You are on page 1of 52

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH

NHIỄM TRÙNG - TRUYỀN NHIỄM


Bs Bùi Trọng Hợp
Tháng 2 năm 2023
• ĐẠI CƯƠNG
• ĐẶC ĐIỂM
• CHẨN ĐOÁN
• PHÂN LOẠI
• ĐIỀU TRỊ
• DỰ PHÒNG
• Thế kỷ 20, WHO xác nhận là đã cải thiện tình
hình tử vong và bệnh tật gây ra do các bệnh
nhiễm trùng và truyền nhiễm qua: kháng sinh,
vaccin, cải thiện môi trường sống.
• Tiêu diệt đươc bệnh đậu mùa, bại liệt, giảm tỷ
lệ tử vong do bệnh lao, sốt rét,…
• Tuy nhiên, 25% bệnh gây tử vong hàng năm
vẫn có liên quan đến bệnh truyền nhiễm. Nhất
là: tiêu chảy, HIV, sốt rét, sởi, viêm phổi và lao.
Đại dịch Covid-19 vừa càn quét khắp thế giới
• Xuất hiện các bệnh mới:
– HIV
– SARS-CoV2 (thay đổi cấu trúc, thay đổi ký
chủ)
– Cúm gia cầm, Streptococcus suis (thay đổi ký
chủ)
• Trổi dậy các bệnh cũ:
– Dịch tả
– Sốt xuất huyết Dengue
– Dịch hạch ở Ấn độ
• Các tác nhân gây bệnh đề kháng với kháng
sinh:
– Staphylococcus aureus kháng vancomycin VRSA
– ESBL extended spectrum beta lactamase
– Lao đa kháng
• Một số bệnh trước đây không nghĩ là do
nhiễm trùng:
– Helicobacter pylori
– Human papilloma virus HPV, Herpes simplex
virus, Epstein-Barr virus
BỆNH NHIỄM TRÙNG
• Nhiễm trùng chỉ sự xâm nhập của một vi
sinh vật vào cơ thể con người.
• Quá trình nhiễm trùng là quá trình tương
tác vi sinh vật gây bệnh và cơ thể con
người trong điều kiện của môi trường
chung quanh.
• Bệnh nhiễm trùng (infectious disease) là
biểu hiện của sự tác động qua lại giửa con
người và vi sinh vật gây bệnh cụ thể bằng
các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
ĐẶC ĐiỂM BỆNH NHIỄM TRÙNG
• Tính đặc hiệu: 1 mầm bệnh nhất định gây
ra 1 bệnh nhất định
• Khả năng gây bệnh của mổi loại vi sinh
vật là khác nhau:
– Gây bệnh ngay: sởi, dại,…
– Chỉ gây bệnh khi đề kháng của ký chủ suy
yếu: amip, herpes môi, các bệnh nhiễm trùng
cơ hội trên bệnh nhân AIDS
– Gây bệnh khi các tác nhân cạnh tranh bị tiêu
diệt: tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh
ĐẶC ĐiỂM BỆNH NHIỄM TRÙNG
• Khả năng gây bệnh của vi sinh vật bao
gồm 2 yếu tố:
– Độc lực:
• Tiết độc tố: nội độc tố (Não mô cầu), ngoại độc tố
(Tả, Shigella)
• Đột nhập sinh sản phát triển trong mô cơ thể:
amip, viêm mô tế bào do Staphylococcus aureus
– Số lượng: đủ số lượng mới gây bệnh:
• Rất ít: dịch hạch, sởi, dại,…
• Rất nhiều: tả (108 – 1010 )
BIỂU HIỆN CỦA NHIỄM TRÙNG
• Nhiễm trùng không triệu chứng:
– Thể ẩn: biểu hiện lâm sàng không rõ, nhưng
cận lâm sàng thay đổi: viêm gan siêu vi mạn,
bại liệt,…
– Người lành mang trùng: hoàn toàn không có
rối loạn về lâm sàng và cận lâm sàng nhưng
vẫn mang mầm bệnh, tiếp tục gây bệnh:
Salmonella typhi, amip, HBV…
Các đối tượng này giống như “phần chìm của
tảng băng”
BIỂU HIỆN CỦA NHIỄM TRÙNG
• Nhiễm trùng có biểu hiện lâm sàng rõ rệt
– Nhóm những triệu chứng nhiễm trùng nhiễm
độc toàn thân: gần như luôn có, nhưng không
đặc hiệu:
• Sốt: cơn, cách nhật, lạnh run, liên tục, “bình
nguyên”
• Triệu chứng của nhiễm trùng nhiễm độc
“Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân” SIRS
(systemic inflammatory response syndrome)
– Nhóm những triệu chứng đặc trưng tùy loại
bệnh: riêng biệt cho từng loại bệnh
SIRS và Bệnh Nhiễm Trùng
Các triệu chứng đặc biệt của
bệnh nhiễm trùng
• Co cứng cơ, co giật của Uốn ván
• Nuốt sặc, sợ gió, sợ nước của bệnh dại
• Suy hô hấp của bệnh Covid-19
• Ban phục hồi của bệnh Sốt xuất huyết Dengue
• Ban xuất huyết hoại tử của bệnh não mô cầu
• Cơn sốt điển hình của bệnh Sốt rét
• Giật mình của bệnh Tay chân miệng
• …
SpO2 64%

Tại sao Oxy máu giảm


mà bệnh nhân không
khó thở?
Patient Self-Induced Lung Injury
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Bệnh truyền nhiễm (contagious disease)
là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan
sang người chung quanh trực tiếp hay
gián tiếp (thức ăn, nước, côn trùng, đồ
dùng,…)
Đường lây trực tiếp
Đường lây gián tiếp
Đường lây trực tiếp và gián tiếp
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Do một mầm bệnh gây nên: đôi khi dùng
tên vi sinh vật gây bệnh đặt tên cho bệnh
hoặc ngược lại.
• Có những đặc tính gây bệnh khác nhau
– Có loại chỉ gây bệnh cho người, không gây
cho động vật hoặc ngược lại
– Có loại gây bệnh cho cả người và động vật
khác
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Có thể lan truyền thành dịch, để sinh ra


dịch cần 3 yếu tố:
– Nguồn lây: con người hay thú vật mắc bệnh
– Đường lây: điều kiện ngoại cảnh đảm bảo
cho mầm bệnh tồn tại và lan truyền
– Cơ thể cảm thụ: người mắc bệnh. Khi số
lượng người bệnh quá lớn trong cộng đồng
thì dịch sẽ bộc phát và lan tràn nhanh chóng,
sau đó sẽ giảm dần theo sự gia tăng miễn
dịch hình thành trong cộng đồng.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Tiến triển có chu kỳ: ủ bệnh, khởi phát,


toàn phát, lui bệnh và hồi phục
• Tuy nhiên có các ngoại lệ:
– Thời kỳ khởi phát không triệu chứng: Covid-
19
– Thể bệnh quá nhẹ: không có toàn phát: dịch
tả, bạch hầu, sốt rét,…
– Thể bệnh quá nặng: tối cấp, ác tính. Vd: não
mô cầu tối cấp, viêm gan siêu vi B tối cấp,
bạch hầu ác tính,…
Diễn tiến bệnh Sốt xuất Huyết Dengue
Diễn tiến bệnh Covid-19
Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh): từ lúc mầm bệnh
xâm nhập cho đến khi có triệu chứng lâm sàng
đầu tiên.
– Mầm bệnh có thể đã tiết ra ngoài cơ thể từ khi bệnh
chưa có triệu chứng
– Biết thời gian ủ bệnh có thể đoán được tác nhân
gây bệnh (tiêu chảy)
– Quyết định thời gian cách ly người tiếp xúc với
mầm bệnh. (CoVid-19)
– Thời gian ủ bệnh thay đổi bởi: độc lực và số lượng
mầm bệnh, cơ thể cảm thụ, đường xâm nhập (bệnh
dại)
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Thời kỳ khởi phát: các triệu chứng khởi


đầu của bệnh
– Thường là triệu chứng toàn thân
– Không đặc hiệu
– Không giống nhau: nhanh chóng, đột ngột
(cúm, viêm màng não) hoặc từ từ (viêm gan
siêu vi, lao)
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Thời kỳ toàn phát: đầy đủ các triệu chứng


lâm sàng và cận lâm sàng:
– Các triệu chứng đặc hiệu cho từng bệnh
– Kết hợp với tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc
– Biến chứng và tử vong nhiều trong giai đoạn
này
– Giúp chẩn đoán và tiên lượng
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Thời kỳ lui bệnh: các triệu chứng của bệnh


thuyên giảm:
– Đột ngột hoặc từ từ
– Cơ quan tổn thương phục hồi
– Mầm bệnh bị tiêu diệt, thải trừ khỏi cơ thể
– Vẫn còn nguy hiểm vì có thể bội nhiễm hoặc
bộc phát bệnh tiềm ẩn do cơ thể suy yếu
ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Thời kỳ hồi phục: có 3 mức độ khỏi bệnh


– Khỏi hoàn toàn về lâm sàng và cận lâm sàng
– Khỏi lâm sàng đơn thuần: sạch mầm bệnh
nhưng vẫn còn rối loạn chức năng và tổn
thương thực thể. (Shigella)
– Khỏi lâm sàng, chức năng về bình thường,
nhưng vẫn còn mầm bệnh, vẫn còn lây bệnh
(thương hàn, viêm gan siêu vi A)
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Cần được thực hiện sớm để:
– Cách ly, ngăn chặn lây lan
– Xác định bệnh nguyên, thông báo dịch
• Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm dựa trên 3
yếu tố:
– Dịch tể
– Lâm sàng
– Xét nghiệm
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Dịch tể:
– Nơi cư ngụ, nơi lui tới ?
– Thời gian xảy ra, dịch lưu hành?
– Nghề nghiệp, tuổi , phái tính
– Tiếp xúc với nguồn lây từ: người? côn trùng?
súc vật?
– Tập quán sinh hoạt, vệ sinh
– Chủng ngừa: thời gian? số lần? loại?
– Tiền căn: bệnh? thuốc?
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Lâm sàng:
– Triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc
– Các triệu chứng riêng biệt, đặc hiệu
– Phát hiện các bệnh kèm theo
– Thời gian ủ bệnh, đường lây, thời kỳ của
bệnh
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM

• Xét nghiệm:
– Nhóm xét nghiệm đặc hiệu, thường là xét
nghiệm vi sinh:
• Phát hiện kháng nguyên
• Phát hiện kháng thể
Cần được phân tích đánh giá cụ thể từng trường
hợp, từng kết quả
– Nhóm xét nghiêm không đặc hiệu:
• Tình trạng nhiễm trùng
• Tổn thương cơ quan
Xét nghiệm vi sinh của Covid-19
Sequential Organ Failure Assessment Score
PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Phân loại theo tác nhân gây bệnh
• Phân loại theo cơ chế bệnh sinh và lâm
sàng
• Phân loại theo cơ chế truyền bệnh và
nguồn bệnh:
– Bệnh lây theo đường tiêu hóa
– Bệnh lây theo đường hô hấp
– Bệnh lây theo đường máu
– Bệnh lây theo đường da niêm mạc
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Điều trị bệnh truyền nhiễm phải toàn diện,
phải quan tâm cả điều trị đặc hiệu, điều trị
theo cơ chế bệnh sinh, điều trị triệu chứng
và chế độ chăm sóc dinh dưỡng.
Điều trị đặc hiệu
• Là diệt mầm bệnh.
• Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại
kháng sinh và hoá dược hoặc thảo dược.
• Điều trị đặc hiệu có ý nghĩa quyết định để
bệnh nhân khỏi bệnh.
• Nhưng không phải lúc nào cũng có thể
tiệu diệt được mầm bệnh
Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
• Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm
ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn
bệnh lý.
• Điều trị theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là
biện pháp đặc biệt quan trọng đối với các
bệnh do virus
Diễn tiến bệnh Sốt xuất Huyết Dengue
Diễn tiến bệnh Covid-19
Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn
Điều trị triệu chứng
• Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho
người bệnh dễ chịu hơn.
Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng
• Hầu hết các bệnh truyền nhiễm là bệnh lây
và diễn biến cấp tính làm cho cơ thể người
bệnh suy sụp nhanh chóng.
• Phải đảm bảo cách ly người bệnh, thường
xuyên khử trùng buồng bệnh và các dụng
cụ y tế để tránh lây chéo hoặc nhiễm khuẩn
bệnh viện.
• Ăn theo chế độ ăn bệnh lý cho từng bệnh
và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng,
vitamin.
DỰ PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
• Dự phòng đặc hiệu
– Miễn dịch chủ động (active immunity
– Miễn dịch thụ động (passive immunity):
Kháng thể phòng ngừa
– Kháng sinh phòng ngừa (antibiotic prophylaxis)
• Dự phòng không đặc hiệu: tùy theo đường lây
mà cách phòng ngừa khác nhau
– Lây đường tiêu hóa: ăn chín uống sôi.
– Lây qua giọt bắn: rửa tay, sát khuẩn bề mặt
– Lây qua không khí: khẩu trang, sát khuẩn môi
trường…
Miễn dịch chủ động
Miễn dịch thụ động
Kháng sinh phòng ngừa
Một ví dụ về tiếp cận một bệnh mới:
Covid-19
• Tháng 11/2019: Phát hiện cas bệnh, chùm cas
bệnh
• Tháng 1/2020: Công bố bản đồ gene virus
SARS Cov 2, xét nghiệm chẩn đoán bằng PCR
• Tháng 2/2020: Thành lập phác đồ điều trị, kế
hoạch phòng ngừa
• Tháng 4/2020: Phát triển vaccine
• Tháng 10/2020: giảm tử vong, giảm lây nhiễm
• …??? : Tuyên bố hết dịch.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
• Chẩn đoán phân biệt giửa CoVid-19 và
Nhiễm siêu vi đường hô hấp (cúm) trong 3
ngày đầu của bệnh
• Cho ví dụ các phân loại bệnh truyền
nhiễm theo cơ chế truyền bệnh và nguồn
bệnh

You might also like