You are on page 1of 20

Đại cương truyền nhiễm

BS. Tào Gia Phú


Chương trình giảng dạy

• Số tín chỉ: 03 trong đó 01 LT (15 Tiết) và 02 TH (120 Tiết lâm


sàng)
• Kiểm tra: Lần 1 (giữa kỳ lý thuyết, câu hỏi ngắn và tự luận)
• Kiểm tra: Lần 2 (Đánh giá lâm sàng)
• Thi kết thúc môn (50%): Tự luận và tình huống.
• Giảng dạy: Bs Tào Gia Phú.
Phú
• LH: tgphu@tvu.edu.vn
Nguồn học liệu
Giáo trình:
Bệnh truyền nhiễm, Bộ môn Nhiễm- ĐH Y Dược TP HCM (2008). Nhà xuất bản Y học chi
nhánh TP HCM-2008.
Tài liệu khác:
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng thường gặp - BV Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới TP HCM, 2017.
Các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành.
Harrison’s Principles of Internal Medicine by Anthony S. Fauci, Eugene Braunwald, et al, 19th
edition, 2015 - Nhà xuất bản Mc Graw-Hill.
Hill.
Mandell,, Douglas, and Bennett's Principles and Practice of Infectious Diseases: Expert
Mandell John E. Bennett, Raphael Dolin. 8th edition,
Consult Premium Edition. Gerald L Mandell,
2015. Nhà xuất bản Churchill Livingstone.
The Washington Manual of Medical Therapeutics, 34rd Edition"
Lippincott Williams Wilkins | 2014
Nelson’s Textbook of Pediatrics, KLIEGMAN ROBERT, Richard E. Behrman, Hal B. Jenson,
Bonita F. Stanton 19th edition, 2011. Nhà xuất bản W.B. Saunders.
Thành tựu y học nổi bật của thế kỷ XX
Cải thiện tử vong và bệnh tật gây ra do các
cá bệnh
nhiễm trùng và truyền nhiễm.
Cụ thể:
- Thức ăn sạch
- Nước uống an toàn
- Kháng sinh
- Vắc-xin phòng bệnh
KHÁNG SINH

Thế kỷ kháng sinh khởi đầu từ 1926 với Alexander


Fleming phát hiện Penicillin từ nấm men
LỊCH SỬ KHÁNG SINH
Kỷ nguyên kháng sinh
Hiện thực

• Nhiễm trùng vẫn còn là nguyên nhân tử vong thứ 2 trên thế
giới
• 12 triệu ca, chiếm 23%
• Chủ yếu ở các nước thu nhập thấp, trung bình
• Hơn 60% TV do nhiễm trùng xảy ra ở châu Phi, khu vực cận
sa mạc Sahara
Nhiễm trùng mới và tái trổi dậy

• Nhiễm trùng mới trổi dậy:


Bệnh mới xảy ra lần đầu ở người
Ví dụ: HIV/AIDS (1981), SARS, Cúm A/H1N1, Cúm gia cầm
A/H5N1
Nhiễm trùng tái trổi dậy:
Đã từng xảy ra ở người, tiếp tục xuất hiện ở khu vực mới,
hoặc các dạng kháng thuốc, hoặc tái xuất hiện sau khi được kiểm
soát hoặc loại trừ
Ví dụ: -Dengue
Dengue virus and West Nile virus (WNV), dịch tả,
Clostridium difficile, tụ cầu kháng methicillin, lao, sốt rét kháng
thuốc, vancomycin-resistant
resistant enterococci, nấm Cryptococcus ở
bệnh nhân AIDS
The Traffic
Các bệnh nhiễm trùng mới trỗi dậy

* Nhiều bệnh nhiễm mới xuất hiện với tốc độ nhanh


chƣa từng thấy trong vòng 2 thập kỷ qua.
• > 30 bệnh truyền nhiễm mới:
– Nhiễm virus Ebola (Châu Phi Mỹ)
– Nhiễm HIV/AIDS
– Viêm gan siêu vi C
– Nhiễm Hantavirus (châu Á Mỹ): tổn thương phổi +
thận
– E. coli O157:H7 (HC tán huyết urê huyết cao).
– MERS-CoV
• Riêng 15 năm 1993-2007:
2007: >10 tác nhân gây bệnh mới
• Các tác nhân gây bệnh mới nhận diện từ 1993-2007
1993

1993 Sin Nombre virus Hội chứng phổi Hantavirus


1994 Sabia virus Sốt xuất huyết Brazil
1994 Hendra virus Viêm não truyền từ ngựa sang người
1995 Human herpesvirus 8 (HHV-8)
(HHV Phối hợp với Sarcoma Kaposi trên
BN AIDS
1996 Tác nhân mới gây bệnh Creutzfeldt-Jakob Bệnh thoái hóa tiến
triển thần kinh
1997 H5N1 gây cúm gia cầm Bệnh nặng, thường gây tử vong từ gà
truyền sang người
1999 Nipah virus Bệnh lý não từ heo truyền sang người
2001 Human Metapneumovirus Nhiễm trùng phổi cấp tính
2003 SARS coronavirus Hội chứng hô hấp cấp tính nặng
2005 Bocavirus Nhiễm trùng hô hấp dưới trẻ em
2007 Dòng Ebola mới Sốt xuất huyết cấp
Định nghĩa

• NHIỄM TRÙNG: sự xâm nhập của một vi sinh vật (virus, vi


trùng (vi khuẩn), nấm, ký sinh trùng, các loại đơn bào… vào
cơ thể con ngƣời.
•Quá
Quá trình nhiễm trùng: làl tương tác giữa
Vi sinh vật gây bệnh (mầm bệnh).
Cơ thể con người.
Môi trường chung quanh (hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội,
kinh tế, điều kiện sinh hoạt…).
• Bệnh nhiễm trùng: tác động qua lại giữa con ngƣời và vi
sinh vật gây tổn hại cho ký chủ: biến đổi phối hợp hay rối
loạn sinh lý.
→ Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Ngƣời mang trùng mạn
• Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý (lâm sàng +
xét nghiệm)
→ thải mầm bệnh-lâylây lan cho người chung quanh.
• Vai trò của NMTM quan trọng về dịch tễ học (liên quan chặt chẽ quá
trình sinh dịch bệnh + phát triển miễn dịch trong dân
chúng).
Mary Mallon (ngày 23 tháng 9 năm 1869
– ngày 11 tháng 11 năm 1938), còn được
biết với cái tên Typhoid Mary, được biết
như là người đầu tiên trong lịch sử Hoa
Kỳ mang theo vật ký sinh của thương
hàn, là người có vi khuẩn ký sinh trong
người nhưng không bị gây bệnh hay bất
cứ tổn hại nào từ vi khuẩn nhưng có thể
lây nhiễm cho người khác. Trong quá
trình làm đầu bếp, bà được biết như đã
làm nhiễm bệnh cho năm mươi ba
người, trong đó ba người đã thiệt mạng.
Sự nổi tiếng của bà cũng vì xuất phát từ
sự khước từ được khám bệnh và từ chối
bỏ làm việc nấu ăn vì bà nghĩ rằng họ
định vu cáo cho bà. Bà bị cách ly hai lần
tại bệnh viện, chính quyền địa phương
và đã mất khi vẫn đang trong tình trạng
cách ly. Sau lần cách ly thứ nhất bà hứa
sẽ không làm đầu bếp nữa, nhưng bà đã
thất hứa và đổi tên thành người khác,
tiếp tục nấu ăn. Sau đó, chính quyền bắt
được bà, lần này bà buộc phải cách ly
vĩnh viễn. Nhiều người nghĩ là Mary
Mallon có khả năng sinh sống với bệnh,
vì mẹ bà đã bị nhiễm bệnh trong khi
mang bầu bà.
Nhiễm trùng có biểu hiện lâm sàng rõ rệt

• Triệu chứng cơ năng + dấu hiệu lâm sàng: đa dạng, tùy vị trí, mức độ tổn thương/cơ
thể.
Triệu chứng toàn thân: không đặc hiệu.
Sốt: luôn hiện diện.
Không sốt: ở một số bệnh lý đặc biệt /giai đoạn sớm/hoặc do cơ địa
không còn sức đề kháng.
TC nhiễm trùng nhiễm độc: khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn, đau
mình, đau xương khớp, nhức đầu, trằn trọc khó ngủ, thở nhanh, vã
mồ hôi, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, lừ đừ, vật vã, hốt hoảng…
Triệu chứng đặc trạngng tùy theo loại bệnh: Xuất hiện đầy đủ
muộn, giai đoạn toàn phát.
– Là dấu hiệu chỉ điểm giúp chẩn đoán lâm sàng
– Cần xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh.
Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm dựa vào 3 yếu tố:

Dịch tễ
Lâm sàng
Xét nghiệm.
TIÊU CHUẨN RA VIỆN

• Khỏi về LS: hết DH LS + KS đủ liều.


• Khỏi về CLS: KQ XN kiểm tra hết RL chức năng và tổn
thương thực thể.
• Không còn mang và bài tiết ra VSV gây bệnh.
• Hết thời gian cách ly, tái phát hoặc có khả năng xảy ra
biến chứng.
Các hình thái dịch tễ học

• Bệnh lẻ tẻ rải rác (sporadic disease): tại một địa


phương có vài ca bệnh, không có mối liên hệ dịch tễ học.
Bệnh dịch nhỏ (endemic disease): bệnh lưu hành địa
phương, có vài ca, bệnh lây lan dễ dàng, có mối liên hệ
dịch tễ học.
Bệnh gây dịch lớn (epidemic disease): rất dễ lây lan,
một thời gian nhất định có nhiều trường hợp bệnh, trên
một địa bàn giới hạn.
Bệnh gây đại dịch (pandemic disease): lây lan nhanh,
nhiều người mắc trên phạm vi một quốc gia, một lục địa
"Never
memorize
what you
can look
up in
books."

You might also like