You are on page 1of 79

GIẢI PHẪU - SINH LÝ

HỆ THẦN KINH

Ths. Hồ Thị Thạch Thúy


1
Nội dung

1. Đại cương hệ thần kinh


2. Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
3. Tủy sống
4. Não
5. Thần kinh ngoại biên

2
Đại cương hệ thần kinh

Vai trò hệ thần kinh


• Tiếp nhận các thông tin từ ngoài tới hoặc từ trong ra.
• Xử lý thông tin
• Điều phối cơ quan - môi trường trong cơ thể.
Phân loại
• Hệ thần kinh trung ương gồm não bộ, tủy sống.
• Hệ thần kinh ngoại biên phần n ằ m ngo à i h ộ p sọ và ống
xương sống gồm các dây thần kinh: 31 đôi thần kinh sống, 12
đôi thần kinh sọ, và phần ngoại vi hệ thần kinh thực vật.
Hệ thần kinh
• hàng chục tỷ neuron thần kinh, tế bào được biệt hóa cao độ.
• chức năng kích thích, dẫn truyền, dinh dưỡng của hệ thần
kinh. 3
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh

• Đặc điểm cấu tạo


• Các loại neuron
• Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi
trục
• Qu á tr ì nh d ẫ n truy ề n xung đ ộ ng th ầ n kinh qua
synapse

4
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
• Neuron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần
kinh.
• Thành phần chính là thân, sợi trục và sợi nhánh (sợi
gai).
Thân neuron
• Trong thân có chứa một nhân, bào tương.
• Thân neuron có chứa nhiều RNA tạo thành các thể
Nissl có màu xám nên thân có màu xám, có vai trò
tổng hợp protein.

5
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo

6
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Sợi gai (sợi nhánh)
• Là những mỏm bào tương ngắn, phân nhánh, ở gần
thân neuron.
Sợi trục
• Là một mỏm bào tương dài, phần cuối chia thành
các nhánh tận cùng, đầu nhánh tận cùng phình to
gọi là cúc tận cùng chứa chất truyền đạt thần kinh và
ty thể (tổng hợp chất truyền đạt thần kinh).
• Có 2 loại sợi trục là sợi có myelin và sợi không có
myelin. Bao myelin bị khuyết từng quãng, chỗ khuyết
đó gọi là eo Ranvier.

7
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Synapse
• Nơi tiếp xúc neuron - neuron hoặc neuron - tế bào cơ quan
• Vai trò: dẫn truyền xung động thần kinh (một chiều)

8
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Synapse
• Phần trước: là cúc tận cùng của neuron, chứa chất trung gian
h ó a h ọ c nh ư acetylcholine, epinephrine, norepinephrin,
glutamate, GABA (Gamma amino butyric acid)…, toàn bộ hệ
thần kinh có khoảng 40 chất
• Khe: là khoảng hở giữa phần trước và phần sau synapse,
chứa enzym phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa
dẫn truyền qua synapse.
• Phần sau: là màng neuron hoặc màng tế bào cơ quan, có một
cấu trúc đặc biệt vai trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi
là thụ thể (receptor).

9
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Các loại neuron
• Neuron cảm giác dẫn truyền thông tin cảm giác từ bộ phận
thụ cảm về não và tủy sống.
• Neuron liên hợp (neuron trung gian) xử lý, lưu giữ thông tin
cảm giác và đưa ra quyết định đáp ứng thích hợp.
• Neuron vận động truyền thông tin vận động từ não và tủy
sống đến các bộ phận đáp ứng ở ngoại vi, cụ thể là sợi cơ và
các tế bào tuyến.

10
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Các loại neuron

11
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Sợi thần kinh
• Tính hưng phấn: thu nhận kích thích để đáp ứng
• Tính dẫn truyền: dẫn xung động thần kinh từ sợi trục
đến cơ qua đáp ứng. Dẫn truyền xung động thần
kinh là dẫn truyền điện thế hoạt động.

12
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Đặc điểm
• Khi điện thế hoạt động được tạo ra sẽ lan tỏa ra toàn bộ
màng. Quy luật “tất cả hoặc không”.
• Ở sợi trục xung động được dẫn truyền theo cả 2 chiều.
• Tốc độ dẫn truyền trên sợi trục có đường kính to nhanh hơn
sợi trục có đường kính nhỏ.
• Sự dẫn truyền xung động trên sợi trục có myelin nhanh hơn
sợi không có myelin, do xung động nhảy cách qua các eo
ranvier.

13
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Đặc điểm
• Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung động
xuất hiện trên sợi thần kinh càng cao.
• Trong một bó sợi trục thì xung động được dẫn truyền
riêng trong từng sợi mà không lan tỏa ra các sợi lân
cận, thông tin thần kinh được dẫn truyền chính xác
đến nơi nó cần đến.
• Dẫn truyền xung động chỉ xảy ra trên sợi trục còn
nguyên vẹn.

14
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse
Sự giải phóng chất truyền đạt thần kinh
(TĐTK)
• Khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận
cùng, kênh Ca2+ mở ra, Ca2+ và Na+ vào
cúc tận cùng.
• Ca2+ gắn vào các phân tử protein ở mặt
trong màng gây vỡ các b ọ c nh ỏ , gi ải
ph ó ng ch ấ t T Đ TK ra khe synapse r ồi
đến màng sau synapse.
• Một số chất truyền đạt thần kinh như
acetylcholin, noradrenalin, dopamin,
GABA, serotonin, glycin, endorphin,
vasopressin, encephalin, chất P, gastrin,
neurotensin...

15
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse

16
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse
T á c d ụ ng c ủ a ch ấ t truy ề n đ ạ t th ầ n kinh l ê n neuron sau
synapse
• Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor kích thích ở màng
sau synapse.
 Gây khử cực màng, mở kênh Na+, Na+ đi vào làm điện thế
màng tăng lên.
 Xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau synapse gây tác
dụng kích thích (tế bào cơ gây co cơ, tế bào tuyến gây bài
tiết)

17
Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse
T á c d ụ ng c ủ a ch ấ t truy ề n đ ạ t th ầ n kinh l ê n neuron sau
synapse
• Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor ức chế ở màng
sau synapse.
 Làm mở kênh K+ và Cl-, K+ đi ra khỏi tế bào, Cl- vào trong tế
bào.
 Điện thế màng càng âm hơn gọi là hiện tượng ưu phân cực
màng.
 Màng sau synapse bị ức chế, chất dẫn truyền có tác dụng ức
chế synapse.

18
Tủy sống

• Đặc điểm cấu tạo của tủy sống


• Chức năng của tủy sống.

19
Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống
• Tủy sống nằm trong ống xương sống.
• Phía trên tiếp nối với hành não ở ngang đốt sống cổ 1.
• Phía dưới tận cùng ở ngang đốt sống thắt lưng 2.
• Tủy sống dài khoảng 45 cm, bên ngoài có màng tủy bao bọc.
• Tủy sống có 31 đốt, đặt tên tương ứng với đốt xương sống,
nhưng tủy sống ngắn hơn cột sống.
• Cắt ngang tủy sống có 2 phần: chất xám ở trong, chất trắng ở
ngoài.

20
Tủy sống

21
Tủy sống

22
Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống

23
Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống
Chất xám (nằm trong)
• Hình chữ H, được tạo bởi các thân neuron và các sợi không
có bao myelin
• 2 sừng trước có các sợi vận động đi ra tạo nên rễ trước của
dây thần kinh tủy
• 2 sừng sau gồm các neuron chuyển tiếp cảm giác, tiếp nhận
các sợi cảm giác của rễ sau dây thần kinh tủy sống.
• 2 sừng bên ở giữa sừng trước và sừng sau, đoạn từ tủy sống
ngực 1 tới thắt lưng 3, phần chất xám hơi phình to ra. Ở sừng
bên có các neuron của hệ thần kinh giao cảm.

24
Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống

25
Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống
Chất trắng (nằm ngoài)
• Gồm các sợi thần kinh có bao myelin bó lại với nhau
• Dẫn truyền cảm giác từ cơ quan cảm thụ qua rễ sau thần kinh
sống vào tủy sống rồi lên não.
• Dẫn truyền vận động từ não xuống tủy sống rồi chui qua lỗ
tủy ra ngoài qua rễ trước tủy sống.
• Đường dẫn truyền liên hợp giữa các nhân vận động và cảm
giác của các đoạn tủy khác nhau

26
Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống
Các dây thần kinh sống
• Có 31 đôi dây thần kinh sống
• Mỗi dây cấu tạo bởi 2 rễ, tách ra
từ 2 sừng trước và sau của tủy.
• Rễ sau có chỗ phình hình xoan gọi
là hạch gai
• Hai rễ chập lại (ở ngoài hạch gai)
rồi chui qua lỗ ghép giữa các đốt
sống tương ứng ra ngoài.

27
Tủy sống
Chức năng của tủy sống
• Chức năng dẫn truyền cảm giác đi lên
• Chức năng dẫn truyền vận động đi xuống
• Chức năng phản xạ
Chức năng dẫn truyền cảm giác đi lên
• Đường dẫn truyền cảm giác xúc giác, nóng lạnh, đau...
• Các đường dẫn truyền cảm giác đều bắt chéo sang bên đối
diện (ở tủy sống hoặc hành não), nên cảm giác của nửa cơ
thể bên này được dẫn truyền lên vỏ não của bán cầu đại não
bên kia.

28
Tủy sống
Chức năng của tủy sống
Chức năng dẫn truyền vận động đi xuống
• Đường tháp dẫn truyền thông tin chi phối vận động tùy ý.
• Đường ngoại tháp chi phối những vận động không tùy ý.
Chức năng phản xạ, cung phản xạ
• Bộ phận nhận cảm: da, gân, niêm mạc.
• Sợi thần kinh truyền vào: sợi cảm giác của tủy sống qua rễ
sau
• Trung ương thần kinh: chất xám của tủy sống
• Sợi thần kinh truyền ra: sợi vận động từ rễ trước
• Cơ quan đáp ứng: cơ, tuyến.

29
Tủy sống
Chức năng của tủy sống

30
Tủy sống
Chức năng của tủy sống

31
Não

• Hành - cầu não (medulla - pons)


• Trung não, não giữa (mesencephalon, midbrain)
• Cấu tạo lưới
• Não trung gian, gian não (diencephalon)
• Tiểu não (cerebellum)
• Đại não (brain)

32
Não

• Bốn phần chính là thân não, tiểu não, gian não và


đại não.
• Thân não liên tiếp tủy sống, gồm hành não, cầu não
và trung não.
• Ở sau thân não là tiểu não.
• Gian não nằm ở trên trung não, giữa hai bán cầu đại
não.

33
Não

4
3
2
1

34
Não
Hành - cầu não (medulla - pons)
Đặc điểm hình thái và cấu tạo
• Hành não là phần thần kinh phình to ra, nằm trên tủy
sống trong hộp sọ.
• Cầu não nằm ngay trên hành não
• Hành não và cầu não nằm trên đường đi của mọi
dẫn truyền đi lên và đi xuống giữa tủy sống và não.

35
Não
Hành - cầu não (medulla - pons)

Trung não

Cầu não

Hành não
36
Não
Hành - cầu não (medulla - pons)
Chức năng của hành - cầu não
• Chức năng dẫn truyền
• Trung tâm của các phản xạ
• Hành não tham gia điều hòa trương lực cơ

37
Não
Hành - cầu não (medulla - pons)
Chức năng dẫn truyền
• Hành - cầu não có các đường cảm giác đi lên và vận
động đi xuống như ở tủy sống.
• Có thêm các bó dẫn truyền cảm giác vùng đầu, mặt,
cảm giác tạng trong lồng ngực và ổ bụng
• Là nơi xuất phát của những neuron vận động nhãn
cầu, bài tiết các tuyến tiêu hóa, chi phối hoạt động
cơ trơn tiêu hóa và cơ vân vùng đầu, mặt.

38
Não
Hành - cầu não (medulla - pons)
Trung tâm của các phản xạ
• Phản xạ điều hòa hô hấp (nhịp thở)
• Phản xạ điều hòa tim mạch (có nhân dây X giảm
hoạt động tim và có trung tâm điều hòa vận mạch)
• Phản xạ về tiêu hóa (nhai, nuốt, nôn...)
• Phản xạ bảo vệ thuộc về hô hấp (ho, hắt hơi)
• Phản xạ giác mạc (phản xạ chớp mắt, tiết nước mắt)

39
Não
Hành - cầu não (medulla - pons)
Hành não tham gia điều hòa trương lực cơ
• Hành não có nhân tiền đình làm tăng trương lực cơ.
• Não giữa có nhân đỏ làm giảm trương lực cơ.
• Hai nhân này phối hợp nhau điều hòa trương lực cơ.
• Hành não tham gia hình thành các phản xạ tư thế và
chỉnh thế, giữ thăng bằng.

40
Não
Trung não, não giữa (mesencephalon, midbrain)
Đặc điểm hình thái và cấu tạo
• Nằm trên cầu não.
• Gồm cuống não và các củ não sinh tư.
• Cuống não có một nhân xám quan trọng là nhân đỏ

41
Não
Trung não, não giữa (mesencephalon, midbrain)
Chức năng của não giữa
• Chức năng dẫn truyền
• Chức năng của củ não sinh tư
• Chức năng của nhân đỏ

42
Não
Trung não, não giữa (mesencephalon, midbrain)
Chức năng dẫn truyền
• Não giữa có các đường đi lên và đi xuống như ở tủy sống
• Có thêm đường dẫn truyền thính giác từ tai trong qua não giữa lên
vỏ não thùy thái dương.
Chức năng của củ não sinh tư
• Củ não sinh tư trước là trung tâm của các phản xạ định hướng với
ánh sáng như máy mắt, lay tròng mắt
• Củ não sinh tư sau là trung tâm của các phản xạ định hướng với
âm thanh như vểnh tai, quay đầu về phía có tiếng động.
Chức năng của nhân đỏ
• Giảm trương lực cơ.
• Phối hợp với tiền đình ở hành não điều hòa trương lực cơ.
• Cùng với các cấu trúc thần kinh khác tham gia hình thành phản xạ
tư thế và chỉnh thế.
43
Thân não Giải phẫu Sinh lý
Hành não • phần thần kinh • chức năng dẫn truyền
phình to ra, nằm • trung tâm của các phản xạ
trên tủy sống • hành não tham gia điều hòa
trong hộp sọ. trương lực cơ

Cầu não • ngay trên hành • chức năng dẫn truyền


não • trung tâm của các phản xạ.

Trung não • nằm trên cầu • đường dẫn truyền thính giác
não • trung tâm của các phản xạ định
• gồm cuống não hướng với ánh sáng, âm thanh
và các củ não • giảm trương lực cơ, điều hòa
sinh tư. trương lực cơ 44
Não
Cấu tạo lưới
Đặc điểm hình thái chức năng
• Cấu trúc nằm ở thân não và gian não
• Do các thân, sợi trục và đuôi gai của các neuron có
kích thước và hình dáng khác nhau tạo ra.

45
Não
Cấu tạo lưới
Chức năng cấu tạo lưới
• Nhóm nhân lưới ở gian não: tăng cường trương lực
cơ và phản xạ tủy, kích thích tăng phản xạ tủy và co

• Nhóm nhân lưới ở hành cầu não trước: giảm trương
lực cơ và phản xạ tủy, kích thích giảm phản xạ tủy
và giãn cơ
• Nhóm nhân lưới ở hành cầu não giữa: hoạt hóa vỏ
não, phá cấu tạo lưới ở vùng này con vật ngủ liên
miên, kích thích con vật luôn thức tỉnh.
• Tham gia hình thành hành vi, thái độ xử trí và biểu
hiện xúc cảm.
46
Não
Não trung gian, gian não (diencephalon)
• đồi thị (thalamus)
• vùng dưới đồi (hypothalamus)

47
Não
Não trung gian, gian não (diencephalon)
Đồi thị (thalamus) đặc điểm hình thái
• Phần lớn nhất của não trung gian, hình xoan, đè lên củ não
sinh tư, và nằm hai bên não thất III.
Chức năng của đồi thị
• Trung khu thu nhận mọi cảm giác (chặng dừng của đường
cảm giác trước khi lên não).
• Làm giảm cường độ kích thích có hại và tăng cường kích
thích có lợi cho vỏ não.
• Đồi thị tổn thương gây rối loạn cảm giác bên đối diện:
 Giảm năng đồi thị (mất cảm giác nửa người, thất điều)
 Tăng năng đồi thị (chứng đau dữ dội như vò xé, đau lan tỏa,
đau tự phát và có cảm giác buốt lạnh)

48
Não
Não trung gian, gian não (diencephalon)
Vùng dưới đồi (hypothalamus) đặc điểm hình thái
• Đè lên cuống đại não và nằm dưới đồi thị, cùng đồi thị tạo
thành bên của não thất III
Chức năng của vùng dưới đồi
• Chức năng thực vật
• Chức năng điều hòa hoạt động nội tiết
• Chức năng chống bài niệu
• Chức năng chuyển hóa
• Chức năng điều nhiệt
• Chức năng dinh dưỡng
• Chức năng khác
49
Não
Não trung gian, gian não (diencephalon)
Chức năng của vùng dưới đồi
• Chức năng thực vật: trung tâm của hệ thần kinh thực vật, nửa
sau là trung tâm cấp cao của hệ giao cảm, nửa trước của hệ
phó giao cảm.
• Chức năng điều hòa hoạt động nội tiết: các neuron vùng dưới
đồi tổng hợp và bài tiết hormon, gồm hormon giải phóng RH
và ức chế IH.
• Chức năng chống bài niệu: tiết ADH (vasopressin) tăng tái
hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, ở nồng độ cao làm
co mạch, tăng huyết áp. Tổn thương vùng này gây bệnh đái
tháo nhạt (tiểu nhiều, nước tiểu có tỷ trọng thấp)

50
Não
Não trung gian, gian não (diencephalon)
Chức năng của vùng dưới đồi
• Chức năng chuyển hóa: nhóm nhân giữa là trung tâm chuyển
hóa glucid, nhân củ xám là trung tâm chuyển hóa lipid và là
trung tâm khát.
• Chức năng điều nhiệt: nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm
chống nóng, nửa sau chống lạnh.
• Chức năng dinh dưỡng: nhân bụng giữa là trung tâm no, phá
trung tâm này trên động vật làm động vật ăn rất nhiều, tăng
trọng nhanh.
• Chức năng khác: vùng dưới đồi liên quan đến trạng thái thức
ngủ, xúc cảm, hành vi.

51
Gian não Giải phẫu Sinh lý
đồi thị • Phần lớn nhất • Trung khu thu nhận mọi cảm
của não trung giác
gian, hình xoan, • Làm giảm cường độ kích thích
đè lên củ não có hại và tăng cường kích thích
sinh tư, và nằm có lợi cho vỏ não.
hai bên não thất
III.

vùng dưới đồi • Đè lên cuống • Chức năng thực vật


đại não và nằm • Điều hòa hoạt động nội tiết
dưới đồi thị, cùng • Chống bài niệu
đồi thị tạo thành
bên của não thất • Chuyển hóa
III • Điều nhiệt
• Dinh dưỡng, chức năng khác
52
Não
Tiểu não (cerebellum)
Đặc điểm hình thái, cấu tạo
• Nằm kề bên trục não - tủy, sau thân não.
• Cắt ngang tiểu não thấy chất xám nằm ở vỏ tiểu não
và các nhân xám, chất trắng nằm ở trong.
• Ph ầ n v ỏ c ó nhi ề u khe, r ã nh chia ti ể u n ã o th ành
nhiều thùy, tiểu thùy.
• Chia tiểu não thành nguyên tiểu não, tiểu não cổ và
tiểu não mới.

53
Não
Tiểu não (cerebellum)

X
X X

54
Não
Tiểu não (cerebellum)
Chức năng của tiểu não
• Chức năng dẫn truyền: các bó sợi thần kinh đi từ tủy sống
đến tiểu não (các bó cảm giác), từ vỏ não đến tiểu não (bó
vận động) và có các bó đi ra khỏi tiểu não (các bó vận động)
• Chức năng của nguyên tiểu não: giữ thăng bằng cho cơ thể
• Chức năng của tiểu não cổ: điều hòa trương lực cơ, giảm
trương lực cơ cùng bên, tham gia hình thành các phản xạ tư
thế và chỉnh thế.
• Chức năng của tiểu não mới: điều hòa trương lực cơ, tăng
trương lực cơ cùng bên, điều hòa, phối hợp các động tác tùy
ý phức tạp.

55
Não
Tiểu não (cerebellum)
Tóm tắt chức năng của tiểu não
• Tiểu não có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể, điều hòa
trương lực cơ và điều hòa các động tác của nửa người cùng
bên.
• Tổn thương tiểu não giảm trương lực cơ, cử động sai tầm,
sai hướng, cử động loạn nhịp, lúc nhanh lúc chậm, lay tròng
mắt, mất thăng bằng, đi lảo đảo, rối loạn phát âm, nói khó.

56
Tiểu não Giải phẫu Sinh lý
• Nằm kề bên trục • Giữ thăng bằng cho cơ thể
não - tủy, sau • Điều hòa trương lực cơ,
thân não. • Tham gia hình thành các phản
• Chia tiểu não xạ tư thế và chỉnh thế.
thành nguyên tiểu • Điều hòa, phối hợp các động
não, tiểu não cổ tác tùy ý phức tạp.
và tiểu não mới.

57
Não
Đại não (Brain)

58
Não
Đại não (Brain)
1. Thùy trán
2. Thùy đỉnh 2
3. Thùy chẩm 1
4. Thùy thái dương
3

59
Não
Đại não (Brain)
Đặc điểm hình thái, cấu tạo
• Đại não còn gọi là vỏ não (cerebral cortex) chiếm đa số thể
tích của hộp sọ với 85% khối lượng của não.
• Đại não có cấu tạo chất xám ở ngoài và chất trắng bên trong
• Vỏ não là lớp chất xám, bao quanh hai bán cầu đại não.
• Tren vỏ não có những rảnh và nếp chia vỏ não thành các hồi
và thùy. Khe chia bán cầu đại não ra 6 thùy (trán, đỉnh, chẩm,
thái dương, đảo, viền trai), rãnh mỗi thùy chia thùy ra nhiều
hồi (trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
• Tế bào vỏ não chia thành ba loại: tế bào cảm giác và giác
quan, tế bào vận động và tế bào trung gian.

60
Não
Đại não (Brain)
Đặc điểm hình thái, cấu tạo
• Đại não còn gọi là vỏ não (cerebral cortex) chiếm đa số thể
tích của hộp sọ với 85% khối lượng của não.
• Đại não có cấu tạo chất xám ở ngoài và chất trắng bên trong
• Vỏ não là lớp chất xám, bao quanh hai bán cầu đại não.
• Trên vỏ não có những rảnh và nếp chia vỏ não thành các hồi
và thùy. Khe chia bán cầu đại não ra 6 thùy (trán, đỉnh, chẩm,
thái dương, đảo, viền trai), rãnh mỗi thùy chia thùy ra nhiều
hồi (trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
• Tế bào vỏ não chia thành ba loại: tế bào cảm giác và giác
quan, tế bào vận động và tế bào trung gian.

61
Não
Đại não (Brain)
Đặc điểm hình thái, cấu tạo
• Chất xám
 Phủ mặt ngoài bán cầu đại não, chỉ huy sự thống nhất của cơ
thể và là trung tâm của ý thức, trí nhớ, giác quan, mọi cử
động tùy ý…
 Trong bán cầu đại não, chỉ huy các vận động tự động (các
vận động đã thành thói quen)
• Chất trắng: Các bó sợi thần kinh của hai bán cầu
• Não thất bên (ventriculus lateralis): Có hai não thất bên ở hai
bán cầu đại não thông với não thất III

62
Não
Đại não (Brain)
Chức năng
• Trung tâm của nhiều chức năng thần kinh quan trọng
 Vận động : thùy trán
 Cảm giác : thùy đỉnh
 Giác quan : thị giác (thùy chẩm), thính giác (thùy thái dương),
khứu giác (thùy thái dương), vị giác (đầu trước thùy thái
dương).
 Thực vật.
 Hoạt động thần kinh cao cấp: tư duy, tình cảm...

63
Não
Đại não (Brain)
Quy luật
• Quy luật bắt chéo: bán cầu não bên này chi phối vận
động và cảm giác của nửa thân bên kia.
• Quy luật ưu thế: những cơ quan nào vận động nhiều
và cảm giác tinh tế thì chiếm vùng vỏ não rộng hơn
• Quy luật lộn ngược: vùng vỏ não phía trên chi phối
vận động và cảm giác của các bộ phận dưới cơ thể
và ngược lại

64
Não bộ

Thân não Gian não Tiểu não Đại não

−Hành não −Đồi thị − Nguyên tiểu não −Hai bán cầu
−Cầu não −Vùng dưới − Tiểu não cổ −Não thất bên
−Trung não đồi − Tiểu não mới.

Chức năng thực vật


Dẫn truyền Hoạt động nội tiết Giữ thăng Trung tâm vận
Chống bài niệu bằng động, cảm giác,
Phản xạ
Chuyển hóa Điều hòa
Điều hòa trương giác quan, thực
Điều nhiệt trương lực cơ
lực cơ vật, TK cao cấp…
Dinh dưỡng, khác 65
Thần kinh ngoại biên

• Dây thần kinh sọ não


• Dây thần kinh sống
• Hạch thần kinh

66
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh sọ não
• Tách ra từ não có 12 đôi (từ I-XII)
• Chia 3 loại
 Vận động (II, IV, VI, XI, XII).
 Cảm giác (I, II, VIII).
 Hỗn hợp ( V, VII, VII´, IX, X).
• Chức năng thực vật – phó giao cảm (III, VII, VII´, IX,
X)

67
Dây Nguồn Chức năng
I Khứu giác Cảm nhận mùi
II Võng mạc thị giác Nhìn
III Từ nhân dây III, vào ổ mắt tới Đưa mắt vào trong
vận động các cơ ở mắt Dây vận nhãn
IV Từ nhân dây IV, vận động cơ Đưa mắt lên trên và vào
chéo to mắt trong
Cầu não Dây tam thoa Nhận cảm giác vùng trán, mi
- Nhánh mắt mắt, nhãn cầu, tuyến lệ và
niêm mạc mũi
Nhận cảm giác vùng thái
V - Nhánh hàm trên dương, gò má, môi trên,
xương và răng hàm trên
- Nhánh hàm dưới Vận động cơ nhai, cảm giác
da, xương, răng và niêm
mạc vùng hàm dưới 68
Dây Nguồn Chức năng
VI Hành não - cầu não Vận động cơ ngoài đưa
Dây vận nhãn ngoài mắt liếc ra ngoài
Cầu – não: gồm 2 dây Vận động các cơ bám da
- VII ở mặt và cổ
VII - VII’ Tiết dịch các tuyến dưới
Dây mặt lưỡi, dưới hàm và nhận
cảm giác vị giác ở 2/3
trước lưỡi

VIII −Dây ốc tai: ốc tai − Điều hòa thăng bằng


−Dây tiền đình: tiền đình, − Nghe
ống bán khuyên Dây thính giác
69
Dây Nguồn Chức năng
IX Hành não − Vị giác
Dây thiệt hầu − Cùng dây X chi phối cảm
giác và vận động vùng
hầu
X Hành não − Nội tạng ở cổ, ngực, bụng.
Thần kinh phế vị − Thần kinh thực vật (phó
giao cảm)
XI Hành não, tủy cổ Vận động cơ
Dây gai
XII Hành não Vận động cơ lưỡi và một vài
Dây hạ thiệt cơ cổ
70
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh sống
• 31 đôi dây thần kinh sống
 8 dây đốt cổ (C1- 7)
 12 dây đốt ngực (T1-12)
 5 dây đốt thắt lưng (L1- 5)
 5 dây đốt cùng (S1- 4)
 1 dây đốt cụt
• Mỗi dây có 2 rễ tách từ 2 sừng trước và sau của tủy
 Rễ trước vận động
 Rễ sau cảm giác (có hạch gai - chỗ phình hình xoan nằm
ngang)
• Hai rễ chập lại (ngoài hạch gai) chui qua lỗ ghép giữa các
đốt sống ra ngoài

71
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh sống

72
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh sống

73
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh sống

74
Thần kinh ngoại biên
Nguồn Chức năng
(Chi phối vận động, cảm giác…)

Dây C1-5 Mắt, mồ hôi, nước bọt, tóc, mạch máu


(đầu cổ, cánh tay)
thần
T1-4 Tim, phổi
kinh
T5-9 Dạ dày, tá tràng, tụy, gan, thận,tủy
sống
thượng thận
T10-11 Dạ dày, tá tràng
T12, L1-3 Ruột, trực tràng, mật, sinh dục ngoài

L4-5, S1-3 Mồ hôi, tóc, mạch máu chân tay


S4-5 Mồ hôi, tóc, mạch máu vùng chậu 75
Thần kinh ngoại biên
Hạch thần kinh
• Hạch giao cảm: một số sợi thần kinh sọ và tủy phải đi qua các để
tới bộ phận tác động
 Hạch cạnh sống
 Hạch trước sống, trước tạng, gần tạng
Từ hạch giao cảm có neuron phát xuất những sợi trục tới bộ phận
tác động:

Sợi TKGC Thân Sợi trục


1. Tiền hạch TKTW Hạch giao cảm

2. Hậu hạch Hạch giao cảm Cơ, tuyến


• Hạch gai
 Rễ sau tủy sống
 Nằm ngay trong hạch giao cảm tương ứng 76
77
Thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh Dây thần kinh Hạch thần


sọ não sống kinh

12 đôi (I-XII) 31 đôi (8 cổ,12 Hạch giao cảm


ngực, 5 lưng, 5 Hạch gai
cùng, 1 cụt)
Chất dẫn truyền: acetylcholin, nor-adrenalin. 78
79

You might also like