You are on page 1of 25

Câu 1:

1. Sơ đồ tổ chức của TTYT huyện Phú Vang

Lưu ý: (bổ sung)


1. Khối hành chính đổi thành khối các phòng chức năng (6 phòng, 2 tổ),
thêm tổ QLCLBV
2. Khối YHDP thêm Khoa DS-KHHGĐ-TT (4 khoa)
3. có thể bổ sung phần ban giám đốc như này
2. Nhận xét ưu điểm, bất cập và đề xuất dựa trên Thông tư số 07/2021/TT-BYT
ngày 27 tháng 01 năm 2021
Ưu điểm:
- Về mô hình tổ chức, em nhận thấy TTYT huyện Phú Vang là đơn vị tuyến
huyện hoàn thiện, có đầy đủ các khoa, phòng theo quy định của Thông tư số
07/2021/TT-BYT (27/01/2021)
Tuy nhiên, mô hình hiện tại của TTYT huyện Phú Vang có điểm khác
biệt so với thông tư 07/2021/TT-BYT như sau:
+ Khối phòng chức năng, phòng Tổ chức - hành chính (theo thông tư) được
tách thành 2 phòng (Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Hành chính - tach
ngoài ra có thêm 2 tổ (tổ BHYT và tổ QLCLBV), việc phân bố này đảm bảo
thực hiện các công tác quản lý được tốt hơn.
+ TTYT huyện Phú Vang có tổng số 19 khoa chuyên môn (15 khoa chuyên
môn điều trị và 4 khoa thuộc khối YHDP) nhằm đảm bảo triển khai thực hiện
cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tế và theo
quy định của pháp luật. Cụ thể, so với Thông tư số 07/2021/TT-BYT, TTYT
huyện Phú Vang không có khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất, thay vào đó,
đối với khối YHDP có thêm 1 khoa là DS - KHHGĐ - TT; riêng khoa Răng
hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng nằm trong Liên chuyên khoa.

- Đối với các đơn vị y tế thuộc TTYT: Mỗi xã trên địa bàn huyện Phú Vang đều
bố trí một TYT đảm bảo chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Các Phòng khám đa khoa khu vực hỗ trợ
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các địa bàn cách xa TTYT huyện
Phú Vang.
- Về chức năng - nhiệm vụ và quyền hạn: Đối chiếu với Thông tư số
07/2021/TT-BYT, TTYT huyện Phú Vang đã thực hiện chức năng theo
đúng quy định thông tư và hầu hết tất cả nhiệm vụ theo thông tư, nhiệm
vụ chưa được thực hiện như sau: Tham gia giám định y khoa, khám giám
định pháp y khi được trưng cầu.
Bất cập:
- Thiếu nhân lực y tế, một số cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều công việc.
- Hiện tại TTYT đang thiếu khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất dẫn đến không tiếp cận
được các đối tượng nghiện chất trên địa bàn. Đây cũng là một bất cập khá lớn đối
với huyện Phú Vang về tiếp cận, điều trị cho đối tượng muốn cai nghiện nói chung
đặc biệt là đối tượng nghiện ma tuý nói riêng trên địa bàn.
- Một số cán bộ còn hạn chế về chuyên môn nên nhiều hoạt động khám, chữa
bệnh chỉ duy trì ở mức cầm chừng, không phát triển được kỹ thuật cao, trong khi
đó khi các dịch (như sốt xuất huyết), xảy ra thì chỉ tập trung giải quyết phần ngọn
(dập dịch)
Đề xuất:
- Tiếp tục thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn,
nghiệp /vụ theo phân công, phân cấp của Sở Y tế;
- Lên kế hoạch và triển khai thành lập khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất.
- Đổi tên khối Y học dự phòng thành Khối Y học cộng đồng nhằm mở rộng mô hình
chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân

Câu 2: Trình bày sơ đồ tổ chức các hoạt động của 6 đơn vị


được triển khai tại TTYT huyện Phú Vang và cộng đồng năm
2022. Nhận xét ưu điểm, bất cập và đề xuất dựa trên chức
năng nhiệm vụ mà TTYT huyện Phú vang đặt ra.
Khoa KSBT- HIV

Các hoạt động được triển khai tại TTYT Phú Vang và tại cộng đồng 2022

-Hoạt động điều tra xử lý ca bệnh Sốt xuất huyết tại các xã, thị trấn
-Công tác tiêm chủng và uống vắc xin cho trẻ em trong chương trình TCMR
tại các trạm y tế.

-Công tác tiêm chủng vắc xin dịch vụ tại khoa KSBT và HIV/AIDS.

-Hoạt động khám sàng lọc bệnh Lao tại cộng đồng
-Hoạt động truyền thông về PCD, HIV tại trường học
-Hoạt động khám sàng lọc và lấy máu xét nghiệm ĐTĐ tại cộng đồng

Nhận xét ưu điểm

- Khoa KSBT-HIV đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát và
phòng chống các bệnh truyền nhiễm đặc biệt trong giám sát thường xuyên
các véc tơ truyền bệnh để dự báo nguy cơ dịch và có kế hoạch dự phòng;
phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp sát khuẩn, tấy uế, diệt động vật và
các véc tơ truyền bệnh. (Điều tra BI, chuẩn bị nhân công, máy phun, công tác
tuyên truyền và tiến hành phun hóa chất tại các hộ gia đình.)

- Công tác thực hiện các chương trình, dự án phòng chống bệnh truyền
nhiễm gây dịch, các bệnh không lây nhiễm ( Đái tháo đường, tăng huyết áp,
…) đã được thực hiện trong cộng đồng.

- Triển khai các hoạt động về vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng
chống dịch bệnh, triển khai tiêm chủng theo quy định của ngành và tiêm
chủng dịch vụ được Giám đốc Sở y tế phê duyệt.

Nhận xét bất cập:

-Dù các cấp chính quyền vào cuộc nhưng do thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội
ngũ cán bộ y tế có chuyên môn và một phần xuất phát từ chính người bệnh
nên công tác điều trị và xử lý các ca bệnh HIV còn chưa đạt hiệu quả cao.

- Khám sàng lọc và lấy máu xét nghiệm ĐTĐ tại cộng đồng chỉ mới diễn ra ở
mức độ thấp, chưa phổ biến với người dân.

- Thành viên khoa KSBT/HIV chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, nhiều việc nên
khó khăn trong việc bố trí thời gian để tổ chức hiệu quả các hoạt động. Kinh
phí ngân sách phân bổ cho công tác hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
của thực tiễn.

Đề xuất:

- Bổ sung thêm cán bộ y tế phụ trách HIV/AIDS tại huyện, để nâng cao nhận
thức của người dân đặc biệt là lớp thanh thiếu niên trẻ thông qua các hoạt
động truyền thông thường niên về mối nguy của HIV/AIDS cho cộng đồng,
gia đình, bản thân mỗi người.

- Tổ chức tuyên truyền việc khám sàng lọc định kỳ tại trung tâm y tế huyện, từ
đấy biết được chính xác tình hình sức khỏe của bản thân.

Khoa ATTP và Dinh dưỡng


Các hoạt động

- Thanh, kiểm tra ATTP: Phối hợp với VP UBND huyện tổ chức kiểm tra các
cơ sở trên địa bàn. Các xã, thị trấn: thành lập đoàn kiểm tra attp tại các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn (tết nguyên
đán, tháng hành động, mùa hè, trung thu). Cụ thể: Kiểm tra bếp ăn trường
học bán trú, Kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm, Hướng dẫn cơ sở thủ tục
cấp giấy đủ điều kiện ATTP.
- Hoạt động tập huấn, truyền thông: Tập huấn kiến thức cho giáo viên trường
mầm non, Tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế tuyến xã, Truyền thông
ATTP tại cộng đồng.
- Hoạt động giám sát bữa ăn đông người: Xử lý môi trường, Giám sát, lấy
mẫu thực phẩm, Lưu mẫu thực phẩm
- Hoạt động dinh dưỡng tiết chế:Truyền thông dinh dưỡng cho bệnh nhân nội
trú, Khám và tư vấn dinh dưỡng, Sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng
cho người bệnh nội trú.

Nhận xét ưu điểm

-Tham mưu cấp và tổ chức tập huấn cho các hộ kinh doanh thực phẩm trên
địa bàn huyện (theo phân cấp). Tham gia cùng với đoàn thanh kiểm tra liên
ngành VSATTP của huyện với nhiệm vụ phụ trách chuyên môn.
- Tổ chức tập huấn cho các viên chức y tế về VSATTP tuyến xã hàng năm. Tổ
chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe VSATTP trên địa bàn
huyện. Tham gia công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa
học, tham dự các hội nghị;

-Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa và quy chế
chống nhiễm khuẩn; Tổ chức sắp xếp làm việc của khoa liên hoàn và hợp lý
để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lý và vệ sinh an toàn thực
phẩm;

- Tham mưu và triển khai các hoạt động dinh dưỡng cho bệnh nhân: Xây
dựng các chế độ ăn, uống phù hợp với bệnh lý. Đảm bảo chế độ ăn uống
theo bệnh lý và chế độ ăn thường cho người bệnh theo yêu cầu của các khoa
lâm sàng. Tuyên truyền, giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho người bệnh.

Nhận xét bất cập

-Không phải tất cả các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện đã được
tập huấn nên còn xảy ra hiện tượng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn.

- Về chế độ ăn cho các bệnh nhân còn hạn chế khi bệnh nhân chưa sự đa
dạng trong thực đơn phù hợp với bệnh lý. Một số bệnh nhân còn thiếu kiến
thức về dinh dưỡng để phù hợp với bệnh lý của bản thân.

Đề xuất

-Kết hợp việc thanh tra VSATTP với việc tập huấn nâng cao nhận thức của
các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện để có thể tiết kiệm thời gian
công sức của các các bộ thanh tra VSATTP.

- Tổ chức các buổi truyền thông thường niên cho bệnh nhân về chế dộ dinh
dưỡng, cách duy trì chế độ sao cho phù hợp. Thiết lập các bữa ăn dinh
dưỡng đa dạng hơn.

Khoa YTCC
Các hoạt động

-Chương trình y tế trường học: Phòng chống dịch trong trường học, Kiểm tra
VSTH theo TT13/2016, Khảo sát kiến thức về vệ sinh phòng bệnh, Kiểm tra
liên ngành, An toàn thực phẩm trong trường học.
-Quản lý sức khỏe học sinh: Kiểm tra sức khỏe: Thể lực, thị lực, nội, RHM –
TMH, Ngoại – Da Liễu, Kết luận tình trạng dinh dưỡng, tình trạng bệnh lý,
Phân loại sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm một số bệnh lý thông thường,
Tuyên truyền, phổ biến về cách phòng chống, Tư vấn
-Phòng chống tai nạn thương tích: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội;
Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát. Xây dựng Ngôi nhà an
toàn. Xây dựng Trường học an toàn; Phòng, chống đuối nước. Xây dựng
Cộng đồng an toàn. Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ.
-Chương trình vệ sinh môi trường: Tổ chức tập huấn về công tác vệ sinh;
Giám sát nguồn nước định kỳ hàng tháng; Kiểm tra đánh giá chất lượng công
trình vệ sinh; Tổ chức lễ phát động hưởng ứng TLNS&VSMT; Tổ chức lễ phát
động hưởng ứng ngày MTTG
-Chương trình an toàn VSLĐ: Kiểm tra, giám sát việc bảo quản, sử dụng,
phòng chống nhiễm độc hóa chất trừ sâu; Giám sát môi trường lao động tại
các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ; Tổ chức kiểm tra đánh giá công tác y tế lao
động; Tổ chức tháng hành động quốc gia về An toàn vệ sinh lao động
-Phụ trách tiêu chí 5S và XSĐ
-Hoạt động quan trắc môi trường: Dịch vụ quan trắc môi trường lao động. Đào
tạo cấp và gia hạn chứng chỉ tại Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường

Nhận xét ưu điểm:

Khoa có nguồn nhân sự trẻ tuổi, nhiệt huyết trong công việc, luôn tìm tòi tìm hiểu các
chương trình mới để lập ké hoạch trình cấp trên xem xét để mở rộng mô hình YTCC
tại địa bàn.

-Khai thác tốt các tiềm năng về dịch vụ YTCC từ đó xây dựng kế hoạch, triển khai
thực hiện quan trắc môi trường lao động tại đơn vị và các cơ quan, xí nghiệp… khi có
yêu cầu, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ
sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hóa chất
bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường.

TTYT huyện Phú Vang là 1 trong 2 cơ quan toàn tỉnh Thừa Thiên Huế được Cục
Quản lý Môi trường Y tế chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động.

Nhận xét bất cập:

Chưa phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện
lập kế hoạch, triển khai xây dựng mô hình làng văn hóa sức khỏe.

Khoa có tương đối nhiều hoạt động nhưng nhân lực ở khoa còn khá hạn chế.

Khoa có những hoạt động cần các chứng chỉ chuyên nghiệp riêng.

Đề xuất:

Cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện
lập kế hoạch, triển khai xây dựng mô hình làng văn hóa sức khỏe.

Cần chiêu mộ thêm nhân tài về khoa, tuyển dụng nhân sự trẻ tuổi có sức khoẻ và sự
nhiệt huyết và cầu tiến trong công việc.

Không ngừng cập nhật các thông tin mới, thông tin chỉnh sửa và tham mưu cấp trên
tạo điều kiện cho cán bộ đi học để lấy các chứng chỉ hiện hành và tập huấn các khoá
ngắn hạn về chương trình hoạt động liên quan.

1. Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ


1.1 Cơ cấu tổ chức

Theo Quyết định số 2197/QĐ-SYT ngày 19/12/2022 của Sở Y tế, cơ cấu tổ chức của
phòng KHNV gồm:

- 01 Trưởng phòng

- 02 Phó trưởng phòng

Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ gồm 3 tổ: Tổ Công nghệ thông tin, Tổ Kế hoạch-
Thống kê, Tổ Bảo hiểm y tế. Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ chịu trách nhiệm tham
mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề hoạt động của Trung tâm Y tế.
- Trưởng phòng: BSCKI. Trần Đại Ái

- Phó trưởng phòng: BSCKI. Lê Hữu Đính

- Phó trưởng phòng (kiêm nhiệm): ThS.BS.Phan Thị Kim Chi


- Tổ Công nghệ thông tin: ThS.BS. Nguyễn Minh Nhật

- Tổ Kế hoạch-Thống kê: BS. Nguyễn Hữu Trung

- Tổ Bảo hiểm Y tế:

+ ThS.BS. Lê Thị Hồng Anh

+ CN Nguyễn Thị Kim Sương

+ Nhs. Phạm Thị Thanh Nhàn

1.2 Các hoạt động tại khoa Kế hoạch - Nghiệp vụ

- Tổ Công nghệ thông tin:

+ Xây dựng kế hoạch trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt và tổ chức triển khai thực
hiện về ứng dụng công nghệ thông tin toàn đơn vị.

+ Đề xuất với Ban giám đốc mua sắm lắp đặt bổ sung, mở sổ quản lý theo dõi hoạt
động hạ tầng CNTT, thực hiện sửa chữa, thay thế các thiết bị đường truyền mạng, máy
vi tính, máy in, wifi…trong toàn đơn vị đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ dược giao

+ Hỗ trợ các khoa, phòng sửa chữa khắc phục lỗi phần mềm quản lý khám chữa bệnh
và các phần mềm có liên quan khác…đảm bảo thông suốt hoạt động đơn vị.

+ Thực hiện đẩy dữ liệu khám chữa bệnh lên cổng thông tin thanh toán chi phí khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định và chịu trách nhiệm phối hợp với các khoa
phòng trong tra soát thông tin liên quan đến giám định, thanh toán BHYT.

- Tổ Kế hoạch-Thống kê

+ Hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của đơn vị.

+ Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế
Bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo.
+ Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học
trong toàn đơn vị.

+ Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong trung tâm, giữa
đơn vị với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh,
chữa bệnh, dự phòng, dân số của đơn vị.

+ Phối hợp với khoa Kiểm soát dịch bệnh, YTCC, VSATTP, phòng Dân số để chỉ đạo
và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới

+ Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ theo bệnh án theo quy định.

+ Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.

+ Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp bất
thường khác để trình giám đốc và tổ chức thực hiện.

- Tổ Bảo hiểm Y tế

+ Lưu trữ hồ sơ bệnh án

+ Thực hiện thanh toán, quản lý bảo hiểm y tế

1.3 Ưu điểm:

- Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy chế bệnh viện nhằm tuân
thủ các quy định, bảo đảm hoạt động được thực hiện đúng quy trình và phù hợp quy
chuẩn chất lượng

- Thực hiện công tác tham mưu, tổ chức giao ban, hội chẩn, hội thảo, kiểm thảo tử
vong liên khoa và toàn bệnh viện. Ghi chép biên bản để lưu trữ hồ sơ giúp bệnh viện
duy trì quản lý hồ sơ bệnh án một cách chính xác và hiệu quả

- Nắm số lượng người bệnh vào, ra viện, chuyển viện, tử vong, các trường hợp cấp
cứu, hay các ca bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch để hỗ trợ bệnh viện quản lý tốt các
ca bệnh
- Phối hợp công tác giữa các khoa khám bệnh, khoa lâm sàng và cận lâm sàng giúp
bệnh viện nâng cao chất lượng điều trị và giảm thời gian điều trị của bệnh nhân.

- Hướng dẫn thực hiện, kịp thời sửa chữa sự cố phần mềm quản lý hồ sơ điện tử.

1.4 Bất cập:

- Chức năng tham mưu tổ chức các hoạt động giao ban, hội chẩn, hội thảo, kiểm
thảo tử vong, liên chuyên khoa và toàn bệnh viện, cần có thêm nhiệm vụ thực
hiện đánh giá, phân tích và đưa ra các giải pháp cải thiện giúp nâng cao chất
lượng các hoạt động.
- Cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch, quy chế Bệnh viện có
sự kết hợp chặt chẽ với các khoa phòng đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả
trong việc thực hiện quy chế.
- Chức năng lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định cần có
thêm việc đánh giá và phân tích để đưa ra các giải pháp cải tiến trong công tác
quản lý.
- Chức năng tổ chức phối hợp giữa các khoa, phòng cần đưa ra các giải pháp
quản lý riêng phù hợp với từng khoa, phòng để nâng cao tính hiệu quả cho
công tác lên kế hoạch hoạt động.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo các thành viên trong đơn vị và tuyến dưới để
nâng cao kỹ năng, rèn luyện bản thân ứng phó kịp thời các tình huống khẩn cấp
chưa kịp lên kế hoạch.

1.5 Đề xuất:

- Thường xuyên đôn đốc các cán bộ nhân viên y tế thực hiện quy chế bệnh
viện, đảm bảo các quy chế quy định được thực hiện đúng theo quy trình và
đạt được hiệu quả cao nhất. Cải tiến quy chế khi cần thiết để đáp ứng nhu
cầu công tác trong bệnh viện
-
- Tiếp tục thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ trong khoa tập huấn,
bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn; quản lý phần mềm.
- Lên kế hoạch thực hiện các chương trình diễn tập phòng chống thiên tai,
thảm họa và các trường hợp bất thường khác.
- Theo sát rút kinh nghiệm kịp thời về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật nhằm
đảm bảo chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh
2 Tổ Quản lý chất lượng

2.1 Cơ cấu tổ chức

2.2 Các hoạt động tại tổ quản lý chất lượng bệnh viện

- Hướng đến người bệnh:

+ Trang bị hệ thống chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn người bệnh đến khám.
+ Thành lập câu lạc bộ tiếp sức người bệnh và tổ Chăm sóc khách hàng nhằm hướng
dẫn, giúp đỡ bệnh nhân đến khám bệnh.

+ Cung cấp đầy đủ nước uống nóng lạnh cho bệnh nhân (100 các khoa có nước nóng
để bệnh nhân tắm).

+ Tất cả bệnh nhân được cung cấp các vật dụng cần thiết khi đến điều trị như: Chăn,
chiếu, gối, màng, giấy vệ sinh.

- Phát triển nguồn nhân lực:

+ Chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng: Mời các chuyên gia về GMHS,
Xét nghiệm cũng như đội ngũ tân bác sĩ đến làm việc tại đơn vị.

+ 100% viên chức được đào tạo liên tục theo thông tư 22/2013 của Bộ Y tế.

- Hoạt động chuyên môn:

+ Triển khai phẫu thuật nội soi.

+ Phòng vi sinh đã thực hiện nuôi cấy vi sinh vật và làm kháng sinh đồ.

+ Xây dựng và triển khai quy trình báo động đỏ nội viện để huy động viên chức trong
các trường hợp bệnh nặng, cấp cứu hàng loạt cần có sự hỗ trợ.

+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác phân loại và xử lý rác thải y tế đúng quy
định.

+ Được Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

+ Hệ thống chất thải lỏng y tế được UBND tỉnh cấp phép xả thải ra môi trường.

+ Bố trí phòng truyền thông ở khu vực khám bệnh.

+ Trang bị đầy đủ phương tiện rửa tay ở các vị trí thuận lợi trong toàn đơn vị.

+ Hàng năm đã tổ chức công tác tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho toàn thể viên
chức bệnh viện.
+ Lắp đặt hệ thống camera theo dõi an ninh trong bệnh viện.

- Hoạt động cải tiến chất lượng:


+ Thành lập Hội đồng, tổ, mạng lưới Quản lý chất lượng bệnh viện.
+ Tổ chức Gala “Phụ nữ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang chung tay xây dựng và phát
triển đơn vị”.
+ Xây dựng đề án cải tiến CLBV
+ Thành lập Hội đồng QLCLBV
+ Trang Website của TTYT hoàn thiện, đầy đủ thông tin.
- Đặc thù chuyên khoa:
+ Có đơn nguyên sơ sinh đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực
chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
+ Triển khai và duy trì mô hình phối hợp Sản-Nhi
+ 80% Điều dưỡng khoa Nhi có chứng chỉ về chăm sóc Nhi sơ sinh.
2.3 Ưu điểm
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh qua việc theo dõi, đánh giá, cải tiến
liên tục các hoạt động
- 97% bệnh nhân hài lòng khi tham gia khám bệnh, điều trị tại các khoa chuyên môn.
- Môi trường làm việc tốt thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trên địa bàn về làm
việc
- Cơ sở vật chất đầy đủ, chất lượng điều trị ngày càng cao, tinh thần và thái độ phục
vụ tốt hơn, giảm rủi ro và chi phí
- Trong khảo sát trực tuyến: là 1 trong 29 đơn vị và là đơn vị tuyến huyện duy nhất
trên toàn quốc được Bộ Y tế chọn làm thí điểm thực hiện khảo sát sự hài lòng người
bệnh trực tiếp qua điện thoại (báo cáo tổng kết tại Đà Nẵng)
Để có những thành tích trên tổ Quản lý chất lượng đã thực hiện công tác
quản lý toàn diện, chặt chẽ, hiệu quả. Đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời.
Quản lý cân đối nguồn nhân lực, tài chính, chuyên môn.
2.4 Bất cập:
- Thiếu sự phối hợp giữa tổ quản lý chất lượng và các khoa phòng, không hiểu rõ được
hết các hoạt động mà các khoa phòng khác đang thực hiện do đó có những sai sót
trong quá trình đánh giá
- Tính liên tục trong hoạt động quản lý chất lượng không được liên tục, thường triển
khai vào những thời điểm cụ thể như khi chuẩn bị kiểm định hoặc đánh giá nội bộ
- Chưa phát triển được các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất
lượng. Thường chú trọng đến việc xây dựng các kế hoạch và nội dung hoạt động quản
lý chất lượng mà chưa quan tâm hiệu quả thực tế
2.5 Đề xuất:
- Tổ quản lý chất lượng cần phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng để giải quyết các
vấn đề đơn thư và các vấn đề liên quan đến hài lòng người bệnh, có hệ thống quản lý
thông tin để thu thập, phân tích thông tin phản hồi từ bệnh nhân
- Đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động quản lý chất lượng hay các đề án cải tiến
chất lượng tại các khoa, phòng để đảm bảo hiệu quả và đồng bộ trong quá trình triển
khai.
- Thường xuyên tổng hợp, phân tích và báo cáo về các sai sót, sự cố xảy ra, đề xuất
giải pháp khắc phục và theo dõi tình hình dể đảm bảo hiệu quả và tính liên tục trong
quá trình quản lý chất lượng
- Xây dựng các kế hoạch và nội dung hoạt động một cách rõ ràng và cụ thể về các
hoạt động cần thực hiện, đảm bảo đúng quy định và thực tế
3. Phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn

3.1 Cơ cấu tổ chức


3.2 Các hoạt động tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch về KSNK

- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch

- Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

- Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện
phòng hộ cá nhân

- Vệ sinh tay

- Quản lý và khử khuẩn thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải, đồ dùng bệnh nhân

- Quản lý chất thải y tế trong Trung tâm Y tế

- Vệ sinh môi trường bệnh viện và an toàn thực phẩm

- Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật và phòng chống bệnh dịch

- Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong KSNK

3.3 Ưu điểm
- Giám sát môi trường định kỳ, quan trắc các thông số về không khí, nước thải, nước
uống, nước tại các vòi, dụng cụ, bàn tay phẫu thuật viên để đảm bảo tính an toàn và
giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân và nhân viên y tế
- Phối hợp các khoa, phòng chức năng khác để giám sát công tác vệ sinh ở tại các
khoa, phòng, nhà vệ sinh, ngoại cảnh nhằm đảm bảo môi trường bệnh viện sạch đẹp,
tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân sinh hoạt trong quá tình điều trị
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về công tác KSNK nhằm
đảo bảo cung cấp, nâng cao kiến thức chuyên môn trong công tác KSNK
- Tập huấn về công tác KSNK cho NVYT trong toàn bệnh viên nhằm nâng cao nhận
thức và kỹ năng của NVYT trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn
3.4 Bất cập:
- Một vài nhiệm vụ của khoa KSNK chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trong bệnh
viện như quản lý chất thải rắn cho toàn đơn vị, thiếu phương tiện để xử lý các chất
thải này
- Các hoạt động như NCKH và chỉ đạo tuyến dưới có thể không thực hiện được hiệu
quả vì thiếu kinh phí, nguồn lực
- Việc kết nối và đưa ra quy trình quản lý, xử lý dụng cụ, vật tư còn nhiều hạn chế,
chưa thống nhất, đồng bộ giữa các khoa và khoa KSNK
- Một số vấn đề cấp thiết nhưng cần phải chờ chỉ đạo từ lãnh đạo có thể dẫn đến mất
an toàn cho bệnh nhân và NVYT
3.5 Đề xuất:
- Tăng cường đào tạo và tập huấn cho toàn bộ NVYT, đảm bảo các quy trình KSNK
được thực hiện đúng cách và hiệu quả
- Phối hợp giữa các khoa, phòng chức năng để bảo đảm hiệu quả trong công tác
KSNK đặc biệt là các khoa lâm sàng
- Áp dụng các tiến bộ khoa học, sử dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao chất
lượng quy trình KSNK, giảm phụ thuộc vào con người nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
- Nâng cao trách nhiệm và vai trò của khoa KSNK vì mỗi quyết định của khoa KSNK
có sự ảnh hướng lớn đến sức khỏe của toàn bộ bệnh nhân và NVYT
- Thường xuyên đánh giá lại các hoạt động, cải thiện các quy trình, hệ thống đang sử
dụng
Câu 3:

3.1 Trình bày số lượng chức danh Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân y tế
công cộng tại phòng kế hoạch nghiệp vụ, tổ quản lý chất lượng và khoa kiểm
soát nhiễm khuẩn:

- Phòng kế hoạch nghiệp vụ:

+ Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Minh Nhật

+ Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Hồng Anh

+ Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung

+ Cử nhân y tế công cộng Nguyễn Thị Kim Sương

- Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS có 4 Bs YHDP và 2 CN YTCC

+ Bs YHDP Phan Nguyễn Văn Triều


+ Bs YHDP Võ Trọng Hùng
+ ThS.BS Nguyễn Xuân Tiến
+ CN YTCC Nguyễn Thị Kiều Mi
+ ThS. Đỗ Công Tráng

- Khoa YTCC

+ ThS. Trần Minh Sự


+ ThS.BS Đào Thị Kim Anh
+ ThS.BS Thân Minh Trí
+ ThS.BS Lê Thị Hồng Anh

- Khoa ATTP-DD

+ ThS.BS Bùi Nhơn


+ ThS.BS Nguyễn Thị Minh Trang

v Ưu điểm:

- Các Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng đa số được giao


nhiệm vụ và công việc đúng chuyên môn của ngành.

- Các cán bộ trẻ được tạo điều kiện đi học trình độ Sau đại học và các cán bộ
trong khoa được tham gia học tập và làm việc trong môi trường để phát triển
chuyên môn bản thân.

- Các Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng được làm việc trong
môi trường cởi mở, cập nhập xu hướng liên tục để đáp ứng nền Y học hiện
đại.

Bất cập:

v - Số lượng Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng vẫn còn ít trong
Trung tâm Y tế huyện Phú Vang.

- Môi trường làm việc đôi khi chưa phát huy hết năng lực của các cán bộ.

- Số ít có công việc chưa đúng với nguyện vọng mong muốn của các Bs Y
học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng.

- Chưa có các cán bộ đi tham gia học tập nước ngoài.

Đề xuất:

- Cần có nhiều chỉ tiêu để cho các Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế
công.

cộng có nhiều cơ hội làm việc phát triển bản thân.

- Cử cán bộ đi học nước ngoài.

- Tạo điều kiện để các các bộ làm đúng mong muốn tại các vị trí ở khoa/
phòng.

5. Theo Anh/ chị, tại sao hệ thống y học dự phòng của TTYT Phú Vang
được phát triển? Phân tích 5 nguyên nhân và cho ví dụ cụ thể?
1) Trung tâm y tế huyện Phú Vang nhận biết được tầm quan trọng của y
học dự phòng trong hệ thống chăm sóng sức khỏe, hệ thống dự phòng ở
đây rất phát triển với các khoa phòng với chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Ví dụ: Vừa thực hiện công tác khám chữa bệnh, vừa thực hiện công tác dự
phòng. Trung tâm y tế huyện Phú Vang triển khai thực hiện các hoạt động,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bám sát theo Thông tư
07/2021/TT-BYT ngày 27 tháng 05 năm 2021 của Bộ Y tế, đây là 1 trong 2
Trung tâm y tế tuyến huyện của cả nước được Bộ Y tế đánh giá và công nhận
đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Trước tình hình diễn biến khó lường và phức tạp của dịch Covid-19 trước
đây, Trung tâm y tế đã triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách
pháp luật trong công tác phòng chống dịch Covid-19, y tế cơ sở, y tế dự
phòng; công tác thông tin, tuyên truyền trong nhân dân được chú trọng; công
tác chỉ đạo điều hành của địa phương đồng bộ và thích ứng linh hoạt với tình
hình dịch, gắn với phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua zalo, nên sự chỉ đạo chuyên môn,
phổ biến các thông tin từ huyện đến cơ sở xuyên suốt, rất nhanh chóng, hiệu
quả. Vậy nên, trong thời gian đợt dịch Covid-19 vừa qua, Trung tâm Y tế
huyện Phú Vang đảm bảo tốt phòng, chống dịch COVID-19, là lực lượng “mũi
nhọn”, đóng góp hiệu quả trong công tác phòng chống dịch của tỉnh Thưa
Thiên Huế.

2) Lãnh đạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống y tế dự phòng và
đội ngũ cán bộ y dự phòng.

Ví dụ: Dưới sự lãnh đạo tài tình của bác BS.CKII Trương Như Sơn, Giám
đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang nên công tác dự phòng được quan tâm
và chú trọng đẩy mạnh. Bên canh đó GĐ luôn tạo điều kiện đào tạo nhân lực
y tế dự phòng, y tế công cộng học lên các chương trình đào tạo cao hơn để
nâng cao trình độ, chuyên môn các cán bộ và coi đây là nhiệm vụ trong tâm
trong việc xây dựng hệ thống y tế dự phòng

3) Hệ thống các khoa phòng có các đơn vị chức năng y học dự phòng
ngày càng được mở rộng và phát triển có thêm nhiều lĩnh vực mà các
trung tâm y tế khác còn hạn chế: quan trắc môi trường lao động, tiêm
chủng dịch vụ, khám bệnh nghề nghiệp….

Ví dụ: Công tác tiêm chủng nói chung và đặc biệt là tiêm chủng dịch vụ có
cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo, nhân lực hoạt động chương trình có
trình độ, năng lực, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định.

Trung tâm Y tế huyện Phú Vang là đơn vị tuyến huyện duy nhất khu vực miền
Trung – Tây Nguyên đủ điều kiện thực hiện đo Quan trắc môi trường lao động
theo quy định của Bộ Y tế ban hành với các thiết bị, phương tiện chuyên
dụng, hiện đại và đội ngũ viên chức có chuyên môn về lĩnh vực. Trung tâm đã
từng thực hiện đánh giá quan trắc môi trường lao động tại một số nơi: bệnh
viện Trung ương Huế, Công ty cổ phần Frit Hương Giang….

4) Đội ngũ nhân lực cán bộ trẻ, nhiệt huyết, trình độ học vấn và chuyên
môn cao.

Ví dụ:

Đa số BS DP công tác ở TTYT phần lớn là sinh viên trường ĐHYD Huế,
được đào tạo bài bản, có chuyên môn, năng lực về công tác tại TT, giúp xây
dựng và phát triển hệ thống dự phòng tại đây.

- Các Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng đa số đều


được trung tâm giao nhiệm vụ và công việc đúng chuyên môn của ngành.

- Các cán bộ trẻ được tạo điều kiện đi học trình độ sau đại học và các
cán bộ trong khoa được tham gia học tập và làm việc trong môi trường phát
triển đúng chuyên môn bản thân.

- Các Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng luôn làm việc
nhiệt huyết, cởi mở, cập nhập kiến thức liên tục để đáp ứng nền Y học dự
phòng hiện đại.

5) Vị trí địa lí gần thuận lợi, hệ thống chỉ đạo xuyên suốt từ huyện đến
tuyến cơ sở.

Ví dụ

- Mỗi tháng một lần, ngoài toàn bộ bác sĩ bệnh viện, hội đồng khoa học mời
các trưởng trạm y tế các xã, thị trấn, nữ hộ sinh, điều dưỡng cùng tham gia
giao ban, tập huấn về công tác chuyên môn phân tích những điều đã làm
được, chưa làm được, hướng giải quyết, đồng thời phổ cập, cập nhật kiến
thức mới do các chuyên gia từ Bệnh viện Trung ương Huế và Trường đại học
Y Dược-ĐH Huế phổ biến.

You might also like