You are on page 1of 25

ĐỀ CƯƠNG DỊCH TỄ DƯỢC HỌC

Câu 1: Hãy cho biết khái niệm, mối quan hệ giữa dịch tễ dược học- dược lâm
sàng, dịch tễ dược học- dịch tễ học?
Khái niệm:
· DTDH là một môn khoa học nghiên cứu về việc sử dụng thuốc và hiệu quả
điều trị của thuốc trong chuẩn đoán.
· Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc bệnh và hoặc
chết của các bệnh tạng cùng với những yếu tố quyết định sự phân bố đó ở
những quần thể xác định, ứng dụng các nghiên cứu này trong kiểm soát
những vấn đề sức khoẻ.
· Dược lâm sàng là môn học của ngành dược nhằm tối ưu hoá việc sử dụng
thuốc trong điều trị và phòng bệnh trên cơ sở những kiến thức về dược và
ngành Y- sinh học.
Mối quan hệ
· DTDH- DLS
· Mối quan tâm chung cùng quan tâm với tác dụng điều trị của thuốc trên cơ
thể con người.
· DLS yêu cầu việc chuẩn đoán và điều trị bệnh cần được đảm bảo chính xác
và rõ ràng, phải xác định được mức độ rủi ro hoặc lợi ích trong việc điều
trị. Để thực hiện được yêu cầu này, người kê đơn ngoài việc lựa chọn
thuốc, nhận thức được các tác dụng có lợi và những phản ứng có hại tiềm
ẩn của thuốc, nắm được mối quan hệ giữa tác dụng điều trị của thuốc và
tình trạng lâm sàng của người bệnh.
Ví dụ: Người bệnh có chức năng thận bình thường bị nhiễm khuẩn và suy gan
nặng, bệnh nhân này có thể sử dụng thuốc gentamycin hay không?
· DLS phải biết rằng gentamycin ít có ảnh hưởng lên chức năng hoạt động
của thận. Tuy nhiên người bệnh đã bị suy chức năng gan thì dễ bị nguy cơ
rủi ro lớn hơn, do phản ứng bất lợi của thuốc so với người có chức năng
gan bình thường. ( dùng thận trọng và theo dõi thường xuyên, thay thế
thuốc khác)
· DTD thì cung cấp các thông tin về tác dụng có lợi và ý nghĩ phản ứng có
hại của bất kỳ loại thuốc nào ,cho phép người thì thuốc đánh giá tốt hơn
mức độ rủi ro hoặc lợi ích trong việc lựa chọn sử dụng thuốc, liên quan đến
dược lâm sàng.
· Tuy nghiêm trọng tâm của dược lâm sàng gồm hai nội dung cơ bản là:
· Dược động học : mối quan hệ giữa liệu sử dụng của thuốc và nồng độ của
huyết thanh. Mối quan hệ giữa hấp thu phân bố và thải trừ thuốc.
· Dược lực học: mối quan hệ giữa nồng độ và hiệu quả tác dụng của thuốc
· Trọng tâm của dịch tễ dược nghiên cứu những yếu tố liên quan đến quá
trình sử dụng của một thuốc, khởi đầu tìm hiểu về văn ứng bất lợi, đặc biệt
là giai đoạn sau khi thuốc được đưa ra lưu hành trên thị trường.
· DTDH- DTH
· DTH nghiên cứu sự phân bố và các yêu tố gây bệnh trong quần thể
· DTH nghiên cứu việc sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị của nó trên quần
thể
· Dịch tễ dược học sử dụng các kĩ thuật của dịch tễ học về bệnh mãn tính để
nghiên cứu việc sử dụng và hiệu quả điều trị của thuốc các nguyên tắc
DTDH áp dụng chủ yếu ở giai đoạn sau khi thuốc được đưa ra ngoài thị
trường, khởi đầu trong việc hoàn thành quá trình giám sát giai đoạn sau khi
thuốc được đưa ra thị trường.
Kết luận: DTDH là một môn khoa học ứng dụng có mối quan hệ bắc cầu giữa
DTH và DLS. DTDH sử dụng phương pháp điều tra của DLS, đồng thời nó cũng
sử dụng phương pháp điều tra của DTH. (DTD áp dụng phương pháp nghiên
cứu DTH để nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc trong chuẩn đoán.
Câu 2: Hãy trình bày GĐ 1 và GĐ 4 trong tiến trình xét duyện để công nhận thuốc
mới.
* Giai đoạn 1
Các mẫu thử nghiệm GĐ 1 chỉ đc tiến hành sau khi thực hiện n.cứu về dược lý
và độc tính học trên súc vật để xác minh rằng hoạt chất mới là hiệu quả và có thể
phù hợp khi sử dụng cho người, và để ước tính liều dùng ban đầu cho người. Đây
là GĐ n.cứu lâm sàng đầu tiên, có mục đích xét sự dung nạp thuốc ở đối tượng
n.cứu và bước đầu xác định liều dùng thích hợp đảm bảo sự an toàn và có hiệu lực
trên người. N.cứu đc tiến hành trên đồi tượng người khỏe mạnh, hoặc có thể trên
người bệnh có bệnh thuộc phạm vi đ.trị của thuốc n.cứu tình nguyện tham gia làm
đối tượng thử nghiệm. Thử nghiệm GĐ 1 đc thực hiện bởi các nhà dược lý lâm
sàng, đối tượng tham gia nhận một lượng nhỏ hoạt chất n.cứu và theo dõi những
tác động của thuốc đối với chức năng cơ thể chẳng hạn như chức năng gan, tim
mạnh, thận, dạ dày – ruột... Các thử nghiệm này bước đầu để tìm hiểu cơ thể tác
dụng của thuốc trên người, khả năng dung nạp của thuốc, phạm vi liều an toàn trên
người để làm cơ sở cho GĐ 2, và để loại bỏ bất kỳ một phản ứng độc tính thông
thường nào ở mức cao nhất, một điều đáng chú ý đối với con người.
* Giai đoạn 4
Thử nghiệm GĐ 4 hay còn gọi là thử nghiệm GĐ sau khi thuốc đã đc phép lưu
hành trên thị trường (post-marketing) hay chính xác là giám sát thuốc sau khi thuốc
đã đc lưu hành trên thị trường. Thông thường thì các thuốc đã đc lưu hành trên thị
trường sau khi đã qua các thử nghiệm lâm sàng GĐ 3 thành công. Cần phải chú ý
rằng thử nghiệm GĐ 3 thường bị hạn chế về thời gian, số lượng người bênh, do
vậy các tác dụng phụ, có hại có thể chưa trở nên rõ rệt hay bộc lộ hết trong GĐ
này, chính vì vậy mà ngày càng có nhiều chình phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm
đến việc đưa thuốc vào GĐ thử nghiệm khi nó đã đc lưu hành trên thị trường hay
còn gọi là thử nghiệm trong điều kiện thực địa. Mục đích của thử nghiệm GĐ 4 là
để đánh giá lại tính hiệu quả, độ an toàn, khả năng chấp nhận và sử dụng tiếp tục
của thuốc trong điều kiện thực tế và tạo thêm nhiều bằng chứng về độ an toàn. Thử
nghiệm GĐ 4 đòi hỏi các kỹ năng dịch tễ và thống kê y sinh học cũng như đòi hỏi
dịch vụ cung ứng, giám sát và thiết kế n.cứu càng sát với thực tế càng tốt.

câu 3: Hãy cho biết các khái niệm: mẫu nghiên cứu, quần thể nghiên cứu, quần thể
định danh. Tại sao cần tiến hành chọn mẫu trong nghiên cứu dịch tễ được học?
khái niệm:
· Mẫu nghiên cứu:
· Nhóm các cá thể đại diện được rút ra từ quần thể nghiên cứu để phục vụ
trực tiếp cho mục đích nghiên cứu được gọi là mẫu nghiên cứu
· Quần thể nghiên cứu
· Là quần thể có chứa toàn bộ cá thể mà từ đó một mẫu gồm các cá thể đại
diện được rút ra cho nghiên cứu.
· Quần thể định danh:
· Mục đích của người nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các hiện
tượng trong QTNC, mà người ta muốn dựa vào kết quả thu được của mẫu
nghiên cứu để ước lượng, khái quát hoá, ngoại suy cho một quần thể lớn
hơn được gọi là quần thể định danh.
· Tại sao cần tiến hành chọn mẫu trong NC DTDH? Bởi vì:
· Số lượng các cá thể trong quần thể rất lớn
· Do điều kiện thời gian, nhân lực, vật lực, tài chính không cho phép
· Chất lượng cuộc điều tra, NC có thể không tốt do không thường có nhiều
sai số lớn hơn khi NC trên diện rộng (sự chênh lệch về trình độ, kỹ năng
của điều tra viên, phương tiện NC khác)
· Mặt khác nếu NC được làm trên một số đủ lớn các cá thể đại diện cho quần
thể thì kết quả NC vẫn có thể cho phép ngoại suy cho toàn bộ quần thể đó.
Câu 4. Hay cho biêt nội dung phương pháp nghiên cứu dựa vào sự quan sát sự vật
hiện tượng.?
· Các nghiên cứu dựa vào quan sát sự vật hiện tượng nghĩa là trong quá trình
nghiên cứu, người nghiên cứu không chủ động can thiệp vào diễn biến tự
nhiên của sự vật hiện tượng, mà đơn giản chỉ là đứng ngoài quan sát diễn
biến của sự kiện và mô tả lại hoặc phân tích những đặc tính của sự vật hiện
tượng để từ đó đưa ra một giả thuyết (giả định) về mối quan hệ nhân quả
hoặc giải thích mối liên quan giữa nguyên nhân và kết quả (hậu quả).
· Để quan sát diễn biến các sự kiện, mà sự kiện này có thể là đã xảy ra,đang
xảy ra, thông thường người ta sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu từ
quần thể nghiên cứu, trong đó một mẫu nghiên cứu đại diện được chọn ra
để quan sát những đặc tính của các cá thể trong mẫu mà chúng ta cần quan
tâm. Điều này có thể được tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn các đối
tượng hay bằng cách thu thập các thông số đặc trưng của các thực thể hay
đơn giản bằng cách thu thập thông tin từ những nguồn sẵn có như: đơn
thuốc, bệnh án, sổ sách ghi chép, báo cáo thống kê...
· Trong quá trình tìm hiểu diễn biến của sự vật hiện tượng, các sự kiện liên
quan đến yếu tố nguyên nhân và kết quả có thể được quan sát trong một
khoảng thời gian nhất định. Sau đó, nếu các sự kiện này được thu thập và
sắp xếp, chú ý theo trình tự thời gian thì quá trình quan sát đó được gọi là
nghiên cứu dọc (longitudinal study), nếu các sự kiện đó được thu thập, sắp
xếp không theo trình tự thời gian thì quá trình quan sát đó được gọi là
nghiên cứu ngang (cross-sectional study) hay mang tính mô tả.
· Các nghiên cứu quan sát, trong đó các thông tin liên quan đến yếu tố
nguyên nhân và kết quả được thu thập đồng thời hoặc không xác định theo
trình tự thời gian, được coi là các nghiên cứu mang tính chất mô tả, thông
thường chỉ nhằm mục đích là mô tả thực trạng hay mô tả nhu cầu... hoặc
hình thành giả thuyết liên quan giữa yếu tố nguyên nhân/tác nhân và kết
quả/hậu quả hay còn gọi là xây dựng giả thuyết nhân quả.
· Các nghiên cứu quan sát, trong đó các thông tin liên quan đến yếu tố
nguyên nhân và kết quả được thu thập và sắp xếp theo một trình tự nhất
định theo thời gian, được coi là nghiên cứu mang tính chất phân tích. Mục
đích của nghiên cứu mang tính phân tích thường là chứng minh mối quan
hệ giữa yếu tố nguyên nhân tác nhân và kết quả/hậu quả hay có thể rút ra
suy luận về môi quan hệ nhân quả.
Câu 5: Hãy cho biết nội dung phương pháp dựa vào các nghiên cứu thử nghiệm?
Định nghĩa: Nghiên cứu thử nghiệm là loại nghiên cứu có sự tác động theo ý
muốn chủ quan của con người, nhằm đưa ra một mô hình thử nghiệm để đánh giá
về mqh giữa yếu tố nguyên nhân và kết quả.
· Thử nghiệm là cách tốt nhất để kiểm tra các giải thuyết về MQH nhân quả
có liên quan đến đạo đức và tính khả thi của nghiên cứu. Do đó người ta
thường thay thế nó bằng các cuộc thử nghiệm mang tính tự nhiên hay các
NC quan sát được thiết kế hết sức chặt chẽ. Những nghiên cứu mang tính
phân tích này có thể là NC hồi cứu ( NC có đối trứng) hoặc tiền cứu hay
vừa là hồi cứu vừa là tiền cứu ( NC thuần tập).
· Trong DTDH, các NC mang tính thử nghiệm được sử dụng khá rộng rãi, đó
là các thử nghiệm LS và thực địa để đánh giá các loại thuốc mới hay các
chương trình can thiệp.
· Ưu điểm:
· KN chủ động tác động một cách độc lập, các can thiệp cụ thể được ấn định
theo thứ tự ngẫu nhiên hay bằng cách ghép cặp cho các nhóm thử nghiệm
và nhóm đối chứng.
· KN chọn ngẫu nhiên các đối tượng cho các nhóm thử nghiệm và các nhóm
đối chứng. Trong các thử nghiệm có thể sử dụng PP tạo cặp kết hợp với
chọn ngẫu nhiên.
· KN kiểm soát nhiều và loại trừ các kết hợp giả.
· KN đảm bảo tính tạm thời việc quyết định đầu là những biến số thuốc và
đầu là những kết quả của một can thiệp khả thi hơn so với một số NC quan
sát đặc biệt là mẫu NC được thiết kế theo kiểu so sánh NN có đối chứng.
· Nhược điểm:
· Chi phí tốn kiếm hơn nhiều so với NC quan sát, do phải thiết kế mới từ đầu
và đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt trong quá trình tiến hành NC.
· Khó khăn trong việc lựa chọn mẫu để đảm baỏ tính ngãu nhiên và tương
đương với nhau giữa nhóm thử và nhóm đối chứng.
· Thiết độ tin cậy, trong hầu hết các tính huống của con người không thể
chọn ngẫu nhiên tất cả các yếu tố nguy cơ, trừ yếu tố đang được xem xét
trong khi đó các NC mang tính quan sát liên quan đến các huống thực tế
hơn
· Khó khăn trong phép ngoại suy,
· Vấn đề đạo đức: thử nghiệm trên người
· Khó khăn trong việc kiểm soát các biến số độc lập.
· Ấn định các thói quen 1 cách ngẫu nhiên cho những nhóm thử nghiệm và
nhóm đối chứng là điều hầu như không thể làm được
· Không mang tính địa diện cho mẫu.

Câu 6. Hãy trình bay các giai doan nghiên cứu dịch tễ dược học ?cho ví dụ?
Tuy nhiên có 3 giai đoạn của quá trình nghiên cứu của dịch tễ dược học:
-Giai đoạn 1: Nghiên cứu các chủ thể của mẫu nghiên cứu.
-Giai đoạn 2: Khái quát hóa (quy nạp) các thông tin được rút ra từ các chủ thể mẫu
nghiên cứu và rút ra kết luận về quần thể nói chung.
• -Giai đoạn 3: Hình thành/chứng minh giả thuyết khoa học hoặc đưa ra một
qui luật về quan hệ nhân quả.
Nếu không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu, khi đó
qui trình ở Hình 2.3 sẽ không xảy ra. -Nếu có mối tương quan, khi đó người ta
mong muốn khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thậm chí xa hơn là muốn chứng
tỏ rằng một loại thuốc nào đó thực sự là có hiệu quả điều trị ví dụ chứng tỏ rằng
methyldopa thực sự là một thuốc hạ huyết áp. Điều này được coi như là một suy
luận khoa học hay sinh học, và kết quả này là kết luận về tác dụng của methyldopa
thực sự làm hạ huyết áp đối với quần thể người bệnh được điều trị. Tuy nhiên để
đưa ra được kết luận này đòi hỏi chúng ta phải khái quát hóa các quần thể gồm cả
những nhóm người không được đưa vào đại diện trong mẫu nghiên cứu như phụ
nữ, trẻ em và người già.Mặc dầu nó có thể là rõ ràng trong ví dụ này, kết quả thu
được phù hợp với thực tế nhưng đôi khi có thể không luôn đúng như vậy. -Đúng
hơn, người ta cần phải kiểm tra ngay các dữ liệu và xem xét đến các kết quả khác
trong các tài liệu khoa học và thực hiện đánh giá chủ thể. Tuy nhiên để trợ giúp
trong quá trình đánh giá này chúng ta có thể sử dụng "tiêu chuẩn cho mối quan hệ
nhân quả".

Câu 7. Hãy cho biết khái niệm, đặc điểm đặc trưng của thiết kế nghiên cứu mô
tả.Trình bay về các chi số đánh giá trong nghiên cứu mô tả
Thiết kế nghiên cứu mô tả là loại nghiên cứu dựa vào việc quan sát các sự
vật hiện tượng (có thể là một bệnh trạng, một dịch vụ y tế hay một hành vi súc
khoẻ nào đó), sau đó mô tả lại nhu cầu, tình trạng đã quan sát được, kèm theo đó là
đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa yếu tố nguyên nhân và kết quả (hậu quả) liên
quan đến tình trạng đó, hay còn gọi là giả thuyết về mối quan hệ nhân quả.
· Đặc điểm đặc trưng để phân biệt của loại thiết kế nghiên cứu mô tả là mối
quan tâm hàng đầu của nó chỉ nhằm mục đích mô tả, và hình thành các giả
thuyết về mối quan hệ nhân quả hơn là để kiểm tra các giả thuyết,
haychứng minh mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, cách thức mô tả có thể
được lồng ghép với các phương pháp nghiên cứu khác hoặc hỗ trợ cho các
phương pháp khác nhằm giải quyết mục tiêu những vấn đề nghiên cứu đặt
ra, và có thể bổ sung một cách đáng kể cho cơ sở dữ liệu về thông tin liên
quan.
· Trong nghiên cứu mô tả, đòi hỏi người ta phải thu thập, phân tích và diễn
giải các số liệu hoặc các sự kiện đã hoặc đang xảy ra. Để làm được việc này
có thể sử dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính (quality research) và nghiên
cứu định lượng (quantity research).
· Thiết kế nghiên cứu mô tả thuộc vào loại nghiên cứu quan sát, và là loại
nghiên cứu không nhằm vào việc kiểm tra một giả thuyết nào đó, do vậy
quá trình nghiên cứu thường không được hoạch định một cách chính thức,
chặt chẽ như một nghiên cứu phân tích hay nghiên cứu thử nghiệm. Những
thông tin thu được từ nghiên cứu mô tả là rất phong phú, có thể cho phép
chúng ta đưa ra những giả thuyết ban đầu về nguyên nhân hay kết quả (hậu
quả).
· Những giả thuyết về quan hệ nhân quả này sau đó có thể được kiểm tra
bằng các thiết kế nghiên cứu phân tích hay các thử nghiệm.
· Các nghiên cứu cắt ngang nhằm điều tra tỷ lệ bệnh hiện mắc cũng có thể
xác định như là một nghiên cứu mô tả vì nó bao hàm những thành tố của su
nghiên cứu mô tả.
+ Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu mô tả
Các phép đo lường tình hình phân bố về sự xuất hiện của một sự kiện hay
một bệnh nào đó trong cộng đồng. Tỷ lệ mới mắc (mới xẩy ra sự kiện) dùng để
tính toán sự xuất hiện của các ca bệnh mới (sự kiện mới) trong khi tỷ lệ hiện mắc
dùng để tính toán các ca bệnh (sự kiện) hiện có.

· Tỷ lệ mới mắc (incidence) Trong dịch tễ học, tỷ lệ mới mắc là số đo tần


suất xuất hiện của những sự kiện bệnh tật mới và tỷ suất phát triển thành
bệnh của những người không mắc bệnh trong một giai đoạn nghiên cứu xác
định (thường là nghiên cứu dọc). Thông thường người ta thường dùng giai
đoạn nghiên cứu là một năm.
· Các điểm quan trọng của cách tính toán này là:
· nhu cầu xác định dân số thuộc diện nghiên cứu, thường được gọi là quần
thể khởi đầu.
Tất cả những người trong quần thể khởi đầu phải là những người không mắc
bệnh.
· Cần phải xác định một giai đoạn quan sát.
· Cần theo dõi tất cả mọi người trong giai đoạn quan sát xác định.
Nếu xảy ra việc không quan sát hoàn chỉnh (một số người ít được theo dõi
hơn trong một giai đoạn xác định) thì những ước tính về tỷ lệ mới mắc số có cần
phải được điều chỉnh cho phù hợp (có nghĩa là nên dùng mật độ mới mắc hơn là
dùng tỷ lệ mới mắc tích luỹ).
· Hai cách tính tỷ lệ mới mắc thông dụng trong điều tra mô tả là tỷ lệ mới
mắc tích luỹ và mật độ mới mắc. Khi tất cả các đối tượng trong quần thể
thuộc diện quan tâm đã được theo dõi trong một giai đoạn xác định, số ca
bệnh mới được chia cho cỡ mẫu dân số thì sẽ có tỷ lệ mới mắc tích luỹ.
Đây là một tỷ trọng và là cách tính nguy cơ mắc bệnh trong quần thể đó
trong một giai đoạn xác định.
· Việc lập bảng các tỷ suất mắc bệnh theo các nhóm đối tượng, thời gian và
địa điểm khác nhau sẽ có ích cho việc xác định các nguyên nhân tiềm ẩn
(yếu hiên tố nguy cơ) từ sự biến đổi của tỷ lệ mới mắc. Điều này có thể
được dùng trong gia những điều tra sau này để xác minh hay củng cố kết
quả điều tra.
· Tỷ lệ mới mắc thông thường được dùng cho mục đích phòng và giám sát
trong các cơ quan y tế. Tỷ lệ mới mắc hàng năm được tính toán và lập
thành biểu đồ, những biến đổi tỷ lệ mới mắc được dùng để xác định những
lĩnh vực có vấn đề tiềm ẩn bằng cách phân tích xu hướng.
· Tỷ lệ hiện mắc (prevelence) Tỷ lệ hiện mắc trong dịch tễ học là một phép
tính toán hiện trạng của một loại bệnh trong một cộng đồng tại một thời
điểm cố định hay trong một giai đoạn xác định.
Đó chính là tỷ lệ dân số mắc bệnh tại một thời điểm cố định hay trong một
giai đoạn xác định.
· Tỷ lệ hiện mắc có giá trị đối với công tác quản lý, Nó cũng rất có ích trong
chẩn đoán cộng đồng để xác định những cộng đồng cần có những chương
trình hay hành động cần thiết để ngăn ngừa tình trạng bệnh tật .
· Đặc trưng của tỷ lệ hiện mắc là thường thu được từ những nghiên cứu cắt
ngang, chẳng hạn như các cuộc điều tra y tế quốc gia. Đôi khi chúng có thể
được dựa trên sổ sách đăng ký bệnh (của một quốc gia hay của các nhóm
dân số đặc thù). Tỷ lệ hiện mắc phụ thuộc vào tỷ lệ mới mắc trước đó (I) và
thời gian diễn biến của bệnh (D). Khi cả tỷ lệ mới mắc và thời gian diễn
biến của bệnh tương đối ổn định thì
P =I xD.
· Tỷ lệ hiện mắc có thể biến đổi cùng với thời gian, tuỳ thuộc vào:
· Những thay đổi của tỷ lệ mới mắc
· Những thay đổi về thời gian mắc bệnh và tính trường diễn của bệnh
· Các chương trình can thiệp; Sự hao hụt có chọn lọc (khả năng miễn dịch
của từng cá thể)
· Thay đổi theo phân loại.

Câu 8: Hãy trình bày phương pháp tính cơ mẫu cho việc ước tính một giá trị trung
bình trong quần thể, cho một ví dụ?
Cơ mẫu cho việc ước tính một giá trị trung bình trong quần thể Với mức tim cậy
(1-α) định trước trong trường hợp quần thể vô cùng lớn. Áp dụng công thức sau:
2
2 s
n = z (1− α ) × 2
2 d

- n là cơ mẫu nghiên cứu cần có.


- S là độ lệch chuẩn (ước tính từ một nghiên cứu trước đó hoặc từ một nghiên cứu
thử).
- d là ước lượng khoảng sai lệch cho phép giữa tham số thu được từ mẫu nghiên
cứu và tham số quần thể.
- α là mức độ tin cậy (được xác định bởi người nghiên cứu). α thường được chọn là
0,1 -0,05 hoặc 0.01 ứng với độ tin cậy là 90% 95% và 99%.

- Hệ số tin cậy z(1− α2 ) phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1-α) mà người nghiên cứu tự
chọn lấy cho nghiên cứu của mình.
Vì dụ : Tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu điều tra xác định giá trị tiền trung bình
một đơn thuốc.Người ta đã tiến hành một nghiên cứu thử và xác định được độ lệch
chuẩn khi tính giá tiền trung bình một đơn thuốc của nghiên cứu thử là 1,03 .Nếu
như người điều tra tin tưởng 95% rằng kết quả nghiên cứu của mình chỉ sai lệch so
với quần thể là 10%.
Thay vào công thức trên ta có :
2
1,03
n = 1,962 × 2 = 407,6
0,1

Như vậy cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu này tối thiểu phải là 408 đơn thuốc. Nếu
mỗi nhà thuốc thu được thấp 10 đơn thì số nhà thuốc cần tiến hành khảo sát là 41.
Câu 9: Hãy trình bày phương pháp tính cỡ mẫi cho việc ước tính một tỷ lệ trong
quần thể,cho một ví dụ?
Cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể Áp dụng công thức sau :
2 P(1−P)
n = z (1− α ) × 2
2 d

- n là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu


- P là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó hoặc là nghiên cứu thử.Trong
trường hợp thông tin này không được biết ta có thể gán cho P=0,5; khi đó P(1-P) sẽ
lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa
- d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quân thể .d
có thể là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối.

- Hệ số tin cậy z(1− α2 ) phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1-α) mà người nghiên cứu tự
xác định cho nghiên cứu của mình.
Vì du :Tính cỡ mẫu số đơn thuốc để điều tra tỷ lệ các đơn thuốc có số thuốc được
kê nhiều hơn 3 thuốc trong một đơn tại các nhà thuốc tư.Từ kinh nghiệm thực tế
người ta cho rằng tỷ lệ này không quá 20%(thường là tỷ lệ ước định vì không biết
chắc chắn)kết quả nghiên cứu mong muốn sai khác 25%so với tỷ lệ đó (độ chính
xác tương đối) ở mức tin cậy 95%
Trường hợp này nếu quy ra độ chính xác tuyệt đối sẽ là 5% (0,2 x 0,25=0,05)
sử dụng công thực:
2 P(1−P) 2 0,2(1−0,2)
n = z (1− α ) × 2 = 1,96 × 2 = 245,9
2 d 0,05

Như vậy số đơn thuốc cần phải thu thập điều tra là 246.
Câu 10: Hãy trình bày phương pháp tính cỡ mẫi cho việc kiểm định sự khác nhau
giữa 2 giá trị trung bình ? cho một ví dụ?
cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình
Trên thực tế đôi khi nhà dịch tễ học quan tâm đến việc tìm sự khác biệt giữa giá trị
trung bìnhσ A và σ Bcủa quần thể tương ứng A và B .chẳng hạn muốn tìm sự khác
biệt về số thuốc trung bình trong một đơn thuốc đã được kê bởi bác sĩ được thu
thập từ các nhà thuốc tư của Hà nội (quần thể A) và những đơn thuốc thu thập
được tại các nhà thuốc tư của Thành phố Hồ Chi Minh (quần thể B ) .Liệu có sự
khác biệt không?và giá trị này là bao nhiêu? Cần điều tra ở mỗi quần thể bao nhiêu
đơn thuốc?
Rõ ràng với quần thể A, có giá trị μ A ; và quần thể thể B có giá trị μ B .Mục đích của
nghiên cứu là tìm sự khác biệt | μ A - μ B| vì μ A và μ B đều hằng định do đó hiệu | μ A - μ B|
cũng hằng định và trên thực tế giá trị này có tồn tại thực nhưng chúng ta không xác
định được thực trực tiếp do vậy phải tiến hành ước lượng dựa trên kết quả các
nghiên cứu chọn mẫu tiến hành ở hai quần thể. Từ quần thể A tiến hành chọn một
mẫu nA tương tự như vậy chọn một mẫu nB từ quần thể B. Nghiên cứu các mẫu
này ta thu được các giá trị ứng @a và @b và do vậy xác định được hiệu |σ A-σ B| giả
sử n A =n B ta có :
2 2
2 s A+ s B
n=n A =n B= z α ×
(1− )
2 d2

Trường hợp s A = s B =s ta có công thức đơn giản hơn:


2 2 s2
n=n A =n B= z α × 2
(1− )
2 d

Ví dụ : cần phải thu thập bao nhiêu đơn thuốc để tìm sự khác biệt về số thuốc trung
bình trong một đơn đã được kê bởi bác sĩ được thu thập từ các nhà thuốc tư của Hà
Nội ( quần thể A) và những đơn thuốc thu thập được tại các nhà thuốc tư của
Thành phố Hồ Chi Minh (quần thể B) với mức độ tin cậy 95% và sai số là 0.1 Giả
sử phương sai quần thể ở hai nhóm này là như nhau và bằng 1,0.
Ta có
s2=1,0
d=0,1
1-α=0.95 -> Z(1− α2 )=1,96

Cho rằng số đơn thuốc cần phải thu thập ở mỗi quẩn thể là như nhau, áp dụng công
thức ở trên, ta có:
2 2× 1
n=1,96 × 2 =768
0,1

Như vậy số đơn thuốc cần phải thu thập ở mỗi nhóm tối thiểu là 768 đơn.
Câu11: Hãy trình bày kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cho ví dụ?
- Định nghĩa
Từ một quản thể nghiên cứu có kích thước là N, ta chọn một mẩu có cô n
trong dó mại cá thể trong n đếu có od hội (xác suất) được chọn ra nhự nhau, thì
cách chọn mẳu này được gọi là cách chọn mẫu theo kỹ thuật ngẫu nhiên đơn.
- Cách tiến hành
Lập một khung chọn mẫu có chứa tất cả các đơn vị mẫu bằng cách mã
hoá tất cả các đơn vị quần thể với các số thứ tự từ 1 đến N.
Sau đó sử dụng một quá trình ngẫu nhiên để chọn n cá thể vào mẫu. Có
nhiều cách để chọn một ngẫu nhiên đơn từ quần thế như: sử dụng bảng
số ngẫu nhiên, sử dụng máy vi tính (thực chất là sử dụng bảng số ngẫu
nhiên), tung đồng xu, tung đồng súc sắc, bốc thăm...
Bảng số ngẫu nhiên (kèm theo ở phụ lục) là một bảng được tạo ra bởi 10 chữ
số từ 0, 1, 2, 3... 9 mà sự xuất hiện của mỗi chữ số trên bảng số ngẫu nhiên có xác
suất như nhau, không theo một trật tự nào, hoàn toàn ngẫu nhiên.

Ví dụ: Trong ví dụ trên, hãy chọn ngẫu nhiên 10 nhà thuốc trong số 200 nhà thuốc
bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên.
- Tiến hành như sau:
Bước 1: Lập danh sách và đánh số một cách ngẫu nhiên từ 1 đến 200 tên các
nhà thuốc nằm trong quần thế nghiên cứu.
Bước 2: Quyết định nhà thuốc có số chọn ra là số có 3 chữ số (bầng số chữ
Số của tổng các cá thể có trong quẩn thể nghiên cứu, ở đây có 200 nhà thuốc tức là
có 3 chữ số). Việc chọn được tiến hành tuỳ theo quyết đinh của người nghiên cứu,
ví dụ trong trường hợp này là từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, và số có 3 chữ
số cuối.
Chọn một số bất kỳ trên bảng ngẫu nhiên (có thể dùng bút chì chấm một
điểm bất kỳ trên bảng số ngãu nhiên), giả sử chọn được số 42751 ở dòng
thú 6 và cột thứ 4.
Bắt đầu từ một số có 3 chữ số ở vi trí này (trong trường hợp này là 751),
theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải chọn ra 10 số có 3 chữ sô
nằm trong khoảng từ 001 cho đến 200. Tất cả các số bằng 000 và lớn hơn
200 đu được loại ra. Trong trường hợp này thì các số sau được chọn là:
178, 103, 200, 170, 134, 127, 171, 119, 022, 060.
Như vậy 10 nhà thuốc mang số ngẫu nhiện trùng với các số ngâu nhiện được chọn
ra ở trên là: 22, 60, 103, 119, 127, 134, 170, 171, 178, 200 được đưa vào mẫu
nghiên cứu. c. Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuât chon mẫu ngẫu nhiên đơn 1/Uu
điếm

1.Ưu điểm chính của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn là kỹ thuật chọn mẫu
cơ bản đóng vai trò làm cơ sở để thực hiện các kỹ thuật chọn mẫu khác.
Kỹ thuật thực hiện đơn giản, tính ngẫu nhiên cao và mẫu được chọn ra mang tính
đại diện cao.

2/Nhược điểm
Yêu cầu cơ bản đầu tiên trong kỹ thuật chọn mẫu ngấu nhiên đơn là phải có
danh sách toàn bộ các đơn vị mẫu (khung mẫu), sau đó được đánh số theo thứ tự
để phục vụ cho việc chọn mẫu. Điều này rất khó thực hiện và đôi khi không thể
thực hiện đuợc đối với mẫu lớn hoặc mẫu không ổn định. Mặt khác cơ hội được
chọn vào mẫu của toàn bộ các cá thể trong quân thế là như nhau, do vậy các đơn vị
quẩn thể được chọn vào mẫu có thế phân bố tản mạn trong quân thế. Vì thế việc
thu thập số liệu sẽ khó khăn, tốn kém và mất thời gian, chi phí đả lại tăng. Với các
quẩn thế nghiên cứu có tham số nghiên cứu phân bố thay đổi rõ rệt theo cấu trúc
quẩn thể, thì mẫu ngấu nhiên đơn khó có thế đem lại sự ước lượng phù hợp.
Câu12: Trình bày nội dung của kỹ thuật chọn mẫu hệ thống, cho ví dụ?
- Định nghĩa: Trong kỹ thuật chọn mẫu hệ thống, mỗi đơn vị quẩn thể của mẫu hệ
thống được chọn bằng cách ấp dụng một khoảng hăng định k để chọn ngẫu nhiên
ra n cá thể, mà cá thể đầu tiên được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách k.
- Cách tiến hành
1/ Lập khung chọn mẫu Tất cả các đơn vị mẫu (sampling unit) trong quẩn
thể định nhiên cứu được ghi vào một danh sách hoặc trình bày trên bản đồ.
2/ Xác định khoảng cách mẫu k
Nếu quần thể nghiên cứu có kích thước N đã xác định, cỡ mẫu là n, khi đó
khoảng cách k thường được tính theo công thức

k = N/n

Nên chọn k chỉ mang giá trị nguyên. Nếu quần thể nghiên cứu có kích thước
không xác định thì dựa vào cô mẫu nghiên cứu n ước lượng một khoáng cách k cân
có để đạt được cô mẫu cần lấy
3/ Xác định đơn vị quấn thể của mẫu Trong khoảng từ 1 đến k, dùng kỹ thuật chọn
mẫu ngặu nhiên đơn chọn ra một số ngẫu nhiên g (1gsk). Các đơn vị quần thể được
chon vào mắu là những cá thế có số thú tự lần lượt là: g; (g + 1k); (g + 2k); (g+
3k); ..; g + (n-1)k.

Ví dụ: Để đánh giá việc thưc hiện qui chế chuyên môn ở các nhà thuốc tư tại
Hà Nội với một danh mục là 900 nhà thuốc tập trung tại 5 quận nội thành. Số nhà
thuốc để tiến hành khảo sát được xác định là 90.
Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống như sau:
Tính khoảng cách mẫu k:
k = 900/90 = 10
Trong khoảng từ 01 đến 10, sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn dể chọn ra
một số ngẫu nhiên. Giả sủ số được chon ra là 4. 89'nhà thuốc tiếp theo được chọn
là các nhà thuốc có số thứ tự lần lượt trong danh sách là: 14, 24; 34; 44... 874; 884;
894.
1/Ưu điểm Việc chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống thường là nhanh và dễ
áp dụng, đặc biệt là khi đã có sản khung chọn mẫu.

Nếu danh sách các đơn vị quẩn thể được xếp một cách ngẫu nhiên, thì việc
chọn mẫu hệ thống cũng có các ưu điễm tương tự như chọn mẫu ngâu nhiên đơn,
hay nói cách khác nó là một dạng khác của mẫu ngẫu nhiên đơn, nhưng dễ triển
khai hơn trền thực địa. Sai số chon trên thưc tế ít gắp hơn so với mẫu ngåu nhiên
đơn, và cho phép thu thập được nhiều thông tin hơn so với mẫu ngâu nhiên đơn.

Nếu nhưu danh sách các cá thể của quẩn thể được xếp theo thứ tự tầng, thì
đây là cách lựa chọn tương tư như mẫu tầng có tỷ lệ (proportionate stratified
sample) tức là tầng có cô mẫu lớn hơn sẽ có nhiều cá thể đưỢc chọn vào mẫu hơn.

Trong một số trường hợp, mặc dù khung mẫu không có sẫn, hoặc không biết
tổng số cá thể trong quần thể nghiên cứu, nhưng chon mẫu hệ thống vân có thể áp
dụng bầng cách xác định một qui luật phù hợp trước khi tiến hành chọn mẫu.
2/Nhược điểm Khi sắp xếp khung mẫu có một qui luật nào đó tình cờ trùng với
khoảng chọn mâu hệ thống, các cá thế trong mẫu có thế thiếu tính đại diện. Ví dụ:
Lấy số đơn thuốc khám cho trẻ em vào ngày chủ nhật. Ngày chủ nhật là ngày học
sinh được nghỉ học do vậy có thể số đơn thuốc sẽ nhiều hơn ngày thường.

Câu 13. Hãy trình bay kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cho ví dụ.

Trả lợi
1. Định nghĩa
Một mẫu ngẫu nhiên phân tầng là mẫu đạt được bởi việc phân chia các cá thể của
quần thể nghiên cứu thành các nhóm riêng rẽ được rx được gọi là tầng và ởi mỗi
tầng lại sử dụng kỹ thuật chọn mẫn ngẫu nhiên đưn để chọn ra đơn vị quần thể
nghiên cứu.
2. Cách tiến hành:
- X. định tầng : phân chia quần thể nghiên cứu thành các tầng dựa vào một vài
đặc trưng nào đó như nhóm tuổi, giới, tầng, lớp xã hội, dân tộc, vùng thành thị,
vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh... Tầng là một nhóm con của quân thể. Giữa
các tầng kkhoong có sự chồng chéo.
- X. định cỡ mẫu cho từng tầng:
Với n là cỡ mẫu nghiên cứu toàn bộ, H là số tầng.
Nếu phân bố cỡ mẫu cần lấy ở mỗi tầng như nhau thì cỡ mẫu cần lấy ở từng tầng:

ni = n/H

Nếu số đơn vị qquaanf thể ở mỗi tầng là khác nhau, gọi số cá thể của quần thể ở
tầng thứ i là Ni ta có:

ni = Ni . n/N

ni : cỡ mẫu của tầng i


n : cỡ mẫu của tầng các tầng
Ni : Lách thước của tầng i
N : lách thước của tầng các tầng

ni phụ thuốc vào số đơn vị cá thể có ở tầng đó.


- Chọn mẫu cho mỗi tầng:
Tại tầng thứ i có số đơn vị quần thể là Ni , tiến hành chọn ra ni đơn vị bằng kỹ
thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
3. Ví dụ:
Để đánh giá việc thực hành kê đơn tốt (GPP) của các bác sĩ trong 1 bệnh viện.
Ngưới ta khảo sát các đơn thuốc được kê cho BN ở các khoa điều trị trong ngày
của bệnh viên. Trong ngày kháo sát khoa A1 có 50 bệnh nhân, A2 có 40 BN, A3
có 60 BN.

Cỡ mẫu nghiên cứu là 30 => Tính số đơn thuốc phải lấy ra ở các kỹ thuật:

ni = Ni . n/N
nA1 = 50.30/150=10
nA2 = 8
nA3 = 12

Câu 14. Hãy cho biết khái niệm, yêu cầu thiết kế bộ câu hỏi nghiên cứu trong
nghiên cứu dịch tễ dược học?
Trả lời:
* Khái niệm: Bộ câu hỏi nghiên cứu(Bảng hỏi ) là tập hợp các câu hỏi được viết
hay in trên giấy, dùng để thu thập thông tin từ người được phỏng vấn ( đối tượng
nghiên cứu ) khi họ trả lời câu hỏi đó.
* Yêu cầu thiết kế bộ câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu dịch tễ dược học
Câu 15: Hãy trình bày cấu trúc câu hỏi mở?
Trả lời:
* Khái niệm
- Câu hỏi mở hoặc câu hỏi bỏ ngỏ còn gọi là câu hỏi trả lời tự do, là dạng câu hỏi
mà phần hỏi đã được thiết lập sẵn những phần trả lời thì vẫn còn bỏ ngỏ, và sau khi
hỏi, người được phỏng vấn sẽ trả lời câu hỏi đó bằng chính ngôn từ của họ
+ Ví dụ: Khi cần phải cần dùng kháng sinh, Ông ( Bà ) thường sử dụng trong bao
nhiêu ngày?
* Người ta thường chia câu hỏi mở ra thành 2 dạng sau:
- câu hỏi trả lời tự do: Với dạng câu hỏi này, người trả lời có thể trả lời hoàn toàn
tự do theo cách nghĩ của mình tuỳ theo phạm vi tự do mà người phỏng vấn dành
cho họ.
+ Ví dụ: Khi có vấn đề về sức khoẻ cần phải dùng thuốc Ông ( Bà ) thường mua
thuốc ở đâu?
- Câu hỏi thăm dò: Sau khi đã dùng dạng câu hỏi mở để tìm một chủ đề nào đó,
người phỏng vấn có thể sử dụng những câu hỏi mang tính thăm dò thân thiện để
đẩy vấn đề đi xa hơn.
+ Ví dụ: Sau khi hỏi câu hỏi trên ta có thể hỏi “ Ông( Bà ) nghĩ thế nào về chất
lượng thuốc hiện nay?”
Câu 16: Hãy trình bày cấu trúc câu hỏi đóng?
Trả lời:
* Khái niệm: Câu hỏi đóng ( chọn sẵn ) hay câu hỏi có trả lời sẵn là loại câu hỏi
mà sau khi được hỏi, người trả lời chỉ cần phải chọn một trong số những câu trả lời
đã cho sẵn, hoặc người được hỏi viết câu trả lời vào những chỗ dành sẵn hoặc bằng
cách trả lời miệng.
* Câu hỏi có/không
- Câu hỏi có/không là dạng câu hỏi mà người trả lời chỉ được phép lựa chọn một
trong hai khả năng trả lời là ”có” hoặc “ không “ ; “ đồng ý “ hoặc “ không đồng ý
“…
+ Ví dụ: Trong vòng 4 tuần qua Ông(bà) có vấn đề gì về sức khoẻ cần phải mua
thuốc không?
1: có
2: không
* Câu hỏi có nhiều lựa chọn
- Khác với câu hỏi có/không, đây là dạng câu hỏi đưa ra một số phương án trả lời
có thể xảy ra, từ đó người được hỏi sẽ lựa chọn tối thiểu là một câu mà bản thân
mình cho là phù hợp. Với cách hỏi này, có thể sử dụng được nhiều câu hỏi trong
một bảng hỏi. Tuỳ nhiên, nếu sử dụng câu hỏi loại này sẽ khiến người trả lời có
những lúc thật sự là không biết, hoặc câu trả lời khác với các tình huống mà đã
được cho sẵn. Do vậy, trường hợp này cần phải thêm câu trả lời “ không biết “ hay
“ câu trả lời khác “ hoặc “ ý kiến khác “ vào để người trả lời lựa chọn.
+ Ví dụ: Khi cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh Ông(bà) thường sử dụng thời
gian là bao nhiêu ngày?
1: 1-2 ngày
2: 3-4 ngày
3: 5 ngày trở lên
4: Ý kiến khác
* Câu hỏi xếp hàng thứ tự: là dạng câu hỏi được đặt ra và sử dụng thang đo lường
thứ tự để thiết lập câu trả lời.
+ Ví dụ: Mức độ tin tưởng của Ông ( bà ) về chất lượng thuốc sản xuất trong nước
hiện nay.
1: rất tin tưởng
2: tin tưởng
3: tin vừa phải
4: không tin

Câu 17. Tại sao phải tìm hiểu việc cung ứng và sử dụng thuốc trong cộng đồng?

Trả lợi
Để giúp các nước cải thiện tính hình cung cấp thuốc thứ y cho toàn dân và
để đưa ra những chính sách và biện pháp thích hợp thúc đẩy việc SD thuốc hợp lý,
an toàn trong giai đoạn.
1. Lý do thứ 1:
- Một cuộc điều tra về SD thuốc trong GĐ có thể giúp tim ra những vấn đề bát
cập nhất trong việc sử dụng thuốc bất hợp lý tại nơi mà các chương trinh y tế hoặc
chương trình thuốc thứ y đang được thực thi.
- SD thuốc bất hợp lý:
+ Ko tuân theo chỉ định của các thầy thuốc.
+ Tự điều trị với những thuốc cần phải kê đơn.
+ SD kháng sinh ko đùng.
+ Lạm dụng các thuốc được coi là an toàn
+ Phối hợp những thuốc không hợp lý.
+ SD những thuốc ko cần thiết.
2. Lý do thứ 2:
- Nghiên cứu SD thuốc trong cộng đồng sẽ có được một đánh giá tổng quát về
những kênh cung ứng, nơi những người dân trong cộng đồng thường mua thuốc.
- Để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách và ccs nhà quản lý, các chương
trình y tế trong việc SD thuốc hợp lý an toàn cần có cái nhìn toàn diện về các chức
năng và vai trò của các kênh phân phối thuốc khác nhau.
3. Lý do thứ 3:
- Để đạo tạo nhân viên cung ứng và hướng dẫn SD thuốc.
Việc nghiên cứu cách thức phân phối thuốc bởi các cán bộ y tế là rất cần thiết.
4. Lý do thứ 4:
- Nghiên cứu đánh giá nhận thức của người dân về SD thuốc hợp lý an toàn,
các phương pháp tự điều trị của họ và việc tuân thủ lừi khuyên của các cán bộ y tế
ở mức độ nào. Những thông tin này có thể cần thiết khi có ý định phát triển hoặc
nâng cao chương trình SD thuốc thiết yếu và đặc biệt cần thiết cho việc tăng cường
giáo dục y tế.
- Đặt biệt nghiên cứu về SD thuốc trong cộng đồng có thể tác động đến các
cán bộ y tế thông qua ý kiến và cách tự điều trị của người bệnh, từ đó họ có thể rút
kinh nghiệm trong những lần chẩn đoán bệnh và kê đơn sắp tới.

Câu 18 : Hãy cho biết thực trạng lạm dụng thuốc phải kê đơn trong cộng đồng hiện
nay.
Trả lời:
+Thực trạng lạm dụng thuốc phải kê đơn trong cộng đồng hiện nay:
- Các thông kê về sử dụng thuốc tại cộng đồng hiện nay cho thấy, nhiều nước
người dân có thể tự mua thuốc không có đơn những thuốc mã luật pháp chỉ cho
phép bán khi có đơn thuốc của bác sĩ, trong đó có Việt Nam.
- Những thuốc phải kê và bán theo đơn thường chứa những hoạt chất có hàm
lượng hoặc nồng độ rất nhỏ nhưng tác dụng sinh học hoặc độc tính rất cao,
phải được chỉ định điều trị chính xác. Do đó việc người dân tự mua và điều trị
với những thuốc này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

+ Thuốc nhóm corticoid nếu sử dụng không đúng có thể ảnh hưởng tới sự
phát triển chiều cao của trẻ nhỏ do gây hiện tượng loãng xương,
gây xương, biến đổi nội tiết, ho kéo dài, suy thượng thận, gây
phù tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose, viêm loét dẫn đến
chảy máu dạ dày, dễ bị nhiễm khuẩn.

+ Một số thuốc hướng thần như Diazepam, Alprazolan, Phenobarbital,


Secobarbital được kê đơn cho những trường hợp lo âu hoảng loạn,mất
ngủ,...nếu dùng các thuốc này kéo dài, người bệnh sẽ bị lệ thuộc vào thuốc
( phải uống thuốc thì mới ngủ được hoặc bớt lo âu phiền muộn ) hoặc
Nghiện thuốc. Khi uống những thuốc hướng thần với liều cao có thể gây
ra hiện tượng khó thở, dẫn đến suy hô hấp có thể bị tử vong nếu dùng
chung với rược.

+ Dùng Lidocain khi gây tê, tùy theo liều sử dụng và đường dùng thuốc mà
các tác dụng không mong muốn có thể gặp là nhức đầu, hạ huyết áp, khó
thở, loạn nhịp tim, block tim,trụy tim mạch, ngủ lịm đã gặp khi gây tê trong
phẫu thuật thẩm mỹ.

Câu 19: Thuốc kháng sinh và thuốc tiêm đang được sử dụng trong cộng đồng hiện
này như thế nào?
* Sử dụng kháng sinh không đúng
Các loại thuốc KS là những thuốc q.trọng, nhưng chúng thường bị lạm dụng
trong kê đơn và SD trong tự đ.trị, VD: SD KS để đ.trị các bệnh rối loạn nhỏ như:
tiểu chảy, viêm họng và cảm lạnh. KS chỉ đc SD cho các trường hợp nhiễm khuẩn,
khi KS đc SD quá thường xuyên với các bệnh ở mức độ nhẹ trong khi có thể lựa
chọn cách đ.trị thích hợp khác, thi vi khuẩn sẽ dễ dàng trở nên kháng thuốc. Kết
quả đ.trị sẽ thất bại khi người bệnh mắc phải những bệnh nặng hơn và phải cần
dùng đến KS.
Một trong các trường hợp mà người dân thường lạm dụng KS là việc tự SD KS
không có chỉ định của thầy thuốc; SD KS không đúng bệnh, thậm chí ngay cả khi
bị nhiễm khuẩn ở GĐ đầu đối với một số trường hợp cũng không nhất thiết phải
SD KS, ví dụ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (ARI); SD KS không đủ liều trong
một ngày và không đủ liều trong một đợt đ.trị hoặc phối hợp nhiều loại KS để
đ.trị...
* Lạm dụng các loại thuốc tiêm
Tại nhiều nước đang phát triển, người dân trong cộng đồng đặc biệt là ở vùng
nông thôn, xa xôi hẻo lánh, thậm chí là cả các nhân viên y tế, thường tin rằng thuốc
tiêm có hiệu quả hơn thuốc uống. Ngay ở VN, năm 1995 một n.cứu điều tra thực
trạng hoạt động dược đc thực hiện tại 6 tỉnh thành phố; Hà Nôi, Cao Bằng, Thanh
Hóa, Khánh Hóa, Lâm Đồng và Thành phố HCM, tỷ lệ số đơn thuốc có kê thuốc
tiêm ở các huyện của tỉnh Thanh Hóa lên tới 50,4%, phần lớn là các loại vitamin
dạng tiêm. Điều này không chỉ dẫn đến việc tăng chi phí một cách không cần thiết
(trong nhiều trường hợp thuốc uống là dạng đ.trị ít tốn kém hơn), mà còn dẫn đến
nguy cơ gây ra những nguy hiểm không cần thiết cho sức khỏe nều như thuốc tiêm
đc quản lý trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, hoặc những xi-lanh và các vật
dụng khác đc SD không đc vô trung cẩn thận, điều này có thể dẫn đến các lây
nhiễm theo đường máu như: HIV, viêm gan B, và nhiều nguy cơ bất lợi khác.

Câu 20: Hãy cho biết nội dung của tuyên ngôn Helsinki (Phần Lan) về vấn
đề đạo đức trong nghien cứu Y sinh hoc.
Trả lời:
+ Nội dung của tuyên ngôn Helsinki (Phần Lan) về vấn đề đạo đức trong nghien
cứu Y sinh hoc:
- Nghiên cứu y sinh phai tuân theo các nguyên tắc khoa học và phải dựa trên
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ, và phải
dựa trên các kiến thức hàn lâm từ các tài liệu khoa học.

- Thiết kế từng phép thử nghệm trên đối tượng con người phải được hình
thành

- Nghiên cứu phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ khoa học tương
xứng
và được giảm sát bởi các chuyên giá y học có kinh nghiệm lâm sàng.

- Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào, có đối tượng nghiên cứu là con ngươì,
cũng
cần phải được đánh giá một cách cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước so với
các lợi ích có thể đạt được, cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác .
Quan tâm đến lợi ích của đối tượng nghiên cứu luôn phải đạt trên lợi ích của khoa
học và xã hội.

- Quyền lợi của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo về sự toàn vẹn luôn luôn phải
đạt lên hàng đầu. Tất cả các điều dự phòng phải được tiến hành,đảm bảo sự bí mất
riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động của nghiên cứu lên sự toàn vẹn về thể
chất và tâm thần câu đối tượng.

- Sự chính xác của kết quả nghiên cứu phải được bảo vệ. Bất cứ một nghiên
cứu nào tiến hành trên con người thì mỗi một đối tượng dự kiến nghiên cứu phải
được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương pháp, các lợi ích có thể va các
tác hại có thể trong nghiên cứu, cũng như những phiên muộn có thể gây ra.
- Khi đạt được sự thỏa thuận tham gia trong nghiên cứu, sau khi có được
thông tin, bác sĩ phải đặc biệt thận trọng nếu đối tượng trong tình trạng phụ thuộc
vào bác sĩ. Không được gây áp lực hoặc de dọa bắt buộc đối tượng tham gia nghiên
cứu.

- Trong trường hợp đối tượng thiếu hành vi năng lực, các thỏa thuận phải
được sự đồng ý của người đại diện trách nhiệm về mặt pháp lý lý phù hợp theo luật
pháp của từng quốc gia.

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu được tự do bỏ cuộc hay rút khỏi nghiên
cứu bất cứ lúc nào.

You might also like