You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA Y
BỘ MÔN GIẢI PHẪU

HỆ THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG

1
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.1 Chức năng của hệ thần kinh
1.2 Phân chia hệ thần kinh
1.3 Chất xám và chất trắng
2. HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
2.1 Não: đoan não, gian não, trung não, trám não
2.2 Tủy gai

2
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.1 Chức năng của hệ thần kinh
• Hệ thần kinh là cơ quan cao cấp nhất, chỉ
huy, cai quản và điều hòa mọi hoạt động
của cơ thể.
- Điều hòa và thống nhất hoạt động của các
cơ quan bên trong cơ thể với nhau, cùng với
hệ nội tiết giữ vững sự hằng định nội môi.
- Thu nhận các kích thích từ bên ngoài, đưa ra
các đáp ứng thích hợp, thích nghi với những
thay đổi của môi trường.
3
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.1 Chức năng của hệ thần kinh

• Não bộ gồm khoảng 100 nghìn tỷ nơron, tủy


gai chứa khoảng 100 triệu nơron.
• Dây thần kinh: là những bó gồm hàng trăm
đến hàng nghìn sợi trục của các nơron, kết
hợp mô liên kết và các mạch máu.
• Các hạch thần kinh: là các mô nhỏ chứa
thân tế bào thần kinh ngoại biên, nằm ở
bên ngoài não và tủy.

4
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.1 Chức năng của hệ thần kinh
• Các nơron có 3 phần cấu tạo chính: 1 thân tế
bào, các sợi nhánh và một sợi trục.
- Thân tế bào có một nhân, bao quanh bởi bào
tương.
- Các sợi nhánh: tiếp nhận xung động thần kinh đi
vào thân nơron, thường ngắn, thon nhỏ dần và
phân chia thành nhiều nhánh.
- Sợi trục: dẫn truyền xung động thần kinh đi ra từ
thân nơron, tận cùng sợi trục tiếp xúc với nơron
khác hoặc tế bào hiệu ứng.
5
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.1 Chức năng của hệ thần kinh
• Cơ chế hoạt động của hệ thần kinh là một
hoạt động phản xạ:
- Các cơ quan cảm thụ tiếp nhận kích thích,
truyền lên hệ thần kinh trung ương (não và
tủy), qua các dây thần kinh cảm giác và giác
quan.
- Hệ thần kinh trung ương tổng hợp, đưa ra
phản ứng thích hợp, truyền đến các cơ quan
hiệu ứng qua các dây thần kinh vận động
hay tiết dịch.
6
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.2 Phân chia hệ thần kinh
• Về mặt giải phẫu, chia làm
2 phần:
- Hệ thần kinh trung ương:
gồm não và tủy gai
- Hệ thần kinh ngoại biên:
gồm các dây thần kinh sọ
xuất phát từ não và các
dây thần kinh sống xuất
phát từ tủy gai

7
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.2 Phân chia hệ thần kinh

Đoan não
Gian não
NÃO
Trung não
Trám não
Lỗ lớn
xương chẩm

Tủy gai

8
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.2 Phân chia hệ thần kinh
• Về mặt chức năng, được chia làm 2 phần:
- Hệ hay phần thần kinh thân thể: hoạt động theo ý
muốn
- Hệ hay phần thần kinh tự chủ: chi phối hoạt động
của các tạng, cơ trơn và tuyến, hoạt động không
theo ý muốn. Chia làm 2 phần:
+ Thần kinh giao cảm
+ Thần kinh đối giao cảm
Hoạt động đối lập nhau

9
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.3 Chất xám và chất trắng
• Trên một lát cắt phẫu tích não và tủy gai, ta thấy một
số vùng trắng bóng và một vùng có màu xám:
- Chất trắng: tập hợp các sợi trục có myelin của nhiều
nơron.
- Chất xám: là nơi chứa các thân nơron, các sợi nhánh,
sợi trục không có myelin, các tận cùng sợi trục và các
tế bào thần kinh đệm.

10
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ THẦN KINH
1.3 Chất xám và chất trắng

Chất xám

Chất trắng
2. TỦY GAI
2.1 Vị trí

• Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống.


• Ở trên, liên tiếp với hành não, bắt đầu từ bờ trên
đốt sống C1
• Ở dưới, tận hết ngang mức bờ trên L2 (bờ dưới L1)
• Trục đường trung gian thông thương giữa não với
thần kinh ngoại biên, chi phối chi trên, chi dưới, cổ
và thân mình.
• Tủy gai là nơi phản xạ nhanh nhất, đáp ứng tự động
với những biến đổi của môi trường.
• Tổn thương tủy gai  liệt các cơ vận động theo ý
muốn các phần tương ứng, mất cảm giác thân thể. 12
2. TỦY GAI
2.1 Vị trí
Lỗ lớn
xương chẩm

Tủy gai

L1 – L2

Đuôi ngựa

13
3. TỦY GAI
3.1 Vị trí:

• Tủy gai được bảo vệ bởi cột sống, các màng tủy và
dịch não tủy
• Màng tủy gai có 3 lớp chính:
- Màng tủy cứng: đi từ lỗ lớn đến đốt sống cùng 2.
Giữa màng tủy cứng và ống sống là khoang ngoài
màng cứng.
- Ở giữa là màng nhện
- Trong là màng mềm: chứa nhiều mạch máu nên còn
gọi là màng nuôi. Giữa màng mềm và màng nhện là
khoang dưới nhện.
14
2. TỦY GAI
2.1 Vị trí

TM đốt sống
Màng cứng Khoang ngoài màng
cứng
Khoang
dưới nhện

Màng mềm

15
L4

L5

Chọc dò dịch não tủy


2. TỦY GAI
2.2 Hình thể ngoài: Phần cổ
• Hình trụ dài, màu trắng xám, dài
45cm ở nam, 42-43cm ở nữ, chiếm
2/3 trên của ống sống, chia làm 4
phần: Phần ngực
+ Phần cổ 8 đôi dây tk cổ
+ Phần ngực 12 đôi dây tk ngực
+ Phần thắt lưng 5 đôi dây tk thắt lưng Phần TL
+ Phần nón tủy là phần tận cùng 5 đôi Nón tủy
dây cùng và 1 đôi dây cụt
• Hai phần tủy cổ và thắt lưng phình
ra tạo thành phình cổ và phình Đuôi ngựa
thắt lưng (tương ứng nơi xuất phát
các rễ thuộc ĐRCT và ĐR thắt lưng
cùng).
• Ở dưới phình thắt lưng thu hẹp lại 18
2. TỦY GAI
2.2 Hình thể ngoài
• Mặt ngoài Tủy gai được chia làm hai nửa đều nhau phải và trái bởi:
- Khe giữa ở trước: sâu, có màng nuôi lách vào
- Rãnh giữa ở sau có chứa mach máu và một nếp gấp của màng tủy
mềm
• Mỗi nửa chia thành ba thừng: thừng trước, thừng bên, thừng sau
• Giữa thừng sau và bên là Rãnh bên sau,
Rãnh giữa
Rãnh bên sau

Rãnh bên trước


Khe giữa 19
2. TỦY GAI
2.2 Hình thể ngoài
• Các rãnh bên trước và rãnh bên sau chia mỗi nửa tủy gai ra làm
3 cột dọc kéo dài, gọi là thừng tủy gai
• Từ trước ra sau: thừng trước, thừng bên và thừng sau
• Thừng sau ở đoạn tủy cổ và ngực trên có rãnh trung gian sau
chia thừng sau làm 2 phần nhỏ hơn, tương ứng với bó thon ở
trong và bó chêm ở ngoài.
Thừng sau

Thừng bên

Thừng trước 20
2. TỦY GAI
2.2 Hình thể ngoài
• Tủy gai được chia làm
31 đoạn, tương ứng
với nơi tách ra của các
rễ thần kinh sống:
- 8 đoạn cổ
- 12 đoạn ngực
- 5 đoạn thắt lưng
- 5 đoạn cùng
- 1 đoạn cụt.

21
2. TỦY GAI
2.3 Hình thể trong
• Chất xám ở trong, hình con bướm hay chữ H
• Chất trắng ở ngoài, bao quanh chất xám, gồm các sợi trục có
myelin của các nơron cảm giác, vận động và trung gian
• Ở giữa là ống trung tâm: đầu trên thông với não thất IV.

22
2. TỦY GAI
2.3 Hình thể trong
• Chất xám: trên thiết đồ cắt ngang, mỗi bên chia làm 3 vùng,
gọi là các sừng chất xám
- Sừng trước: sừng vận động, tập trung các thân tế bào của
nơron vận động thân thể, từ đó tách ra các sợi đi ra rễ trước
của dây thần kinh sống
- Sừng sau: sừng cảm giác, chứa các nhân cảm giác thân thể và
nội tạng, là nơi tiếp nhận các sợi đi vào từ rễ sau
- Sừng bên: hiện diện từ đốt tủy C8 đến L3, có cột nhân trung
gian bên của thần kinh giao cảm
- Ở các đoạn tủy cùng S2, 3, 4 có cột nhân tự chủ thuộc thần
kinh đối giao cảm.

23
2. TỦY GAI
2.3 Hình thể trong

Sừng sau

Sừng bên

Sừng trước

Ống trung tâm

24
2. TỦY GAI
2.3 Hình thể trong
Chất trắng:
• Gồm 2 nửa
• Mỗi nửa 3 thừng: trước, bên và
sau
• Chất trắng chứa các bó và các dải
sợi thần kinh đi lên, xuống, dẫn
truyền các thông tin đặc hiệu
khác nhau.
- Các sợi vận động
- Các sợi cảm giác
- Các sợi liên hợp

25
2. TỦY GAI
2.3 Hình thể trong
Chất trắng:
THỪNG CÁC BÓ, DẢI CHỨC NĂNG
Bó tháp trước VĐ có ý thức
Trước Bó gai đồi thị trước Cảm giác nông

Bó tháp bên VĐ có ý thức
Bó gai đồi thị bên Cảm giác nông
Bên Bó gai tiểu não trước CG sâu không ý thức
Bó gai tiểu não sau CG sâu không ý thức

Bó thon CG sâu có ý thức


Sau Bó chêm CG sâu có ý thức
26
2. TỦY GAI
2.3 Hình thể trong
Rã nh trung
Bó thon gian sau
Rã nh giữ a Rã nh bên sau
Bó chêm
Bó gai – tiểu nã o sau Bó thá p bên
Bó gai – đồ i thị bên Bó đỏ gai

Bó gai – tiểu nã o trướ c Bó lướ i gai bên

Cá c bó đi lên Bó tiền đình gai

Cá c bó đi xuố ng Rã nh bên trướ c


Bó lướ i gai trướ c
Khe giữ a
Bó gai – đồ i thị trướ c
Bó thá p trướ c
Sự liên quan giữa mỏm gai và
Phình cổ
đốt tủy.
- C1 – C7: mỏm gai + 1.
- T1 – T5: mỏm gai + 2.
- T6 – T10: mỏm gai + 3.
- T11: đốt tủy L2 – L4.
Phình
- T12: các đốt tủy cùng trên. thắ t lưng Nó n tủ y

- L1: các đốt tủy cùng dưới,


Đá m rố i TK
cụt. đuô i ngự a
CÂU HỎI
Câu 1. Thừng bên nằm giữa các cấu trúc nào?
A. Khe giữa trước, rãnh bên trước
B. Rãnh bên trước và sau
C. Rãnh bên sau, rãnh giữa sau
D. Rãnh giữa sau và rãnh sau
Câu 2. Rãnh ngăn cách bó thon và bó chêm?
A. Rãnh giữa sau
B. Rãnh trung gian sau
C. Rãnh bên trước
D. Rãnh bên sau

29
CÂU HỎI
- Mô tả hình thể ngoài của tủy gai?
- Mô tả hình thể trong của tủy gai?

30
31

You might also like