You are on page 1of 7

Câu 1: Hệ thống tổ chức và trách nhiệm thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh/thành

phố, quận/huyện?
 Hệ thống tổ chức:
a. Tuyến tỉnh/thành phố
Trung tâm TT - GDSK trực thuộc các sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, là cơ quan
chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo mọi hoạt động TT - GDSK trong phạm vi tỉnh/thành phố của
mình. Nhiệm vụ chính của trung tâm TT - GDSK thuộc sở Y tế các tỉnh thành phô" là:
- Căn cứ vào chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, kế hoạch TT - GDSK của Bộ
Y tế và của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để xây dựng kế hoạch TT - GDSK trên
địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về TT-GDSK trong phạm
vi tỉnh/thành phố.
- Tổ chức, phối hợp đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách,
cộng tác viên và các đối tượng làm công tác TT- GDSK trên địa bàn.
- Tham gia và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về TT - GDSK trên địa bàn.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguổn lực, sản xuất các tài liệu về TT - GDSK của đơn
vị theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về TT - GDSK theo chủ trương đường lối của Đảng và
các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể khác trong tỉnh, thành phố triển khai thực hiện
các hoạt động TT - GDSK.
- Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và
triển khai các công tác tuyên truyền khác trong lĩnh vực y tế khi được sở Y tế giao cho.
Tuyến tỉnh ngoài Trung tâm TT - GDSK còn có các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế như các bệnh
viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, các trung tâm chuyên ngành
khác,... chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu y tế theo ngành dọc, trong đó có hoạt động TT -
GDSK.
b. Tuyến huyện/quận
Các cơ quan y tế trên địa bàn huyện bao gồm phòng y tế, trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện
huyện cần phối hợp chỉ đạo lồng ghép hoạt động TT - GDSK với các hoạt dộng, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe khác. Theo quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 về việc ban hành quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Trung tâm y tế dự phòng huyện trong đó có Phòng
Truyền thông giáo dục sức khỏe. Hầu hết các chương trình, dự án y tế triển khai trên địa bàn
huyện/quận đều có hoạt động TT - GDSK cần được tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt.

 Trách nhiệm:
- Truyền thông Giáo dục sức khỏe.
- Nghiên cứu khoa học, áp dụng các khoa học chuyên ngành truyền thông.
- Chỉ đạo tuyến, đào tạo, hợp tác quốc tế và triển khai thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên
ngành truyền thông GDSK.
Câu 2: Khái niệm và các nguyên tắc trong lựa chọn các nội dung TTGDSK?
 Khái niệm:
-TTGDSK là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác y tế dự phòng, góp phần giúp
mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất, thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe chủ
động của chính mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.
 Nguyên tắc trong lựa chọn nội dung Truyền thông Giáo dục Sức khỏe:
- Lựa chọn nội dung TT-GDSK phải đáp ứng các vấn đề sức khỏe ưu tiên.
- Các nội dụng cụ thể cần TT-GDSK cho đối tượng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của
đối tượng
- Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
- Nội dung cần được trình bày rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu
- Nội dung được trình bày theo trình tự hợp lý
- Nội dung được chuyển tải đến đối tượng bằng các hình thức hấp dẫn

Câu 3: Nguyên tắc trong TTGDSK và nêu ví dụ minh họa?


Nguyên tắc: khoa học, đại chúng, trực quan, thực tiễn, lồng ghép, một số nguyên tắc khác.
1. Nguyên tắc khoa học
a. Những cơ sở khoa học y học
 Cơ sở khoa học y học:
- TT-GDSK có thể được coi là một phần của khoa học Y học.
- Những kiến thức khoa học về sức khỏe nói chung, sức khỏe cộng đồng nói riêng cũng như những kiến
thức về bệnh tật: dấu hiệu, cách phát hiện, cách xử trí, điều trị và đề phòng bệnh tật v.v... là rất cần thiết
không chỉ đối với người làm TTGDSK mà còn đối với cả đối tượng TT-GDSK.
 Cơ sở khoa học hành vi:
- Kiến thức: nhận thức của con người về tình trạng sức khỏe, các dịch vụ SK, Yếu tố nguy cơ,…
- Thái độ - niềm tin: các thói quen, lối sống, phong tục tập quán, niềm tin có lợi có hại cho SK
- Thực hành: biện pháp thực hành, bảo vệ, nâng cao SK.
 Cơ sở tâm lý học giáo dục:
- Đối tượng GDSK ở các đối tượng khác nhau
- Thoải mái tinh thần, vật chất, xã hội
- Nhận thức rõ mục đích  thay đổi được hành vi
- Tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát, điều chỉnh hành vi của bản thân
 Cơ sở tâm lý học xã hội:
 Cơ sở tâm lý học nhận thức:
- Quá trình: Nhận thức cảm tính bằng các giác quan => nhận thức lý tính bằng tự nhận thức => vận
dụng được vào thực tế.
- Quá trình này đỏi hỏi  Phải có sự chú ý  Phải có sự sắp xếp  Tính thực tiễn.
 Lý thuyết phổ biến sự đổi mới:
- Nhận ra sự đổi mới => hình thành thái độ tích cực => Quyết định thử nghiệm => Thử nghiệm =>
Khẳng định hành vi mới và thực hiện (hoặc từ bỏ hành vi mới đó).
b. Sự thể hiện
- Những nội dung GDSK cũng phải thực sự khoa học, đã được chứng minh bằng khoa học và thực tiễn.
- Được thể hiện trong việc lựa chọn những phương pháp, hình thức, phương tiện GDSK khoa học, hiện
đại song phải phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng, từng giai đoạn, và từng hoàn cảnh kinh tế -
xã hội nhất định.
2. Nguyên tắc đại chúng
- GDSK: mọi người tham gia thực hiện.
- Vừa là đối tượng của GDSK vừa là người tiến hành GDSK.
- Đối tượng của GDSK rất đa dạng.
- Cần NC đối tượng trong một đợt hoặc một nội dung.
- Khi NC đối tượng GDSK chúng ta cần chú ý những đặc điểm văn hóa, địa lý, xã hội, kinh tế, tôn giáo,
trình độ học vấn và yếu tố dân tộc.
- Nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục phải mang tính phổ cập phù hợp với từng loại đối
tượng.
3. Nguyên tắc trực quan
- Nội dung GDSK phải được minh họa hết sức cụ thể bằng: các tranh ảnh, mô hình, vật thật…
- Sử dụng phương tiện trực quan phải nhằm tạo thuận lợi cho đối tượng suy nghĩ và hành động.
- Tránh lạm dụng bất cứ nội dung gì cũng phải có phương tiện trực quan.
- CBYT, CSYT phải là những mẫu hình trực quan sinh động có tác dụng GD mạnh mẽ nhất đối với
nhân dân.
- Tấm gương người CBYT, CSYT thông qua các hoạt động có thể phản chiếu thành hai mặt tích cực
và tiêu cực.
4. Nguyên tắc thực hiện
- Phải bắt nguồn từ các vấn đề SKCĐ và phải góp phần tích cực giải quyết được các vấn đề một cách
thiết thực, như nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật, tử vong.
- Thể hiện qua quá trình tự giáo dục sức khỏe. Chính nhân dân phải thực sự bắt tay vào làm những
công việc nhằm biến đổi hiện thực chất lượng cuộc sống, trong đó có sức khỏe của họ.
- Lấy các kết quả của hoạt động GDSK để giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ hoạt động TT-GDSK.
5. Nguyên tắc lồng ghép
- Là nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả cao trong quá trình GDSK, tránh được
những trùng lặp không cần thiết hoặc bỏ sót công việc, tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí và nâng
cao chất lượng công tác GDSK.
- Lồng ghép trong GDSK là sự phối hợp các mặt hoạt động trong quá trình GDSK.
- Phối hợp các hoạt động của GDSK với các lĩnh vực trong ngành y tế: có tính chất giống nhau, có
liên quan mật thiết.
- Phối hợp các hoạt động của GDSK với các ngành khác.
6. Các nguyên tắc khác
- Nguyên tắc vừa sức và vững chắc.
- Nguyên tắc đối xử cá biệt và đảm bảo tính tập thể
- Nguyên tắc phát huy cao độ, tích cực, tự giác và chủ động, sáng tạo.
Câu 4: Nội dung cơ bản của một chu trình giáo dục sức khỏe?
 Nội dung chính cần TTGDSK:
- Giáo dục sức khỏe bảo vệ bà mẹ trẻ em
- Giáo dục dinh dưỡng
- Giáo dục sức khỏe trường học
- Giáo dục vệ sinh bảo vệ môi trường
- Vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp
- Phòng chống bệnh tật nói chung
Câu 5: Trình bày nội dung giáo dục dinh dưỡng?
a. Tầm quan trọng
- Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu, vấn đề của đời sống hàng ngày, liên quan đến mọi người.
- Cho đến nay nạn đói và hậu quả của nó vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều nước trên thế giới.
- Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao từ 31 – 35% tùy địa phương.
- PNMT suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dẫn đến sinh con nhẹ cân, thiếu chất…
- Giáo dục dinh dưỡng góp phần làm tăng hiểu biết của người dân về ăn uống hợp lý, cân đối và an toàn, góp
phần cải thiện tình trạng sức khỏe.
b. Nội dung chủ yếu về giáo dục dinh dưỡng
- Giáo dục kiến thức nuôi con cho con theo cuốn sách “Làm mẹ” do Viện dinh dưỡng biên soạn.
- Giáo dục ăn uống của bà mẹ có thai và cho con bú.
- Giáo dục bảo vệ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cung cấp thức ăn bổ sung cho trẻ.
- Ăn uống của trẻ khi bị đau ốm.
- Cách phòng bệnh thông thường ở trẻ em dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Tạo nguồn thức ăn bổ sung cho bữa ăn: xây dựng ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chăn nuôi)
gia đình.
- Nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, phòng chống ngộ độc thức ăn, nước uống…
- Giáo dục phòng chống các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng ăn uống, các bệnh do thừa dinh dưỡng hoặc ăn
uống không hợp lý gây ra.
Câu 6: Khái niệm về hành vi và hành vi sức khỏe?
- Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ
thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định.
- Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người,
các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.
- HVSK là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ,
của những người xung quanh và của cộng đồng.
- HVSK bao gồm: HV tăng cường (có lợi) SK, Hành vi có hại sức khỏe, Hành vi không có lợi và không
có hại cho SK.
Câu 7: Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của mỗi người?
- Cá nhân: hành vi và lối sống
- Các mối quan hệ cá nhân
- Môi trường học tập và làm việc
- Yếu tố pháp luật, chính sách xã hội
- Yếu tố cộng đồng (các quan hệ xã hội)

Câu 8: Phân tích các điều kiện cần thiết cho thay đổi HVSK?
- Do đối tượng tự nguyện
- Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều đến sức khỏe.
- Được duy trì qua thời gian.
- Không quá khó cho đối tượng.
- Phải có sự trợ giúp xã hội.
Câu 9: Trình bày được các bước của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe và phân tích các yếu tố tác động
đến các bước này?
Câu 10: Vẽ và giải thích được sơ đồ liên quan giữa truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe?

Câu 11: Kỹ năng lắng nghe trong TT GDSK? Nêu ví dụ minh họa?
- Lắng nghe là 1 trong các kỹ năng cơ bản của truyền thông giao tiếp hàng ngày, đóng vai trò quan trọng
trong giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt.
 Mục đích lắng nghe tích cực:
- Thu nhận các thông tin chung để đánh giá khái quát kiến thức, thái độ thực hành và các ý tưởng
mới của đối tượng.
- Tiếp nhận lại thông tin để biết nội dung truyền tải có được đầy đủ và hiệu quả.
- Có thêm nhiều ý tưởng để điều chỉnh quá trình TT – GDSK.
- Khích lệ đối tượng tham gia tích cực hơn.
- Thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối tượng.
 Yếu tố cần để lắng nghe tích cực:
- Yên lặng khi bắt đầu lắng nghe.
- Ngồi thoải mái đối diện với bệnh nhân.
- Giữ một thái độ cởi mở.
- Duy trì tiếp xúc bằng mắt vừa phải với người bệnh.
- Hãy thư giãn để lắng nghe.
- Tạo điều kiện dễ dàng (môi trường cho phép) cho người nói.
 Không chỉ lắng nghe bằng tai mà còn lắng nghe bằng mắt, cử chỉ, dáng điệu khích lệ người nói.
- Không đột ngột ngắt lời người nói.
- Không làm việc khác, nói chuyện với người khác, nhìn đi nơi khác khi nghe.
- Kiên trì, không thể hiện sự sốt ruột khó chịu, làm chủ khi nghe.
- Đặt câu hỏi phụ họa hợp lý thể hiện mình chăm chú nghe.
- Đề nghị người khác cũng chú ý lắng nghe.
Câu 12: Kỹ năng giải thích trong TTGDSK? Nêu ví dụ minh họa?
- Kỹ năng giải thích là kỹ năng tổng hợp, thuyết phục được đối tượng thực hành hành vi có lợi cho sức
khỏe. Giải thích có vai trò quan trọng để thuyết phục đối tượng tin và làm theo người TTGDSK.
- Để thuyết phục thì cần kỹ năng làm quen, nói, hỏi, nghe, sử dụng phương tiện và hình ảnh, ví dụ minh
họa hỗ trợ đối tượng.
- Cần làm cho người được TTGDSK tin tưởng thông điệp của người gửi là đúng đắn, đưa lại lợi ích cho
sức khỏe và thực hiện theo.
- Yêu cầu khi giải thích:
 Nắm chắc vấn đề cần giải thích.
 Giải thích đầy đủ, rõ ràng vấn đề.
 Giải thích ngắn gọn, xúc tích.
 Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.
 Sử dụng các ví dụ tranh ảnh, tài liệu minh họa nếu có.
 Giải thích tất cả mọi câu hỏi mà đối tượng đã nêu ra.
 Bằng cử chỉ thể hiện sự đồng cảm, kính trọng đối tượng, không được tỏ thái độ coi thường họ.
 Cần có thái độ kiên trì giải thích.
Câu 13: Trình bày sự khác nhau của các đặc điểm của truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp?

You might also like