Walsh MC (Eds). Mosby Elsevier. 2011;
pp.793-829
• Russell AB, Isaacs D. Infection in the newborn. Rennie
and Roberton’s Textbook of Neonatology, 5th, Rennie JM
(Eds). Churchill Livingstone Elsevier. 2012; pp. 1013-
1064

Email: toannd@pnt.edu.vn
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát sớm là nhiễm
khuẩn có các triệu chứng khởi phát:
A. <7 ngày tuổi
B. <14 ngày tuổi
C. <21 ngày tuổi
D. <28 ngày tuổi
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
2. Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát sớm thường
do lây truyền:
A. Theo chiều dọc
B. Trong bệnh cảnh nhiễm trùng ối
C. Trong quá trình sinh qua ngã âm đạo do các vi khuẩn ở
đường sinh dục của mẹ
D. Tất cả đều đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
3. Giá trị CRP có ý nghĩa trong nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh khi:
A. >10 mg/L
B. >20 mg/L
C. >10 mg/dL
D. >20 mg/dL
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
4. Để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết sơ sinh trên lâm
sàng cần cần dựa vào:
A. Yếu tố nguy cơ
B. Biểu hiện lâm sàng
C. Kết quả cận lâm sàng
D. Tất cả đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
5. Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh:
A. Phát hiện và xử trí kịp thời những vấn đề cần cấp cứu
nếu có
B. Điều trị tình trạng nhiễm trùng bằng kháng sinh
C. Điều trị nâng đỡ, ổn định các nguy cơ ở trẻ non tháng,
điều trị bệnh kèm theo và các biến chứng
D. Tất cả đúng
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like