You are on page 1of 52

GIẢI PHẪU – SINH LÝ

HỆ SINH DỤC
1. Giải phẫu - sinh lý hệ sinh dục nam
1.1 Vị trí, cấu tạo hệ thống sinh dục nam

Hệ thống sinh dục nam gồm 2 tuyến sinh dục

■Tinh hoàn: Ống sinh tinh, tế bào kẽ Leydig


( TB nội tiết )

■Bộ phận sinh dục phụ: đường dẫn tinh, tiền


liệt tuyến, túi tinh, dương vật
Bộ phận sinh dục phụ:
- Ống dẫn tinh: Từ mào tinh hoàn đổ vào túi tinh, dài 4 – 5 cm.

- Túi tinh: đoạn ống có cấu trúc gấp khúc ngoằn nghèo của đường dẫn tinh; nằm sau bàng
quang và trước trực tràng, hình quả lê.

- Ống phóng tinh:hợp lại bởi ống dẫn tinh và các túi tinh, qua TTL, đổ vào niệu đạo.

- Tuyến tiền liệt: Nằm dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo đoạn tiền liệt.

- Dương vật: Cơ quan niệu - sinh dục ngoài, dẫn nước tiểu và phóng tinh.
1.2 Chức năng của tinh hoàn
Bao gồm có chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết.
■Chức năng ngoại tiết: sản sinh tinh trùng.
■Chức năng nội tiết: bài tiết hoocmon sinh dục nam Testosteron.
1.2.1 Chức năng ngoại tiết
■ Từ tuổi dậy thì, các ống sinh
tinh có khả năng sản sinh tinh
trùng..
■ Cấu tạo tinh trùng: 3 phần (đầu,
cổ, đuôi.)
■ Thời gian sống: 1 tháng trong
đường dẫn tinh, 24h – 72h
trong tử cung, một vài giờ khi ở
môi trường ngoài.
1.2.2 Chức năng nội tiết
■ Hoocmon Testosteron được tế bào kẽ
Leydig sản xuất từ tuổi dậy thì.
■ Tác dụng của Testosteron:
- Thúc đẩy sự dậy thì ở trẻ trai
- Tăng tổng hợp Protein, phát triển sụn,
biến sụn thành xương.
1.3 Giao hợp và phóng tinh
■ Khi giao hợp, dưới tác dụng của thần
kinh, mạch máu trong giãn làm cương
cứng dương vật.
■ Hiện tượng phóng tinh: Túi tinh, ống
dẫn tinh co bóp mạnh, tinh trùng tinh
dịch dồn vào niệu đạo, theo niệu đạo
ra ngoài
■ Có khoảng 2-3 ml dinh dịch, 200 triệu
tinh trùng phóng ra mỗi lần giao hợp
■ Các biện pháp tránh thai
- Dùng bao dương vật
- Xuất tinh ngoài âm đạo
- Thắt ống dẫn tinh
2. Giải phẫu - Sinh lý sinh dục nữ
2.1 Vị trí cấu tạo
Hệ thống sinh dục nữ gồm:
+ 2 buồng trứng
+ 2 vòi trứng
+ tử cung
+ âm đạo, âm hộ.
Buồng trứng
■ Vị trí: Nằm áp và thành bên chậu hông
■ Kích thước: dài 2,5- 5cm, rộng 2cm, dày
1cm, nặng 4-8g.
■ Hình dạng: hình quả xoan, dẹt.
■ Tuổi dậy thì có khoảng 300.000 –
400.000 nang trứng, trong đó khoảng
400 nang trứng phát triển tới chín và
xuất noãn hàng tháng.
Tử cung
■ Vị trí: nằm trong tiểu khung
■ Kích thước: 6x4 cm ở phụ nữ chưa sinh
con.
■ Hình dạng: hình quả lê ngược
■ Cấu tạo:
- 2 phần: thân và cổ
- 3 lớp: vỏ ngoài, lớp cơ, lớp niêm
mạc (nơi trứng thụ tinh và phát triển)
■ Âm đạo: cấu tạo hình ống, nối tử cung với bên ngoài
■ Vòi trứng: Hai vòi trứng tiếp nối 2 sừng tử cung, phần ngoài loe ra
thành loa vòi, phủ lên buồng trứng, tạo điều kiện cho noãn di chuyển
vào vòi trứng gặp tinh trùng.
2.2 Chức năng của buồng trứng
2.2.1 Chức năng ngoại tiết

■ Đầu chu kỳ kinh nguyệt, có 6-12 nang trứng ở 2 buồng trứng phát triển
dưới tác dụng của FSH và LH
■ Giữa chu kỳ: nang phát triển nhanh sẽ chín, vỡ ra, noãn được giải phóng,
phần vỏ biến thành hoàng thể.
■ Đặc điểm của noãn:
- Thường chỉ có 01 noãn được xuất ra, cách ngày có kinh nguyệt 13-14
ngày.
- Thời gian sống: 12-24h.
2.2.2 Chức năng nội tiết
Buồng trứng bài tiết 2 hoocmon sinh dục nữ là Estrogen và Progestron.
Estrogen:
■Bài tiết bởi: lớp vỏ trong của nang trứng, hoàng thể, rau thai.
■Tác dụng:
-Xuất hiện và duy trì đặc tính giới tính nữ ở tuổi dậy thì
-Phát triển niêm mạc tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt
-Tăng lắng đọng muối calci ở xương.
Progestron
■Bài tiết bởi hoàng thể và rau thai
■Tác dụng:
-Phát triển niêm mạc tử cung,
-Kích thích tuyến niêm mạc tử cung bài tiết dịch có nhiều glycogen.
Tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh gắn và phát triển yên ổn
trong tử cung.
Thiếu Progestron là một trong những nguyên nhân sảy thai ở phụ nữ.
2.3 Chu kỳ kinh nguyệt
■ Kinh nguyệt là hiện tượng máu trong niêm mạc tử cung chảy ra
ngoài qua âm đạo. Sự chảy máu này xảy ra đều đặn hàng tháng, có
chu kỳ nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
■ Chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của sự biến đổi niêm mạc tử cung
một cách có chu kỳ, dưới tác động của hoocmon tuyến yên và
buồng trứng
■ Độ dài 1 chu kỳ tính từ ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ này đến
ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ sau.
- Niêm mạc tử cung trải qua 2 giai đoạn biến đổi: giai đoạn tăng sinh ( giai
đoạn Estrogen) và giai đoạn bài tiết (giai đoạn Progestron)

- Ở mỗi giai đoạn đều có sự biến đổi nồng độ hoocmon tuyến yên, dẫn đến
sự thay đổi ở buồng trứng, thay đổi estrogen và progestron.

- Niêm mạc tử cung được tái tạo (sau lần chảy máu của chu kỳ trước) tiếp
tục dày lên ở nửa đầu chu kỳ và kết thúc bằng hiện tượng thoái hóa (bong
niêm mạc tử cung) và chảy máu qua âm đạo ra ngoài
- Thời gian chảy máu mỗi chu kỳ khoàng 3-4 ngày.
2.4 Dậy thì và mãn kinh
2.4.1 Dậy thì

■ Do tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động, thể hiện bằng việc sinh giao
tử (xuất noãn và tinh trùng) và bài tiết hormon sinh dục.
■ Ở Việt Nam, tuổi dậy thì hoàn toàn của nữ khoảng 13-14 tuổi, nam
15-16 tuổi.
■ Mốc đánh dấu tuổi dậy thì hoàn toàn ở nữ là lần đầu tiên có kinh
nguyệt.
■ Bắt đầu có khả năng sinh sản.
2.4.2 Mãn kinh

■ Mãn kinh là hiện tượng mất kinh nguyệt một cách tự nhiên, vĩnh
viễn vào độ tuổi từ 45- 50 của người phụ nữ.
■ Do lượng Estrogen được bài tiết rất ít, người phụ nữ thường có
nhiều biến đổi về thể chất, tâm lý, chức năng sinh sản.
■ Một số biểu hiện: Mỡ tích nhiều ở ngực, bụng; da khô; tính tình
thay đổi, dễ cáu gắt, hay quên, cơ quan sinh dục teo, giao hợp đau
do dịch nhờn âm đạo ít. Dễ mắc một số bệnh như loãng xương, tim
mạch, rối loạn tâm thần, K vú và niêm mạc tử cung...
2.5 Thai nghén và sinh đẻ
2.5.1 Thụ thai và mang thai
- Sau khi giao hợp, nhờ sự di động
của tinh trùng, sự co bóp của tử cung
và vòi trứng, tinh trùng di chuyển
ngược từ âm đạo đến tử cung và vòi
trứng. Tinh trùng và trứng gặp nhau
ở 1/3 ngoài vòi trứng.
- Thụ tinh là hiện tượng phá vỡ vỏ
noãn và tinh trùng chui sâu vào noãn
bào.
■ Sau khi thụ tinh, trứng di chuyển vào buồng tử cung, gắn sâu vào
niêm mạc tử cung và phát triển thành phôi thai trong buồng tử
cung.
■ Thời gian phát triển của thai trong buồng tử cung vào khoảng 270-
290 ngày.
■ Trong thời gian này, thai hoàn toàn sống nhờ sự cung cấp chất
dinh dưỡng từ máu của mẹ .
■ Trong thời kỳ mang thai, rau thai bài tiết nhiều hormon nhằm
giúp cơ thể người mẹ thay đổi cho phù hợp với chức năng
mang thai, sổ thai và nuôi con.
■ Một trong số những hormon do rau thai bài tiết ra mà người
phụ nữ bình thường không có đó là bêta HCG. Sự có mặt của
bêta HCG trong máu hoặc nước tiểu người phụ nữ chứng tỏ
người đó có thai.
2.5.2 Sổ thai
Sổ thai là quá trình sinh đứa bé.
■Cuối thời kỳ mang thai, tử cung bắt đầu có những cơn co. Cơn co
thường xuất hiện ở đáy tử cung, truyền xuống thân tử cung, thai có
xu hướng được đẩy xuống cổ tử cung.
■Nhờ các cơn co mà thai và rau thai được đẩy ra ngoài
2.6 Bài tiết sữa
■ Tuyến vú bắt đầu phát triển ở tuổi dậy thì và phát triển mạnh hơn ở thời
kỳ mang thai.
■ Hormon Prolactin: tác dụng kích thích bài tiết sữa.
■ Hormon Oxytocin
■ Sau khi sinh nên cho con bú ngay, giúp kích thích vùng dưới đồi tiết
Oxytocin làm co hồi tử cung, tránh băng huyết sau đẻ.
■ Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho con.
■ Mỗi ngày lượng sữa mẹ được sản xuất là 1,5 lít => cần cung cấp đủ chất
dinh dưỡng cho bà mẹ.
2.7. Các biện pháp tránh thai

■ Thuốc tránh thai là thuốc can thiệp vào một trong 3 giai đoạn thụ
tinh, phân chia và di chuyển và buồng tử cung, phát triển phôi
trong buồng tử cung.
■ Có các biện pháp tránh thai tạm thời và tránh thai vĩnh viễn (triệt
sản)
2.7.1 Các biện pháp tránh thai tạm thời
Thuốc tránh thai dạng viên kết hợp
■Thành phần gồm Estrogen và Progestron
■Uống liên tục trong 21 ngày
■Hiệu quả tránh thai cao
■Lưu ý: Không dùng cho người có bệnh
gan, bệnh thận, bệnh tim mạch
Viên thuốc hôm sau (Thuốc tránh thai khẩn cấp)
■Thành phần Ethyl estrogen liều cao.
■Uống ngay trong 48h đầu sau giao hợp, uống liền trong 5 ngày.
■Thuốc được uống trong khi giao hợp không được bảo vệ.
Tránh giao hợp vào ngày không an toàn
■Thời gian “an toàn” là thời gian chắc
chắn không có hiện tượng xuất noãn
■Thường là một tuần trước ngày có kinh
nguyệt lần sau.
Dùng bao dương vật cho nam giới: biện pháp vừa có tác dụng tránh thai và
vừa tránh lây bệnh qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV/ AIDS, viêm
gan vius

Dùng dụng cụ tử cung cho nữ:


■Được gọi là «vòng tránh thai»
■Vòng được đưa vào buồng tử cung để ngăn cản quá trình gắn và phát triển
của phôi trong buồng tử cung.
■Biện pháp có hiệu quả và không gây phiền phức cho người sử dụng.
2.7.2 Biện pháp tránh thai vĩnh viễn

■ Thắt ống dẫn tinh và thắt ống dẫn trứng.

■ Bản chất là ngăn cản sự thụ tinh giữa noãn và tinh trùng

■ Biện pháp thực hiện đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe và
cuộc sống.

You might also like