You are on page 1of 59

GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ

HỆ THẦN KINH
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH
1. Chức năng của hệ thần kinh
➢ Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể,
giúp cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Hệ thần kinh tiếp nhận thông tin
từ các cơ quan cảm giác rồi tổng hợp, phân tích và đưa ra những phản ứng thích
hợp nhất. Hệ thần kinh thực hiện các chức năng sau:
✓ Chức năng cảm giác
✓ Chức năng phân tích tổng hợp
✓ Chức năng vận động
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH

CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH

Chức năng cảm giác Chức năng phân tích


Chức năng vận động
Các thụ thể cảm giác ở da và tổng hợp Các xung thần kinh từ não và
các cơ quan tiếp nhận các Não và tủy sống, tổng hợp các tủy sống được đến các cơ
kích thích bên ngoài và bên dữ liệu nhận được từ các phần quan đáp ứng (cơ và các
trong cơ thể tạo ra các xung của cơ thể, phân tích, xử lý và tuyến) để đưa ra những phản
động thần kinh truyền đến đưa ra các xung thần kinh trả ứng đáp ứng thích hợp nhất.
não và tủy sống. lời.
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH

Sơ đồ cấu tạo chung


của hệ thần kinh
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH
Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt - mô thần kinh. Mô thần kinh gồm:
• Các nơron thần kinh (Neurons)
• Các tế bào thần kinh đệm (Neuroglials):
+ Tế bào Schwann
+ Tế bào vệ tinh (Satellite cell)
+ Tế bào ít nhánh (oligodendrite)
+ Tế bào hình sao (astrocyte)
+ vi bào đệm (microglia)
+ Tế bào lót xoang não tủy
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH

Các loại tế bào thần kinh đệm


II. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH

1. Chức năng của nơron


• Nơron là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Chức năng của nơron là
cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
II. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH

2. Cấu tạo nơron


• Nơron là đơn vị cấu tạo
cơ bản của hệ thần kinh.
Mỗi nơron gồm các
phần sau:
✓ Thân nơron
✓ sợi trục (axon)
✓ Đuôi gai (dendrite)

Cấu tạo nơron


II. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH
➢ Thân nơron: gồm các thành phần cấu tạo của một tế bào như màng nguyên sinh chất, nhân và các
bào quan. Thân nơron có chứa 1 cấu trúc đặc biệt gọi là thể Nissl có màu xám. Thân là nơi tiếp
nhận và phát ra các xung động thần kinh. Trong hệ thần kinh thân nơron thường tập trung thành
chất xám nằm ở tủy sống, não và hạch thần kinh.
II. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH
➢ Sợi trục (axon):
- Là phần kéo dài của thân nơron, có hình sợi. Sợi trục tập
trung thành bó sợi tạo thành các dây thần kinh.
- Sợi trục gồm 2 loại:
+ Loại có bao myelin
+ Loại không có bao myelin. Khoảng cách giữa 2
đoạn myelin là eo Ranvier.
- Tận cùng của sợi trục chia thành nhiều nhánh nhỏ, cuối
mỗi nhánh có chỗ phình ra gọi là cúc tận cùng. Đây là bộ
phận nơron tham gia cấu tạo một cấu trúc đặc biệt gọi là
synap.
- Chức năng của sợi trục là truyền xung thần kinh
➢ Sợi nhánh (dendrite):
- là phần tỏa ra từ thân nơron, đây là 1 phần của màng thân nơron biệt hóa thành.
- Sợi nhánh làm nhiệm vụ tiếp nhận xung thần kinh.
II. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH

3. Các loại nơron thần kinh


• Dựa vào chức năng nơron được chia thành 3
loại:
✓ Nơron cảm giác (sensory neuron): có thân
nằm ngoài trung ương thần kinh, dẫn xung thần
kinh về thần kinh trung ương.
✓ Nơron trung gian (interneuron): nằm trong
trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng
tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc giữa các
nơron.
✓ Nơron vận động (motor neuron): có thân
nằm trong trung ương thần kinh (hoặc hạch
thần kinh), dẫn các xung li tâm từ não và tủy
sống đến các cơ quan đáp ứng.
II. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH

Nơron cảm giác Nơron trung gian Nơron vận động


III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

1. Synap
➢ Synap hay còn gọi là khớp thần kinh, đó là nơi tiếp xúc giữa 2 nơron với nhau hoặc
giữa nơron với tế bào cơ quan mà nơron chi phối.
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

➢ Cấu tạo Synap: gồm 3 phần - màng trước synap, khe synap và màng sau
synap

màng trước synap

khe synap
màng sau synap
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

• Màng trước synap chính là cúc tận cùng của nơron, trong cúc tận cùng có chứa các túi nhỏ gọi là
túi synap, bên trong túi chứa chất hóa học đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền xung
động thần kinh đi qua synap gọi là chất trung gian hóa học (chemical mediator) hoặc là chất dẫn
truyền thần kinh.

+ Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 40 chất trung gian hóa học. Trong đó, một số chất thường gặp là:
Acetylcholin, Epinephrin, Norepinephrin, Glutamat, GABA (Gamma aminobutyric acid).

• Khe synap là khoảng hở giữa phần trước và phần sau synap, tại đây có chứa các enzym đặc hiệu
có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua synap.

• Phần sau synap là màng của thân nơron (synap thần kinh - thần kinh) hoặc là màng của tế bào cơ
quan (synap thần kinh - cơ quan).

- Trên màng sau synap có một cấu trúc đặc biệt đóng vai trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi là
thụ thể (receptor).
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

➢ Phân loại synap:

• Về mặt cấu trúc synap được chia làm:

- Synap thần kinh - thần kinh: chỗ nối giữa 2 nơron với nhau

- Synap thần kinh - cơ quan: chỗ nối giữa nơron với tế bào cơ quan

• Về mặt cơ chế dẫn truyền, synap cũng được chia làm:

- Synap điện: dẫn truyền bằng cơ chế điện học

- Synap hóa: dẫn truyền bằng cơ chế hoá học thông qua chất trung gian hóa
học (loại này chiếm đa số trong hệ thần kinh).
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP
2. Điện thế nơron – xung thần kinh
❖ Điện thế nghỉ
• Điện thế nghỉ (điện thế tĩnh) – là dòng điện xuất hiện do sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên
màng tế bào khi tế bào ở trạng thái tĩnh (không bị kích thích).
• Điện thế nghỉ được hình thành do các
nguyên nhân sau:

+ Sự phân bố không đồng đều giữa các ion


trong và ngoài màng tb, trong đó chủ yếu là
Na+, và K+

+ Sự có mặt của các ion có kích thước lớn


bên trong tế bào: các aa, các protein… mang
điện tích âm không thể thấm qua màng được
nên cũng góp phần làm tăng điện tích âm
bên trong tế bào. Nồng độ các ion trong và ngoài màng tb ở trạng thái nghỉ
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

điện thế nghỉ (điện thế tĩnh)


III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP
❖ Điện thế hoạt động – là điện thế xuất hiện khi có một kích thích đủ ngưỡng tác
động lên màng tế bào.

Đồ thị điện thế hoạt động


III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP
➢ Các giai đoạn hình thành điện thế động:
✓ Giai đoạn khử cực: Ở trạng thái tĩnh tất cả các kênh Na+ và K+ có cổng đều đóng. Khi tế bào bị kích
thích cổng kênh ion Na+ mở ra → tính thấm của màng đối với Na+ tăng lên → Na+ khuếch tán từ
ngoài vào trong màng làm trung hòa điện tích âm ở bên trong → xảy ra quá trình khử cực (hiệu điện
thế giữa 2 bên màng đạt đến giá trị 0 mV)
✓ Giai đoạn đảo cực: Các ion Na+ mang điện dương vẫn tiếp tục đi vào bên trong tế bào, dẫn đến
quá trình đảo cực (bên trong tế bào tích điện dương so với bên ngoài tế bào). Khi điện thế màng đạt
đến khoảng +35mV kênh Na+ đóng lại và kênh K+ bắt đầu mở ra.
✓ Giai đoạn tái phân cực: Cổng của kênh K+ mở rộng, K+ khuyếch tán từ trong tế bào ra bên ngoài
→ Khôi phục điện thế nghỉ ban đầu.
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

➢ Cơ chế lan truyền điện thế động trên sợi trục


• Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện. Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích
thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. Cách lan truyền và tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần
kinh không có bao myelin và trên sợi thần kinh có bao myelin là khác nhau.

+ Trên sợi thần kinh không có bao myelin: điện thế động được dẫn truyền một cách liên tục, tốc độ dẫn
truyền chậm.

+ Trên sợi thần kinh có bao myelin: Điện thế động được dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Renvier này đến
eo Ranvier khác, tốc độ dẫn truyền nhanh.
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

Sự dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh không có myelin: xung thần kinh được dẫn truyền một cách liên tục
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

Sự dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh có myelin: được dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Renvier này
đến eo Ranvier khác
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

➢ Quy luật dẫn truyền điện thế hoạt động


+ Quy luật dẫn truyền 2 chiều: hưng phấn tại 1 điểm trên sợi thần kinh được dẫn truyền
theo 2 hướng khác nhau, nhưng hưng phấn chỉ dẫn truyền một chiều từ nơron này sang
nơron khác bởi vì synap chỉ truyền 1 chiều từ màng trước sang màng sau.
+ Quy luật dẫn truyền riêng biệt: Trong một dây thần kinh có đến hằng trăm sợi, nhưng
mỗi sợi đều có võ Schwann và vỏ myelin riêng biệt nên hưng phấn chỉ dẫn truyền trong
từng sợi riêng biệt.
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP
3. Cơ chế dẫn truyền qua synap
• Xung thần kinh được dẫn truyền qua synap theo 2 cơ chế:
✓ Cơ chế vật lý: xung thần kinh dưới dạng dòng điện muốn truyền từ màng trước qua
màng sau phải vượt qua được điện trở của khe synap và điện trở của 2 màng. Do
đó dòng điện phải có cường độ nhất định, đó chính là ngưỡng kích thích.
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP
✓ Cơ chế hóa học: xung thần kinh được dẫn truyền nhờ các chất dẫn truyền thần kinh (chất trung
gian hóa học).
• Khi có xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng thì màng trước synap bị khử cực (chuyển sang điện thế
động)
• Sự khử cực làm các kênh Ca2+ mở ra và Ca2+ từ ngoài sẽ đi vào bên trong cúc tận cùng.
• Dưới tác dụng của Ca2+, các túi synap sẽ vỡ ra giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
• Các chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán qua khe synap và đến gắn vào các receptor ở màng sau.
• Sự liên kết chất dẫn truyền thần kinh với thụ thể màng sau synap gây ra các đáp ứng khác nhau ở màng sau
synap, cụ thể là làm thay đổi tính thấm của màng sau synap đối với các ion khác nhau (Na+, K+ và Cl- ) dẫn đến
thay đổi điện thế màng synap theo 1 trong 2 hướng sau đây:
▪ Chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế động (do tính thấm của màng đối với Na+ tăng lên làm Na+ đi vào
bên trong tế bào). Trong trường hợp này sự dẫn truyền qua synap có tác dụng kích thích phần sau synap.
▪ Làm tăng điện thế nghỉ: do tính thấm của màng đối với K+ và Cl- tăng lên, K+ đi ra ngoài còn Cl- đi vào bên
trong. Trường hợp này sự dẫn truyền qua synap có tác dụng ức chế.
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

1. Khi có xung động thần kinh truyền đến cúc


tận cùng thì màng trước synap bị khử cực.
2. Sự khử cực làm các kênh Ca2+ mở ra và
Ca2+ từ ngoài sẽ đi vào bên trong cúc tận
cùng.
3. Dưới tác dụng của Ca2+, các túi synap sẽ
vỡ ra giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
4. Các chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán
qua khe synap và đến gắn vào các thụ thể
(receptor) ở màng sau synap.
5. Sự liên kết chất dẫn truyền thần kinh với
thụ thể màng sau synap gây ra các đáp ứng
khác nhau ở màng sau synap.
Dẫn truyền xung thần kinh qua synap
III. SYNAP VÀ SỰ DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA SYNAP

Dẫn truyền xung thần kinh qua synap


IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Hệ thần kinh trung ương bao gồm:


• NÃO
Não
• TỦY SỐNG

Tủy sống
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

1. Cấu tạo và chức năng sinh lý tủy sống


❖ Cấu tạo
• Tủy sống là phần dưới cùng của hệ thần
kinh trung ương, nằm trong cột sống.
➢ Hình thể bên ngoài: Tủy sống có dạng
hình trụ hơi dẹt theo chiều trước sau dài
khoảng 45cm.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

➢ Cấu tạo hình thể trong: chất xám (có hình chữ

H) ở trong, chất trắng ở ngoài.


• Chất xám: là nơi tâp trung những thân nơron.
Cấu tạo gồm 2 sừng trước, 2 sừng sau và sừng
bên:
+ Sừng trước (sừng vận động): To và phình ra do Sừng sau

thân của nơron thần kinh vận động tạo nên. Sừng
trước nối với 2 rễ trước là rễ vận động.
+ Sừng sau (sừng cảm giác): Hẹp và dài. Sừng sau
nối với 2 rễ sau – là rễ cảm giác.
+ Sừng bên: Nằm ở giữa sừng trước và sừng sau
chứa nơron thần kinh thực vật (nhưng chỉ có từ đốt Sừng trước
sống ngực I đến đốt sống thắt lưng II). Sừng bên là
trung khu thần kinh thực vật.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
• Chất trắng nằm ở bên ngoài chất xám. Chất trắng gồm các đường dẫn truyền đi lên (có chức năng dẫn truyền
xung động thần kinh đi lên não) và các đường dẫn truyền đi xuống (có chức năng dẫn truyền xung động thần
kinh từ não đi xuống).

Các đường dẫn truyền hưng phấn từ tủy sống lên não và từ não xuống
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

❖ Chức năng sinh lý của tủy sống


• Tủy sống có 2 chức năng chính:
✓ Tủy sống chi phối nhiều phản xạ quan trọng, những phản xạ đó gọi là phản xạ tủy.
✓ dẫn truyền hưng phấn: tủy sống có chức năng dẫn truyền hưng phấn lên não và dẫn
truyền lệnh vận động từ não xuống thông qua các bó dẫn truyền nằm trong các ở cột trên,
cột bên và cột dưới của chất trắng.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
2. Cấu tạo và chức năng sinh lý của não
• Não – là phần trung ương thần kinh nằm trong xoang sọ não. Não là trung tâm
kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể.
• Não gồm các phần sau:
✓ Thân não
✓ Tiểu não
✓ Não trung gian
✓ Đại não
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
2.1. Thân não
• Thân não bao gồm: hành tủy, cầu não và não giữa. Thân não đảm nhiệm nhiều chức năng
quan trọng.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
❖ Hành tủy (hành não):
• Hành tủy dài khoảng 30cm, là phần dưới cùng của thân não và tiếp giáp với tủy sống. Nhân của các
đôi dây thần kinh số V, IX, X, XI và XII nằm ở hành tủy.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

• Chức năng của hành tủy: 3 chức năng chính


+ Chức năng điều khiển: hành tủy là trung khu điều khiển các phản xạ mang tính sống còn của cơ thể:
❑ Trung khu hô hấp – điều hòa các phản xạ trong hoạt động hô hấp
❑ Trung khu tim và vận mạch – từ hành tủy phát ra dây số X, phát nhánh đến tim nó cùng với các sợi giao cảm
tử tủy sống đến điều khiển hoạt động của tim và co giãn mạch.
❑ Trung khi tiêu hóa – điều hòa các phản xạ tiêu hóa: Phản xạ bài tiết dịch tiêu hóa, phản xạ nhai, nuốt, nôn…
❑ Trung khu điều khiển phản xạ ho, hắt hơi
❑ Trung khu điều khiển phản xạ giác mạc
+ Chức năng dẫn truyền: Hành tủy là trạm của tất cả các đường dẫn truyền từ tủy lên não và từ não xuống. Ngoài
ra, hành não còn dẫn truyền một số đường vận động và cảm giác khác:
❑ Dẫn truyền cảm giác từ vùng đầu mặt và từ các nội tạng trong xoang ngực, bụng.
❑ Dẫn truyền vận động theo các dây thần kinh não
+ Chức năng điều hòa trương lực cơ:
Hành não có chứa 1 nhân xám, gọi là nhân tiền đình có chức năng làm tăng trương lực cơ.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

❖Cầu não: nằm trên hành tủy. Nhân của dây thần kinh số V, VI, VII, VIII, IX nằm ở
cầu não. Ở cầu não có trung khu ngủ và trung khu hô hấp (trung khu hô hấp ở cầu
não phối hợp với trung khu ở hấp ở hành tủy để giúp kiểm soát hoạt động hô hấp.

❖Não giữa: là vùng nhỏ nhất của thân não, nằm trên cầu não và gồm nhân của đôi
dây thần kinh sọ não số III, IV, V.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

2.2. Tiểu não


➢ Cấu tạo tiểu não:
• Tiểu não có cấu tạo gồm: thùy nhộng nằm ở giữa và 2 thùy bên (2
bán cầu tiểu não).
• Mỗi bán cầu tiểu não có 1 lớp chất xám bao bọc bên ngoài gọi là vỏ
tiểu não, bên trong là chất trắng chứa 1 số nhân xám quan trọng.
• Tiểu não liên hệ với các phần khác của hệ thần kinh qua các bó sợi
chạy trong 3 đôi cuống:
+ Đôi cuống trên nối với đại não
+ Đôi cuống giữa nối với cầu não
+ Đôi cuống dưới nối với hành tủy
➢ Chức năng của tiểu não:
+ Điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể
+ Điều hòa các động tác tự động
+ điều hòa các động tác chủ động
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

2.3. Não trung gian


• Não trung gian là phần nằm giữa thân não
và đại não. Não trung gian gồm:
✓ Đồi thị (thalamus)
✓ Vùng sau đồi (subthalamus)
✓ Vùng trên đồi (epithalamus)
✓ vùng dưới đồi (hypothalamus)
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Vùng dưới đồi:


+ là một tập hợp nhiều nhân xám (khoảng 40 nhân) và dây thần kinh. Các nơron vùng
dưới đồi chia làm 2 loại: nơron có chức năng dẫn truyền và nơron có chức năng bài
tiết.
Chức năng vùng dưới đồi:
+ Vùng dưới đồi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống nội tiết vì nó
điều hòa quá trình tiết của các hormone tuyến yên → đóng vai trò như cầu nối trung
gian giữa hệ tk và hệ nội tiết để thống nhất chúng thành một hệ thống điều khiển chung
đối với cơ thể.
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

+ chức năng thực vật: vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ tk thực vật
- Phía trước: trung khu phó giao cảm
- Phía sau: trung khu giao cảm
+ Chức năng điều nhiệt:
- Phía trước vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng
- Phía sau vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh
+ Chức năng dinh dưỡng: Vùng dưới đồi có các trung tâm có liên quan đến ăn uống
- Trung tâm no
- Trung tâm khát
+…
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

2.4. Đại não


• Ðại não là phần lớn nhất của não có khối lượng khoảng 1200-1400g. Đại não là một mạng lưới liên kết các
nơron, bao gồm các thân tế bào và các sợi trục dẫn truyền các xung động tới phần khác của hệ thần kinh.
• Đại não gồm 2 bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi rãnh gian bán cầu.
• Mỗi bán cầu đại não có một lớp chất xám dày 2-4 mm bao xung quanh gọi là vỏ não.

• Vỏ não được chia làm 4 thùy chính:


✓ thùy trán
✓ thùy đỉnh
✓ thùy chẩm
✓ thùy thái dương
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Các vùng chức năng của vỏ não


V. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN

• Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm:


+ Các sợi thần kinh:
✓ 12 đôi dây sọ não
✓ 31 đôi dây tủy sống
+ Các hạch thần kinh (các thân
nơron nằm ngoài trung ương thần
kinh)
V. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
❖Các dây thần kinh sọ não

Có 12 đôi dây thần kinh


sọ não được quy ước
theo số la mã (I → XII).
V. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN

s – sensory
(cảm giác)

m – motor
(vận động)

Bảng tổng hợp 12 đôi dây thần kinh sọ não


V. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN

❖Các dây thần kinh tủy sống:


• Ở người có 31 đôi dây thần kinh tủy sống. Các dây tk tủy sống được phân
chia thành các nhóm khác nhau như: dây tủy sống cổ, dây tủy sống ngực,
dây tủy sống hông, dây tủy sống cùng, dây tủy sống cụt.
• Nhiều dây thần kinh tủy sống chứa các sợi cảm giác hoặc sợi vận động. Tuy
nhiên có 1 số dây tk tủy sống là dây hỗn hợp chứa cả 2 loại sợi, đó là sợi
cảm giác mang xung động từ các thụ thể đến tủy sống và sợi vận động mang
xung động từ tủy sống đến các cơ quan đáp ứng.
• Mỗi một dây tủy sống đảm nhiệm 1 vùng nhất định trong cơ thể
V. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN

31 đôi dây thần kinh tủy sống ở người


VI. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

HỆ THẦN KINH (VỀ MẶT CHỨC NĂNG)

HỆ THẦN KINH ĐỘNG VẬT HỆ THẦN KINH THỰC VẬT


(HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG) (HỆ TK SINH DƯỠNG, HỆ KT TỰ ĐỘNG)

Thực hiện chức năng cảm Thực hiện chức năng điều hòa hoạt động
giác và vận động, điều khiển của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch
hoạt động của các cơ vân. máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh
dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ
thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng
này được thực hiện một cách tự động.
VI. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

• Hệ thần kinh thực vật


được chia làm 2 phần:
✓ Hệ giao cảm
✓ Hệ phó giao cảm
(Hầu hết các nội quan đều
được phân bố bởi cả hai sợi
giao cảm và phó giao cảm với
chức năng đối lập nhau. Nếu
hệ giao cảm kích thích một
cơ quan thì hệ phó giao cảm
thường ức chế cơ quan đó và
ngược lại.)
VI. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
➢ Cấu tạo hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Hệ TK giao cảm Hệ TK phó giao cảm

Nằm ở các nhân xám sừng bên tủy Nằm ở các nhân xám não
Trung ương sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy giữa, hành não và đoạn cùng
thắt lưng III) tủy sống

Hạch thần kinh hạch nằm gần trung ương TK, xa Hạch nằm gần cơ quan chi
Ngoại (nơi chuyển cơ quan chi phối. phối, xa trung ương TK
biên tiếp nơron)

Sợi trước hạch ngắn Sợi trước hạch dài


Sợi thần kinh Sợi sau hạch dài Sợi sau hạch ngắn
VI. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

Hệ phó giao cảm Hệ giao cảm

Chức năng của hệ thần kinh thực vật


VI. HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
➢ Chức năng của tạo của hệ tk giao cảm và phó giao cảm

Cơ quan tác Hệ TK giao cảm Hệ TK phó giao cảm


động
Phổi Giãn phế quản và ức chế sự tiết Co phế quản và kích thích sự
của tuyến nhày tiết của chất nhày
Tim Tăng nhịp đập và cường độ co Giảm nhịp đập
Mạch máu Co phần lớn các mạch, giãn các Co các mạch của ống tiêu hóa
mạch đến tim và cơ xương
Ruột Giảm nhu động Tăng nhu động
Tuyến nước Giảm tiết Tăng tiết
bọt
Đồng tử Giãn co
Tuyến thượng Kích thích sự tiết hormon Không gây tác dụng
thận
VII. PHẢN XẠ

➢ Định nghĩa phản xạ:


Phản xạ là hoạt động cơ bản của hệ thần kinh, đó là những đáp ứng của cơ thể đối
với các kích thích thông qua hệ thần kinh.
➢ Cung phản xạ tủy
Cung phản xạ là cơ sở giải phẫu của phản xạ, đó là đường đi của xung động thần
kinh từ bộ phận nhận cảm đến cơ quan đáp ứng.
VII. PHẢN XẠ

• Một cung phản xạ gồm có 5 bộ phận: (1) cơ quan thụ cảm, (2) nơron hướng tâm,
(3) trung ương thần kinh, (4) nơron ly tâm, (5) cơ quan đáp ứng

CUNG PHẢN XẠ

(3) trung (4) nơron ly


(1) cơ quan thụ (2) nơron ương thần tâm
(dẫn tryền (5) cơ quan
hướng tâm kinh
cảm xung thần đáp ứng
(dẫn truyền xung (phân tích và
kinh vận động (hoạt động để
(tiếp nhận kích thần kinh từ cơ xử lý thông tin
từ trung ương trả lời kích
quan thụ cảm cảm giác, phát
thích và phát ra thần kinh đến thích)
đến trung ương đi xung thần
xung thần kinh) thần kinh) kinh vận động) cơ quan đáp
ứng)
VII. PHẢN XẠ

Sơ đồ cấu tạo cung phản xạ


VII. PHẢN XẠ

➢ Phản xạ không điều kiện – là các phản xạ bẩm sinh, sinh ra đã có, không cần phải
học tập. Phản xạ không điều kiện được di truyền, mang tính chất của loài, tương đối
ổn đinh trong suốt đời sống cá thể.
➢ Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong quá trình sống, là
kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
VII. PHẢN XẠ

PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN


Bẩm sinh Được hình thành trong quá trình sống
Bền vững Không bền vững, dể bị mất di nếu
không được duy trì
Có tính chất di truyền Không di truyền
Số lượng hạn chế Số lượng không có hạn
Cung phản xạ đơn giản Cung phản xạ phức tạp, có đường
liên hệ tạm thời
Trung khu thần kinh: trụ não, tủy Trung khi thần kinh: vỏ não
sống

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

You might also like