You are on page 1of 60

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

NGÀNH Y TẾ
VIỆT NAM
Ths. Trần Như Phong
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau bài học này, học viên có thể
1. Mô tả được khái niệm hệ thống, hệ thống
y tế.
2. Mô tả hệ thống tổ chức Y tế VN và phân
tích được chức năng của các tuyến.
3. Nêu được nguyên tắc tổ chức và điều
hành của hệ thống điều dưỡng Việt nam.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
1.1.Khái niệm hệ thống
● Hệ thống là khái niệm được sử dụng để chỉ
những chỉnh thể tức là những sự vật và hiện
tượng có cấu trúc thống nhất, hoàn chỉnh được
sắp xếp theo những nguyên tắc, những mối liên
hệ nhất định, đồng thời cũng chịu chi phối của
một số quy luật chung.
● Hệ thống là khái niệm được sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và là
cơ sở cho hoạt động hệ thống hóa các hiện
tượng, sự vật của thiên nhiên và XH.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
1.2.Khái niệm hệ thống Y tế (health system)
● Là một hệ các niềm tin về khía cạnh văn hóa
về SK và bệnh tật, hình thành nên cơ sở của
các hành vi NCSK tìm kiếm DVYT.
● Là những sắp xếp về thể chế mà trong đó
diễn ra các hành vi NCSK tìm kiếm DVYT.
● Là bối cảnh tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội
của các niềm tin và thể chế NCSK tìm kiếm
DVYT.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.1.Tổ chức Y tế theo
Tu các tuyến
yế
Khu vực
n
Y tế
Tru chuyên
ng sâu
Tuyếnươtỉnh,tp
ng TƯ
trực thuộc
Khu vực
Y tế phổ
Tuyến Y tế cơ sở cập
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
● Khu vực YT phổ cập: với nhiệm vụ đảm bảo nhu
cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân hàng ngày, thực
hiện nội dung CSSK ban đầu. Sử dụng các kỹ thuật
thông thường, phổ biến.
● Khu vực YT chuyên sâu: với nhiệm vụ sử dụng các
kỹ thuật cao, đi sâu vào NCKH và chỉ đạo kỹ thuật
cho địa phương hỗ trợ giải quyết khó khăn của y tế
phổ cập. Đào tạo cán bộ cho y tế phổ cập.
1. Tổ chức ngành Y tế VN
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.1. Tuyến trung ương
● Tuyến y tế Trung ương là tuyến y tế cao nhất
trong hệ thống tổ chức ngành y tế.
● Bộ Y tế là cơ quan của chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân.
● Bộ Y tế thuộc sự chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo
về mọi mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các
Thứ trưởng và các Vụ, Cục, ban chuyên môn
giúp việc cho Bộ trưởng.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.1. Tuyến trung ương (BYT)
● Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.1. Tuyến trung ương (BYT)
Các nhiệm vụ cơ bản:
● Tham mưu cho chính phủ về công tác y tế
● Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân.
● Bộ Y tế có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng
chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn
bộ ngành y tế cả nước.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
● NV về y tế dự phòng:
 Trình chính phủ phê duyệt quy hoạch, phân
tuyến hệ thống YHDP và kiểm dịch biên giới
 Quy định tiêu chuẩn ngành về chuyên môn
kỹ thuật lĩnh vực YHDP
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.1. Các nhiệm vụ khác
● Về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
● Về y học cổ truyền
● Về thuốc và thẩm mỹ
● Về an toàn vệ sinh thực phẩm
● Về trang thiết bị và công trình y tế
● Về đào tạo cán bộ y tế
● Tổ chức thực hiện NCKH, ứng dụng công
nghệ
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.1. Các NV khác
● Thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư
● Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể và
chỉ đạo cơ chế hoạt động của các tổ chức
dịch vụ công.
● Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc BYT
● Thanh tra chuyên ngành
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Tuyến Y tế địa phương
● Theo nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày
3/1/1998 của Chính phủ, tổ chức Y tế địa
phương bao gồm: Sở Y tế tỉnh, thành phố;
trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và trạm y tế xã, phường, thị trấn.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Tuyến Y tế địa phương (SYT)
● Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Sở Y tế được quy định theo thông tư liên tịch
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. SỐ II/2005/TTLT-BYT -
BNV. Hà Nội ngày 12 tháng 04 năm 2005.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Vị trí, chức năng (SYT)
● SYT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND
tỉnh, tp trực thuộc trung ương có trách nhiệm
giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác y tế trên toàn địa bàn.
● Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện về tổ chức,
biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra;
thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y
tế.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
● Trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc ban hành theo
thẩm quyền những kế hoạch, chương trình, quy
định, về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ y tế.
● Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, và chịu trách nhiệm
kiểm tra, thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án đã
được phê duyệt.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
● Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
chuyên ngành về y tế trên địa bàn tỉnh như vệ
sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh chữa
bệnh...
● Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế
độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ khen
thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
● Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định,
quy chế tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế
kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế ban hành về
quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế.
● Quản lý hành nghề y dược tư nhân, y dược cổ
truyền trên địa bàn, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ
hành nghề theo phân cấp và theo quy định của
pháp luật.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
● Thực hiện quản lý các trường đào tạo cán bộ
y tế theo sự phân công của UBND cấp tỉnh.
● Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND
Tỉnh và Bộ Y tế giao cho.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.2. Tuyến Y tế địa phương (SYT)
Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Sở Y
tế:
● Về khám chữa bệnh: bệnh viện đa khoa tỉnh,
bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện khu vực và
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (kể cả các
phòng khám khu vực).
● Về dự phòng: bao gồm các Trung tâm Y tế dự
phòng; Phòng chống HIV/AIDS; Chăm sóc sức
khỏe sinh sản; Phòng chống bệnh xã hội...
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.3. Tuyến y tế quận, huyện, thị xã
● Là tổ chức thuộc SYT, chịu sự quản lý, chỉ
đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của
SYT về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí,
nhân lực.
● Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND huyện
trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Trung tâm y tế huyện
● TT số: 07/2021/TT-BYT: 27/05/2021 hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Trung tâm y tế huyện: Vị trí
● Là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế,
chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc SYT,
sự quản lý nhà nước của UBND huyện, và
sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, của các
Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm
chuyên ngành tuyến tỉnh.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Trung tâm y tế huyện
Chức năng
● Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn kỹ thuật về dự phòng, phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn
vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh
sản và truyền thông giáo dục sức khỏe.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Trung tâm y tế huyện
Nhiệm vụ và quyền hạn
● Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng và TT
GDSK trên địa bàn.
● Tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh,
HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức
khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe
trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh
thực phẩm.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Nhiệm vụ và quyền hạn
● Hướng dẫn và giám sát chuyên môn kỹ thuật
đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các
cơ sở y tế trên địa bàn.
● Tham gia nghiên cứu khoa học
● Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các
dự án được phân công
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Nhiệm vụ và quyền hạn
● Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách
khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên
chức và quản lý tài sản của đơn vị theo quy
định của pháp luật.
● Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy
định của pháp luật.
● Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do
Giám đốc Sở Y tế và UBND huyện giao.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Các phòng chức năng
● a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
● b) Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ (bao gồm cả
lĩnh vực quản lý chất lượng, công tác xã hội);
● c) Phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục
sức khỏe;
● d) Phòng Điều dưỡng;
● đ) Phòng Tài chính - Kế toán.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Các khoa chuyên môn
● a) Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS;
● b) Khoa Y tế công cộng;
● c) Khoa An toàn thực phẩm;
● d) Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ
sản;
● đ) Khoa Khám bệnh/Phòng khám đa khoa;
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Các khoa chuyên môn
● e) Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống
độc;
● g) Khoa Nội;
● h) Khoa Ngoại;
● i) Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức;
● k) Khoa Nhi;
● l) Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức
năng;
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
Các khoa chuyên môn
● m) Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng;
● n) Khoa Xét nghiệm;
● o) Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
● p) Khoa Truyền nhiễm;
● q) Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
● r) Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế;
● s) Khoa Dinh dưỡng;
● t) Khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất.
1. Hệ thống tổ chức ngành Y tế
VN
2.4. Tuyến Y tế địa phương (Trạm y tế)
● Là cơ sở y tế cơ sở đầu tiên tiếp xúc với
nhân dân, có nhiệm vụ CSSK ban đầu.
● Chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của
TTYT huyện.
● Chịu sự chỉ đạo của UBND xã về xây dựng
kế hoạch phát triển y tế.
TYT
● Biên chế: được xác định theo địa bàn hoạt
động, số lượng dân cư, nhu cầu chăm sóc
sức khỏe tại cộng đồng cụ thể như sau:
TYT
Khu vực đồng bằng, trung du
● Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí
từ 3 đến 4 cán bộ y tế
● Những xã từ 8000-12000 dân được bố trí từ
4-5 cán bộ y tế
● Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa
06 cán bộ y tế
TYT
Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên giới hải đảo:
● Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 cán bộ y tế
● Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 05-06 cán
bộ y tế
● Ở vùng cao vùng sâu miền núi, nơi xa xôi hẻo
lánh chỉ cần bố trí một hoặc hai bác sỹ hay y
sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm, số cán bộ y
tế còn lại được phân công về công tác tại các
bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban
tại trạm.
TYT
Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn
● Các phường, thị trấn và những xã có phòng
khám khu vực đóng số lượng CBYT được bố
trí 02-03 người.
● Nếu nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND
xã, phường có thể ký hợp đồng với CBYT
khác có nhu cầu làm việc và thù lao do xã tự
lo.
Nhiệm vụ TYT
● Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn ưu tiên về
chuyên môn y tế của UBND xã, phường, thị trấn.
● Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên
tuyến trên và giúp chính quyền địa phương thực
hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng
bệnh, phòng chống dịch.
● Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các
biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà
mẹ trẻ em và KHHGĐ, bảo đảm việc quản lý
thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
Nhiệm vụ TYT
● Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh
thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở
rộng dần việc quản lý sức khỏe tại gia đình.
● Tổ chức khám và quản lý SK cho cộng đồng
khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển
nghĩa vụ quân sự.
● Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn và hợp lý.
● Xây dựng và phát triển thuốc Nam, kết hợp y
học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
Nhiệm vụ TYT
● Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo
cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác
lên tuyến trên theo quy định.
● Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật
cho cán bộ y tế thôn bản và nhân viên y tế
công cộng.
Nhiệm vụ TYT
● Tham mưu cho chính quyền xã và giám đốc
TTYT huyện các nội dung chuyên môn thuộc
các chương trình trọng điểm về y tế tại địa
phương.
● Phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế
cấp trên các hành vi hoạt động y tế phạm pháp
trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời.
● Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần
chúng, các ngành trong xã để tuyên truyền và
cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
Cơ cấu nhân lực TYT
● Số lượng cán bộ y tế trong biên chế nhà
nước từ 3 đến 6 người, cơ cấu như sau:
● Bác sỹ/y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác
sỹ)
● Nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có
nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi)
Nhân lực TYT
● Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở
lên)
● Cán bộ phải có trình độ dược tá
● Cán bộ được bổ túc về y học cổ truyền
● Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo
chuyên môn ít nhất 3 tháng theo tài liệu Bộ Y
tế ban hành
● Mỗi cán bộ y tế phải đảm nhận nhiều việc và
một việc phải có nhiều cán bộ tham gia,
nhưng phải có người chịu trách nhiệm chính.
Nhân lực TYT
● Bộ Y tế đã ban hành 12 quyển sổ (từ A1
YTCS đến A12 YTCS) để thu thập thông tin ở
y tế cơ sở.
● Từ các quyển sổ trên, định kỳ xã tổng hợp
báo cáo lên trung tâm y tế huyện theo biểu
mẫu báo cáo (từ biểu 1 đến biểu 8).
Tuyến Y tế địa phương (Y tế thôn
bản)
● Không có tổ chức, chỉ có nhân lực bán chuyên
trách, có tên là NVYT thôn bản.
Nhiệm vụ:
● Truyền thông, giáo dục SK. Hướng dẫn nhân dân
thực hiện vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, sơ
cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường.
● Chịu sự quản lý và chỉ đạo của TYT và trưởng
thôn, bản.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
● Điều dưỡng là một nghề định hướng phục vụ
chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND):
● Có hệ thống tổ chức điều dưỡng theo chuyên
ngành từ Bộ Y tế tới các đơn vị y tế.
● Có hệ thống đào tạo nghề ở các bậc: từ
trung học đến đại học và sau đại học.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
1. Hệ thống tổ chức
● Tại BYT: Phòng Điều dưỡng (ĐD) Bộ Y tế
được thành lập theo quyết định 356/BYT-QĐ
ngày 14/3/1992.
● Được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống y tá điều
dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên toàn quốc.
● Hiện phòng được đặt trong Cục quản lý khám
chữa bệnh Bộ Y tế, là cơ quan tham mưu cho
Bộ trong lĩnh vực Điều dưỡng.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
1. Hệ thống tổ chức
● Tại SYT: Từ năm 1999, BYT bổ nhiệm chức
điều dưỡng trưởng. Được cơ cấu là phó
phòng nghiệp vụ Y chuyên trách công tác y
tá điều dưỡng toàn tỉnh.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
1. Hệ thống tổ chức
● Tại TTYT: Tùy theo số giường bệnh mà có tổ
điều dưỡng hoặc 1 điều dưỡng trưởng TTYT
huyện.
● Tại BV hạng I,II,III: Có trưởng phòng y
tá ,điều dưỡng trưởng BV và Y tá điều
dưỡng trưởng khoa.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
2. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng tại Bộ Y tế
● Hoạch định kế hoạch phát triển ngành Điều dưỡng để đưa
vào kế hoạch của Bộ hàng năm và dài hạn (nhân lực, đào
tạo, trang thiết bị y tế cho chăm sóc…)
● Nghiên cứu đề xuất, bổ sung và sửa đổi các quy chế quản lý
chuyên môn kỹ thuật chăm sóc (CS) và chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
● Kiểm tra, thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế CSBN
cả nước.
● Tham gia biên soạn sách giáo khoa và tài liệu dạy học, quản
lý các chương trình đào tạo, bổ túc cho cán bộ Điều dưỡng.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
3. Tổ chức, nhiệm vụ của ĐD Sở Y Tế
● Điều dưỡng trưởng cấp Sở Y tế đặt trực tiếp dưới sự chỉ
đạo và báo cáo cho Giám đốc Sở Y tế về công tác điều
dưỡng và được bố trí trong Phòng Nghiệp vụ y để tiện
sinh hoạt và phối hợp công tác:
● Xây dựng kế hoạch, phương án công tác điều dưỡng
trong Tỉnh (thành) để đưa vào kế hoạch của Sở.
● Kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng CS người bệnh ở
các Bệnh viện và sức khỏe ban đầu ở các Trung tâm Y tế
Huyện.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
3. Tổ chức, nhiệm vụ của ĐD Sở Y Tế
● Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Sở, các chủ
trương của ngành về công tác điều dưỡng.
● Phối hợp với các phòng chức năng, các bệnh viện, trường y
tế để xây dựng và tổ chức công tác bổ túc, huấn luyện cho
cán bộ điều dưỡng.
● Định kỳ tổ chức sinh hoạt các điều dưỡng trưởng bệnh viện
và các trung tâm y tế (TTYT) trong Tỉnh.
● Định kỳ báo cáo hoạt động điều dưỡng cho Giám đốc Sở và
phòng điều dưỡng Bộ Y tế.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
4. Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng bệnh viện TT11,
TT31
Nhiệm vụ chính:
● Quản lý kỹ thuật, chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
● Quản lý, điều hành nhân lực điều dưỡng trong toàn bệnh
viện.
● Quản lý ngân sách, trang thiết bị vật tư trong phạm vi
điều dưỡng.
● Quản lý vệ sinh, trật tự các khoa phòng.
● Quản lý, tổ chức công tác huấn luyến, bổ túc cho các điều
dưỡng viên trong toàn bệnh viện.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN

● Tổ chức, chỉ đạo chăm sóc bệnh nhân toàn


diện. Tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm
sóc và phục vụ cho bệnh nhân toàn diện.
● Kiểm tra thực hiện kỹ thuật và quy chế bệnh
viện. Việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày
bởi các điều dưỡng trưởng khối và kiểm tra
định kỳ.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
● Đào tạo, hướng dẫn học sinh, kiểm tra tay
nghề. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo
để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho điều
dưỡng viên.
● Dự trù, kiểm tra sử dụng và bảo quản vật tư.
Lập kế hoạch mua sắm và đề nghị cấp phát
cho các khoa, đồng thời kiểm tra sử dụng
bảo đảm tiết kiệm.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
● Chỉ đạo công tác vệ sinh, chống nhiễm
khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa. Phối
hợp chặt chẽ với khoa chống nhiễm khuẩn:
Khử khuẩn, tiệt khuẩn, xử lý chất thải y tế và
các kỹ thuật phòng chống lây chéo trong
bệnh viện.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
● Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ để bố trí
và điều hành điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ
thuật viên và hộ lý trong toàn bệnh viện.
● Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo
tuyến. Hàng năm, tham gia nghiên cứu khoa
học lĩnh vực chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm
khuẩn.
2. Hệ thống tổ chức ngành Điều
dưỡng VN
● Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo. Trưởng
phòng điều dưỡng bệnh viện chiu trách
nhiệm tổ chức sơ kết các hoạt động chăm
sóc bệnh nhân hàng tháng, hàng quý và
hàng năm.
Khoa học là sự chia sẻ

You might also like