You are on page 1of 35

DƯỢC XÃ HỘI HỌC

1. Lịch sử dược học Việt Nam


1.1. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh)
- Sinh năm 1330 thuộc nhà Trần
- Phương châm nổi tiếng: “Nam Dược trị Nam Nhân”
- Tổ chức trồng cây thuốc Nam
- Nghiên cứu bào chế thuốc Nam
- Kết hợp sử dụng thuốc Nam với các phương pháp không dùng thuốc
- Các bộ sách: Nam Dược Thần Hiệu, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư, Thập Tam
Phương Gia Giảm
1.2. Nhà Hồ và Nhà Minh:
- Y Dược học dân tộc không phát triển. Chính quyền đô hộ bắt nhân dân ta
cống nạp các sản vật và dược liệu quý như: Ngà voi, ngọc trai, sừng tê giác,
hồ tiêu…
- “Cúc Đường Di Cảo” của Trần Nguyên Đào, “Dược Thảo Tập Biên” của
Nguyễn Chí Tâm bị tịch thu đưa về Trung Quốc.
1.3. Lê Hữu Trác (1720-1791)
- Sinh năm 1720 và mất năm 1791 thuộc nhà Hậu Lê
- Bộ sách “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” được đánh giá là công trình y học
xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.
- “Tôi đã hứa với mình sống chết cho nghề y thì lúc nào tôi cũng làm hết mọi
việc tốt đẹp có thể làm, trược thuật thật sâu rộng để cắm ngọn cờ đỏ trong y
giới"
1.4. Thời Pháp thuộc (1884 – 1945)
- 3 nguồn thuốc: thuốc Tây, thuốc Bắc và thuốc Nam
- Thành lập 3 viện bào chế ở 3 vùng
- Năm 1902, Pháp thành lập Trường Thuốc Đông Dương đào tạo Dược sỹ và
Y sỹ
- Năm 1914 trường mới đào tạo Dược sĩ trung học.
- Năm 1926, trường bắt đầu đào tạo Dược sỹ và Bác sỹ hạng nhất nhưng thi
tốt nghiệp tại Pháp.
- Năm 1941, đổi tên trường thành Đại Học Y Dược Đông Dương. Trong 20
năm (1925-1945), trường chỉ đào tạo được 36 dược sĩ hạng nhất.
1.5. Sau cách mạng tháng 8
- Hồ Đắc Di (1945 - 1976): Được phong giáo sư từ năm 1944 và là giáo sư
duy nhất người Việt lúc đó ở trường này. Ông là ngọn cờ và trụ cột của
trường Y - Dược sau cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp;
có công đầu trong duy trì hoạt động của trường và trong đào tạo các thế hệ
bác sĩ lão thành hiện nay của Việt nam (cùng giáo sư Tôn Thất Tùng).
- Đặng Văn Ngữ (1910-1967) sản xuất ra dịch chiết Penicilin
- Trương Công Quyền (1908-2000) là một dược sĩ và giáo sư Việt Nam. Ông
từng giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học Quân dược, Chủ tịch Hội đồng
DĐVN, từng được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân
dân, Huân chương Độc lập và Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).
1.6. Thời kỳ 1954 – 1975
- Ngày 29 tháng 9 năm 1961, Khoa Dược được tách khỏi Trường đại học Y
Dược khoa, thành lập Đại học Dược khoa do dược sĩ Vũ Công Thuyết làm
hiệu trưởng.
- Ở miền Bắc:
+ Xây dựng các nhà máy dược phẩm quốc doanh lớn
+ Hệ thống phân phối: công ty DP TW, tỉnh, thành phố…
+ Năm 1954 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh thành lập “ Viện khảo cứu và chế tạo
dược phẩm” - tiền thân của nền CND.
+ Năm 1954, Viện KN thuốc TW, Viện DL được thành lập
+ 20/9/1961, thành lập trường đại học Dược Khoa Hà Nội
+ 19/7/1963, thành lập Hội Đồng Dược Điển Việt Nam
- Ở miền Nam:
+ Vùng giải phóng: tổ chức bộ phận Dược trong Ban Dân Y Miền và Ban dân Y
các khu
- Vùng do chính quyền Sài Gòn quản lý:
+ Nhiều Viện Bào Chế ra đời
+ Hơn 2200 Dược phòng
+ Khoảng 2500-3000 dược phẩm sản xuất trong nước
+ Năm 1961, thành lập Dược Khoa Đại Học Đường với 3 chuyên ngành: Kỹ nghệ
dược khoa, Kỹ thuật thí nghiệm, Dược khoa công cộng
1.7. Thời kỳ 1975 – 1990
1.7.1. Đặc điểm thời kỳ bao cấp
- Hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc do nhà nước độc quyền
- Hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước
- Giá thuốc do Nhà nước quy định
1.7.2. Ưu điểm của ngành dược thời kỳ bao cấp
- Giá thuốc do nhà nước quy định phù hợp
- Bảo đảm thuốc tới được tay người sử dụng theo kế hoạch
- Đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, đối tượng hưởng chính sách xã
hội...) được Nhà nước hỗ trợ, bao cấp
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý Nhà nước về Dược và hệ thống
kiểm soát, quản lý chất lượng
1.7.3. Nhược điểm của ngành dược thời kỳ bao cấp
- Trì trệ, kém hiệu quả, chậm phát triển
- Thiếu thuốc trở nên rất trầm trọng
- Trung bình tiền thuốc chỉ đạt 0,5 USD/người/năm
- Các thuốc ngoại nhập luôn luôn trong tình trạng khan hiếm, tác động đến
chất lượng điều trị.
- Không có nguồn vốn đầu tư phát triển
- Thuốc nhập lậu
1.8.Thời kỳ đổi mới
- Bỏ độc quyền trong sản xuất kinh doanh dược phẩm cổ phần hóa
- Doanh nghiệp quyết định giá thuốc trên cơ sở hạch toán kinh doanh, Nhà
nước chỉ kiểm soát
- Khuyến khích đầu tư tư nhân và chuyển giao công nghệ
- Tổ chức lại cơ quan quản lý nhà nước về Dược. Không can thiệp trực tiếp
vào sản xuất kinh doanh mà thông qua luật, Thông tư

2. Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam


2.1. Những đặc điểm chung của hệ thống y tế Việt Nam
- Cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu vực.
- Xây dựng theo hướng dự phòng và tích cực
- Đảm bảo phân tuyến kỹ thuật phù hợp.
- Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ phù hợp với tình hình
hiện tại và phát triển tương lai.
2.2. Mục tiêu xây dựng hệ thống tổ chức y tế Việt Nam
- Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng.
- Đầu tư xắp xếp lại mạng lưới khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
- Phát triển ngành dược thành một ngành kỹ thuật mạnh.
2.3. Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam
Có 4 mô hình tổ chức: Theo hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, Theo thành
phần kinh tế, Theo khu vực, Theo lĩnh vực hoạt động.

2.3.1. Theo hệ thống tổ chức hành chính nhà nước


a) Tuyến Y tế Trung Ương: Bộ Y tế và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
b) Tuyến Y tế địa phương (cấp tỉnh): Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế;
c) Tuyến Y tế cơ sở: Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện Huyện, Trạm Y tế xã/phường.
2.3.2. Theo thành phần kinh tế
a) Cơ sở y tế Nhà nước
b) Cơ sở y tế tư nhân
2.3.3. Theo khu vực
a) Y tế nhà nước.
b) Y tế tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài
2.3.4. Theo lĩnh vực hoạt động
a) Khám chữa bệnh, Điều dưỡng, phục hồi chức năng;
b) Y tế dự phòng, y tế công cộng;
c) Dân số kế hoạch hóa gia đình;
d) Đào tạo;
đ) Giám định, kiểm định, kiểm nghiệm;
e) Dược - Trang thiết bị y tế;
f) Giáo dục, truyền thông và chính sách y tế
2.4. Bộ Y Tế
2.4.1. Vị trí của Bộ Y tế theo Điều 1- Nghị định 75/2017/NĐ-CP
Y tế tuyến Trung ương là tuyến cao nhất trong tổ chức mạng lưới y tế, có chức
năng tham mưu cho Chính phủ về công tác y tế và thực hiện nhiệm vụ lập kế
hoạch, xây dựng các chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn bộ ngành Y tế cả
nước. Y tế tuyến Trung ương thuộc sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của Bộ trưởng
Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, Ban chuyên môn giúp việc cho Bộ
trưởng. Hoạt động của y tế tuyến Trung ương do ngân sách của Nhà nước đài thọ.

2.4.2. Chức năng của Bộ Y tế theo Điều 1- Nghị định 75/2017/NĐ-CP


Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2.4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế (29 nhiệm vụ)


1. Trình Chính Phủ dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc Hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, dự thảo nghị định của Chính
phủ theo chương trình, phạm vi quản lý Nhà Nước của bộ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước
đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công
trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ

5. Về y tế dự phòng: có 17 nhiệm vụ

6. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng: (06 nhiệm vụ)

7. Về y, dược cổ truyền: (05 nhiệm vụ)

8. Về trang thiết bị và công trình y tế: (05 nhiệm vụ)

9. Về dược và mỹ phẩm: (08 nhiệm vụ)

10. Về an toàn thực phẩm: (16 nhiệm vụ)

11. Về dân số và sức khỏe sinh sản: (05 nhiệm vụ)

12. Về bảo hiểm y tế: (07 nhiệm vụ)

13. Về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế: (05 nhiệm vụ)

14. Về quản lý viên chức chuyên ngành y, dược, dân số: (5 Nhiệm vụ)

15. Về đào tạo nhân lực y tế: (07 nhiệm vụ)

16. Về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực y tế: (06 nhiệm vụ)

17. Về công nghệ thông tin: (05 nhiệm vụ)

a) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin trong ngành y tế và tổ chức thực hiện;

b) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin trong lĩnh vực y tế;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về hoạt động y tế điện tử
và bảo đảm an toàn thông tin y tế trên môi trường mạng;

d) Xây dựng, ban hành quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, bộ mã danh
mục dùng chung trong quản lý khám chữa bệnh, giám định và thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế
trên phạm vi toàn quốc.

2.4.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế (23 đầu mối trực thuộc):


1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.

2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

3. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế.

4. Vụ Bảo hiểm y tế.

5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

6. Vụ Tổ chức cán bộ.

7. Vụ Hợp tác quốc tế.

8. Vụ Pháp chế.

9. Văn phòng Bộ.

10. Thanh tra Bộ.

11. Cục Y tế dự phòng.

12. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

13. Cục An toàn thực phẩm.

14. Cục Quản lý Môi trường y tế.

15. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.

16. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.


17. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

18. Cục Quản lý Dược.

19. Cục Công nghệ thông tin.

20. Tổng cục Dân số.

21. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.

22. Báo Sức khỏe và Đời sống.

23. Tạp chí Y Dược học.


2.5. Sở Y Tế
2.5.1. Vị trí, chức năng của Sở Y tế
- là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, thành phố, có chức năng
tham mưu, giúp UBND quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân
2.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế:
- Sở Y tế có 21 nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực.
2.5.3. Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế:
- Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở.
- Chi cục trực thuộc Sở.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở tại tuyến tỉnh/thành phố (dự phòng,
khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo) và tuyến quận/huyện (Trung
tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện)
2.6. Phòng Y tế
2.6.1. Vị trí, chức năng của Phòng Y tế
- là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận/huyện, có chức năng tham
mưu, giúp UBND quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân.
2.6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Y tế
- trình UBND huyện/quận các dự thảo về y tế; tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật; hướng dẫn UBND xã thực hiện chương trình y tế; quản lý tổ
chức, biên chế, tài sản; báo cáo theo quy định…
2.7. Trạm Y tế
2.7.1. Vị trí, chức năng của Trạm Y tế
- là đơn vị chuyên môn, kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân. Chịu sự
quản lý chuyên môn của Trung tâm Y tế huyên/quận.
2.7.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trạm Y tế
- lập và triển khai kế hoạch y tế tại xã; phát hiện và báo cáo dịch; dự phòng;
sơ cứu ban đầu; quản lý các chỉ số sức khỏe và báo cáo; bồi dưỡng chuyên
môn cho y tế thôn bản; phối hợp liên ngành…
2.7.3. Tổ chức Trạm y tế
- tùy theo địa bàn, tối thiểu 5 biên chế. Nếu có cơ sở khám chữa bệnh khác
đóng trên địa bàn thì không cần tổ chức trạm y tế
2.7.4. Nội dung quản lý chính của y tế xã, phường:
- Quản lý chuyên môn: nâng cao chuyên môn y tế và kỹ năng quản lý cho cán
bộ.
- Quản lý tài chính: nguồn tài chính nhỏ, dễ quản lý, chủ yếu từ ngân sách.
Một số trạm khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT nên phải hạch toán để
cân đối thu chi; cách quản lý mới, sẽ áp dụng rộng.
- Quản lý cơ sở vật chất: ít trang thiết bị, dễ quản lý. Cần có kế hoạch phát
triển trung tâm bộ y tế.
- Quản lý thuốc: theo đúng quy chế.
2.8. Y tế thôn bản
- Y tế thôn bản không có tổ chức, chỉ có nhân lực bán chuyên trách (Nhân
viên y tế thôn bản).
- Nhân viên y tế thôn bản: Do nhân dân chọn cử, được ngành Y tế đào tạo và
cấp chứng chỉ.
- Nhiệm vụ: truyền thông, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn dự phòng, chăm sóc
sức khỏe BMTE, sơ cứu.
- Chịu sự quản lý của trạm y tế và trưởng thôn, bản
2.9. Y tế ngành
- Tổ chức của Y tế ngành: năng động tùy khả năng của ngành và tính chất
bệnh nghề nghiệp mỗi ngành. Ngành lớn có Sở y tế, ngành nhỏ có Trung
tâm Bộ Y tế.
- Nhiệm vụ y tế công nghiệp: Phòng bệnh nói chung và bệnh nghề nghiệp,
giảm thiểu các yếu tố độc hại. Giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường
- Sơ đồ tổ chức y tế ngành công nghiệp:
- Riêng Bộ Quốc phòng và Bộ Công An có tổ chức y tế lớn và rộng khắp.

3. Hệ thống tổ chức ngành Dược Việt Nam


3.1.Cơ quan quản lý nhà nước về Dược
3.1.1. Ở Bộ Y tế tuyến Trung Ương
- Cơ quan quản lý: Cục quản lý Dược (DAV)
- Hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng: Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
- Tổng công ty dược Việt Nam: VINAPHARM
- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo: Viện nghiên cứu (Viện Dược liệu)…Trường
Đại học Dược Hà Nội, khoa Dược ở các trường Đại học,…
3.1.2. Ở Sở Y tế các tỉnh, thành phố
- Cơ quan quản lý: Phòng nghiệp vụ Dược
- Kiểm tra, giám sát chất lượng ở địa phương: Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh,
thành phố
- Hệ thống sản xuất kinh doanh nhà máy, nhà thuốc, quầy thuốc.
3.2.Cục quản lý Dược
3.2.1. Chức năng, vị trí của cục quản lý Dược
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước.
- Tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ về lĩnh vực dược.
- Có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
- Tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Drug Administration of Vietnam, viết tắt
là DAV.
3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cục quản lý Dược
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về dược, mỹ phẩm.
- Công tác đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Công tác thử thuốc trên lâm sàng.
- Công tác quản lý kinh doanh dược, hành nghề dược.
- Công tác quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Công tác quản lý thông tin, quảng cáo thuốc, cảnh giác dược và sử dụng
thuốc an toàn hợp lý
- Công tác quản lý giá thuốc.
- Công tác Dược bệnh viện.
- Công tác quản lý mỹ phẩm.
- Công tác dược địa phương, kiểm tra, thanh tra.
- Các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo và theo pháp luật.
3.2.3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của cục quản lý Dược
4. Quan điểm và những định hướng phát triển của Đảng và Nhà Nước trong lĩnh
vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
4.1.Quan điểm về chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân của Đảng và Nhà Nước
trong thời gian qua
4.1.1. Hội nghị lần thứ tư BCHTW khoá VII (1991) ban hành Nghị quyết số
04/NQ :“Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ nhân dân”
4.1.2. Nghị quyết số 37-CP ngày 20 tháng 6 năm 1996 về định hướng chiến
lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian
1996 - 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam
4.1.3. Báo cáo chính trị tại đại hội lân thứ IX của Đảng (4/2001)
4.1.4. Quyết định của thủ tướng chính phủ số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 / 3 /
2001 về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân giai đoạn 2001-2010
4.1.5. Nghị quyết của bộ chính trị số 46-NQ/TW (2005) về “công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”
4.1.6. Quyết định số: 243/2005/QĐ-TTg ngày 05 /10 /2005 chương trình
hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 46/NQTW ngày 23
tháng 02 năm 2005 của BCT
4.2. Những định hướng phát triển của Đảng và Nhà Nước trong lĩnh vực chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
???

5. Lịch sử bảo hiểm xã hội


- Thế kỉ XIV, nước Ý đã đưa ra bảo hiểm hàng hải đầu tiên
- Bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên được ra đời tại Anh
- Theo công ước 102 năm 1952 của tổ chức lao động quốc tế (ILO:
International Labour Organization) bảo hiểm xã hội gồm 9 chế độ chủ yếu:
chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp
tử tuất
- Năm 1850, hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thành lập tại nước Phổ
(nay là Cộng hòa Liên Bang Đức) dưới thời thủ tướng Otto Von Bismarck
trong đó có mô hình bảo hiểm y tế. Có sự tham gia của cả ba nhóm thành
viên: người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước

6. Mô hình bảo hiểm y tế theo Otto Von Bismarck (Phổ) và William Henry
Beveridge (Anh) / Các mô hình bảo hiểm y tế
6.1. Mô hình bảo hiểm y tế theo Otto Von Bismarck (Phổ)
- Toàn bộ dịch vụ y tế và các hãng bảo hiểm y tế đều do tư nhân đảm nhiệm.
- Công nhân và người chủ thuê lao động cùng chi trả.
- Chính phủ chỉ lo cho chi phí y tế cho người nghèo
- Tất cả phải mua bảo hiểm y tế.
- Người dân được quyền lựa chọn quỹ bảo hiểm tư nhân.
6.2. Mô hình bảo hiểm y tế theo William Henry Beveridge (Anh)
- Tất cả mọi dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế do nhà nước Anh quản lý
- Người dân không phải thanh toán tiền khám chữa bệnh.
- Chính phủ Anh quốc dùng mức đánh thuế cao thay cho lệ phí bảo hiểm y tế.
- Tất cả công dân Anh phải đăng ký một bác sĩ tổng quát

7. Bảo hiểm y tế Việt Nam


7.1. Lịch sử hình thành bảo hiểm y tế Việt Nam
- 1992: Điều 39 hiến pháp năm 1992. Nghị quyết đại hội VII của Đảng: “phát
triển bảo hiểm khám chữa bệnh”. 15/8/1992 NĐ299/HĐBT ban hành điều lệ
bảo hiểm y tế
- 1998: NĐ 58/1998/NĐ-CP kèm điều lệ BHYT ngày: 13/8/1998
- 2002: QĐ 20/2002/QĐTTg ngày 24/1/2002, quyết định BHYT trực thuộc
bảo hiểm xã hội
- 2008: Quốc Hội 12 ban hành luật BHYT
- 2014: 13/6/2014 Quốc Hội 13 thông qua luật sửa đổi BHYT
7.2. Nguyên tắc Bảo hiểm y tế Việt Nam
- Chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế
- Mức đóng: Xác định theo tiền lương, trợ cấp, hưu trí, tiền công, mức lương
tối thiểu
- Mức hưởng: theo mức độ bệnh tật nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi
tham gia BHYT
7.2.1. Mức hưởng khi khám chữa bệnh đúng quy định
- 100% chi phí: Đối tượng: Lực lượng vũ trang, người có công cách mạng,
thân nhân liệt sĩ, trẻ em, người nghèo. KCB tại tuyến xã. Chi phí 1 lần KCB
thấp hơn 15% mức lương cơ sở: 270.000 đồng. 5 năm liên tục, 6 tháng
lương cơ sở 10.800.000 đồng
- 95% chi phí: Hưu trí, mất sức lao động. Thân nhân của người có công còn
lại. Cận nghèo
- 80% chi phí: các đối tượng còn lại
- Chi phí khám chữa bệnh: do quỹ BHYT và người tham gia cùng chi trả.
- Quỹ BHYT được quản lí công khai, minh bạch cân đối thu chi, được nhà
nước bảo hộ.
7.3. Chính sách của nhà nước về Bảo hiểm y tế Việt Nam
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người có công với cách
mạng, một số nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội
- Nhà nước có chính sách ưu đãi với hoạt động BHYT: đầu tư, miễn thuế từ
tiền sinh lời
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia BHYT hoặc đóng
BHYT cho nhóm đối tượng
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, phương tiện kĩ thuật
tiên tiến quản lí BHYT
7.4. Vai trò của bảo hiểm y tế Việt Nam
- Tăng tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe
- Tăng tính đoàn kết cộng đồng
- Khắc phục khó khăn, ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro
ốm đau
- Huy động nguồn tài chính bổ trợ cho ngành y tế
- Tăng hiệu quả nguồn lực cho y tế
7.5.Trách nhiệm của người tham gia Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam
- Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
- Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ
bảo hiểm y tế
- Thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính theo của Luật BHYT
khi đến khám bệnh, chữa bệnh
- Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh
- Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
7.6.Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế Việt Nam
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi BHYT
- Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định của
Luật BHYT
- Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo
chế độ BHYT
- Được khám bệnh, chữa bệnh
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.
- Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
7.7. Một số vấn đề về Bảo hiểm y tế Việt Nam
7.7.1. Điểm mới cơ bản của Luật bảo hiểm y tế Việt Nam
- Bắt buộc tham gia BHYT theo 6 nhóm đối tượng.
- Khuyến khích tham gia BHYT theo Hộ gia đình.
- Mở rộng quyền lợi, nâng mức hưởng BHYT.
- Quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT.
- Bổ sung trách nhiệm của các bên liên quan
7.7.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế Việt Nam / hãy kể tên 6 nhóm đối
tượng theo luật bảo hiểm y tế mới nhất / Sắp xếp 25 nhóm đối tượng
thành 6 nhóm theo trách nhiệm đóng
6 nhóm đối tượng gồm:
- Nhóm 1: Do người lao động và người sử dung lao động đóng
- Nhóm 2: Do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
- Nhóm 3: Do ngân sách nhà nước đóng
- Nhóm 4: Do ngân sách nhà nước hỗ trợ và tự đngs bảo hiểm y tế
- Nhóm 5: Tham gia theo hộ gia đình
- Nhóm 6: Người sử dụng lao động đóng
7.7.3. Mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
- Từ ngày 01/01/2015: bằng 4,5% mức tiền lương tháng, lương cơ sở, lương
hưu, trợ cấp mất sức lao động, tiền trợ cấp thất nghiệp.
7.7.4. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
- Hằng tháng: Nhóm 1, 2
- Hàng quý: Người nước ngoài học tại Việt Nam...
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc một năm:
Doanh nghiệp không trả lương theo tháng
Đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách
nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT
- Định kỳ 06 tháng hoặc một năm: HỌC SINH, SINH VIÊN
7.7.5. Thẻ bảo hiểm y tế
- Nhóm 1, 2, 3: Thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT
- Tham gia liên tục từ lần thứ 2 trở đi: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp
với ngày hết hạn sử dụng của thẻ
- Nhóm 4, 5 tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì
thẻ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.
- TE dưới 6 tuổi: Đủ 72 tháng, chưa nhập học, thẻ có giá trị sử dụng đến
ngày 30/9 của năm đó.
7.7.6. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Lập danh sách tham gia BHYT
- Người sử dụng lao động: Lập Danh sách người lao động
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Lập Danh sách của các đối tượng theo hộ gia
đình.
- Cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề: Lập Danh sách HSSV
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập: Danh sách đối tượng do Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an quản lý

8. Nội dung cơ bản của luật Bảo hiểm y tế


8.1. Luật bảo hiểm y tế – luật số 25/2008/QH12
- Do Quốc Hội ban hành
- Gồm 10 chương, 51 điều
8.2.Luật bảo hiểm y tế – luật số 46/2014/QH13
- Đưa vào nhiều nội dung mới với 25 trong 52 điều được sửa đổi bổ sung
- Khắc phục được những hạn chế , bất cập của luật BHYT hiện hành
8.3. Luật bảo hiểm y tế – luật số 46/2014/QH13: những nội dung được sửa đổi,
bổ sung:
- Mở rộng đối tượng tham gia
- Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm đóng Bảo hiểm y tế cho người nghỉ thai
sản
- Quy định về cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Tăng mức phạt cho doanh nghiệp không tham gia đóng BHYT
- Khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình
- Mở rộng phạm vi quyền lợi mức hưởng BHYT
- Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT
- Được kết dư quỹ BHYT để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
8.4. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình thì mức đóng từng thành viên sẽ giảm
dần:

- Người thứ nhất: 4.5% mức lương cơ sở


- Người thứ 2,3,4: 70%, 60%, 50% người thứ nhất
- Người thứ 5 trở đi: 40% người thứ nhất
8.4.1. Mức hưởng đối với trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng
tuyến
Bệnh viện tuyến TW: 40% chi phí điều trị nội trú

Bệnh viện tuyến tỉnh:

- 60% chi phí điều trị nội trú (đến 31/12/2020)


- 100% chi phí điều trị nội trú (từ 1/1/2021)

Bệnh viện tuyến huyện:

- 70% chi phí khám chữa bệnh (đến 31/12/2015)


- 100% chi phí khám chữa bệnh (từ 01/01/2016)

8.5. Khuyến khích tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình thì mức đóng từng thành viên sẽ giảm
dần:

- Người thứ nhất: 4.5% mức lương cơ sở


- Người thứ 2,3,4: 70%, 60%, 50% người thứ nhất
- Người thứ 5 trở đi: 40% người thứ nhất
8.6. Mở rộng phạm vi qyền lợi mức hưởng bảo hiểm y tế
- Theo thông tư số 20/2022/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc hóa dược,
sinh phẩm, thuốc phóng xạ thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế
gồm: 1037 thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm; 59 chất phóng xạ và chất
đánh dấu được dùng.
- Quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có
thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi
phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
- Từ ngày 1/1/2016 sẽ thực hiện việc thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối
với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện trong phạm vi tỉnh.
8.6.1. Mức hưởng BHYT theo mã số
- Hiện mức hưởng của người tham gia đã được mã hóa ở ký hiệu in trên thẻ
BHYT
8.7. Thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
8.7.1. Khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến
Bệnh viện tuyến TW: 40% chi phí điều trị nội trú
Bệnh viện tuyến tỉnh:
- 60% chi phí điều trị nội trú (đến 31/12/2020)
- 100% chi phí điều trị nội trú (từ 1/1/2021)
Bệnh viện tuyến huyện:
- 70% chi phí KCB (đến 31/12/2015)
- 100% chi phí KCB (từ 01/01/2016)
8.7.2. Chú ý về quyền lợi bảo hiểm y tế
Ví dụ: Một người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TTYT quận
Thanh Khê bị tai nạn gãy chân bó bột tại bệnh viện Đà Nẵng

- Nếu trình thẻ BHYT: cấp cứu và được hưởng quyền lợi.

- Nếu không trình thẻ thì trường hợp bó bột mà không điều trị nội trú tại bệnh viện
tuyến tỉnh trở lên  không được hưởng quyền lợi
>>> Đang nằm viện mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn vẫn được hưởng chế độ bảo
hiểm cho đến khi ra viện
>>> Trong trường hợp gián đoạn hoặc tham gia lần đầu thì thẻ có giá trị 30 ngày
kể từ ngày đóng chứ không phải từ đầu tháng.
VD1: người mua thẻ nộp tiền cho đại lý Thu xã phường hoặc đại lý Thu Bưu điện
vào ngày 10/3/2016 thì thẻ có giá trị từ ngày 09/4/2016

VD2: người mua thẻ nộp tiền cho đại lý Thu xã phường hoặc đại lý Thu Bưu điện
vào ngày 12/4/2016 thì thẻ có giá trị từ ngày 12/5/2016
9. Các yếu tố lựa chọn thuốc thiết yếu theo hướng dẫn của WHO
- Mức độ quan trọng của thuốc đối với bệnh tật của nhân nhân
- Đáp ứng được mô hình bệnh tật của đất nước
- Hiệu lực chữa bệnh và độ an toàn
- Tương quan chi phí, giá cả và hiệu quả thuốc

10.Yêu cầu để đảm bảo thuốc thiết yếu cho nhân dân
- Sẵn có: trong vòng 30’ đi bộ
- Đủ về số lượng
- Chất lượng đảm bảo
- Có dạng bào chế phù hợp
- Giá cả phù hợp, được người dân chấp nhận

11.Nội dung của chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu
11.1. Lựa chọn thuốc thiết yếu và ban hành Danh mục thuốc thiết yếu
- Bộ Y tế ban hành Danh mục TTY và hướng dẫn các cơ sở trong ngành thực
hiện Danh mục TTY
11.2. Danh pháp thuốc thiết yếu
- WHO khuyến cáo sử dụng tên gốc hoặc tên thông dụng Quốc tế (INN)
11.3. Sản xuất thuốc thiết yếu
- Khuyến khích xây dựng các cơ sở Sản xuất TTY.
- Đảm bảo ưu tiên cung cấp ngoại tệ, đầu tư vốn
- Từ năm 2010 tất cả các dây chuyền sản xuất TTY đạt GMP.
- Có chính sách ưu đãi về tài chính, thủ tục hành chính, giảm thuế trong sản
xuất phân phối, nhập khẩu thuốc thiết yếu trong nước chưa sản xuất được.
- Khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp tác nghiên cứu nhằm sản xuất
TTY
11.4. Cung ứng thuốc thiết yếu
Đảm bảo người dân tiếp cận thuốc thiết yếu:
- Đủ TTY đến tận tuyến y tế cơ sở
- Mỗi xã có 1 nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng TTY
- Các công ty dược của nhà nước giữ vai trò chủ đạo phân phối TTY
- Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia mạng lưới bán lẻ thuốc
- Ổn định giá TTY cho nhân dân
- Có chính sách miễn, giảm thuế cho việc phân phối TTY, Có chính sách trợ
giá thuốc
- Xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ trên toàn quốc
- Cung ứng TTY cho địa phương khó tiêp cận TTY
11.5. Kê đơn, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý
- Đúng thuốc, đúng liều, đơn thuốc hợp lý, phối hợp thuốc đúng, hướng dẫn
sử dụng thuốc đúng
11.6. Đảm bảo chất lượng thuốc thiết yếu
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí.
- Nguồn gốc rõ ràng.
- Độ ổn định, TĐSH, sinh khả dụng cao
- Chương trình giám sát chất lượng TTY.
Biện pháp thực hiện đảm bảo chất lượng thuốc thiết yếu
- Hiện đại hoá các dây chuyền sx TTY.
- Giám sát việc chấp hành qui chế quản lý chất lượng thuốc, qui chế kiểm tra
chất lượng thuốc
- Ưu tiên việc kiểm tra chất lượng TTY “đầu nguồn” (nguyên liệu TTY, TTY
xuất xưởng, TTY ở các khâu bán buôn).
- Xoá bỏ và chấm dứt các hiện tượng sản xuất, lưu hành TTY kém phẩm chất,
thuốc giả.
11.7. Thông tin về thuốc thiết yếu
- Phổ biến TTY đến toàn đân
- Giám sát bằng quy chế thông tin, quảng cáo thuốc
11.8. Đào tạo, huấn luyện cán bộ y tế về thuốc thiết yếu
- Đảm bảo mọi nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ về TTY
- Luyện kĩ năng hướng dẫn sử dụng TTY cho bệnh nhân
11.9. Hợp tác trong nước và quốc tế về thuốc thiết yếu
- Cần hợp tác với các tổ chức quốc tế

12.Mục tiêu của chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2030
12.1. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến
năm 2030
- Đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý
- Nâng cao năng lực nghiên cứu => SX thuốc biệt dược gốc, dạng bào chế
mới. Phát triển CND đạt cấp độ 4 (WHO)
- Phát triển dược liệu, thuốc từ DL, SX nguyên liệu làm thuốc
- Tối ưu hóa việc sử dụng thuốc
12.2. Mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến
năm 2030
- Phân phối 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh,
chữa bệnh
- Thực hành tốt: 100% cơ sở kiểm nghiệm đạt GLP, 100% cơ sở kinh doanh
duy trì thực hành tốt 20% cơ sở SX đạt EU_GMP, PICs_GMP hoặc tương
đương
- Đào tạo: Đạt tỉ lệ 4 dược sĩ/1 vạn dân, dược lâm sàng đạt tối thiểu 20%.
- Dược lâm sàng: 100% cơ sở khám chữa bệnh tổ chức và triển khai dược lâm
sàng bệnh viện tuyến tỉnh, Trung Ương có bộ phận dược lâm sàng. Người
làm dược lâm sàng: 01 người / 100 giường bệnh; 02 người/ 1000 đơn thuốc
- Đánh giá tác động sinh học: 30% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập
khẩu có số đăng kí lưu hành được đánh giá.
- Sản xuất: Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 80% nhu cầu sử dụng. Sản
xuất nguyên liệu: đáp ứng 20% nhu cầu. 100% vắc xin tiêm chủng mở rộng
và 30% nhu cầu tiêm chủng dịch vụ. Phấn đấu: Trung tâm sản xuất dược
phẩm giá trị cao trong khu vực, tiếp nhận chuyển giao công nghệ ít nhất 100
thuốc biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm mà VN chưa sản xuất được
- Dược liệu: XD 8 vùng khai thác DL tự nhiên, 2-5 vùng trồng dược liệu quy
mô lớn. Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển 10 - 15 loài nguồn gốc nhập
khẩu số lượng lớn. 100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa => SX
thuốc trong nước
- Quản lý nhà nước: Đạt chứng nhận mức độ 3 trở lên, đối với quản lý thuốc
hóa dược. Duy trì và nâng cao chứng nhận về năng lực quản lý vắc xin
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc còn
hiệu lực SĐK, cập nhật vào ngân hàng thuốc. 100% cơ sở sản xuất, BB, xuất
nhập khẩu, bán lẻ kết nối liên thông. Duy trì hoạt động 100% dịch vụ công
trực tuyến mức độ 4. Triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động
ngành dược

13.Phân loại bệnh viện


Bệnh viện tuyến trung ương, địa phương, cơ sở:
- Trung ương: Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng 1
- Địa phương: Bệnh viện hang 2, Bệnh viện hạng 3
- Cơ sở: Bệnh viện hạng 4, cơ sở y tế

14. Cơ cấu tổ chức khoa dược bệnh viện


Tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán bộ; trang
thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp. Khoa Dược bao
gồm các bộ phận chính sau:
- Nghiệp vụ dược;
- Kho và cấp phát;
- Thống kê dược;
- Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
- Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

15.Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của nhân sự khoa Dược


15.1. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược
- Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học.
- Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng: chưa có dược sĩ đại học thì
Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách
khoa
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong BV
- Tổ chức hoạt động của khoa theo Thông tư 22/2011/TT-BYT.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của khoa và công tác chuyên môn về
dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn).
- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; thanh quyết
toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng
các quy định hiện hành.
- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế,
sát khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
- Tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham gia hội chẩn
khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho
đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao
15.2. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Dược sĩ nghiệp vụ dược
- Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện hạng đặc
biệt, hạng 1 và 2.
- Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung
học.
- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược trong bệnh viện.
- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham
mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện, triển khai thực hiện.
- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực. Đảm nhiệm việc
kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu không có bộ phận kiểm
nghiệm thì gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
15.3. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Dược sĩ phụ trách kho.
- Yêu cầu về trình độ: Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc
dược sĩ trung học có giấy ủy quyền theo quy định;
- Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học.
- Thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo
an toàn của kho.
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy
của kho thuốc, khoa Dược.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định và báo cáo
thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
15.4. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Cán bộ thống kê Dược.
- Yêu cầu về trình độ: Cán bộ thống kê dược có trình độ về thống kê và dược.
- Theo dõi, thống kê số liệu thuốc nhập về kho, số liệu thuốc cấp phát cho nội
trú, ngoại trú và cho các nhu cầu khác.
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu.
- Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất,
vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ và báo cáo khi được yêu
cầu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
15.5. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Dược sĩ làm công tác dược lâm
sàng
- Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học.
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới
theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công
tác cảnh giác dược.
- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán
bộ y tế và người bệnh.
- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; tính toán hiệu
chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; xem xét thay thế thuốc
bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và
thống nhất việc thay thế thuốc.
- Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành
viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
- Thực hiện mộtsố nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
15.6. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc.
- Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện có pha chế
thuốc cho chuyên khoa nhi, khoa ung bướu và các thuốc gây nghiện;
Ngoài ra:
- Pha chế thuốc cho chuyên khoa khác yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học;
- Dược sĩ tham gia pha chế thuốc có chứa yếu tố phóng xạ cần có chứng chỉ
về thực hành an toàn bức xạ trong y tế.
- Thực hiện quy định của công tác dược, công tác chống nhiễm khuẩn.
- Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danh
mục thuốc được pha chế
- Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý
khi pha chế thuốc cho trẻ em (chia nhỏ liều), thuốc điều trị ung thư
- Kiểm soát, tham gia với các cán bộ được phân công ở các đơn vị pha chế, sử
dụng các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư để bảo đảm an toàn cho người
bệnh, nhân viên y tế và môi trường.
- Nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công

16.Nêu khái quát 4 hoạt động chính của khoa dược bệnh viện
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị
và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

17.Tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị


17.1. Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị

17.2. Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị


17.2.1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh
viện.
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
- Lựa chọn các hướng dẫn điều trị làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục
thuốc;
- Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc
bệnh viện;
- Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
- Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm
thuốc được sử dụng đúng, an toàn;
- Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong
trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;
- Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc
độ an toàn;
- Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;
- Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;
- Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty
dược và các tài liệu quảng cáo thuốc.
17.2.2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện.
17.2.3. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
17.2.4. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
17.2.5. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong
điều trị.
17.2.6. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.

18.Các bước cần thực hiện khi xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản
ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin
đáng tin cậy;
- Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).

19.Phân tích ABC


Phân tích ABC là phương pháp phân loại hàng tồn kho, được phân thành 3 loại
- Nhóm A: Hàng hóa có lượng tiêu thụ cao nhất
- Nhóm B: Hàng hóa có lượng tiêu thụ trung bình
- Nhóm C: Hàng hóa có lượng tiêu thụ thấp nhất
19.1. Nguyên tắc phân loại ABC
19.2. Các bước tiến hành phân tích ABC
Liệt kê thuốc sử dụng -> Điền thông tin số lượng và giá cả -> Tính giá trị mỗi
thuốc -> Liệt kê theo giá trị giảm dần -> Tính % theo giá trị mỗi thuốc -> Tính
phần trăm giá trị tích lũy -> Chọn điểm cắt cho các thuốc ABC
19.3. Chính sách quản trị

19.4. Vai trò phân tích ABC


Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí thấp hơn.
- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
- Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng
đồng và từ đó phát hiện những chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh
lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của
bệnh viện
- Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ điều trị
khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương.
- Ưu điểm chính: giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho
những thuốc nào.
- Nhược điểm chính: không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những
thuốc có hiệu lực khác nhau.

20.Phân tích VEN


20.1. Khái niệm
- Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả
năng sử dụng khác nhau (khác với phân tích ABC chỉ có thể so sánh những
nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị)
- Các thuốc sống còn Vital drugs (V) : là thuốc dùng trong các trường hợp cấp
cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện
- Các thuốc thiết yếu Essential drugs (E): - là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô
hình bệnh tật của bệnh viện.
- Các thuốc không thiết yếu Non-Essential drugs (N): là thuốc dùng trong các
trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu
quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không
tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc..
20.2. Các bước phân tích VEN
Phân loại thuốc theo VEN -> Nhóm N: giảm số lượng mua/ loại bỏ nếu cần thiết ->
Xác định và giới hạn các trị liệu trùng lặp -> Xem xét lại số lượng và tìm kiếm
nguồn ngân sách bổ sung dự kiến
21.Kháng thuốc là gì / Khái niệm kháng thuốc
“Kháng thuốc (AMR – Antimicrobial Resistant) là tình trạng các vi sinh vật (như
vi khuẩn, vi-rút, nấm và ký sinh trùng) kháng lại các thuốc đã nhạy cảm với các vi
sinh vật này trước đây.” là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị
và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn.

22.Nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn lao kháng thuốc / Nguyên nhân gây nên vi
khuẩn lao kháng thuốc
- Vi khuẩn tự biến đổi để tồn tại
- Người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị.
- Tự ý ngừng thuốc, giảm liều
- Môi trường ô nhiễm
- Khạc nhổ, xả rác bừa bãi nơi công cộng,…

23.Nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc theo kế hoạch hành động quốc gia về phòng
chống kháng thuốc / Nguyên nhân kháng thuốc
- Sử dụng thuốc kháng khuẩn không thích hợp.
- Công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc còn hạn chế.
- Phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả.
- Hệ thống giám sát về thuốc chưa được thiết lập.
- Sử dụng thuốc kháng sinh* trong chăn nuôi chưa kiểm soát hợp lý.
- Các quy định chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh chưa được cập nhật
thường xuyên, liên tục.
- Nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế.

24.Hậu quả và gánh nặng do kháng thuốc


- Gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn, đặc biệt do sinh vật
đa kháng (MRD).
- Một tương lai không có thuốc kháng sinh: bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, ghép
mô,…
- Gánh nặng tài chính khổng lồ
- Nguy cơ gây suy giảm sức khỏe của cá nhân, cộng đồng, xã hội
- Thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, gây lãng phí thuốc do sử dụng
không phù hợp
25.Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam
25.1. Mục tiêu chung của chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam
Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân.
Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lí, an toàn, có hiệu quả:
- Sử dụng thuốc hợp lý: Đúng thuốc, đúng liều, đơn thuốc hợp lý, phối hợp
thuốc đúng, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng
- Sử dụng thuốc an toàn: Khả năng xuất hiện tác dụng không mong muốn
thấp
- Sử dụng thuốc có hiệu quả: Khả năng khỏi bệnh của bệnh nhân cao
25.2. Mục tiêu cụ thể của chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam
25.2.1. Công nghiệp dược: Phát triển công nghiệp dược, đảm bảo thuốc
chữa bệnh cho nhân dân
25.2.2. Phân phối
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, chất lượng cao, giá hợp lí, thực hiện công
bằng trong cung ứng, ưu tiên thuốc thiết yếu, chú trọng thuốc cổ truyền
- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú
trọng vùng khó khăn, miền núi
25.2.3. Sử dụng: Lựa chọn thuốc, kê đơn, chỉ định hợp lí, an toàn
25.2.4. Quản lý
- Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước trên cơ sở hoàn chỉnh luật pháp và quy
chế
- Tổ chức lại ngành Dược phù hợp với cơ chế kinh tế mới
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực
25.2.5. Đào tạo: Phát triển nhân lực hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng,
có trình độ, đạo đức
25.2.6. Đảm bảo chất lượng: Bảo đảm chất lượng trong tất cả các khâu
sản xuất, tồn trữ, lưu thông

You might also like