You are on page 1of 18

Hà Thị Minh Anh-K7RHM

ĐỀ CƯƠNG Y ĐỨC
Câu 1: Khái niệm và các nguyên tắc trong lựa chọn các nội dung TTGDSK

Khái niệm
Các nguyên tắc trong lựa chọn…
Lựa chọn nội dung phải đáp ứng vấn đề sức khỏe ưu tiên
Các nội dung cụ thể cần TT-GDSK cho đối tượng phải phù hợp với nhu
cầu và khả năng tiếp thu của đối tượng
Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
Nội dung cần được trình bày rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu
Nội dung trình bày theo trình tự hợp lý
Nội dung được chuyển tải đến đối tượng bằng các hình thức hấp dẫn

Câu 2: Nguyên tắc trong TTGDSK và nêu ví dụ minh họa

Nguyên tắc TT-GDSK: Những cơ sở định hướng cho chỉ đạo thực hiện mọi hoạt
động GDSK, cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và cách
thức tổ chức GDSK sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giáo dục sức khỏe,
ứng dụng trong hoạt động thực tiễn TT-GDSK

a) Nguyên tắc khoa học trong TT –GDSK


Những cơ sở khoa học
 Cơ sở khoa học y học
 Cơ sở khoa học hành vi
 Cơ sở tâm lý học giáo dục
 Cơ sở tâm lý học xã hội
 Cơ sở tâm lý học nhận thức
 Lý thuyết phổ biến sự đổi mới
Sự thể hiện
 Những nội dung GDSK cũng phải thực sự khoa học, đã được chứng
minh bằng khoa học và thực tiễn.
 Được thể hiện trong việc lựa chọn những phương pháp, hình thức,
phương tiện GDSK khoa học, hiện đại song phải phù hợp với từng đối
tượng, từng cộng đồng, từng giai đoạn, và từng hoàn cảnh kinh tế - xã
hội nhất định.
1
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

b) Nguyên tắc trực quan: Nội dung GDSK phải được minh họa hết sức cụ
thể bằng: các tranh ảnh, mô hình, vật thật… Sử dụng phương tiện trực quan
phải nhằm tạo thuận lợi cho đối tượng suy nghĩ và hành động.
c) Nguyên tắc thực tiễn: Phải bắt nguồn từ các vấn đề SKCĐ và phải góp
phần tích cực giải quyết được các vấn đề một cách thiết thực, như nâng cao
sức khỏe, giảm bệnh tật, tử vong. Thể hiện qua quá trình tự giáo dục sức
khỏe.
d) Nguyên tắc lồng ghép: Nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có để đạt hiệu
quả cao trong quá trình GDSK, tránh những trùng lặp không cần thiết hoặc
bỏ sót công việc, tiết kiệm nguồn lực, tránh lãng phí và nâng cao chất lượng
công tác GDSK; là sự phối hợp các mặt hoạt động trong quá trình GDSK
có tính chất giống nhau hoặc liên quan mật thiết với nhau nhằm tạo điều
kiện hỗ trợ và tăng cường lẫn nhau để đạt hiệu quả chung tốt hơn
e) Các nguyên tắc khác: Nguyên tắc vừa sức và vững chắc; nguyên tắc đối
xử cá biệt và đảm bảo tính tập thể; nguyên tắc phát huy cao độ, tích cực,
tự giác và chủ động, sáng tạo
Câu 4: Nội dung cơ bản của một chu trình giáo dục sức khỏe?4 nội dung

 Chẩn đoán cộng đồng, chọn ưu tiên


 Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe ưu tiên của cộng đồng
 Cần sự tham gia của cộng đồng, phối hợp liên ngành
 Xác định và tìm hiểu đối tượng đích của chương trình
 Xây dựng kế hoạch
 Đặt vấn đề, mục đích, đối tượng
 Mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện
 Kế hoạch hoạt động của chương trình đầu ra
 Dự trù nhân lực, vật tư, phương tiện, kinh phí
 Triển khai kế hoạch
 Phát triển nội dung thông điệp
 Phát triển kênh và mạng lưới truyền thông
 Huấn luyện
 Lượng giá, giám sát
 Lượng giá định kì

2
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

 Lượng giá tổng kết


Câu 7: Khái niệm về hành vi và hành vi sức khỏe
a) Khái niệm về hành vi
- Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện
tượng trong mọi hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó đc biểu hiện bằng lời
nói, cử chỉ, hành động nhất định.
- Hành vi con người chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã
hội cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt
chẽ với nhau.
b) KN hành vi sức khỏe
 Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ánh hưởng tốt hoặc
xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và
cộng đồng
 Hành vi sức khỏe bao gồm:
+ HV tăng cường (có lợi) SK
+ Hành vi có hại sức khỏe
+ Hành vi không có lợi và không có hại cho SK

Câu 8: Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của mỗi
người

 Suy nghĩ và tình cảm: Là các yếu tố cá nhân bao gồm kiến thức,
niềm tin, thái độ và giá trị bản thân. Chính những điều này làm
chúng ta quyết định thực hiện hành vi này hay hành vi khác
 Những người có ảnh hưởng quan trọng: Trong xã hội, chúng ta
đều chịu ảnh hưởng của những người khác trong mạng lưới
quan hệ xã hội phức tạp đến việc thay đổi hành vi
 Nguồn lực: Bao gồm các yếu tố thời gian, nhân lực, kinh phí và
cơ sở vật chất
 Văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị: Các yếu tố này ảnh hưởng
tới hành vi con người khác nhau giữa các cộng đồng, trong đó
nền văn hóa đặc trưng cho mỗi cộng đồng quyết định phần lớn
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của mỗi người

3
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 9: Phân tích các điều kiện cần thiết cho thay đổi hành vi sức khỏe
Muốn thực hiện các chương trình TT-GDSK thành công, trước tiên các cán
bộ thực hiện TT-GDSK phải tìm ra các hành vi là nguyên nhân của các vấn
đề sức khỏe và phân tích các nguyên nhân của hành vi sức khỏe, từ đó xây
dựng kế hoạch cho chương trình TT-GDSK hợp lý.
Trong quá trình thực hiện TT-GDSK cho thay đổi hành vi diễn ra cần đảm
bảo các điều kiện sau:

 Đối tượng phải nhận ra là họ có vấn đề sức khỏe: Cán bộ y tế cần


cung cấp đủ kiến thức về vấn đề sức khỏe của đối tượng mà trước
đây họ chưa biết hoặc chưa biết đầy đủ
 Đối tượng quan tâm và mong muốn giải quyết vấn đề: Cán bộ y
tế cần giải thích đầy đủ về tác hại và ảnh hưởng của vấn đề tới
sức khỏe
 Đối tượng hiểu rõ các hành vi lành mạnh để giải quyết vấn đề
sức khỏe của họ: Đối tượng cần hiểu các hành vi có hại nào có
thể thay thế bằng hành vi có lợi
 Hành vi sức khỏe cần có khả năng thực hiện và được chấp nhận:
Hành vi được giới thiệu cần có khả năng thực hiện bởi đối tượng
và không vi phạm các chuẩn mực cộng đồng
 Đối tượng phải thực nghiệm hành vi lành mạnh: Thử nghiệm các
kĩ năng là điều cần thiết khi thực hành hành vi mới
 Đối tượng phải đánh giá được lợi ích, hiệu quả của thực hiện
hành vi mới: Cán bộ y tế cần giúp đỡ để đối tượng thấy được lợi
ích cải thiện tình trạng sức khỏe sau khi đã từ bỏ hành vi cũ
 Đối tượng phải chấp nhận duy trì hành vi mới lành mạnh: Cán
bộ y tế cần hỗ trợ đối tượng duy trì hành vi mới sau khi nhận ra
giá trị của nó
 Đối tượng được hỗ trợ môi trường (những người xung quanh) và
đảm bảo nguồn lực cần thiết để thay đổi hành vi: Là yêu cầu trong
tất cả các bước của quá trình thay đổi hành vi

4
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 10: Trình bày được các bước của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe và
phân tích các yếu tố tác động đến các bước này

 Các bước làm thay đổi hành vi


 Nhận ra vấn đề mới
 Quan tâm đến hành vi mới
 Áp dụng thử nghiệm hành vi mới
 Đánh giá kết quả hành vi mới
 Khẳng định
 Các cách làm thay đổi hành vi
 Cung cấp thông tin, ý tưởng để đối tượng suy nghĩ, nhận
thức ra vấn đề sức khỏe của họ hoặc những người xung
quanh, từ đó họ quan tâm vấn đề và thay đổi hành vi
 Gặp gỡ, thảo luận, tạo sự quan tâm, hỗ trợ đối tượng loại
bỏ hành vi có hại và lựa chọn thực hành hành vi lành
mạnh
 Dùng áp lực trừng phạt, ép buộc đối tượng phải thay đổi
hành vi
Câu 11: Vẽ và giải thích được sơ đồ liên quan giữa truyền thông giáo dục sức
khỏe và nâng cao sức khỏe?

o Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe công cộng
o Tạo ra môi trường hỗ trợ Nâng cao
TT-GDSK o Nâng cao hành động của cộng đồng  sức khỏe
o Phát triển kĩ năng cá nhân
o Định hướng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
 Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe công cộng: Nâng cao sức khỏe phải
dựa trên chăm sóc sức khỏe, đưa sức khỏe vào chương trình hành động và
nhận định rõ trách nhiệm của các chính sách tới sức khỏe nhân dân
 Tạo ra môi trường hỗ trợ: Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe
cộng đồng, nên bảo vệ môi trường tự nhiên và xây dựng môi trường lành
mạnh phải được nhấn mạnh trong các chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng
đồng

5
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

 Nâng cao hành động của cộng đồng: Là quá trình phát huy quyền lực, sức
mạnh, tài nguyên, khả năng kiểm soát nỗ lực và vận mệnh riêng của cộng
đồng
 Phát triển kĩ năng cá nhân: Nâng cao sức khỏe hỗ trợ sự phát triển cá nhân
và toàn xã hội, thông qua việc cung cấp thông tin về bảo vệ sức khỏe và mở
rộng hướng dẫn các ký năng cần thiết trong cuộc sống về phòng – chữa bệnh
 Định hướng dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Định hướng nghiên cứu thay đổi
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như thay đổi trong đào tạo cán bộ chuyên
môn để các dịch vụ có được hiệu quả cao

Câu 12: Kỹ năng lắng nghe trong TT GDSK? Nêu ví dụ minh họa

* Nghe là một trong các kĩ năng cơ bản của truyền thông giao tiếp hàng ngày. Người
TT- GDSK cần biết lắng nghe đối tượng được TT- GDSK để:
 Thu nhận các thông tin chung để đánh giá khái quát kiến thức, thái độ
thực hành và các ý tưởng mới của đối tượng
 Tiếp nhận lại thông tin để biết nội dung truyển tải có được đầy đủ và
hiệu quả
 Có thêm nhiều ý tưởng để điều chỉnh quá trình TT-GDSK
 Khích lệ đối tượng tham gia tích cực hơn
 Thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối tượng
* Yêu cầu khi lắng nghe:
- Yên lặng khi bắt đầu lắng nghe
- Giúp người nói cảm thấy tự tin khi nói
- Nghe bằng cả mắt, bằng cử chỉ, dáng điệu để khích lệ người nói
- Nhìn thẳng vào mặt người nói với thể hiện thân thiện
- Không đột ngột ngắt lời người nói
- Không làm việc khác, nói chuyện với người khác, nhìn đi nơi khác khi nghe
- Kiên trì, không thể hiện sự sốt ruột, khó chịu khi nghe
- Đặt câu hỏi hoặc sử dụng các từ ngữ phụ họa hợp lý, đúng lúc
- Đề nghị những người khác cùng chú ý lắng nghe

6
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 13: Kỹ năng giải thích trong TT GDSK? Nêu ví dụ minh họa

- Kỹ năng giải thích: Làm cho đối tượng hiểu rõ về vấn đề và các thực hành
cần làm, có vai trò quan trọng để thuyết phục đối tượng tin và làm theo cán
bộ y tế. Yêu cầu với cán bộ:
 Nắm chắc vấn đề cần giải thích
 Giải thích đầy đủ, rõ ràng vấn đề
 Giải thích ngắn gọn súc tích
 Sử dụng từ ngữ dễ hiểu
 Sử dụng các ví dụ và tranh ảnh, tài liệu minh họa
 Giải thích tất cả mọi câu hỏi mà đối tượng đưa ra
 Thể hiện sự đồng cảm, kính trọng đối tượng
 Có thái độ kiên trì

Câu 15: Kể tên các phương pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp? Trình bày ưu
nhược điểm của phương pháp giáo dục trên vô tuyền truyền hình?
 Các phương pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp
- Đài phát thanh
- Vô tuyến truyền hình
- Video
- Tài liệu in ấn: Pano, áp phích, trang lật hay sách lât, tờ rơi (tờ bướm), bảng
tin
 Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục trên vô tuyền truyền
hình
a) Ưu điểm
 Các chương trình truyền hình ngày càng được phát triển
 Số lượng người sử dụng máy thu hình tăng lên
 Truyền hình trung ương có những ưu thế về sự phổ biến rộng, nhanh,
nhưng lại kém ưu thế so với đài truyền hình địa phương về ngôn ngữ,
thời gian phát sóng, sự phù hợp về văn hoá, phong tục tập quán v.v.
 Truyền hình thường được mọi người quan tâm chú ý vì ngoài ngôn ngữ
lời nói và chữ viết còn có các hình ảnh động gây được hứng thú và ấn
tượng sâu sắc cho người xem và có thể hướng dẫn được cả các thao
tác, kỹ thuật, qua đó đối tượng cũng có thể học được các kỹ năng

7
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

 Các nội dung giáo dục sức khỏe có thể truyền tải qua truyền hình bằng
nhiều hình thức rất phong phú như phóng sự, tin tức, hướng dẫn, chất
vấn, hỏi đáp truyền hình, câu lạc bộ, chương trình theo từng chuyền đề
sức khỏe.
 Nội dung giáo dục sức khỏe được chuyển tải một cách tự nhiên, hấp
dẫn và gây ấn tượng sâu sắc với nhiều đối tượng bằng các chương trình
phim truyện, tiểu phẩm, ca nhạc, múa rối, hội thi…
b) Nhược điểm
 Soạn thảo chương trình giáo dục sức khỏe qua vô tuyến truyền hình
cần phải có những người có kỹ năng nhất định, công phu và tốn kém
 Các đối tượng phải có các phương tiện là máy thu hình, điện thì mới
có thể tiếp cận được các nội dung giáo dục sức khỏe qua phương tiện
này. Chương trình giáo dục sức khỏe phát trên vô tuyến truyền hình
chủ yếu là quá trình cung cấp thông tin, thông điệp một chiều, việc điều
chỉnh, bổ sung, đánh giá hiệu quả thường khó khăn và chậm.
Câu 17: Các phương tiện GDSK- 4 phương tiện

 Lời nói: Đối thoại, loa đài, ti vi… Là công cụ được sử dụng
rộng rãi và có hiệu quả cao, có thể truyền tải nội dung một cách
linh hoạt
 Chữ viết: Báo chí, sách, tờ rơi, tạp chí, khẩu hiệu, biểu ngữ…
Có thể truyền tải thông tin rộng rãi cho nhiều người, sử dụng lại
và truyền tay giữa nhiều người nhưng phụ thuộc vào trình độ
văn hóa của đối tượng
 Thông qua thị giác: Tranh ảnh, pano, áp phích, bảng quảng cáo,
mô hình, triển lãm… Là công cụ minh họa các nội dung giúp
đối tượng dễ cảm nhận, nhớ lâu và hình dung vấn đề một cách
dễ dàng
 Nghe nhìn: Phim ảnh, video, kịch, múa… Là phương tiện phối
hợp các phương tiện trên, tác động đến cả thị và thính giác, gây
hứng thú sâu sắc với sự tham gia của nhiều người nhưng tốn
nhiều kinh phí

8
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 18: Nguyên lý cơ bản của đạo đức y học


1. Tôn trọng quyền tự chủ
* Quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân
* Bảo mật thông tin
* Cung cấp đủ thông tin cho bệnh nhân
* Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân
* Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân
* Trung thực, không lừa dối
* Tôn trọng quyền bệnh nhân, quyền từ chối điều trị
2. Lòng nhân ái
 Luôn đồng cảm với nỗi đau khổ của bệnh nhân
 Coi bệnh nhân như người thân của mình
 Cân nhắc mọi điều có lợi cho bệnh nhân
 Hạn chế tối đa tác hại
 Luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân
 Cân nhắc về khả năng kinh tế của bệnh nhân
3. Không làm việc có hại
 Bác sĩ phải cập nhật kiến thức và kĩ năng để đảm bảo chất lượng dịch vụ
 Không làm hại tới đời sống, sức khỏe của bệnh nhân
 Phải biết lợi ích và nguy cơ gây tai biến trước khi cung cấp bất kì một thăm
dò, trị liệu nào
 Có đầy đủ thông tin về những tác hại và lợi ích có thể ảnh hưởng đến việc
chăm sóc sức khỏe
 Bác sĩ cần thận trọng trước bất kì một trị liệu nào

9
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

4. Công bằng
* Công bằng là một tiêu chí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ phải thực
hiện:
* Công bằng trong chăm sóc y khoa không có nghĩa là mọi bệnh nhân phải được
chăm sóc giống nhau
* Công bằng trong chăm sóc y khoa quy định nhân viên y tế không được phân biệt
đối xử dù là người giàu, người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số...,không
được kì thị với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhạy cảm như
HIV/AIDS, giang mai, phong, lậu...
Câu 19: Trình bày 3 nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y sinh?
Tôn trọng con người
 Quyền tự quyết của đối tượng: Sự lựa chọn tự nguyện tham gia hoặc dừng
lại ở bất kì thời điểm nào của nghiên cứu. Họ được quyền biết đầy đủ thông
tin liên quan đến nghiên cứu mà họ tham gia, lợi ích cũng như rủi ro và
quyền yêu cầu giữ kín thông tin cá nhân
 Bảo vệ những đối tượng mà quyền tự quyết bị hạn chế, bao gồm: Trẻ em,
người bệnh không có khả năng tự quyết định, người có hoản cảnh đặc biệt
không dám tự đưa ra quyết định (nghèo khó, lệ thuộc, tù, hình phạt…)
Làm việc thiện và tránh gây tổn hại: Nhằm đưa ra các chuẩn mực để đảm
bảo rằng các nguy cơ trong nghiên cứu đã được cân nhắc kỹ lưỡng và giảm
thiểu tối đa các rủi ro. Để đạt được điều này thì thiết kế nghiên cứu phải đảm
bảo khoa học, hiệu lực và khả thi; nhà nghiên cứu phải nắm vững các vấn đề
liên quan
Công bằng: Trong phân bổ lợi ích và rủi ro với người tham gia, kể cả những
người thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Câu 21: Nội dung 12 điều Y đức cán bộ y tế cần phải ghi nhớ và làm theo?

1. Chăm sóc sức khỏe con người là nghề cao quý; phải có lương tâm và trách
nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức;
không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên

10
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

môn; sẵn sàng vượt mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc bảo về
sức khỏe
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn;
không sử dụng người bệnh làm thực nghiệm khi chưa được phép của Bộ Y
tế và người bệnh
3. Tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của nhân dân; tôn trọng những bí
mật của người bệnh; không phân biệt đối xử với người bệnh; không có thái
độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh; phải
trung thực khi thanh toán
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình, luôn có thái độ tận tình; trang
phục chỉnh tề để tạo niềm tin cho họ; phải giải thích bệnh tình cho họ hiểu
để hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và
nghĩa vụ của người bệnh; động viên người bệnh điều trị, tập luyện chóng
hồi phục; khi tiene lượng xấu cũng phải hết lòng chăm sóc đến cùng, đồng
thời thông báo cho gia đình
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời, không đùn đẩy
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lí,
không vì lợi ích cá nhân
7. Không rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các
diễn biến của người bệnh
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều
trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
9. Khi người bệnh tử vong phải thông cảm, chia buồn và hướng dẫn gia đình
làm các thủ tục cần thiết
10.Thật thà, đoàn kết, tôn trọng, học hỏi, giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp,
kính trọng các bậc thầy
11.Khi bản thân có thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm, không đổ lỗi
12.Hăng hái tham gia công tác TT-GDSK, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa
người ốm đau trong cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh,
giữ gìn môi trường

11
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 22: Nội dung cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y sinh?(10 nội dung)
1. Nghiên cứu y sinh trên con người phải tuân theo các nguyên tắc khoa học
và dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật một cách
đầy đủ và dựa trên các kiến thức thấu đáo từ các tài liệu khoa học
2. Thiết kế từng phép thử nghiệm trên con người phải được xây dựng và ghi
rõ trong đề cương nghiên cứu và được đánh giá bởi hội đồng độc lập
3. Nghiên cứu thử nghiệm phải được cấp phép bởi cán bộ có đủ trình độ khoa
học tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm
lâm sàng
4. Bất cứ nghiên cứu y sinh nào trên con người cũng cần được đánh giá cẩn
thận các nguy cơ có thể lường trước so với các lợi ích có thể đạt được cho
đối tượng nghiên cứu, đặt trên lợi ích của khoa học và xã hội, và các đối
tượng khác
5. Quyền của đối tượng nghiên cứu phải được đảm bảo toàn vẹn là luôn đặt
lên hàng đầu; bao gồm những dự phòng đảm bảo sự bí mật riêng tư, tác động
tối thiểu lên sự toàn vẹn về thể chất và tâm thần, nhân phẩm
6. Sự chính xác của các kết quả nghiên cứu phải được đảm bảo
7. Với bất cứ nghiên cứu nào trên con người, mỗi đối tượng dự kiến tham gia
đều phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, phương pháp, lợi ích và tác
hại có thể trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có thể gây ra
8. Khi lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu, bác sĩ phải đặc biệt thận trọng nếu
đối tượng trong tình trạng phụ thuộc vào bác sĩ; không được gây áp lực hoặc
đe dọa bắt buộc đối tượng tham gia
9. Trong trường hợp đối tượng thiếu năng lực hành vi, việc lấy thông tin và
phiếu chấp thuận phải thông qua người có trách nhiệm pháp lý phù hợp theo
luật pháp quốc gia
10.Các đối tượng tham gia được rút khỏi nghiên cứu bất kì lúc nào

12
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 28: Nhiệm vụ của2 thầy thuốc với người bệnh và với đồng nghiệp?

 Với người bệnh


 Luôn ghi nhớ trách nhiệm tôn trọng cuộc sống con người
 Hành động vì quyền lợi tốt nhất của BN khi chăm sóc y
tế
 Mang lại cho BN lòng trung thành và tất cả nguồn lực
thích hợp
 Tôn trọng quyền bảo mật cho BN, chỉ để lộ thông tin khi
BN đồng ý hoặc cần thiết để loại bỏ nguy hiểm cho BN
hay người khác
 Cung ứng chăm sóc cấp cứu như một trách nhiệm con
người trừ khi chắc chắn có người khác mong muốn và đủ
khả năng thực hiện
 Cần đảm bảo BN có đủ thông tin trong trường hợp làm
việc cho bên thứ ba
 Không được có quan hệ tình dục hoặc bất kì sự lạm dụng,
bóc lột nào với BN
 Với đồng nghiệp
 Ứng xử với đồng nghiệp theo cách mình mong muốn họ
đối xử lại
 Không can thiệp vào quan hệ thầy thuốc – người bệnh
của đồng nghiệp nhằm lôi kéo BN
 Khi cần thiết, bác sĩ cần liên hệ với đồng nghiệp để họ
tham gia vào chăm sóc BN, đảm bảo tôn trọng bí mật và
mở thông tin ở mức giới hạn

13
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 29: Kể tên các tiêu chí về đạo đức trong quan hệ bác sĩ với đồng nghiệp.
Theo anh chị tiêu chí nào là quan trọng nhất? Tại sao?

 Rèn luyện bản thân


 Thực hành đúng chuyên môn
 Đối xử công bằng
 Làm việc nhóm
 Phụ trách nhóm và các thành viên
 Chia sẻ thông tin
 Ủy quyền và chăm sóc BN
 Trung thực
 Hợp tác trong mọi cuộc điều tra
 Tham gia đào tạo
 Nghiên cứu khoa học
 Viết báo cáo, công bố và xuất bản các tài liệu, bằng chứng khoa
học

Câu 31: Nội dung của Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh
(1) Phàm người học (Đông Y) tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý
luận Nho học thì học Y mới dễ. Nên luôn luôn nghiên cứu các sách Y xưa, nay,
luôn phát huy biến hoá, thâu nhập được vào Tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên
ứng vào việc mà không phạm sai lầm .
(2) Khi đi thăm bệnh: cần kíp thì đến trước, chớ nên phân biệt giàu sang, nghèo
hèn .
(3) Khi đi thăm bệnh cho phụ nữ thì phải đứng đắn, phải có người nhà bên cạnh
mới bước vào phòng thăm bệnh.
(4) Phàm thầy thuốc phải ý thức lấy nghiệp vụ mình quan trọng không nên tự ý
cầu vui mà rời phòng bệnh, phòng khi có trường hợp cấp cứu đến thì xử trí mới
kịp thời .
(5) Gặp chứng bệnh nguy cấp, tuy hết lòng cứu chữa, nhưng phải nói rõ cho gia
đình người bệnh biết trước, có khi cần thì cho không cả thuốc.

14
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

(6) Phải chuẩn bị tốt thuốc men đầy đủ, giữ, bảo quản cẩn thận, để kịp thời tiện
dụng. Phải tôn trọng kinh điển, thận trọng không khinh xuất đưa ra những phương
thuốc bừa bãi để thử nghiệm .
(7) Với bạn đồng nghiệp phải khiêm tốn, hoà nhã, kính cẩn, với người lớn tuổi
thì kính trọng, với người giỏi thì coi như bậc thầy, với người kiêu ngạo thì nên
nhân nhượng, với người kém hơn mình thì dìu dắt họ .
(8) Với những người bệnh nghèo túng, mồ côi, goá bụa, hiếm hoi, những người
con thảo, vợ hiền nên chăm sóc đặc biệt, khi cần còn chu cấp giúp đỡ họ mới
đáng gọi là nhân thuật .
(9) Chữa bệnh cho ngươì khỏi bệnh rồi chớ có mưu cầu quà cáp … nghề y là
thanh cao, càng phải giữ khí tiết cho trong sạch.
 Người thầy thuốc chân chính cần có tám chữ:
• Nhân: biết quan tâm đến người khác
• Minh: sáng suốt
• Đức: đức độ
• Trí: thông minh
• Lượng: rộng lượng
• Thành: thành thật
• Khiêm: khiêm tốn
• Cần: chăm chỉ, chịu khó
 Người thầy thuốc chân chính cần tránh: Lười, Keo,Tham, Dối, Dốt, Ác,
Hẹp hòi, Thất đức

15
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Câu 33: Những nội dung cơ bản của Y đức, Những đặc điểm của nghề Y
Những nội dung cơ bản của Y đức
1. Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông, tôn trọng
danh dự và quyền con người.
2. Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật
trong tất cả các giao tiếp chuyên môn và báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc
thiếu tư cách, bất tài hay liên đới đến những vụ lừa đảo.
3. Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp, đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh
nhân.
4. Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp và các
nhân viên y tế khác, phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật
pháp cho phép.
5. Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng và trau dồi kiến thức khoa
học
6. Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) có quyền chọn lựa ai để
phục vụ, ai cần liên hệ và chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.
7. Người thầy thuốc phải tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng
và y tế công cộng.
8. Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình
đối với bệnh nhân là trên hết.
9. Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp
cận dịch vụ y khoa.

7 Đặc điểm của nghề y


- Tác động đến mọi người trong xã hội không kể giai cấp, địa vị, giàu nghèo…
trong mọi giai đoạn cuộc đời
- Người hành nghề nắm trong tay tính mạng BN nên dễ có nhiều cơ hội lạm
dụng quyền lực
- Biết nhiều bí mật về cuộc sống con người

16
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

- Dễ gây bệnh cho người khác


- Kỹ năng hành nghề không dễ kiểm soát
- Không có mẫu hình tốt duy nhất, đôi lúc khó diễn tả và dễ ngụy biện
- Chỉ có lương tâm và đồng nghiệp có thể kiểm soát đạo đức nghề nghiệp
-
Câu 34: Tóm tắt 12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế
Chăm sóc sức khỏe con người là nghề cao quý; phải có lương tâm và trách
nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức; không
ngừng học tập và tích cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn; sẵn sàng
vượt mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc bảo về sức khỏe
Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn; không
sử dụng người bệnh làm thực nghiệm khi chưa được phép của Bộ Y tế và người
bệnh
Tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của nhân dân; tôn trọng những bí mật
của người bệnh; không phân biệt đối xử với người bệnh; không có thái độ ban
ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh; phải trung thực khi
thanh toán
Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình, luôn có thái độ tận tình; trang phục
chỉnh tề để tạo niềm tin cho họ; phải giải thích bệnh tình cho họ hiểu để hợp tác
điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người
bệnh; động viên người bệnh điều trị, tập luyện chóng hồi phục; khi tiene lượng
xấu cũng phải hết lòng chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình
Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời, không đùn đẩy
Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lí, không
vì lợi ích cá nhân
Không rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn
biến của người bệnh
Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,
tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
Khi người bệnh tử vong phải thông cảm, chia buồn và hướng dẫn gia đình làm
các thủ tục cần thiết
17
Hà Thị Minh Anh-K7RHM

Thật thà, đoàn kết, tôn trọng, học hỏi, giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp, kính
trọng các bậc thầy
Khi bản thân có thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm, không đổ lỗi
Hăng hái tham gia công tác TT-GDSK, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa
người ốm đau trong cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn
môi trường

Khái niệm chung về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học:
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là các nguyên tắc, các chuẩn mực
đạo đức ápdụng trong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến đối tượng
nghiên cứu là con người. .
Do đặc điểm đặc biệt đối tượng nghiên cứu là con người, trong quá trình
tham gia nghiên cứu có thể xảy ra các nguy cơ rủi ro với đối tượng nghiên
cứu. Vì những lý do trên, các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu được
đặt ra, cần xem xét và đánh giá nhằm bảo vệ sự an toàn, sức khỏe và các
quyền của đối tượng nghiên cứu.

18

You might also like