You are on page 1of 38

Hệ cơ quan

Chương 5: Hệ thần kinh


*Định nghĩa: Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương (não bộ và tủy sống), và hệ thần
kinh ngoại biên (hạch thần kinh, dây thần kinh và tận cùng thần kinh)
*Nguồn gốc: ngoại bì thần kinh

1. Hệ thần kinh trung ương:


-Gồm não bộ ở trong hộp sọ và tủy sống ở trong ống sống, cả 2 đều có màng bao quanh
-Gần như không có mô liên kết nâng đỡ chỉ có một ít đi kèm với mạch máu. Mô thần kinh
đệm nâng đỡ thay cho mô liên kết
-Não và tủy đều mềm nhão
-Cấu tạo chung gồm chất trắng: tập hợp các sợi trục có myelin, thường kết thành bó, mạch
máu tương đối ít; và chất xám chứa thân noron và sợi thần kinh không myelin, phân bố mạch
máu tại đây rất phát triển
-Chất trắng và chất xám phân bố khác nhau: Ở tủy sồng xám trong trắng ngoài, ở não bộ xám
ngoài- tạo thành vỏ ngoại của đại não, tiểu não và các nhân xám dưới vỏ, chất trắng nằm
trong vùng dưới vỏ

a)Mô tả cấu tạo mô học của tủy sống:


Tủy sống cắt ngang có 2 phần cấu tạo chính: Chất xám và chất trắng
*Chất xám: Nằm bên trong, có dạng chữ H, mỗi nửa bên có 3 phần: sừng trước, sừng bên và
sừng sau, ở giữa có ống nội tủy
-Cấu tạo hình thái học
+Sừng trước là sừng vận động, có hình tứ giác có kích thước ngắn và rộng
+Sừng bên có kích thước nhỏ, nằm giữa sừng trước và sừng sau, có ranh giới với chất trắng
không rõ
+Sừng sau hẹp và dài hơn sừng trước
-Cấu tạo mô học: Chất xám của tủy sống có 3 loại noron
+Noron rễ:
ₒĐa cực, kích thước lớn, hình thoi hoặc hình tháp có nhiều ở sừng trước tủy sống
ₒSợi trục đi ra khỏi tủy sống tạo thành rễ của dây thần kinh tủy sống, noron vận động là loại
noron rễ lớn nhất và tập trung ở sừng trước tủy sống
+Noron bó:
ₒNoron cảm giác, là loại noron một cực giả, tập trung ở sừng sau tủy sống
ₒSợi trục đi từ chất xám ra chất chất cùng bên hoặc bắt chéo sang bên đối diện để hợp với
các noron cùng loại tạo nên các bó thần kinh trong tủy sống
+Noron liên hệ (noron trung gian):
ₒKích thước nhỏ và ngắn, liên hệ giữa noron rễ và noron bó, tập trung ở cả sừng trước và
sừng sau
ₒSợi trục tiếp xúc với các noron khác trong chất xám tủy sống: cả thân, sợi nhánh, sợi trục
đều nằm trong chất xám và chia làm 3 loại:
→ Noron nối: liện hệ giữa các noron cùng bên của đốt tủy
→ Noron mép: có sợi trục bắt chéo sang bên dối diện của đốt tủy để liên hệ với các noron
cùng hoặc hoặc khác đốt tủy
→ Noron liên hiệp: liên hệ với các noron ở các tầng tủy khác nhau
*Chất trắng:
-Là phần bao quanh chất xám, không có thân noron nhưng có nhiều tế bào đệm (tế bào ít
nhánh, tế bào sao…) và các sợi thần kinh có myelin xuất phát từ chất xám của tủy sống hoặc
não, hoặc hạch tủy sống tạo thành từng bó, xen giữa các bó là mô thần kinh đệm
-Dựa vào chức năng, có 3 loại sợi thần kinh tủy sống
+Các bó sợi vận động ly tâm: đi từ não xuống
+Các bó sợi cảm giác hướng tâm: đi lên não
+Các bó sợi liên hiệp: nối các tầng tủy với nhau

b)Kể tên và mô tả 3 lớp cấu tạo của vỏ tiểu não:


-Tiểu não có chức năng duy trì thăng bằng, phối hợp các động tác của cơ thể
-Tiểu não có cấu tạo theo kiểu tiểu thùy. Diện tích bề mặt của tiểu não người lớn có thể đạt
975-1500 cm2
-Tiểu não gồm 1 thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu bên, được nối vào mặt lưng thân não bằng 3
đôi cuống não
-Chất trắng của tiểu não nằm bên trong, chất xám bọc bên ngoài tạo thành vỏ tiểu não
*Về mặt cấu tạo mô học: từ ngoài vào trong chất xám tiểu não gồm 3 lớp: lớp phân tử, lớp tế
bào Purkinjie, lớp hạt
-Lớp phân tử:
+Là lớp ngoài cùng, gồm những thân noron nhỏ và sợi thần kinh không myelin
+Có 2 loại noron:
ₒTế bào giỏ: sợi trục của tế bào giỏ chia thành nhánh ôm các tế bào Purkinjie, giống như
một cái giỏ, có tác dụng ức chế tế bào Purkinjie
ₒTế bào sao: nằm gần bề mặt, có tác dụng ức chế tế bào Purkinjie
-Lớp hạt:
+Nằm trong, sát với chất trắng
+Trong lớp hạt có:
ₒNhiều noron nhỏ (5-8 micron) gọi là tế bào hạt: có ít sợi nhánh ngắn và sợi trục chạy lên
lớp phân tử
ₒTế bào sao lớn: có nhiều sợi nhánh chạy lên lớp phân tử hoặc ở lớp hạt. Sợi trục ngắn,
không ra khỏi lớp hạt
-Lớp tế bào Purkinjie:
+Gồm 1 hàng tế bào thần kinh giống trái lê
+Sợi nhánh của tế bào hướng về lớp phân tử, còn sợi trục thì chạy xuyên qua lớp hạt vào
chất trắng và kết thúc trên tế bào của các nhân xám bên dưới

c)Kể tên các lớp và thành phần tế bào của vỏ đại não:
*Vỏ đại não:
-Ở bên ngoài bán cầu não và tiểu não, chất xám bao phủ bên ngoài chất trắng, tạo thành 1 lớp
được gọi là vỏ não và vỏ tiểu não. Vỏ não dày 1,5-4 mm, có cấu trúc thay đổi tùy theo từng
vùng
-Vỏ não bao phủ 2 bán cầu đại não, là nơi phối hợp các cảm giác nhận được, hình thành các
đáp ứng vận động theo ý muốn → Thực hiện chức năng tư duy, ngôn ngữ, học và nhớ
=> Để thực hiện được các chức năng trên, vỏ não phải rộng, tạo thành các nếp nhăn sâu, gọi
là các rãnh. Diện tích khoảng 2200-2300 cm2, 2/3 diện tích nằm sâu trong rãnh, còn 1/3 hiện
ra ngoài
-Về mặt cấu tạo mô học: chất xám vỏ não gồm 6 lớp noron từ ngoài vào trong:
+Lớp phân tử: là lớp ngoài cùng, chứa ít thân noron (tế bào Cajal), các sợi thần kinh chạy
theo hướng song song với bề mặt vỏ não
+Lớp hạt ngoài: chứa thân các noron nhỏ
+Lớp tế bào tháp: chứa nhiều thân tế bào thần kinh hình tháp
+Lớp hạt trong: chứa thân noron nhỏ
+Lớp tháp trong (hay lớp hạch): chứa các tế bào tháp lớn được gọi là tế bào Betz
+Lớp tế bào đa dạng: nằm trong cùng, tiếp giác với chất trắng, có nhiều tế bào đa dạng
Dựa vào sự phân bố các sợi thần kinh trong vỏ não phân biệt từ ngoài vào trong:
+Mạng Exner, nằm trong lớp phân tử
+Dải Bechterew, nằm giữa lớp hạt ngoài và tế bào tháp
+Dải Baillarger ngoài, nằm trong lớp hạt trong
+Dải Baillarger trong, nằm trong phần dưới của lớp hạch

d)Mô tả cấu tạo của màng não tủy:


-Màng não tủy bao quanh não và tủy có tác dụng bảo vệ và dinh dưỡng
-Màng não tủy có 3 lớp: màng nuôi, màng nhện (gọi chung là màng não mềm) và màng cứng
+Màng nuôi:
→Nằm trong cùng, bọc mặt ngoài của não và tủy sống
→Cấu tạo từ các bó sợi tạo keo, một ít sợi chun, tế bào sợi, đại thực bào
→Biểu mô lợp mặt trên màng mềm là biểu mô lát đơn
+Màng nhện:
→Nằm giữa, giàu sợi liên kết
→Màng nhện và màng nuôi cách nhau bởi khoảng dưới nhện chứa dịch não tủy, mạch máu
và được nối bởi các bè nhện
→Dịch não tủy có trong các não thất, khoảng dưới nhện, ống nội tủy, được tiết ra từ những
đám rối màng mạch. Chứa ít protein, ít tế bào, chủ yếu là lympho bào
+Màng cứng:
→Nằm ngoài cùng, cấu tạo nhưu một màng liên kết xơ rất chắc chắn
→Có những hồ máu và xoang tĩnh mạch chứa máu và thông với các tĩnh mạch của não và
tĩnh mạch của sọ
→Giữa màng cứng và màng nhện có một khoảng được gọi là khoảng dưới màng cứng

2. Hệ thần kinh ngoại biên:


Gồm 3 phần chính:
-Các hạch thần kinh não, tủy sống và tự chủ (chủ gọi là thực)
-Các dây thần kinh
-Các đầu tận cùng thần kinh và các cơ quan cảm giác đặc biệt
(Trong 3 phần trên chỉ có hạch thần kinh mới có chứa các thân noron của tế bào hạch thần
kinh)
Chương 6: Hệ tuần hoàn
-Hệ tuần hoàn là hệ thống ống dẫn máu và bạch huyết lưu thông khắp cơ thể. Qua đó cảm
nhận chức năng trao đổi khí, trao đổi chất, phân phối các hoocmon đến mô, điều hòa thân
nhiệt, bảo vệ cơ thể bằng hàng rào máu mô
-Dựa vào chức năng phân làm 2 loại:
+Hệ tuần hoàn nhỏ: dẫn máu từ tim đến phổi
+Hệ tuần hoàn lớn: dẫn máu đi nuôi cơ thể
-Cả 2 vòng tuần hoàn đều được lưu thông từ tim đến động mạch, vào hệ mao mạch rồi trở về
theo đường tĩnh mạch

1.Động mạch:
-Là hệ thống dẫn máu từ tim đến mao mạch
a) Cấu tạo: có 3 lớp áo
α) Lớp áo trong: gồm 3 lớp
-Lớp nội mô: được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào nội mô lót bên trong lòng mạch, bảo tương mỏng
trải rộng, nhân lồi vào trong lòng mạch
-Lớp dưới nội mô: là mô liên kết thưa có những tế bào ít biệt hóa, sợi tạo keo mảnh và có ít
sợi chun xếp theo chiều dọc động mạch
-Màng ngăn chun trong: là một lá chun gần như liên tục ngăn cách áo trong và áo giữa, trên
màng chun có những lỗ thủng nhỏ, gọi là cửa sổ cho các chất qua lại để nuôi dưỡng thành
mạch

β)Lớp áo giữa:
-Là lớp dày nhất của thành động mạch
-Gồm nhiểu sợi cơ trơn xếp hướng vòng, xen giữa các sợi cơ trơn là tế bào liên kết, sợi tạo
keo
-Đặc biệt có nhiều lá chun và sợi chun
-Phía ngoài áo giữa có màng ngăn chun ngoài ngăn cách áo giữa với áo ngoài

γ)Lớp áo ngoài:
-Là mô liên kết có nhiều sợi collagen, sợi chun xếp theo hướng dọc động mạch
-Ở các động mạch lớn lớp áo ngoài còn có những mạch nhỏ để nuôi dưỡng thành mạch gọi là
mạch của mạch
-Ngoài ra còn có mạch bạch huyết và dây thần kinh

b) Phân loại: theo cấu tạo và kích thước:


α)Động mạch chun:
Là những động mạch nằm gần tim (động mạch chủ, động mạch phổi, động mạch cánh tay
đầu, động mạch dưới đòn, động mạch cảnh, động mạch chậu gốc) (kích thước lớn nhất)
Cấu tạo:
-Áo trong: lớp mô liên kết dưới nội mô dày có sợi chun nhiều, tế bào nội mô có kích thước
lớn
-Áo giữa: dày có nhiều lá chun xếp hướng vào tạo được tính đàn hồi cho động mạch chịu
được áp lực cao và tốc độ lớn của máu
-Áo ngoài: mỏng hơn áo giữa, có nhiều mạch của mạch, các sợi chun và sợi tạo keo xếp
hướng dọc

β)Động mạch cơ:


Là động mạch trung bình và nhỏ (các động mạch thân tạng và động mạch chi)
Cấu tạo:
-Áo trong: mỏng, tế bào nội mô nhỏ hơn ở động mạch chun
-Áo giữa: Dày, chủ yếu từ sợi cơ trơn tạo thành nhiều lớp xếp sát nhau chạy theo hướng
vòng. Sợi chun, sợi tạo keo, mô liên kết ít màng ngăn chun ngoài
-Áo ngoài: Tương đối dày có nhiều mô liên kết, sợi tạo keo, lá chun
Có mạch của mạch và thần kinh của mạch

γ)Tiểu động mạch:


Là động mạch nhỏ
Cấu tạo:
-Áo trong: rất mỏng, không có lớp nội mô, màng ngăn chun trong chỉ có ở tiểu động mạch
lớn
-Áo giữa: mỏng, chỉ có vài lớp cơ, màng ngăn chun ngoài chỉ có ở những tiểu động mạch lớn
-Áo ngoài: dày như lớp áo giữa, có sợi chun, sợi tạo keo, không có mạch của mạch
Ở tiểu động mạch sát mao mạch rất nhỏ, thành rất mỏng chỉ có 1 lớp tế bào nội mô tựa trên
màng đáy, phía ngoài có 1 ít tế bào cơ trơn xếp xung quanh tạo vòng thắt tiền mao mạch

2. Tĩnh mạch:
a) Cấu tạo: 3 lớp: áo trong, giữa, ngoài
-Thành tĩnh mạch mỏng hơn, lòng rộng hơn động mạch cùng cỡ
-Các lá chun kém phát triển, không thấp màng chun trong và màng chun ngoài
-Áo giữa mỏng, cơ trơn ở tĩnh mạch ít hơn thành động mạch xếp thành từng bó nhỏ, xen giữa
bó cơ là mô liên kết phong phú, sợi tạo keo phát triển hơn thành động mạch
-Ở một số tĩnh mạch trung bình nằm dưới tim còn có các van được cấu tạo từ lớp áo trong,
van có tác dụng ngăn cản dòng máu chảy ngược lại theo trọng lực cơ thể

b) Phân loại: theo cấu tạo và kích thước:


α)Tĩnh mạch cơ:
Là tĩnh mạch trung bình và nhỏ, thường đi cùng động mạch chun và động mạch cơ
Cấu tạo:
-Áo trong: lớp nội mô và dưới nội mô mỏng
-Áo giữa: sợi cơ trơn xen lẫn mô liên kết có nhiều sợi tạo keo
-Áo ngoài: dày nhất, có mô liên kết và các bó cơ trơn xếp dọc
Các tĩnh mạch cơ lớn còn có van tĩnh mạch: nếp gấp hình bán nguyệt của lớp áo trong, xếp
từng đôi đối diện nhau, lồi vào lòng mạch xếp theo dòng máu chảy, giúp máu theo 1 chiều về
tim

β)Tĩnh mạch xơ:


-Áo giữa mỏng có rất ít cơ trơn, cấu tạo chủ yếu là sợi tạo keo gắn với mô liên kết xung
quanh
-Tĩnh mạch dễ vỡ gây tụ máu
Có ở: màng cứng, tĩnh mạch xương, lách, mắt, nhau thai

γ)Tiểu tĩnh mạch: gồm tiểu tĩnh mạch sau mao mạch và tiểu tĩnh mạch góp
-Tiểu tĩnh mạch sau mao mạch: gồm 2 lớp:
+Áo trong: là lớp nội mô, các tế bào nội mô liên kết lỏng lẻo
+Dưới nội mô mỏng, áo giữa chỉ chứa các tế bào ngoại mạc
-Tiểu tĩnh mạch góp (nhận máu từ tiểu tĩnh mạch sau mao mạch): Thành có nhiều chu bào, đã
có lớp áo ngoài với những tế bào sợi và sợi tạo keo

3. Mao mạch:
-Là hệ thống mạch nhỏ nối tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch, chúng phân thành lưới mạch
phong phú
-Thành mỏng, đây là nơi diễn ra sự trao đổi chất giữa máu và mô
-Kích thước mật độ tùy từng cơ quan
a) Cấu tạo: có 3 lớp
-Lớp nội mô: gồm 1 hàng tế bào nội mô lát ở trong cùng, bào tương mỏng và trải rộng có thể
có lỗ thủng nội mô
Các tế bào nội mô có thể có những liên kết khớp mộng, vòng bịt hoặc chúng chờm lên nhau
tạo nên khe gian bào – nơi các tế bào máu xuyên mạch ra vào đặc biệt là đại thực bào
-Màng đáy: không có hoặc có, nằm ngay dưới lớp nội mô, trên màng đáy có những lỗ thủng
tùy theo loại mao mạch
-Chu bào (tế bào bao quanh mao mạch): không có hoặc có

b) Phân loại:
α)Mao mạch liên tục (điển hình):
Cấu tạo đủ 3 lớp, có ở đa số các cơ quan, chức năng dinh dưỡng và lưu thông máu
β)Mao mạch có lỗ thủng:
Mao mạch có lỗ thủng ở nội mô hoặc màng đáy, có ở thận, hệ nội tiết, nhung mao ruột (thuận
lợi cho việc trao đổi các chất)
γ)Mao mạch kiểu xoang:
Lòng rộng không đều, thành thường chỉ có 1 lớp biểu mô, không có lớp chu bào, quanh tế
bào có các tế bào thực bào, có ở tủy tạo huyết, lách, mao mạch gan

4. Nối động – tĩnh mạch:


-Là những đoạn mạch ngắn nối động mạch nhỏ sang tĩnh mạch mà không qua mao mạch gồm
-Có ở nhiều nơi, nhiều nhất ở da. Chức năng biểu hiện hoạt động vận mạch, phản ứng nhanh
với các tác động nhiệt, cơ học, hóa học nhằm điều hòa lượng máu ở mao mạch
-Bình thường 50% máu qua nối động tĩnh mạch để trở về tĩnh mạch
-2 loại:
a)Nối thẳng đơn:
gồm một đoạn mạch tương đối thẳng nối từ động mạch sang tĩnh mạch. Đoạn gần động
mạch thì có cấu tạo giống thành tiểu động mạch, gần tĩnh mạch có cấu tạo giống thành tĩnh
mạch
b)Nối cuộn (cơ quan Hoyer – Grosser):
Có hình trứng, đoạn mạch nối chia thành nhiều nhánh cuộn lại
Các tế bào cơ trơn ở lớp áo giữa của thành mạch phát triển thành tế bào hình đa diện tạo
nhiều lớp, áo ngoài là mô liên kết có những sợi thần kinh trần

5. Tim:
-Là cơ quan rỗng co bóp nhịp nhàng nhờ hệ thống mô nút và có chức năng tống máu vào hệ
tuần hoàn
-Cấu tạo 3 lớp: nội tâm mạc, cơ tim, ngoại tâm mạc
ₒNội tâm mạc: cấu tạo tương ứng với lớp áo trong mạch máu. Phủ toàn bộ mặt trong của tim
tạo các Val tim và thừng gân tim
Cấu tạo gồm 3 lớp: lớp nội mô (tế bào nội mô), lớp dưới nội mô (mô liên kết), lớp dưới nội
tâm mạc – lớp sâu (mô liên kết có mạch máu nối liền mach máu trong cơ tim, ngoài ra còn có
sợi thần kinh và sợi của hệ thống mô nút
ₒLớp cơ: cơ tim
ₒNgoại tâm mạc: là thanh mạc gồm 2 lá ngăn cách với nhau bởi khoang màng ngoài tim
Lá tạng: màng mỏng phủ mặt ngoài khối cơ tim, gồm mô liên kết mỏng, nối tiếp với mô
liên kết cơ tim, phía ngoài trông vào khoang ngoài tim được lợp bởi lớp biểu mô dẹt
Lá thành: Là một màng được cấu tạo một lớp biểu mô dẹt trông vào khoang màng tim,
dưới lớp biểu mô là mô liên kết mỏng

*Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa thành động mạch và thành tĩnh mạch
*Giồng nhau: cả 2 đều có cấu tạo từ trong ra ngoài gồm 3 lớp: lớp áo trong, lớp áo giữa, lớp
áo ngoài
*Khác nhau:
Động mạch Tĩnh mạch
Cấu tạo chung -Thành dày, lòng hẹp -Thành mỏng, lòng rộng
-Không có van -Tĩnh mạch dưới tim có van tĩnh mạch
Lớp áo trong -Lá chun phát triển. Có màng ngăn chun trong -Lá chun kém phát triển. Không có màng
ngăn chun trong
Lớp áo giữa -Dày nhất, có màng ngăn chun ngoài -Mỏng, không có màng ngăn chun ngoài
-Cơ trơn nhiều hơn -Cơ trơn ít
-Sợi tạo keo kém phát triển -Sợi tạo keo phát triển
Lớp áo ngoài -Mỏng hơn -Dày hơn
-Hệ thồng mạch của mạch kém phát triển -Hệ thống mạch của mạch phát triển hơn

Chương 7: Hệ tạo huyết và miễn dịch


1.Đặc điểm cấu tạo chung của các cơ quan tạo huyết
-Hệ tạo huyết là cơ quan tạo ra các tế bào máu và bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập vi sinh
vật và chất lạ bằng phản ứng miễn dịch
-Phân loại:
+Hệ tạo huyết trung ương: gồm tủy xương, tuyến ức. Sự tạo huyết ở đây không phụ thuộc
vào sự kích thích của kháng nguyên
+Hệ tạo huyết ngoại vi: gồm hạch bạch huyết, lách, các nang lympho nằm dọc đường tiêu
hóa và hô hấp. Quá trình tạo huyết phụ thuộc nhiều vào sự kích thích của kháng nguyên
-Quá trình tạo huyết ở phôi:
+Bắt đầu từ tuần thứ 2 ở thánh túi noãn hoàng có 1 nhóm tế bào biệt hóa nên tiếu đảo máu
(gồm những tế bào máu đầu dòng). Sau đó chúng di cư đến gan, lách, tủy xương và tạo thành
những tế bào đầu dòng ở những cơ quan này
+Cuối tháng thứ 4 lách bắt đầu tạo huyết
+Tháng thứ 5 gan bắt đầu tạo huyết
+Tủy xương được tạo ra từ tháng thứ 2 nhưng tới tháng thứ 4 tủy xương mới tạo huyết
→Trong thời kì phôi thai: tất cả các cơ quan trên đều là cơ quan tạo huyết toàn năng (có khả
năng tạo ra tất cả các dòng tế bào máu)
→Khi trẻ ra đời: chỉ còn tủy xương là cơ quan tạo huyết toàn năng còn lại hạch và lách chỉ
tạo ra lympho bào. Gan không còn là cơ quan tạo máu
-Đặc điểm cấu tạo chung của cơ quan tạo huyết gồm 3 phần:
+Mô lưới: gồm các tế bào lưới (tế bào võng nội mô) và sợi lưới làm khung nâng đỡ cho các
tế bào máu
+Tế bào: tế bào máu (non, trưởng thành, già), đại thực bào, tương bào
+Hệ thồng mao mạch kiểu xoang phong phú
2. Những tế bào thuộc hệ bạch huyết
a)Những tế bào võng (lưới):
-Tế bào võng dạng nguyên bào sợi: tổng hợp các sợi võng
-Tế bào võng dạng mô bào: có khả năng thực bào
(2 loại trên có mặt hầu hết các cơ quan tạo huyết)
-Tế bào võng dạng xòe ngón: Màng bào tương có nhiều nếp gấp, có vùng phụ thuộc tuyến ức
của hạch (vùng cận vỏ)
-Tế bào võng dạng phân nhánh: nhánh bào tương dài nối với tế bào võng bên cạnh để tạo
thành mô lưới, có ở vùng trung tâm sinh sản của nang bạch huyết

b)Lympho bào:
*Đặc điểm chung: hình cầu, nhân lớn chiếm gần hết bào tương, trong bào tương có các hạt
đặc hiệu
*Có mặt ở cơ quan tạo huyết ngoại vi, ngoài ra còn lưu hành trong máu và mô liên kết, có
nhiều ở đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu
*Phân loại:
-Dựa trên kích thước:
+Lympho bào nhỏ (4-8 µm): một nhân chiếm gần hết bào tương, bào tương chỉ còn 1 viền
mỏng nhẹ bắt màu Bazo, bào quan ít phát triển tập trung ở phần lõm của nhân, thường không
có khả năng phân chia.
+Lympho bào trung bình (7-11 µm): Nhân tương đối lớn, giàu chất nhiễm sắc, hạt nhân rõ
bào tương bắt màu bazo mạnh
+Lympho bào lớn (11-15 µm): nhân lớn nhưng mờ, chất nhiễm sắc phong phú có 1-2 hạt
nhân, bào tương ưa bazo, các bào quan phát triển mạnh
+Nguyên bào lympho (25 µm) tập trung nhiều ở vùng trung tâm sinh sản của nang bạch
huyết
-Dựa trên phương pháp đánh dấu:
+Lympho B: sinh ra ở tủy xương →vào vòng tuần hoàn →lọt vào các cơ quan bạch huyết
(hạch, lách, nang lympho). Dưới kích thích của kháng nguyên Lympho B biệt hóa thành
lympho B Blas (nguyên bào lympho B) rồi tạo thành tương bào sản xuất kháng thể
+Lympho T: sinh ra từ tủy xương đến tuyến ức biệt hóa →Lympho T →theo đường tuần
hoàn máu đến cơ quan bạch huyết (hạch lách) tạo nên vùng phụ thuộc tuyến ức ở đó. Khi bị
kháng nguyên kích thích sẽ biệt hóa thành 4 loại:
ₒT hỗ trợ: phối hợp với B để kích thích sản sinh và biệt hóa tạo tương bào sinh kháng thể
ₒT ức chế: tác động lên T hỗ trợ điều hòa và ức chế hoạt động của chúng
ₒT gây độc tế bào: có khả năng tấn công và gây độc kháng nguyên đặc hiệu
ₒT lymphokine: tiết lymphokine hòa tan dịch mô có tác dụng hoạt hóa đến các tế bào
miễn dịch khác (đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính)
+Ngoài ra B và T sau khi tiếp xúc kháng nguyên còn tạo ra B nhớ và T nhớ chúng lưu thông
theo tuần hoàn máu và bạch huyết khi gặp kháng nguyên sẽ đáp ứng miễn dịch mạnh hơn
(đời sống khoảng 1-2 năm)
3. Tủy xương:
-Là cơ quan tạo huyết trung ương, ở người trưởng thành tủy xương là cơ quan duy nhất tạo
tất cả các tế bào dòng máu
-Cấu tạo: như 1 mô liên kết đặc biệt:
ₒCác mao mạch kiểu xoang lòng rộng hẹp không đều, màng đáy không liên tục có nhiều sợi
lưới bám quanh mao mạch →chỉ có các tế bào máu trưởng thành lọt vào dòng máu
ₒMô lưới: các tế bào lưới và sợi lưới, tổng hợp các sợi collagen, fibrinogen nâng đỡ các dòng
tế bào máu. Trên các dây tế bào máu có các đại thực bào quan hệ chặt chẽ với quá trình tạo
huyết (cung cấp Fe để tạo Hb cho hồng cầu)
ₒXen kẽ các mô lưới là các dòng thế hệ tế bào máu khác nhau, nhưng chỉ có tế bào máu
trưởng thành mới qua được mao mạch để vào tuần hoàn chung của cơ thể
4. Tuyến ức
-Phát triển trong thời kì phôi thai
*Đại thể
-Nằm sau xương ức, hình tháp, chia làm 2 thùy, kích thước 5*3*1cm
-Mật độ mềm màu xám nhạt ở trẻ em, màu vàng ở người trưởng thành
*Vi thể (cấu tạo mô học)
-Bên ngoài là vỏ xơ
-Mỗi tiểu thùy gồm:
+Vùng vỏ:
ₒTập trung dày đặc cá tế bào tuyến ức (vùng này đậm hơn)
ₒBao gồm các tế bào lympho nhỏ và lớn, đại thực bào và tế bào lưới
ₒCác tế bào lưới:
→Là những tế bào sao có nhánh bào tương nối với tế bào bên cạnh và quay quanh các tế bào
tuyến ức thành từng nhóm
→Trong tế bào lưới có nhiều hạt chết tiết ra chất tạo ra vi môi trường xung quanh để điều hòa
sinh sản và biệt hóa lympho T và cùng với các đại thực bào, tế bào nội mô của các mao mạch
máu tạo thành 1 hàng rào chắn (hàng rào máu, tuyến ức) => không cho các lympho bào tiếp
xúc với các kháng nguyên trong máu
+Vùng tủy:
ₒCác tế bào tuyến ức ít hơn (bắt màu nhạt)
ₒTế bào giống vùng vỏ, nhưng ít lympho bào (chủ yếu là các lympho bào nhỏ đã trưởng
thành), tế bào lưới thoái hóa thành tiểu thể Hassall
ₒCấu tạo tiểu thể Hassal:
→Hình cầu hoặc hình bầu dục (đường kính 30-150 µm)
→Bên ngoài tập trung các tế bào lưới dẹt xếp đồng tâm
→Bên trong là tế bào mất nhân thoái hóa kiểu sừng hóa ở biểu mô
→Chức năng chưa rõ ràng

5.Mô tả cấu tạo và chức năng của hạch bạch huyết:


Hạch bạch huyết là cơ quan nhỏ nằm trên đường đi của các hạch bạch huyết
5.1.Đại thể:
-Hình hạt đậu, đường kính 3-5 mao mạch
-Nơi lõm vào gọi là rốn hạch có động mạch, tĩnh mạch, thần kinh, hạch bạch huyết quản ra
khỏi hạch
5.2.Vi thể
a) Mô chống đỡ: (mô xơ)
- Là mô liên kết có nhiều sợi tạo keo tạo nên vỏ xơ bọc bên ngoài hạch
-Từ vỏ xơ có các dải xơ tiến vào trong hạch, phía ngoài là vách xơ và phần trung tâm là dây

-Mô xơ có tác dụng làm khung chống đỡ cho hạch
b)Nhu mô hạch
-Nằm trong vỏ xơ, là phần cấu tạo bởi mô bạch huyết, các tế bào bạch huyết được tựa trên 1
khung lưới, ngoài ra còn có các tương bào, bạch cầu
*Lympho bào trong nhu mô hạch sắp xếp tạo nên 3 vùng: vùng vỏ, vùng cận vỏ, vùng tủy
-Vùng vỏ: tập trung nhiều lympho B tạo nên các nang bạch huyết. Có 2 loại nang là nang
nguyên phát và nang thứ phát
+Nang nguyên phát: tập trung chủ yếu tế bào lympho nhỏ bắt màu bazo đậm rải đều các vùng
nang (không có trung tâm phản ứng – trung tâm sinh sản)
+Năng thứ phát: gồm 2 vùng:
ₒVùng ngoài: tập trung các lympho bào nhỏ (lympho trưởng thành), ít có khả năng sinh sản
bắt màu bazo đậm (vùng ngoại vi tối)
ₒVùng giữa: tập trung lympho bào lớn (lympho còn non) có khả năng sinh sản mạnh ít bắt
màu (vùng trung tâm sáng – trung tâm sinh sản)
-Vùng cận vỏ:
+Nối tiếp với vùng tủy, tập trung chủ yếu lympho T, đại thực bào vùng này không có khả
năng thực bào, mà tiết ra yếu tố điều hòa sinh sản lympho T
+Các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch có tế bào nội mô giống biểu mô vuông đơn, là nơi các
Lympho B và Lympho T từ máu vào đường bạch huyết trong hạch
+Tế bào lưới là những tế bào dang xòa ngón, bề mặt tế bào có những chỗ lồi lõm hình ngón
tay ôm lấy các tế bào lympho T => để trình diện kháng nguyên với lympho bào
-Vùng tủy: các tế bào lympho tạo thành các dây tế bào kéo dài từ các nang bạch huyết và nối
với nhau dạng lưới (gọi là dây nang – dây tủy). Thành phần tế bào ở dây tủy gồm cả 2 loại
lympho bào, đại thực bào, tương bào sản xuất kháng thể
c) Đường tuần hoàn bạch huyết:
-Bạch huyết quản đến →xoang dưới vỏ →xoang quanh nang →xoang tủy →bạch huyết quản
ở rốn hạch
-Cấu tạo của các xoang:
+Giống các mao mạch kiểu xoang
+Thành xoang được lợp bởi 1 lớp tế bào nội mô và được tăng cường bởi các tế bào lưới có
khả năng thực bào
+Tế bào lưới và sợi lưới đan lồng vào nhau trong lòng xoang tạo nên những cấu trúc giống
cái rây, trên các mắt rây có các đại thực bào nhô vào trong lòng xoang
+Trong hạch: dòng bạch huyết chảy với tốc độ chậm và được các tế bào lưới giữ lại những tế
bào lạ hoặc kháng nguyên khi qua hạch
5.3.Chức năng:
-Tạo lympho bào: bổ sung vào nhu mô bạch huyết được thực hiện chủ yếu ở vùng vỏ và vùng
trung tâm sinh sản của các nang bạch huyết
-Bảo vệ cơ thể: giữ lại những kháng nguyên, làm sạch dòng bạch huyết khi đi qua hạch

6.Mô tả cấu tạo và chức năng của lách:


Là cơ quan tạo lympho lớn nhất cơ thể và nằm trên đường tuần hoàn máu
6.1 Đại thể:
Nằm ¼ trên trái ổ bụng, trọng lượng khoảng 150g
6.2 Cấu tạo vi thể:
a) Mô chống đỡ:
-Dày hơn mô chống đỡ của hạch
-Cấu tạo bởi mô xơ →lớp vỏ xơ và các bè xơ, mặt lõm của lách là rốn lách có vỏ xơ dày và
có động mạch lách, tĩnh mạch lách
-Mô xơ trong lách: là mô liên kết có nhiều sợi tạo keo, sợi chun, tế bào sợi đặc biệt là có 1 ít
tế bào cơ trơn nên lách có thể co bóp được. Trong lách các bè xơ rất dày mang theo mạch
máu, mạch bạch huyết và thần kinh chi phối lách
b) Nhu mô lách:
-Nền màu đỏ, trên nền ấy có những vạch trắng và chấm trắng
Phần lách có màu đỏ là tủy đỏ và vệch trắng chấm trắng là tủy trắng
*Tủy trắng: chiếm khoảng 1/5 trọng lượng lách, cấu tạo bởi mô bạch huyết và có liên hệ mật
thiết với động mạch lách
-Vệt trắng: là những bao lympho bao quanh động mạch lách
-Chấm trắng: là vùng mà bao lympho bào tập trung dày lên ở đoạn cuối động mạch lách tạo
thành khối gọi là tiểu thể lách
-Cấu tạo mô học tiểu thể lách: các tế bào lympho, đại thực bào, tương bào tựa trên khung tế
bào lưới và sợi lưới. Chúng được chia làm 3 vùng:
+Vùng quanh động mạch (tương đương vùng cận vỏ của hạch) gồm các lympho T kích thước
nhỏ, tế bào lưới dạng xòa ngón, đại thực bào điều hòa sinh sản và biệt hóa lympho T. Các
lympho T sau khi biệt hóa di chuyển đến vùng rìa và lọt vào các mao mạch kiểu xoang
+Vùng trung tâm sinh sản (tương đương vùng vỏ của hạch): gồm các lympho B có khả năng
sinh sản mạnh, tương bào, đại thực bào, tế bào lưới
+Vùng rìa: chuyển tiếp giữa tủy đỏ và tủy trắng. Chứa nhiểu lympho B, lympho T, đại thực
bào, tương bào và 1 ít xoang tĩnh mạch
*Tủy đỏ: gồm các dây bilroth, xen vào giữa các dây bilroth là xoang tĩnh mạch
-Dây bilroth: được cấu tạo bởi tế bào lưới làm khung chống đỡ, trên các lỗ lưới có đại thực
bào, lympho bào, tương bào và nhiều tế bào máu tự do ra ngoài lòng mạch. Đại thực bào trên
dây có khả năng ăn hồng cầu mạnh
-Xoang tĩnh mạch: cấu tạo như mao mạch kiểu xoang, thành mao mạch có nhiều lỗ thủng ở
màng đáy và khe hở giữa tế bào nội mô. Đặc biệt các tế bào nội mô có hình thoi dẹt nằm dọc
theo chiều máu chảy. Các tế bào trên dây bilroth có thể dễ dàng đi qua lại thành của xoang
tĩnh mạch
c) Tuần hoàn lách:
-Động mạch lách →phân nhánh (bè xơ) →động mạch trung tâm →động mạch tủy →tiểu
động mạch bút lông →mao mạch →xoang tĩnh mạch hoặc dây bilroth
-Có 2 giả thiết về tuần hoàn trong lách:
+Tuần hoàn kín: mao mạch đổ máu vào xoang tĩnh mạch và trở về đường tĩnh mạch tủy đỏ
→tĩnh mạch bè xơ →tĩnh mạch lách
+Tuần hoàn hở: máu từ mao mạch vào dây bilroth rồi qua xoang tĩnh mạch vào tĩnh mạch tủy
đỏ →tĩnh mạch bè xơ →tĩnh mạch lách
6.3 Chức năng:
-Tạo máu: ở thời kì phôi thai lách tạo tất cả các loại tế bào máu, khi trẻ ra đời lách chỉ còn tạo
lympho bào ở phần tủy trắng của lách nhưng một số bệnh lý thiếu máu ở người trưởng thành
lách có thể tạo một số tế bào máu trở lại
-Tiêu hủy hồng cầu già và các tế bào khác: các tế bào máu khi qua lách sẽ bị giữ lại những tế
bào già và không bình thường. Chúng bị thực bào bởi các đại thực bào trong dây bilroth của
tủy đỏ. Fe của Hb khi hồng cầu bị phá vỡ sẽ được giữ lại ở các đại thực bào và cung cấp cho
tủy xương để tạo hồng cầu mới
-Bảo vệ: giống như hạch, tiêu hủy và giữ lại kháng nguyên ở máu khi qua lách →Làm sạch
dòng máu
-Dự trữ máu: toàn bộ các xoang tĩnh mạch lách lưu trữ lượng máu lớn của cơ thể khi cần lách
tự có thể tống máu vào tuần hoàn

*So sánh giữa hạch và lách:


*Giống nhau: cả hạch và lách đều cấu tạo từ mô chống đỡ và nhu mô
*Khác nhau:
Hạch Lách
Mô chống đỡ -Mỏng -Dày
-Vỏ xơ – vách xơ – dây xơ -Vỏ xơ – vách xơ – bè xơ
Nhu mô -Vỏ và tủy phân vùng rõ -Tủy trắng và tủy đỏ nằm
ràng lẫn lộn
-Nang lympho không có tiểu -Tủy trắng (tiểu thể lách) có
động mạch trung tâm tiểu động mạch trung tâm
-Dây nang không có tế bào -Dây bilroth có tế bào dòng
dòng máu máu

Chương 8: Da và thành phần phụ thuộc da


1.Da
-Da là một trong những cơ quan của cơ thể, bao phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể và nối tiếp với
niêm mạc môi, mũi, mí mắt, âm hộ, bao quy đầu, hậu môn
-Trong da có các thành phần phụ thuộc da như tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông, móng
-Cấu tạo: từ ngoài vào trong: biểu bì, chân bì, hạ bì
a)Biểu bì:
*Là biểu mô lát tầng sừng hóa, ngăn cách mô liên kết của chân bì bởi màng đáy. Từ trong ra
ngoài gồm các lớp tế bào: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng, lớp sừng
→Lớp đáy: tế bào sừng - tế bào hình vuông hoặc hình trụ thấp, là những tế bào còn non có
khả năng sinh sản mạnh. Bảo tương có nhiều sợi trung gian, ít melanin
→Lớp sợi: gồm nhiều hàng tế bào đa diện gắn với nhau bằng thể liên kết, càng lên trên các
siêu sợi càng nhiều chúng tạo thành bó dày, bào tương mất dần, trong bào tương chứa nhiều
hạt sắc tố melanin
→Lớp hạt: gồm 2-4 hàng tế bào hình thoi nằm song song 2 mặt ở da. Trong bào tương của tế
bào có nhiều hạt keratohyalin bắt màu Bazo đậm
→Lớp bóng: là một lớp mỏng gồm những tế bào dẹt không nhân, bắt màu Acid bóng (chất
eileidin xuất hiện)
→Lớp sừng: gồm những tế bào thoái hóa không nhân, trở thành những vảy sừng nén lại với
nhau, chất sừng còn gọi là chất keratin không thấm nước và bền với 1 số hóa chất
*Tế bào:
ₒTế bào sừng: là tế bào chính của biểu bì nó có khả năng sinh sản và biến đổi cấu trúc khi bị
đẩy dần lên lớp trên. Thời gian 1 tế bào sừng di chuyển từ lớp đáy lên lớp bề mặt là 15-30
ngày
ₒTế bào sắc tố: là tế bào có kích thước lớn, thân nằm ở lớp sinh sản hoặc nằm trong mô liên
kết dưới biểu bì. Tế bào có nhiều nhánh bào tương vươn dài lên lớp biểu bì. Sự tổng hợp các
hạt sắc tố được thực hiện ở phần thân tế bào sau đó hạt sắc tố di chuyển theo những nhánh
bào tương của tế bào sắc tố và xuất hiện trong tế bào sừng nhờ cơ chế thực bào
ₒTế bào Langerhans: có số lượng ít phân bố ở lớp sinh sản và lớp gai có nguồn gốc từ mono
bào. Trong biểu bì chúng có khả năng thực bào (đại thực bào biểu bì). Ngoài ra còn gặp các
lympho T tác dụng tương tác với tế bào Langerhans trong phản ứng miễn dịch tại chỗ của da
ₒTế bào Merkel: chủ yếu ở lớp sinh sản và lớp gai (lớp sợi) nguồn gốc từ biểu bì nhưng biệt
hóa thành tế bào dẹt xếp xung quanh nhánh tận cùng thần kinh cảm giác để tạo nên phức hợp
merkel có chức năng xúc giác

(-Lớp đáy:
+Gồm các tế bào: tế bào sừng, sắc tố, Langerhans, merkel
-Lớp gai:
+Gồm các tế bào: tế bào sừng, tế bào Langerhans, merkel
-Lớp bóng:
gồm các tế bào sừng, tế bào chết, nén lại với nhau.
-Lớp sừng: )

a)Chân bì:
mô liên kết đặc nằm dưới biểu bì phân thành 2 lớp ranh giới không rõ rang, bề dày chân bì
thay đổi tùy nơi
*Lớp nhú: mô liên kết thưa nằm ngay dưới lớp biểu bì đội biểu bì lên thành các nhú lượn
song, ở đây có mao mạch phong phú nuôi dưỡng, ở vùng da có áp suất manh và sự cọ sát thì
nhú phát triển
*Lớp lưới (chân bì thực sự): mô liên kết nhiều sợi, sợi keo hợp thành bó đan xen tạo lớp,
mạch máu ít nhưng lớn
Lớp lưới có tác dụng liên kết da và các mô khác đồng thời làm cho da bền chắc và có tính
đàn hồi

a)Hạ bì:
Mô liên kết có nhiều tiểu thùy mỡ
tác dụng: làm giảm tác động cơ học lên da, gắn kết da với các cơ quan bên dưới. Làm thải
nhiệt của cơ thể

*Phân biệt da dày với da mỏng:

Da dày Da mỏng
-Là vùng da có sự cọ sát và sức ép nhiều -Là phần da bọc các phần còn lại của cơ thể
như: Lòng bàn tay, lòng bàn chân -Đặc điểm cấu tạo:
-Đặc điểm cấu tạo: +Biểu bì mỏng do các lớp sợi và lớp sừng ít
+Biểu bì dày do các lớp tế bào sừng phát phát triển
triển, đặc biệt là lớp sừng
+Nhú chân bì phát triển mạnh tạo nên các +Nhú chân bì ít phát triển nên không tạo
vân da được vân da, lớp dưới hạ bì rất phát triển
+Tuyến mồ hôi toàn vẹn nhiều +Tuyến mồ hôi toàn vẹn ít hơn
+Không có lông và tuyến bã +Có lông và tuyến bã
+Biểu mô có lớp bóng +Biểu mô không có lớp bóng
+Dày 0,4-1,4 mao mạch +Dày từ 0,075-0,15 mao mạch

* Mô tả cấu tạo và chức năng của tuyến mồ hôi và tuyến bã

Tuyến mồ hôi Tuyến bã


Là tuyến ống đơn cong queo, nằm trong chân bì và ở khắp vùng Là tuyến túi đơn giản, nằm trong chân bì và ở khớp
da vùng da (trừ lòng bàn tay và bàn chân). Ở vùng đầu,
da mặt, lưng, ngực: mật độ tuyến bã rất dày
Cấu tạo gồm:
-Phần chế tiết (tiểu cầu mồ hôi), là đoạn -Phần bài tiết: là Tuyến bã có 1 ống bài xuất ngắn mở vào nang lông,
ống cuộn lại thành khối nằm ở chân bì đoạn ống nội tiết những vùng không có lông (môi, núm vú, âm hộ,
và hạ bì, thành ống gồm 2 loại tế bào: phần chế tiết đi lên bao quy đầu) thì đường bài xuất đổ trực tiếp lên bề
+Tế bào biểu mô: tế bào hình thoi, xếp mặt da, gồm 2 đoạn: mặt da thành tuyến gồm 2 loại tế bào:
thành 1 hàng nằm ôm phía ngoài tế bào +Đoạn nằm trong -Tế bào sinh sản: hình khối vuông, nhân tròn, có
chế tiết, có khả năng co rút để đẩy chất chân bì: lòng hẹp, khả năng sinh sản, nằm tựa trên màng đáy
tiết ra ngoài thành ống được lợp -Tế bào tuyến bã:
+Tế bào chết tiết: tế bào hình tháp, tạo bởi 2 hàng tế bào +Có khả năng tích mỡ, bào tương chứa nhiều hạt
thành 1 lớp nằm tựa trên màng đáy có 2 hình khối vuông đậm mỡ và bị đẩy dần vào lòng tuyến
loại: màu +Tế bào nằm trong lòng tuyến có hình đa diện, kích
ₒTế bào đậm màu: bào tương có nhiều +Đoạn nằm trong thước lớn, bào tương chứa đầy khối mỡ, nhân tế
riboxom, lưới nội chất hạt tiết ra các đại biểu bì: ngoằn ngoèo bào bị teo hoặc thoái hóa
phân tử hữu cơ trong tế bào biểu bì,  Kết quả là tế bào bị chết thoái hóa thành
ₒTế bào sáng màu: bào tương có ít bào không có thành riêng chất bã theo con đường bài xuất đổ vào
quan hơn tế bào đậm màu, có nhiều nang lông mặt da
glycogen, màng có nhiều nếp gấp, tiết
ion và nước
Có 2 loại tuyến mồ hôi: tuyến toàn vẹn và tuyến bán hủy
+Tuyến toàn vẹn: đa số các tuyến mồ hôi trên cơ thể, chất tiết
của tuyến được đổ lên bề mặt da qua đường mồ hôi
+Tuyến bán hủy: chỉ có ở một số nơi (nách, bẹn, hậu môn, vú)
chỉ hoạt động chế tiết khi đến tuổi dậy thì, chất tiết được đổ vào
nang lông giống tuyến bã
-Chức năng: Chế tiết mồ hôi → điều hòa thân nhiệt, đào thải -Chức năng:
chất (uric, creatinine, muối NaCl) +Chất tiết của tuyến bã làm mềm da và lông, giữ độ
ẩm cho da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
+Chất bã tiết quá nhiều sẽ làm da nhờn, khi chất bã
ứ đọng thì tạo ra mụn trứng cá hay u nang tuyến bã

* Lông:
Là những sợi mảnh sừng hóa được phát triển từ những tế bào biểu bì
-Cấu tạo: 2 phần
+Thân lông: là phần trên mặt da mà ta thấy được
+Chân lông: phần nằm sâu trong lớp chân bì và hạ bì, ở chân lông chính thức được cắm
sâu trong nang lông. Phần dưới cùng của chân lông hơi phình ra gọi là hành lông, dưới hành
lông có nhú lông (nơi có mô liên kết thưa, nhiều mạch máu để nuôi lông và nang lông)
ₒLông chính thức: là bộ phận sừng hóa gồm tủy lông, vỏ lông, áo ngoài của lông chúng tạo
nên từ các tế bào nằm ở nhú lông
ₒNang lông: gồm có 2 lớp biểu mô
+Lớp trong: (Bao biểu mô trong): cấu tạo sừng hóa giống lớp sừng của biểu bì
+Lớp ngoài: gồm những tế bào có nguồn gốc giống tế bào lớp sinh sản và lớp gai biểu bì.
Lớp này bị thoái hóa tạo thành lớp biểu mô trong các nang lông

Chương 9: Hệ hô hấp
1.Đại cương:
*Hệ hô hấp có chức năng cung cấp oxy trong không khí hít vào và loại bỏ CO2 tạo ra do sự
chuyển hóa trong cơ thể
*Khí CO2 do tế bào thải ra được đưa đến phổi và khí O2 được đưa từ phổi đến các mô nhờ
hệ tuần hoàn
*Hệ hô hấp gồm có 2 thành phần chính là: phần dẫn khí và phần hô hấp
*Phần dẫn khí là phần kết nối với môi trường không khí bên ngoài với phần hô hấp, là nơi
diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí hít vào
-Phần dẫn khí gồm:
+Đường dẫn khí ngoài phổi: khoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản gốc
+Đường dẫn khí trong phổi: phế quản thuỳ, phế quản gian tiểu thuỳ, tiểu phế quản chính
thức, tiểu phế quản tận
-Phần hô hấp gồm có: tiếu phế quản hô hấp, phế nang, ống phế nang

2.Phần dẫn khí


a) Đường dẫn khí ngoài phổi:
*Khoang mũi:
-Tiền đình:
+Là phần nở rộng của khoang mũi
+Lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hoá
+Lớp đệm có nhiều lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi→ ngăn cản hạt bụi lớn
-Hố mũi
+Nằm trong xương sọ, được chia đôi bởi vách mũi. Có 3 dải cơ nhô ra, có cấu trúc xương bên
trong là các xoăn mũi
+Xoăn mũi dưới và xoăn mũi:
•Lợp bởi biểu mô hô hấp:
.Là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: biểu mô có nhiều hang nhân, do tế bào nằm cao
thấp không đều, nhưng cực đáy của các tế bào nằm trên cùng màng đáy
.Biểu mô trụ giả tầng có 3 loại tế bào: tế bào trụ có lông chuyển, tế bào đài tiết nhầy,
ngoài ra còn có thêm tế bào bàn chải và tế bào hạt nhỏ khi chiếu trên kính hiển vi điện tử
•Tế bào trụ có lông chuyển
.Loại tế bào chiếm đa số trong biểu mô hô hấp
.Khoảng 300 lông chuyển dài, mặt đỉnh
.Đẩy bụi và nhầy
•Tế bào đài: tiết nhầy
*Khói thuốc lá: làm tăng tế bào đài, giảm tế bào trụ có lông chuyển
•Tế bào bàn chải: Chiếm khoảng 3% số tế bào biểu mô: lông chuyển ngắn, chức năng chưa
rõ ràng
•Tế bào hạt nhỏ: Chiếm khoảng 3% số tế bào biểu mô: đường kính hạt 100-300nm, thuộc
hệ thần kinh nội tiết lan toả
•Tế bào đáy và tế bào gốc: biệt hoá thành các loại tế bào khác, tròn, nhỏ, chiếm khoảng
30% số tế bào biểu mô
+Xoăn mũi trên:
•Lợp bởi biểu mô khứu giác: có 3 loại tế bào:
.Tế bào nâng đỡ: hình trụ, đỉnh rộng, đáy hẹp, bề mặt nhiều vi nhung mao. Chứa sắc tố
vàng nhạt →màu sắc biểu mô khứu giác
.Tế bào đáy: nhỏ, hình cầu hoặc nón
.Tế bào khứu giác: là các noron 2 cực, cực đỉnh có lông dài không chuyển động, cực đáy
có sợi trục tạo dây thần kinh khứu giác
*Hầu: nơi lympho rất phát triển, mô lympho tập hợp thành hạnh nhân và cùng với các đám tế
bào lympho khác ở đệm của niêm mạc hầu phân bố thành cấu trúc có hình vòng cung là vòng
Waldeyer
-Mũi hầu: biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
-Khẩu hầu: biểu mô lát tầng không sừng hoá
-Thanh hầu: biểu mô lát tầng không sừng hoá
*Thanh quản:
-Hình ống, không đều, nối họng và khí quản
-Cấu tạo mô học:
+Biểu mô: trụ giả tầng có lông chuyển
+Lớp đệm: sụn thanh quản
Dây thanh quản là biểu mô lát tầng không sừng hoá
→ Nâng đỡ đường dẫn khí, ngăn thức ăn đi vào khí quản, phát âm
*Khí quản – phế quản gốc:
Cấu tạo có 4 lớp:
-lớp niêm mạc:
+Biểu mô hô hấp
+Lớp đệm: lớp đáy và lớp mô liên kết thưa, có nhiều sợi chun và mạch máu
-Lớp dưới niêm: mô liên kết, có nhiều tuyến pha
-Lớp sụn:
+Khí quản: hình C, 2 đầu nối với nhau bởi bó cơ trơn và mô liên kết
+Phế quản gốc: sụn khép kín
-Lớp vỏ ngoài: mô liên kết xơ

b) đường dẫn khí trong phổi


-Phế quản gốc trái vào phổi có 2 thùy là thùy trên và thùy dưới →2 phế quản thùy ở phổi trái
-Phế quản gốc phải vào phổi phải có 3 thùy là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới→3 phế quản
thùy ở phổi phải
-Phế quản thùy →Phế quản phân thùy →Phế quản hạ phân thùy →Phế quản gian tiểu thùy
*Phế quản gian tiểu thùy:
-Có ở đỉnh các tiểu thùy phổi và vách liên kết gian tiểu thùy, lòng ống rộng, tròn đều, có vài
nếp gấp do lớp niêm mạc tạo thành
-Lớp sụn: sụn trong không liên tục xếp theo hướng vòng quanh phế quản
-Lớp cơ: cơ trơn xếp thành nhiều bó nằm ở giữa biểu mô và sụn trong và tạo thành 1 vòng cơ
trơn không liên tục →Cơ reissessen
*Tiểu phế quản chính thức:
-Lồng ống có nếp nhăn hình sao
-Không có lớp sụn, không có các tuyến tiết nhầy ở lớp đệm
-Cơ tạo thành vòng liên tục Reissessen, ở phần xa thì vòng cơ không liên tục nữa
-Dẫn vào tiểu thùy phổi: khối tháp hình đa diện, đỉnh có chứa động mạch phổi và 1 nhánh của
phế quản gian tiểu thùy. Đây là đơn vị cấu tạo và chức năng của phổi
*Tiểu phế quản tận:
-Ống phế quản nhỏ nhất, tròn, trơn láng
-Cấu tạo gồm 2 lớp:
+Lớp niêm mạc: .Biểu mô vuông/trụ thấp có lông chuyển
.Không có tế bào đài, có tế bào Clara (trụ, không lông, chứa hạt chế tiết
protein)
+Lớp đệm mỏng:.Bó cơ trơn xen lần mô liên kết, không tạo vòng cơ liên tục
.Chứa nhiều sợi lưới và sợi chun, ngoài ra còn chứa tế bào lympho, masto
bào, đôi khi có bạch cầu ưa acid

3. Phần hô hấp:
Là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và phế nang qua màng trao đổi khí
*Tiểu phế quản hô hấp:
-Xuất phát từ tiểu phế quản tận, là phần chuyển tiếp phần hô hấp và phần dẫn khí
-Giống tiểu phế quản tận
.Niêm mạc: →Biểu mô vuông đơn, có nhiều tế bào Clara
→Bờ của túi phế nang là biểu mô lát đơn
.Lớp mô liên kết: cơ trơn và sợi chun
*Ống phế nang
-Biểu mô lát đơn cực mỏng
-Lớp đệm: tế bào cơ trơn
-Đoạn cuối: cơ trơn không còn, chất nền giàu sợi chun và sợi collagen là cấu trúc duy nhất
nâng đỡ cho ống phế nang
*Phế nang: Túi nhỏ, kích thước khác nhau, thành mỏng, thực hiện chức năng trao đổi khí.
Thành phế nang được lợp bởi biểu mô phế nang, chứa 3 loại tế bào:
-Phế bào 1:
+Cấu tạo:
ₒChiếm 97% diện tích phế nang
ₒTế bào nhỏ, dẹt, bào tương trải rộng trên màng đáy, cực mỏng
ₒLiên kết với nhau bởi liên kết vòng bịt
+Chức năng: vai trò đặc biệt quan trọng trong trao đổi khí: tham gia tạo màng trao đổi khí
-Phế bào 2:
+Cấu tạo:
ₒChiếm 3% diện tích bề mặt phế nang
ₒTế bào lớn hình cầu hoặc đa diện
ₒLiên kết với phế bào 1 bởi các thể liên kết, liên kết khe, liên kết vòng bịt →ngăn dịch từ
vách chảy vào lòng phế nang
+Chức năng:
ₒTổng hợp Surfactan – chất phủ bề mặt phế nang tạo ra sức căng bề mặt phế nang, tăng
khuyếch tán khí qua phế nang, tránh xẹp phổi, ngăn vi khuẩn xâm nhập
ₒCó chức năng tái tạo lại biểu mô hô hấp bằng cách biệt hóa thành phế bào 1 và phân chia
tạo phế bào 2
-Tế bào bụi: Nguồn gốc từ mono bào. Là đại thực bào phế nang
-Tế bào nội mô mao mạch

*Nêu thành phần cấu tạo của màng trao đổi khí – máu:
-Khoảng 300tr phế nang diện tích trao đổi khí 140m2
-Bên trong phế nang xảy ra sự trao đổi O2 và CO2 giữa không khí và máu. Không khí bên
trong phế nang ngăn cách với các mao mạch máu bởi hàng rào khí máu. Màng đáy phế bào 1
hòa vào màng đáy tế bào nội mô
-Hàng rào khí – máu gồm:
+Lớp surfactant
+Bào tương của phế bào 1
+Màng đáy của biểu mô hô hấp
+Màng đáy của tế bào nội mô
+Bào tương của tế bào nội mô

Chương 10: Hệ nội tiết


1.Phân loại tuyến nội tiết:
Về mặt phôi thai học tế bào nội tiết có 3 loại:
-Những tuyến nội tiết nguồn gốc từ ngoại bì: tuyến tùng, tuyến yên…
-Những tuyến có nguồn gốc từ trung bì: tuyến vỏ thượng thận, tuyến kẽ
-Những tuyến nội tiết có nguồn gốc từ nội bì: tuyến giáp, tuyến cận giáp
Về mặt giải phẫu học tế bào nội tiết có 3 loại:
-Tế bào nội tiết tập hợp thành một cơ quan đặc biệt tạo thành tuyến nội tiết như tuyến yên,
tuyến thượng thận
-Nằm từng đám trong những cơ quan chuyên biệt khác như buồng trứng, tinh hoàn, tụy
-Nằm tản mác ở biểu mô, đặc biệt trong ruột và đường hô hấp tạo thành hệ thống thần kinh
nội tiết
Về mặt mô học tế bào nội tiết chia thành 2 loại:
-Tế bào chế tiết: làm nhiệm vụ tổng hợp hoocmon
-Lưới mao mạch phong phú
Tuyến nội tiết không có ống bài xuất, các chất tiết được đổ trực tiếp vào máu hoặc hạch bạch
huyết

2.Mô tả cấu tạo mô học của tuyến yên


-Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm, đính vào sàn não bằng cuống tuyền yên, điều
hòa hầu hết các tuyến nội tiết trong cơ thể
-Cấu tạo: chia làm 4 thùy
*Thùy trước tuyến yên:
-Có nguồn gốc từ ngoại bì phôi, chiếm khoảng 75% trọng lượng của tuyến yên
-Cấu tạo kiểu lưới, các tế bào ché tiết nối với nhau thành dây tế bào xếp theo kiểu xoang
-Dựa vào tính bắt màu, có 3 loại tế bào chế tiết:
+Tế bào ưa Acid (chiếm 40% số tế bào tuyến): tập trung ở vùng ngoại vi thùy trước, kích
thước tương đối lớn, bào tương của chúng có nhiều hạt bắt màu acid, có 2 loại tế bào:
ₒTế bào hướng thân: hạt có kích thước lớn, chế tiết GH có tác dụng gián tiếp lên sự phát triển
của sụn, xương dài; kích thích lên gan, thận, somatomedin được tăng cường tổng hợp và tác
động trực tiếp lên sự tăng trưởng của sụn xương dài
ₒTế bào hướng tuyến vú: hạt chế tiết nhỏ, khi có thai kích thước tế bào và các hạt chế tiết tăng
lên, chế tiết prolactin có chức năng kích thích tổng hợp và bài tiết sữa
+Tế bào ưa Bazo (chiếm 10%): Tập trung nhiều ở trung tâm thùy trước, kích thước lớn hơn tế
bào ưa acid, bào tương có nhiều hạt bắt màu bazo, có 3 loại tế bào
ₒTế bào hướng tuyến sinh dục: có hạt chế tiết lớn, chế tiết FSH và LH
→FSH có tác dụng kích thích quá trình phát triển nang trứng ở nữa và tạo tinh ở nam
→LH: →Ở nữ làm nang trứng chin và kích thích vỡ, hình thành hoàng thể sau khi trứng đã
thoát nang, kiểm soát sự chế tiết progesterone của hoàng thể
→Ở nam: duy trì tế bào Leydig và kích thích sự chế tiết testosterone
ₒTế bào hướng tuyến giáp: có hạt chế tiết nhỏ, chế tiết TSH
→TSH có tác dụng kích thích chế tiết các hoocmon tuyến giáp T3 và T4
ₒTế bào hướng vỏ: có hạt chế tiết nhỏ bắt màu nhạt, chế tiết ACTH có tác dụng kích thích vỏ
thượng thận
+Tế bào kị màu (50%): tập trung thành đám ở vùng giữa thùy trước, kích thước nhỏ, bào
tương không bắt màu. Có thể trở thành tế bào ưa acid hoặc tế bào ưa bazo và ngược lại khi
các tế bào này chế tiết hết các hạt chế tiết thì trở thành tế bào kị màu
*Phần trung gian tuyến yên:
-Là phần sau của thùy trước, chiếm 2%
-Có nguồn gốc và cấu tạo giống thùy trước. Thành phần gồm: tế bào ưa bazo bắt màu nhạt,
các tế bào kị màu
-Ngoài ra còn có những túi nhỏ chứa chất keo, thành túi lợp bởi biểu mô vuông đơn
-Hoocmon của thùy trung gian:
+MSH: tổng hợp sắc tố melanin ở tế bào sắc tố
+Lipotropin: tăng cường chuyển hóa lipit
*Phần củ tuyến yên:
-Là phần bao bọc xung quanh cuống phễu tuyến yên, có cấu tạo kiểu lưới giống thùy trước
tuyến yên, cùng với cách mạch phong phú thuộc hệ thống cửa
-Gồm tế bào kị màu, tế bào ưa acid, tế bào ưa bazo là tế bào hướng sinh dục tiết FSH và LH
*Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh):
-Được tạo thành do sàn não lún sâu xuống, thành phần gồm:
+Tế bào tuyến yên: giống tế bào kị màu ở thùy trước tuyến yên
+Tế bào thần kinh đệm: nâng đỡ các sợi trục
+Sợi trục của tế bào thần kinh:
ₒThân tế bào này nằm ở nhân trên thị và nhân cận não thất thuộc hypothalamus, các đầu
tận cùng tiếp xúc chặt chẽ với màng đáy mao mạch ở thùy sau
ₒTiểu thể Hering: là sản phẩm của sợi trục, bắt màu bazo
+Trong đầu tận cùng chứa nhiều hạt thần kinh tiết có màng bọc tiết ra hoocmon
ₒVasopressin (ADH): tăng tái hấp thu nước và K ở ống lượn xa và ống góp gây giảm niệu,
thiếu hoocmon gây bệnh đái tháo nhạt
ₒOxytocin: tăng co bóp cơ trơn tử cung, kích thích tăng tiết sữa (hoocmon giục đẻ)

3.Cấu tạo mô học và chức năng của tuyến giáp:


-Tuyến giáp là tuyến rất giàu mạch máu và mạch bạch huyết, phân thành thùy
-Vỏ xơ bọc tuyến giáp là mô liên kết mỏng, từ đó có nhiều vách xơ mang mạch máu, mạch
bạch huyết và nhánh dây thần kinh chạy sâu vào trong tuyến giáp, chia tuyến giáp thành
những tiểu thùy không rõ rệt
*Cấu tạo mô học (vi thể):
-Là tuyến quan trọng trong cơ thể nằm trước sụn nhẫn và sụn giáp
-Đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng là nang tuyến. Xen kẽ giữa các nang là tế bào cận nang
-Nang tuyến giáp có kích thước khác nhau (đường kính 0,1-1 mao mạch) lòng nang chứa chất
keo giáp trạng ủa acid. Nằm xen giữa các nang là mô liên kết giàu mạch máu
-Bên ngoài nang tuyến là lớp mô liên kết mỏng chứa mao mạch có lỗ thủng nội mô, như ở
các tuyến nội tiết khác
-Trong lớp mô liên kết giữa các nang bao giờ cũng có thể tìm thấy lympho bào, bào tương và
1 ít bạch cầu ưa bazo
-Thành nang tuyến giáp là biểu mô vuông đơn gồm có 2 loại:
+Tế bào nang tuyến giáp: chủ yếu tạo thành nang tuyến tựa trên màng đáy. Nhân hình cầu ở
trung tâm
→Tổng hợp và chế tiết hoocmon tuyến giáp T3-T4
+Tế bào cận nang: lớn hơn nhuộm màu nhạt hơn
→Tổng hợp và chế tiết calcitonin ức chế hủy cốt bào →ứng dụng trong điều trị loãng xương
*Chức năng:
-Hoocmon tuyến giáp là T3-T4
-Tuyến giáp đảm bào các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách chuẩn xác. Nó thực hiện
bằng cách tổng hợp và chế tiết hoocmon để gửi tín hiệu đến từng tế bào một, những
hoocmon quan trọng đó là T3-T4
-Hormone T3 - T4 hướng dẫn các tế bào trong cơ thể khi nào thì tiêu thụ oxy và chất dinh
dưỡng, nó duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể, một chuỗi các phản ứng để cung cấp năng
lượng cho cơ thể
-Những chỉ đạo bằng hormone của tuyến giáp giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, điều chỉnh
nhịp tim và giúp tế bào phân giải chất dinh dưỡng nhanh hơn. Khi cơ thể cần nhiều năng
lượng, tuyến giáp gửi hoocmon để tăng cường trao đổi chất
-Cuối cùng, tuyến giáp cho phép tế bào dùng năng lượng để phát triển và nhân bản
-Tuyến giáp được kiểm soát bởi tuyến yên, nếu xảy ra lỗi sẽ dẫn đến truyền sai thông tin,
làm xuất hiện bệnh cường giáp ( tiết quá nhiều hoocmon) hoặc nhược giáp ( quá ít)

4.Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của tuyến cận giáp:
-Tuyến cận giáp có vỏ xơ bọc ngoài. Đôi khi 1 số tuyến cận giáp bị vùi trong tuyến giáp
-Từ vỏ xơ có nhiều vách xơ đi vào nhu mô tuyến
-Tuyến nội tiết kiểu lưới gồm 2 loại tế bào:
+Tế bào chính: nhiều, kích thước nhỏ, hình đa diện, bào tương ưa bazo nhẹ
→Chức năng: tiết hoocmon parathyroid: tăng hoạt động của hủy cốt bào
+Tế bào ưa acid: tạo thành đám nhỏ, hình đa diện, kích thước lớn hơn, bào tương chứa
nhiều hạt ưa acid
→Chức năng: chưa rõ
-Theo tuổi, tế bào tiết được thay thế bằng tế bào mỡ. Ở người già, tế bào mỡ chiếm khoảng
50% tuyến
*Chức năng:
-Hoocmon tuyến cận giáp là Parathormon (PTH)
-PTH có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa, đảm bảo cân bằng canxi và phosphate
trong máu
+Canxi trong máu giảm sẽ kích thích tuyến cận giáp chế tiết PTH, rồi hoocmon PTH tác
động lên mô xương, làm tăng số lượng hủy cốt bào, hủy cốt bào giải phóng canxi khỏi chất
căn bản xương, đưa vào máu
+Tăng canxi trong máu ức chế tiết hoocmon cận giáp. Cancitonin của tuyến giáp cũng ảnh
hưởng lên hủy cốt bào bằng cách ức chế hoạt động giải phóng canxi của chúng, cancitonin
làm giảm canxi máu và tăng quá trình tạo xương
+Giảm nồng độ phosphat trong máu bằng cách tăng bài tiết pp trong nước tiểu và hạn chế
tái hấp thụ pp ở đoạn cuối ống sinh niệu
+ Tăng sự hấp thụ Ca ở thành ống tiêu hóa. Để quá trình này đạt hiệu quả cao cần
vitaminD
-Trường hợp tăng cường tuyến cận giáp ( dùng hoocmon cận giáp quá nhiều hoặc bị u
tuyến này) →Canxi máu tăng, pp máu giảm → sự lắng đọng Ca trong các cơ quan như
thận và động mạch, xương bị khử canxi dễ gãy
-Trường hợp nhược năng tuyến giáp (do cắt bỏ hoặc suy cận giáp) → Ca máu giảm, pp
máu tăng →Xương nhiều Ca →rối loạn dinh dưỡng ở da, răng, xương làm cơ thể ốm mòn.
Tình trạng thiếu Ca máu làm hệ thần kinh bị kích thích →Các cơ dễ bị co cứng
-Sự chế tiết của tuyến cận giáp được điều hòa bởi lượng Ca trong máu

5. Mô tả cấu tạo mô học và chức năng của tuyến thượng thân


*Cấu tạo mô học:
Tuyến thượng thận là 1 tuyến nội tiết gồm 2 phần cấu tạo:
-Vỏ thượng thận: nằm ngoài, có nguồn gốc từ trung bì trung gian
-Tủy thượng thận: nằm giữa, có nguồn gốc từ mào thần kinh
→Đều được cấu tạo bằng kiểu lưới, bên ngoài nhu mô tuyến là vỏ xơ
a. Vô thương thân
-Lớp cung:
+ Chiếm 15% khối lượng của tuyến thượng thận
+ Nằm sát vỏ xơ, các tế bào xếp thành dây chạy theo hướng cung và quay ra phía ngoài
+ Bào tương ưa acid, có nhiều hạt mỡ nhỏ, lưới nội bào không hạt phát triển mạnh
+ Tăng hấp thu nước và Na ở ống lượn xa
+ Tổng hợp và chế tiết Corticoid khoáng (aldosterol)
-Lớp bó:
+ Là lớp trong cùng của vỏ thượng thận, nằm giữa vùng bó và tủy thượng thận
+ Tế bào vùng lưới nhỏ hơn 2 vùng trên nhưng có đặc điểm cấu tạo siêu thể tương tự với
chúng
+ Ti thể bào vùng lưới hình que dài, các hạt sắc tố lipofusin nhiều và kích thước lớn
+ Bào tương có các hạt ưa acid, chứa ít mỡ và glycogen. Các tế bào đang bị thoái hóa ở
lớp dưới
+ Tổng hợp và chế tiết hormone sinh dục (aldrogen) : testosterol
+ Các hormone được chế tiết ở vùng vỏ là steroid, tan trong lipid nên khuếch tán qua màng
mà ko tích lũy ở hạt chế tiết
b. Tủy thượng thận
-Chiếm 12% khối lượng tuyến thượng thận
-Tế bào có kích thước lớn, bào tương chứa các hạt ưa crom ( hạt sinh adrenalin), lưới nội
bào hạt, bộ gống lượn gầni, ty thể phát triển mạnh
-Tổng hợp và chế tiết Adrenalin và Noradrenalin: co mạch, tăng huyết áp, tăng co bóp tim
*Chức năng:
Hormone vỏ thượng thận: 3 hormone
+ Corticoid khoáng (mineralocorticoid): được chế tiết ở vùng cung, là những hoocmon loại
steroid có tác dụng duy trì cân bằng nước và các chất điện giải. Aldosterol là loại corticoid
khoáng mạnh nhất, có tác dụng tái hấp thụ nước và Na ở ống lượn gần và ống góp
+ Corticoid đường ( glucorticoid): được chế tiết ở vùng bó, gồm cortison, cortisol,
corticosteron, trong đó cortisol (hydrocortison) đóng vai trò chủ yếu
ₒĐóng vai trò chuyển hóa đường, protein, lipid. Phối hợp với insulin tạo nên sự cân
bằng của cơ thể không gây tiểu đường, cũng như không gây tích lũy glycogen quá nhiều
ₒThiếu cortisol làm giảm đường huyết, thiếu insulin gây tiểu đường.
ₒCortisol có tác dụng làm giảm mô bạch huyết, từ đó gây phản ứng ức chế miễn dịch.
Còn có tác dụng chống viêm, ức chế phản ứng dị ứng
+ Hormone sinh dục chủ yếu là androgen:
ₒĐược tạo ở vùng lưới, một ít tạo ở vùng bó
ₒAdropen thượng thận tăng quá mức sẽ làm cho bộ phận sinh dục nữ phát triển bình
thường, gây ra hiện tượng nữ hóa tinh hoàn ( ái nam, ái nữ, giả nữ)
ₒTrong thời kì phôi thai, rối loạn tuyến thượng thận dẫn đến dị dạng sinh dục
Hormone tủy thượng thận: Adrenalin và noradrenalin, noradrenalin là tiền chất của adrenalin,
có td co mạch, tăng huyết áp, giãn cơ phế quản và ruột, kích thích tiết nước bọt, nước mắt,
giãn đồng tử

Chương 11: Ống tiêu hóa


1. Mô tả cấu tạo mô học chung của ống tiêu hóa chính thức
Ống tiêu hóa chính thức bắt đầu từ thực quản đến hậu môn. Cấu tạo chung gồm 4 tầng mô:
* Tầng niêm mạc: là tầng ở trong cùng và chia làm 3 lớp mô
-Lớp biểu mô: là lớp trong cùng, cấu trúc của biểu mô thay đổi tùy theo chức năng của từng
đoạn
VD: thực quản và hậu môn: biểu mô lát tầng ko sừng hóa
Dạ dày, ruột: biểu mô trụ đơn
-Lớp đệm: cấu tạo bởi mô liên kết thưa trong đó mạch máu, mạch bạch huyết phong phú và
những đầu tận cùng thần kinh
+ Mô bạch huyết phát triển
+ Tế bào lympho có thể đứng rải rác hay tập trung thành nang bạch huyết, càng về cuối các
đoạn ruột thì mô bạch huyết và hạch bạch huyết ngày càng nhiều
+Có các tuyến tiết nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột hoặc tiết enzym tiêu hóa thức ăn
-Lớp cơ niêm: 2 lớp hầu hết được cấu tạo bởi cơ trơn
+ Trong vòng, ngoài dọc
+ Sự co bóp của cơ niêm mạc tạo nên sự chuyển động niêm mạc giúp các tuyến bài tiết vào
lòng ống, tăng quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
* Tầng dưới niêm:
-Là tầng mô liên kết thưa nằm dưới lớp cơ niêm – gắn tầng niêm mạc với tầng cơ
-Có mạch máu, mạch bạch huyết lớn, có đám rối tk Meissner Thực quản, tá tràng có các
tuyến nhầy
-Mô bạch huyến ít hơn tầng niêm mạc
* Tầng cơ:
-Chủ yếu bởi cơ trơn (trừ 1/3 trên thực quản, hậu môn là cơ vân)
-2 lớp: trong vòng, ngoài dọc ( riêng dạ dày có thêm cơ chéo ở bên trong)
-Giữa 2 lớp cơ là mô liên kết có đám rối thần kinh Auerback
-Sự co bóp của tầng cơ tạo nên nhu động ruột để tống thức ăn xuống đoạn dưới trong quá
trình tiêu hóa
* Tầng vỏ ngoài – thanh mạc: biểu mô lát đơn
-Là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu và thần kinh đến chi phối cho ống tiêu hóa
-Ở 1 số đoạn có phúc mạc tạng bao phủ

2.Cấu tạo và chức năng của thực quản


-Là đoạn đầu của ống tiêu hóa chính thức
-Chức năng chủ yếu là đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày
-Thực quản ở tầng ngực không có phúc mạc bao phủ, được bao bởi mô liên kết
-Cấu tạo gồm 4 tầng mô
* Tầng niêm mạc:
-Biểu mô: biểu mô lát tầng ko sừng hóa, gồm 3 lớp:
+ Lớp đáy – lớp sinh sản + Lớp gai – lớp trung gian
+ Lớp bề mặt: là lớp tế bào dẹt
→Biểu mô thực quản không bị tổn thương do thức ăn thô gây ra
-Lớp đệm: là mô liên kết trong đó có tuyến thực quản – vị, tuyến tiết nhầy →làm trơn thức ăn
-Cơ niêm: rất dày, cấu tạo chủ yếu là cơ trơn
* Tầng dưới niêm:
-Có tuyến thực quản chính thức – cấu tạo kiểu chùm nho và là tuyến nhầy
-Các tế bào nhầy tạo thành nang tuyến và đổ chung vào 1 ống bài xuất chính qua tầng niêm
mạc để đổ vào lòng ống tiêu hóa
* Tầng cơ:
-2 lớp: trong vòng, ngoài dọc ( 1/3 trên thực quản là cơ vân nối tiếp với cơ hầu, 1/3 tiếp theo
cơ trơn xuất hiện nhiều hơn, 1/3 cuối là cơ trơn nối tiếp với cơ dạ dày)
* Tầng vỏ ngoài: Phần ngực: mô liên kết
-Phần bụng: lá tạng phúc mạc

3.Cấu tạo, chức năng của dạ dày


-Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, nổi thực quản với ruột non

-Chức năng: chứa và nhào trộn thức ăn với dịch vị của dạ dày. Trong dạ dày thức ăn tiêu hóa
1 phần
-Theo mô học dạ dày chia 3 phần: Tâm vị, đáy vị, môn vị
Cấu tạo gồm 4 tầng mô:
* Tầng niêm mạc: khi dạ dày rỗng tầng niêm mạc có nhiều nếp nhăn dọc nhưng khi ăn no thì
các nếp dọc biến mất. Chia thành nhiều tiểu thủy dạ dày. Trên mỗi tiểu thủy có nhiều lỗ đổ
của một số tuyến dạ dày
+ Biểu mô:
• Biểu mô trụ đơn:1hàng tế bào trụ tiết nhầy, cực ngọn tế bào có ít vi nhung mao và nhiều
hạt sinh nhầy ( biểu mô trụ đơn tiết nhầy không tế bào đài)
• Giữa các tế bào biểu mô có những liên kết vòng bịt → chất trong dịch dạ dày không lọt
vào khoảng gian bào
• Còn có tế bào nội tiết
+ Lớp đệm: là mô liên kết chứa các tuyến, xen giữa là các dải mô liên kết mỏng, ít sợi liên
kết và tế bào liên kết, mô bạch huyết kém phát triển
• Vùng tâm vị: có tuyến tâm vị tiết nhầy, là ống chia nhánh cong queo, có tế bào nội tiết
• Vùng môn vị: có tuyến môn vị tiết nhầy, là ống chia nhánh cong queo, có tế bào G chế tiết
gastrin ( kích thích tế bào viền tiết HCl → kích thích tế bào chính chế tiết pepsin) và
somatostain (ức chế giải phóng gastrin)
• Vùng đáy vị: có tuyến đáy vị tiết ra dịch vị, là tuyến ống chia nhánh thẳng, gồm 3 loại tế
bào:
→Tế bào cổ tuyến: nằm ở vùng cổ tuyến, cực ngọn tế bào có nhiều hạt sinh nhầy, có khả
năng sinh sản để thay thế tế bào biểu mô và tế bào tuyến
→Tế bào chính: nằm ở vùng thân tuyến, bào tương chứa nhiều hạt sinh men, bắt màu base
=> chế tiết pepsinogen và enzyme lipase
→Tế bào viền: nằm ở vùng thân tuyến có nhiều tiểu quản nội bào để đưa chất tiết vào lòng
tuyến, bào tương bắt màu acid → chế tiết HCl và yếu tố nội: glycoprotein gắn với vitamin
B12 giúp hấp thu vitamin B12
→Ngoài ra còn có tế bào ưa bạc →tế bào nội tiết nằm ở đáy tuyến, tiết serotonin →kích thích
chế tiết men tiêu hóa của tế bào chính
+ Lớp cơ niêm: tương đối dày, ngăn cách tầng niêm mạc và tầng dưới niêm
* Các tầng khác của dạ dày:
+ Tầng dưới niêm mạc là mô liên kết thưa không có tuyến đặc biệt vùng này có nhiều masto
bào
+ Tầng cơ dày: từ ngoài vào trong là lớp cơ dọc – chéo
+ Tầng vỏ ngoài được phủ bởi phúc mạc tạng

4.Cấu tạo và chức năng của ruột non


-Là đoạn dài nhất, khoảng 4 -6 m, ở đây thức ăn được tiêu hóa gần như hoàn toàn và được
hấp thu vào máu và hạch bạch huyết
-Chia làm 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng
*Tầng niêm mạc: tầng này có cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
•Những cấu trúc làm tăng diện tích bề mặt của ruột non:
→Van ngang: x3 diện tích hấp thu
• Là những nếp gấp ngang do tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc lồi vào lòng ruột, nó
không bị mất đi khi lòng ruột căng
• Ở tá tràng chưa có van ngang, có nhiều ở hỗng tràng → sau đó ít và thấp dần đến ranh giới
hồi manh tràng thì không còn
→Nhung mao: x10 diện tích hấp thu
• Ở trên bề mặt van ngang
•Là những cấu trúc lồi vào trong lòng ruột hình ngón tay
•Do lớp đệm của tầng niêm mạc dội biểu mô lên thành những nếp lồi cao đều
•Biểu mô hấp thụ – biểu mô trụ đơn
•Tế bào hấp thu, tế bào đài, tế bào nội tiết đường ruột
→Vi nhung mao: là cấu trúc ở cực ngọn tế bào hấp thu → Những cấu tạo chi tiết ở
tầng niêm mạc ruột non
→Biểu mô: trụ đơn, gồm 3 loại tế bào:
•Tế bào hấp thu – tế bào mâm khía: hình trụ, nhân bầu dục nằm gần cực đáy, cực ngọn có
nhiều vi nhung mao. Trên bề mặt vi nhung mao có gắn các enzyme thủy phân disaccharide,
dipeptide thành monosaccharide và acid amin. Là tế bào có số lượng nhiều nhất
•Tế bào đài: hình trụ, tiết nhầy, số lượng ít
•Tế bào ưa bạc – tế bào nội tiết dạ dày – ruột: nằm rải rác ở sát màng đáy của biểu mô phủ
và tuyến Liebrkuhn, chế tiết serotonine → kích thích co rút các tế bào cơ trơn
-Lớp đệm: là mô liên kết thưa tạo nên trục liên kết nhung mao, có cấu tạo:
•Lưới mao mạch và mạch bạch huyết phong phú, giữa nhung mao có mạch dưỡng chất
trung tâm
•Trong trục liên kết nhung mao có các nhánh cơ trơn được phân nhánh từ cơ niêm đến bám
vào màng đáy của biểu mô và đáy các tuyến → làm tăng nhung động của nhung mao và bài
xuất chất tiết vào lòng ống
• Mô bạch huyết phát triển hơn dạ dày, ở hồi tràng nang bạch huyết tập trung tạo thành
màng Payer

•Các tuyến ruột non:


-Tuyến Lieberkuhn: tuyển ông đơn thắng, hình thành do biểu mô ruột non lõm sâu xuống
vùng đáy tuyến có các tế bào Paneth, bào tương có nhiều hạt chế tiết có chứa lysosome hay
enzyme có khả năng thủy phần vỏ vi khuẩn →bảo vệ niêm mạc ruột non khi có vi khuẩn xâm
nhập
-Tuyến brunner: tuyến túi phức tạp, tiết nhầy vào các đáy tuyến Lieberkuhn và lòng ruột, chất
nhầy có tính kiềm →bảo vệ niêm mạc ruột non khỏi acid dịch vị và tạo môi trường đề hoạt
hỏa các men tụy ngoại →tuyến brunner chỉ có ở tá tràng, có ở tầng niêm mạc và tầng dưới
niêm
* Các tầng khác của ruột non:
-Tầng dưới niêm: mô liên kết có nhiều sợi, có tuyến brunner
-Tầng cơ: 2 lớp cơ dày, giữa 2 lớp có hạch thần kinh Auerback
-Tầng vỏ ngoài: phủ bởi phúc mạc tạng

5. Cấu tạo và chức năng của ruột già


-Gồm đoạn ruột từ manh tràng đến trực tràng
-Chức năng:
+ Hấp thu nước, tạo phân
+ Chế tiết nhầy để bảo vệ niêm mạc
-Đặc điểm cấu tạo:
+ Tầng niêm mạc nhẵn không có cấu tạo van ngang, nhung mao
+ Bm giống ruột non nhưng nhiều tế bào đài hơn
+ Tuyển Lieberkuhn: có 3 loại tế bào và tỉ lệ chúng cũng giống như ở biểu mô ruột non,
không có tế bào Paneth
+ Trong lớp đệm của ruột già mô bạch huyết rất phát triển, có nhiều nang bạch huyết, xâm
lấn cả xuống tầng dưới niêm
+ Lớp cơ gồm 2 lớp trong vòng ngoài dọc, nhưng lớp cơ dọc không phản đều mà chúng chia
thành 3 dải cơ chạy dọc ruột già. Những vùng không có lớp cơ dọc sẽ dãn và phì to ra

6. Cấu tạo và chức năng của ruột thừa


-Cấu tạo mô học gần giống ruột già
-Lòng ruột hẹp không đều
-Mô bạch huyết rất phát triển → tạo thành các nang bạch huyết phát triển từ tầng dưới niệm
lên cả tầng niêm mạc làm cho sợi cơ niệm đứt rời không liên tục
-Tuyến Lieberkuhn ít và ngắn, lớp cơ dọc không tạo thành 3 dải cơ dọc

7. So sánh cấu tạo tầng niêm mạc ở các đoạn ống tiêu hóa khác
nhau
Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Ruột thừa
Loại biểu Lát tầng không Trụ đơn tiết nhầy Trụ đơn hấp thu Trụ đơn hấp thu Trụ đơn hấp thu
mô sừng hóa không tế bào đài
Thành 3 lớp tế bào: lớp -Tế bào trụ tiết -Tế bào mâm khía Gồm 3 loại tế bào Giống ruột già
phần tế bào đáy, lớp gai, lớp nhầy -Tế bào đài giống ruột non: tế
ở biểu mô bề mặt -tế bào nội tiết -Tế bào ưa bạc bào đài chiếm đa số,
đường ruột tế bào mâm khía có
số lượng ít
Mô bạch Ít phát triển Phát triển hơn dạ Rất phát triển, nhiều Giống ruột già
huyết dày nang bạch huyết xâm
lấn cả xuống tầng
dưới niêm
Tuyến -Tuyến thực quản -Tuyến tâm vị tiết -Tuyến Lieberkuhn Tuyến Lieberkuhn Tuyến
– vị tiết nhầy nhầy tiết chất kháng không có tế bào Lieberkuhn
-Tuyến thực quản -Tuyến môn vị khuẩn Paneth ngắn và ít hơn
chính thức tiết tiết nhầy -Tuyến Brunner tiết ruột già
nhầy -Tuyến đáy vị tiết nhầy có tính kiềm
dịch vị

Chương 12: Tuyến tiêu hóa


1.Nêu được cấu tạo chung và chức năng của tuyến nước bọt
* Cấu tạo chung:
-Đều là tuyến kiểu chùm nho, mỗi tuyến được bọc bởi vỏ liên kết xơ
-Từ vỏ bọc có các vách liên kết chạy vào trong chia tuyến thành nhiều tiểu thùy
-Mỗi tiểu thùy có nhiều nang tuyến →đổ vào ống bài xuất nhỏ trong tiểu thùy: ống boll, ống
vân →đổ vào ống bài xuất gian tiểu thùy, nằm trong vách liên kết gian tiểu thùy →đổ vào
ống xuất cái

-Gồm:
* Phần chế tiết:
-Là những túi hình cầu hoặc phân nhánh
-Thành túi: cấu tạo bởi 1 hàng tế bào tuyến xếp xung quanh lòng nang
-Phía ngoài tế bào tuyến: có màng đáy và 1 lớp tế bào cơ biểu mô
-Có 3 loại nang chế tiết:
+ Nang nước: là nang chế tiết dịch loãng, thành cấu tạo bởi 2 loại tế bào:
• Tế bào tiết nước: →Hình tháp hoặc khối vuông
→Nhân hình cầu, nằm gần cực đáy tế bào
→Bảo tương ở cực ngọn có nhiều hạt sinh men ưa acid
→Lòng nang hẹp
•Tế bào cơ biểu mô: tế bào dẹt, có nhiều nhánh bào tương ôm lấy phía ngoài tiết nước
+Nang nhầy: chế tiết dịch nhầy
• Lòng nang thường rộng
•Thành nang cấu tạo bởi tế bào tiết nhầy hình trụ và hình vuông
• Nhân dẹt nằm sát đáy
• Bào tương chứa nhiều hạt sinh nhầy không bắt màu => lòng rộng, sáng
• Phía ngoài tế bào tiết nhầy có tế bào cơ biểu mô
+Nang pha: vừa tiết nước, vừa tiết nhầy. Cấu tạo bởi 2 loại tế bào chính:
• Tế bào tiết nhầy: tạo thành 1 lớp xung quanh lòng nang
• Tế bào tiết nước: tạo thành liên kết nước phía ngoài
• Tế bào cơ biểu mô: tế bào dẹt, nhánh bào tương ôm lấy phía ngoài tế bào chế tiết, bào
tương có cấu trúc dạng sợi →tế bào có khả năng co rút. Tống các chất tiết ra khỏi tuyến

*Phần bài xuất: gồm các ống trong tiểu thùy dẫn nước bọt từ nang chế tiết →ống bài xuất
gian tiểu thùy →ống bài xuất cái
-Ống bài xuất trong tiểu thùy: có 2 loại
+ Ống Boll: ống nhỏ nối với các nang tuyến, thành ống lợp bởi biểu mô vuông đơn
+ Ống vân: ống lớn hơn nhận nước bọt từ nhiều ống Boll
•Thành ống cấu tạo: biểu mô vuông đơn hoặc trụ đơn
• Mặt tế bào có nhiều nếp gấp đáy và ti lạp thể dài
•Ống vân: bắt màu đậm, rõ hơn, nhiều ống vân tập trung vào ống gian tiểu thùy nằm trong
vách gian tiểu thùy
-Ống bài xuất gian tiểu thùy: nằm trong vách liên kết gian tiểu thùy
+ Thành ống lợp bởi biểu mô vuông tầng hoặc trụ tầng
+ Những ống lớn: có biểu mô trụ tầng
+ Ống xuất cái đổ ra khoang miệng là biểu mô lát tầng không sừng hóa

*Chức năng:
-Làm ướt và bôi trơn niêm mạc miệng và môi
-Rửa sạch các mảnh vụn tế bào, thức ăn còn sót vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển
-Bôi trơn và biến đổi thức ăn thành khối mềm hơn và giúp cho thức ăn được đẩy xuống thực
quản dễ dàng hơn
-Phân hủy đường nhờ amylase
-Bài tiết một số kim loại nặng và một số chất hữu cơ, vô cơ, IgA
-Góp phần gián tiếp vào cân bằng nước – điện giải
2. Sự khác nhau của 3 tuyến nước bọt:
-Tuyến mang tai: là tuyến lớn nhất cấu tạo chủ yếu là nang nước. Trong mô liên kết giữa
các nang có tương bào, lympho bào. Các tương bào chế tiết IgA
-Tuyến dưới hàm: là loại tuyến pha. Trong đó, có 3 loại nang nhưng các nang nước và tế
bào tiết nước chiếm đa số 80%
-Tuyến dưỡi lưỡi: là loại tuyến pha. Thành phần tế bào nhầy hơn (60%). 30% tế bào tiệt
nước tạo nên các liềm tiết nước của nang pha, không có nang nước

Đặc điểm Tuyến mang tai Tuyến dưới hàm Tuyến dưới lưỡi
Phần chế tiết Nang tiết nước Phần lớn là nang Phần lớn là nang
tiết nước, một ít là tiết nhầy, một ít
nang tiết nhầy và nang tiết nước
nang pha
Ống bài xuất: Nhiều -Nhiều nhưng ngắn Ít và ngắn
-Trong tiểu thùy -Nhiều nhưng dài
-Ống vân
Mô liên kết Rất phát triển Phát triển -Không có
-Vỏ bao -Rất phát triển
-Vách liên kết

3. Mô tả được cấu tạo của tiểu thùy gan và khoảng cửa gan, chức
năng gan
a) Tiểu thủy gan:
-Cấu tạo bởi dây tế bào gan
-Đa giác 6 cạnh, đường kính 1 – 2 nm
-Thành phần gồm: 3 phần
* Bè Remark: trung tâm của tiểu thùy
-Bản chất là tế bào gan
-Liên kết vòng bịt và thể liên kết
-Nhân tế bào gan hình cầu, 1 hoặc nhiều nhân
-Màng tế bào gan ở mặt khác nhau có cấu tạo không giống nhau. Khoảng dish có vi nhung
mao, mặt vi quản mật có liên kết bịt
-Vi quản mật: đường kính 1 - 2um, dẫn mật từ tế bào gan từ ống mật ở khoảng cửa * * Mao
mạch nan hoa: mao mạch kiểu xoang, chạy vào trung tâm tiểu thùy, có 2 loại tế bào (nội mô
và Kuffer)
-Tế bào nội mô: bảo tương có lỗ thủng, liên kết lỏng lẻo, không có màng đáy. Giữa tế bào
gan và tế bào nội mô là khoảng dish
-Tế bào kupffer: nguồn gốc từ mono bào, thực bào vi khuẩn từ ruột, có dạng hình sao
* Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy:
-Nhận máu từ mao mạch nan hoa, ra khỏi tiểu thùy để đổ vào tĩnh mạch sau tiểu thùy đến
tĩnh mạch trên gan
-Thành tĩnh mạch mỏng tạo bởi tế bào nội mô trên màng đáy
b) Khoảng cửa:
- Là mô liên kết ở góc tiểu thùy
- 3 phần: động mạch gan, tĩnh mạch cửa, ổng mật
* Động mạch gan: cấp máu cho mao mạch nan hoa, thành dày, đều và có lớp chun trong
* Tĩnh mạch cửa: đổ vào mao mạch nan hoa, thành mỏng, không đều
*Ống mật khoảng cửa:
-Mật ở tế bào gan vào vi quản mật → ống mật trung gian ở tiểu thủy ( ống hering) →ống gian
tiểu thùy ở khoảng cửa →ống mật ngoài gian
-Ống mật gian tiểu thùy là biểu vuông đơn hoặc trụ đơn
-Ống mật ngoài gan là biểu mô trụ đơn.

c) Chức năng:
-Ngoại tiết: tiết mật
Mật được tiết từ tế bào gan vào vi quản mật →ống hering →ống mật gian tiểu thùy →ống
gan →túi mật →ống mật chủ →ruột
Mật chứa: bilirubin và sắc tố mật (gan bị tổn thương sẽ gây vàng da)
-Nội tiết: chuyển hóa glucid, lipid, protein
-Tiêu độc: tế bào gan khử chất độc nội sinh và ngoại sinh:
+Nội sinh: chuyển hóa bilirubin, ure
+Ngoại sinh: hầu hết các thuốc tan trong lipid và chất độc (rượu bia) chuyển hóa trong gan
-Dự trữ: Vitamin, Fe, Lipid, Glycogen
-Bảo vệ: nhờ tế bào Kupffer

4. Mô tả cấu tạo và chức năng của tụy ngoại tiết và tụy nội tiết
* Tụy ngoại tiết: có cấu tạo kiểu túi giống chùm nho, chiếm đa số gồm nang tuyến và ống
bài xuất
a) Nang tuyển: là túi hình cầu hoặc ống ngắn thành nang, tạo bởi 2 loại tế bào:
-Tế bào tuyến( tế bào tụy ngoại):
+ Hình dạng tương tự tế bào tiết dịch loãng của tuyển nước bọt
+ Tế bào dạng hình tháp, nhãn hình cầu nằm ở 1/3 dưới tế bào
+ Màng tế bào ở cực đỉnh có ít vi nhung mao
+ Bảo tương trên nhân có nhiều hạt chế tiết bắt màu acid, có chứa các tiền enzym do tế bào
tổng hợp
+ Bào tương xung quanh và phía dưới nhân có lưới nội bào hạt rất phát triển và bắt màu bazo
+ Ngoài màng đáy nang tuyến có một ít sợi lưới, sợi tạo keo, mao mạch và thần kinh
+ Tế bào tụy ngoại chế tiết dịch tụy có tính kiềm, chứa nhiều enzym tiêu hóa lipid như:
trypsinogen, chymotrysinogen, procarbonxypeptidases A và B, enzym tiêu hóa lipid như:
prophospholipase và prolipase. Tiêu hủy 3 thành phần dinh dưỡng chính; protein, lipid và
carbonhydrat
-Tế bào trung tâm nang tuyển: sáng màu hơn, thuộc phần đầu ống bài xuất, nhô vào lòng
tuyến. Giúp nhận diện được nang tuy ngoại tiết
b) Ống bài xuất:
-Gồm: các ống bài xuất trung gian nối với lòng nang tuyến →đổ vào ống bài xuất trong tiểu
thùy → đến ống gian tiểu thùy → đến ống tụy chính → đến ống tụy phụ → đến tá tràng
+ Thành ống bài xuất trung gian: tạo bởi tế bào trung tâm nang tuyến
+ Thành ống bài xuất trong tiểu thùy: biểu mô vuông đơn hoặc trụ thấp
+ Thành ống bài xuất gian tiểu thùy: biểu mô trụ đơn phía ngoài ống gian tiểu thùy mô liên
kết dày, rõ rệt
-Ông tụy cái và tụy phụ: biểu mô trụ đơn giống biểu mô ruột

* Tụy nội tiết - tiểu đảo Langerhans:


-Là những khối nhỏ nằm xen giữa các nang tụy ngoài
-Mỗi tiểu đảo cấu tọa bởi các tế bào tụy nội
-Các tế bào nối với nhau kiểu lưới xen giữa dây tế bào là mao mạch kiểu xoang
-Gồm:
+ Tế bào A:→Là những tế bào kích thước lớn.
→Nằm ở vùng ngoại vi tiểu đảo
→Bảo tương chứa các hạt Alpha không tan trong cồn, tan trong nước
→Hạt chứa glucagon → tác dụng làm tăng đường huyết, tác động lên tế bào
gan →làm tăng quá trình giáng hóa glycogen thành glucose

+ Tế bào B:→Kích thước nhỏ hơn


→Nằm khắp vùng tiểu đảo, tập trung nhiều vùng trung tâm
→Bào tương chứa các hạt Beta tan trong cồn không tan trong nước. Hạt chứa
isulin làm giảm đường huyết →tác động lên tất cả các tế bào làm tăng hấp thu glucose của
tế bào, nhất là với tế bào gan và tế bào cơ →làm giảm đường huyết
+ Tế bào D:→Số lượng ít
→Nằm ở vùng ngoại vi tiểu đảo
→Bào tương chứa các hạt Gramao mạcha. Hạt chứa hoocmon somatostatine
→tác dụng điều hòa chế tiết isulin và glucagon
→Ngoài ra còn có tế bào C, D1, PP cấu tạo chức năng chưa rõ
Chương 13: Hệ sinh dục nữ
1.Cấu tạo mô học của các nang trứng
-Nang trứng nằm trong lớp đệm, dưới màng trắng
-Là loại mô liên kết đặc biệt nhiều tế bào sợi non, sợi chun, sợi keo
-Có dạng hình cầu, gồm: 1 noãn bào, nhiều tế bào vây quanh
-Hầu hết nang trứng bị thoái hóa, 1 số ít tiến triển và đạt đến chín
-Sự thoái hóa phần lớn diễn ra trước sinh, còn lại xảy ra ở bất kì giai đoạn nào
-Sự tiến triển trải qua các giai đoạn
+Nang trứng nguyên thủy:
• Nhỏ nhất, nằm ở ngoại vi buồng trứng
• Có 1 noãn bào I, xung quanh noãn bào có 1 hàng tế bào nang dẹt, tựa trên màng
đáy phân cách với các tế bào xung quanh
• Noãn bảo là 1 tế bào lớn hình cầu, nhân ít nhuộm màu, bào tương có các bào quan (
ti thể, lưới nội chất không hạt, bộ Gống lượn gầni...) thường tập trung quanh nhân
+ Nang trứng sơ cấp:
• •Là giai đoạn phát triển tiếp theo của nang trứng nguyên thủy
• •Lúc đầu gồm: 1 noãn bào I, 1 hàng tế bào nang vuông
• Các tế bào nang phát triển tạo thành 1 lớp gọi là lớp hạt
• Giữa lớp hạt và tế bào trứng bắt đầu hình thành màng trong suốt
+ Nang trứng đặc:
• Các tế bào nang vuông phát triển làm nang trứng có nhiều hang tế bào nang
• Màng trong suốt đã hình thành rõ, khá dày, có lẽ được tổng hợp bởi tế bào nang và
cả noãn bào
• Các nhánh bảo tưởng của tế bào nang và vi nhung mao của noãn bảo đâm xuyên
qua mảng trong suốt, tiếp xúc với nhau bởi những liên kết khe
+ Nang trứng có hốc:
• Còn gọi là nang trứng thứ cấp.
• Các tế bào phát triển, chế tiết làm xuất hiện các hốc, các hốc lớn dần và dính lại
với nhau tạo thành 1 hốc lớn
• Những tế bào bao quanh nang trứng ( nằm ngoài màng đáy) biệt hóa thành lớp
vỏ nang trứng gồm:
→Lớp vỏ trong: có các tế bào khối hình vuông, được coi như là 1 tuyến nội tiết
→Lớp vỏ ngoài: là mô liên kết, có nhiều mạch máu tạo nên lưới mao mạch
phong phú cho lớp vỏ trong
+ Nang trứng chín:
• Có kích thước lớn, đường kính 25cm, đội bề mặt buồng trứng nhô lên.
• Do chứa nhiều nước nên hốc nang trương to, lớp hạt mỏng dần, đẩy khối tế bào
nang học noãn bảo về 1 phía, khối tế bào đó gọi là gò noãn
• Ở gò noãn, lớp tế bào nang nằm sát màng trong suốt trở nên cao hơn gọi là vòng tia
• Hốc nang có loại dịch chứa nhiều glycosaminoglycan, protein gần steroid,
progesteron, androgen, estrogen và các ion vô cơ (dịch gồm dịch tràn từ huyết
tương và sản phẩm chế tiết của tế bào nang)
+ Nang trứng thoái triển :
• Hầu hết nang trứng không tiến triển đến giai đoạn cuối mà sẽ thoái triển ở các giai
đoạn khác nhau
• Noãn bào chết và bị các thực bảo ăn và xử lý
• Các tế bào nang ngừng phân chia, tách ra khỏi màng đáy
→ Thoái hóa ở giai đoạn nang trứng nguyên thủy: các tổ nang và noãn bào đều
bị tiêu, không để vết tích rõ rệt
→ Thoái hóa ở giai đoạn nang trứng sơ cấp và có hốc màng trong suốt gấp
khúc, tồn tại rất lâu sau khi tế bào nang và noãn bảo thoái hóa. Tế bào lớp vỏ của nang
trứng có hốc không bị thoái hóa mà lại hoạt động hơn, trở thành tế bào kẽ tạo nên
tuyến kẽ, tế bào tuyến kẽ chế tiết androgen buồng trứng

2. Nếu sự hình thành, cấu tạo và hoạt động chức năng của hoàng thể
- Sau khi trứng thoát nang, các tổ lớp hạt và tế bào lớp vỏ trong biến đổi tạo thành
hoàng thể có cấu tạo và chức năng như một tuyến nội tiết kiểu lưới tạm thời
- Nang trứng vỡ làm cho một ít máu chảy vào hốc nang trúng rồi đông lại và các tế
bào liên kết từ vùng đệm vỏ tiến vào làm xơ hóa cục máu đông đó.
- Những tế bào nang không phân chia sau khi trứng rụng, trở nên lớn hơn, chiếm
80% khối lượng hoàng thể
- Những tế bà hoàng thể hạt, nhưng kích thước nhỏ hơn, nhuộm màu đậm hơn, nằm
vùng ngoài của hoàng thể.
- Những mao mạch máu và bạch huyết tứ lớp vỏ trong phản nhanh, xâm nhập vào
bên trong hoàng thếm lưới mao mạch phong phủ
- Tế bào hoàng thể từ lớp vỏ tổng hợp và chế tiết estrogen
- Hoàng thể hình thành và tồn tại trong giới hạn một chu kỳ kinh rồi thoái hóa
→hoàng thể chu kỳ
- Khi không có trứng thụ tỉnh, hoàng thể thoái hóa - thể trắng. Nếu thụ tinh và có sự
làm tổ thì hoảng thể giữ lại và tiếp tục hoạt động - hoàng thể thai nghén.

3, Mô tả được cấu tạo mỏ học của nội mạc tử cung


 Là nơi trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành phối thai
 Gồm 2 lớp mô:
+ Biểu mô: biểu mô trụ đơn gồm 2 loại tế bào:
 Tế bào có lông: tập trung ở quanh miệng tuyến tử cung
 Tế bào không có lông: số lượng nhiều, là tế bào chế tiết giống tế bào biểu mô
vòi trứng
+ Lớp đệm:
 Là vùng mô liên kết nhiều mạch máu, mạch bạch huyết ( thay đổi tùy theo chu
kì kinh)
 Có các tuyến tử cung do biểu mô lõm xuống, là những tuyến ống thẳng hoặc
cong queo tùy giai đoạn của chu kì kinh
 Biểu mô tuyến gồm 2 loại tế bào: tế bào chế tiết và tế bào có lông
 Mô liên kết: có những nguyên bào sợi có khả năng tích lũy glycogen tạo thành
tế bào dinh dưỡng (hay tế bào rụng), có những lympho bào tham gia vào phản
ứng miễn dịch.
 Ở thân và eo tử cung: lớp đệm thay đổi rõ rệt trong chu kì kinh và phân thành 2
lớp:
• Lớp chức năng gồm biểu mô phủ và phần nông của lớp mô liên kết đệm
có các tuyến tử cung. Hình thành trong giai đoạn trước rụng trứng (giai đoạn
đầu chu kì kinh), phát triển nhờ sự kích thích của ostrogen ( giai đoạn nang
trứng), dày lên và biến đổi do tác động của progesteron được tiết ra bởi hoàng
thể( giai đoạn hoàng thể) nhằm cung cấp môi trường thích hợp cho sự làm tổ
của trứng đã thụ tinh và nuôi thai. Lớp này bong khi có kinh

•Lớp đáy: lớp nằm giữa, gồm: phần đáy tuyến tử cung ít biến đổi và ko bong
trong chu kì kinh. Đảm bảo cho sự tái tạo nội mạc tử cung sau chu kì kinh
 Ở cổ tử cung.
o Nội mạc đoạn ống ít thay đổi theo chu kỳ kinh
o Lớp đêm có những tuyến tiết nhầy nở rộng, tiết nhầy vào cổ tử cung
4.Nêu được chu kỳ hành kinh, nhưng biến đổi của nội mạc tử cung và buồng trứng
theo chu kì kinh nguyệt:
* Chu kì hành kinh:
o Kéo dài 3-4 ngày
o Sự sung huyết tốt độ nội mạc tử cung rồi bong phần trên của nội mạc tử
cung, gồm: biểu mô, phần trên của tuyến tử cung, tế bào lớp đệm, vỡ mạch
và xuất huyết
o Máu chảy vào khoang tử cung rồi ra ngoài, mang theo những thành phần đã
bong và hoại tử.
o Trong buồng trứng, hoàng thể hình thành ở chu kì trước bắt đầu thoái hóa,
progesteron giảm
* Biến đổi của nội mạc tử cung và buồng trùng
 Kì hành kinh:
o Sung huyết tột độ nội mạc tử cung rồi bong phần trên nội mạc tử cung gồm:
biểu mô, phần trên của tuyến tử cung, tế bào lớp đệm, sau đó vỡ mạch và
xuất huyết vào khoang từ cung
o Ở buồng trứng, hoàng thể hình thành ở chu kì truớc bắt đầu thoái hóa,
progesterone giảm
 Kì tăng sinh (kì sau kình):
+ Nội mạc tử cung:
o Khôi phục lại nhờ sự sinh sản của tế bào đáy tuyến và tế bào liên kết của lớp
đệm còn lại.
o Dày lên đến ngày 14 – 15 đạt được 3 mm
o Biểu mô nội mạc tử cung lúc đầu vuông đơn, sau cao lên dần và thành biểu
mô trụ đơn có 2 loại tế bào ( tế bào có lông, tế bào chế tiết).
o Các tuyến tử cung bắt đầu ngắn, thẳng, hẹp, sau đó kéo dài hơn, hơi cong
queo
o Các động mạch bắt đầu chia nhánh, hình thành những tiểu động mạch cong
queo
+ Buồng trứng; có 1 nang trứng tiếp tục phát triển và chín vào ngày thứ 13 -14
 Kì chế tiết (Kì trước kinh/ kì hoàng thể)
+ Nội mạc tử cung:
o Dày hơn, đạt 5mm do lớp đệm, tuyến tử cung phát triển, tích lũy chất tiết
làm phù nề).
o Các tuyến cong queo, tế bào tuyến bắt đầu tích lũy glycogen, sau đó tiết vào
lòng ống làm lòng ống nở rộng
o Càng về sau, tế bào biểu mô có lông cảng ít, tế bào chế tiết càng nhiều
o Lớp đệm gần bề mặt, nhiều tế bào liên kết sinh sản và tích lũy glycogen
trong bảo tương, làm chúng đa diện và đứng sát nhau kiểu biểu mô ( gọi là
tế bào rụng)
o Mạch máu chia nhiều nhánh, tạo nhiều mao mạch. Cuối kì này, mao mạch
trương lên
o Tinh thầm thành mạch tăng →nội mạc phù nề, ứ máu →xuất huyết cục bộ
+ Buồng trứng: nang trứng còn lại sau khi noãn đã thoát nang bắt đầu biến đổi
thành hoàng thể
o Nếu không thụ tinh hoàng thể thoái hóa vào đầu chu kì sau
o Nếu không có trứng làm tổ: hoàng thể được giữ lại, chế tiết progesterone và
ostrogen

CHƯƠNG 14: Hệ sinh dục nam


1.Nêu được cấu tạo đại cương của tinh hoàn
- Người trưởng thành mỗi tinh hoàn có hình trứng, kích thước 4x2,3cm nằm trong bìu
- Bổ dọc có cấu tạo:
+ Mảng liên kết xơ ( mảng trắng); bọc toàn bộ bên ngoài tinh hoàn
+ Thể highmor phía trên mặt sau tinh hoàn do màng trắng dày lên
+ Từ màng trắng có nhiều vách xơ tiến vào trong tinh hoàn, chia tinh hoàn thành
nhiều tiểu thủy, các tiểu thùy có hướng quy tụ về thể highmor
+ Mỗi tiểu thủy có 1-5 ống sinh tinh, các ống sinh tinh tập trung vào ống thẳng
+ Ống thẳng ngắn, tiến về thể highmor, sau đó chúng tạo ra thành lưới tinh hoàn
+ Lưới tinh hoàn nối với ống mào tinh bởi 10–20 ống ra
+ Giữa các ống sinh tinh là mô liên kết giàu mạch máu, có những tế bào chế tiết
hormone sinh dục nam gọi là tuyến kẻ

2. Mô tả cấu tạo vi thể của ống sinh tinh. Mô tả các loại tế bào biểu mô tinh
 Cấu tạo vi thế ống sinh tinh:
- Là những ống kín đầu, uốn lượn trong mô kẻ tinh hoàn
- Thành ống được cấu tạo bởi 2 lớp:
+ Lớp đáy: là lớp nằm ngoài màng đáy của biểu mô tinh gồm:
→ Sợi tao keo
→Những tế bào dạng cơ tạo lớp cơ có khả năng co bóp đẩy tinh
trùng ra khỏi ống sinh tinh
+ Biểu mô tinh, là biểu mô đặc biệt gồm 2 loại tế bào
 Tế bào dòng tinh
 Tế bào sertoli
 Mô tả các loại tế bào biểu mô tinh:
a) Tế bào dòng tinh
- Xếp thành nhiều lớp tế bào từ ngoài vào trong
- Đây là những tế bào vừa có khả năng sinh sản vừa biệt hóa thành tinh trùng
- Ở người trưởng thành có 5 loại tế bào dòng tỉnh:
+ Tinh nguyên bào:
 Là những tế bào sinh dục nguyên thủy, nằm sát màng đáy.
 Kích thước nhỏ
 Nhân nhuộm màu đậm
 Bào tượng có bộ Golgi và ít Riboxom tự do
 Có 2 loại tinh nguyên bào:
 Tinh nguyên bảo A( tính nguyên bảo chủng), có khả năng phân chia nhiều lần,
nhưng vẫn giữ đặc điểm giống tế bào gốc →Ống sinh tỉnh luôn có tế bào gốc
→có khả năng sinh sản liên tục và suốt đời
 Tinh nguyên bào B (tinh bao vẩy): không phân chia, biệt hóa phát triển thành
tinh bào I. Kích thước lớn, nhân xù xì khi nhuộm
+ Tinh bào I:
 Kích thước lớn, tích lũy dinh dưỡng
 Bộ NST 2n=46 (44A + XY) ADN là 4n
 Nhân bắt màu đậm, xù xì
 Tinh bào I phân chia, giảm nhiễm lần 1 cho ra tinh bào II
+ Tinh bảo II;
 Kích thước nhỏ hơn tinh bảo I
 Bộ NST n=23 (22A + X hoặc Y) ADN là 2n
 Nhân mịn hơn
 Sau khi sinh ra, nhanh chóng phân chia giảm nhiễm để cho 2 tinh tử có NST 22A +
X hoặc Y
+ Tinh tử:
 Kích thước nhỏ
 NSTT 22A + X hoặc Y. ADN=n
 Nhận min, ít bắt màu
 Không phân chia mà biệt hóa tạo tinh trùng
 Giữa các tinh tử gần nhau luôn có cầu bảo tương → để thông tin nhau trong quá
trình cùng biệt hóa tạo tinh trùng
b) Tế bào Sertoli
- Kích thước lớn, hình tháp
- Nhân nằm sát màng đáy, bào tương hướng vào lòng ống sinh tinh
- Mặt bên của mảng tế bào có những chỗ lõm vào ôm các tế bào dòng tinh
- Nằm cùng hàng với tinh nguyên bào
- Chức năng:
+ Nâng đỡ các tế bào dòng tỉnh →tạo hàng rào bảo vệ (hàng rào máu - tinh hoàn)
+ Thực bào phần bào tương dư thừa trong quá trình biệt hóa tinh trùng
+ Chế tiết ra chất dịch lỏng → giúp tinh trùng dễ di chuyển về ống dẫn tỉnh
+ Tiết ra 1 số chất tác động đến quá trình biệt hóa tế bào dòng tỉnh

3.Quá trình phát triển tạo tinh trùng:


- Giai đoạn bộ Golgi:
+ Bộ máy Golgi phát triển, tích lũy các hạt nhỏ → tạo thành 1 hạt duy nhất, nằm
trong túi cực đầu có màng bọc
+ Trung tử di chuyển về phía đối diện của túi cực đầu
-Giai đoạn tạo mũ:
+ Túi cực đầu cùng hạt cực đầu phát triển, phủ trên nhân → Tạo thành mũ cực đầu
+ Nhân tế bào đặc lại
+ Trung từ kéo dài ra → Để phát triển thành đuôi, ty thể tập trung nhiều ở đoạn đầu
trung tử → để hình thành ty thể lò xo quanh trung từ
-Giai đoạn thể cực đầu:
+ Mũ cực phát triển → tạo thành 1 thể cực đầu nằm trên nhân ở đầu tinh trùng
+ Thể cực đầu chứa nhiều enzyme ( hyaluronidase, neruaminidase, protease ) men
có tác dụng tách rới các tế bào nang ở vòng tia của noãn và phá hủy màng trong
suốt của trứng trong quá trình thu tỉnh.
-Giai đoạn chín:
+ Nhân: kéo dài và cô đặc hơn
+ Bào tương dư thừa: được tách khỏi tế bào, được thực bảo bởi tế bào sertoli
+ Tinh trùng sau khi hình thành sẽ giải phóng vào ống sinh tinh và được đẩy dần ra ngoài
ống dẫn tỉnh

4. Cấu tạo, chức năng của tuyến kẽ


+ Cấu tạo:
 Cấu tạo từ các tế bào kẽ gọi là tế bào Leydig
 Các tế bào kẽ tinh hoàn nằm rải rác hoặc tập trung thành đám gần mao mạch máu
 Kích thước tế bào lớn, hình cầu hoặc hình đa diện. Bào tương chứa nhiều hạt mô
nhỏ và những hạt chế tiết
+ Chức năng:
 Tổng hợp, chế tiết hoocmon sinh dục nam (testosterone) →có tác dụng duy trì quá
trình tạo tinh và phát triển đặc điểm nam tính phụ
 Sự hoạt động và chế tiết của tế bào kẻ được điều hòa bởi hormone LH

CHƯƠNG 15: Hệ tiết niệu


1. Nếu được các cấu tạo vùng vỏ và vùng tủy thân
+ Vùng tủy:
 Nằm ở trong, có 10 - 18 khối hình tháp ( tháp tủy/ tháp Malpighi), đáy quay về
vùng vỏ, đỉnh hướng về vùng tủy, lồi vào trong bể thận → tạo các đài thận
 Từ đáy tháp tỏa ra ngoại vi những tháp hình tia tủy (tháp Ferrein)
 Trong tủy thận chứa quai Henle và ống góp
+ Vùng vỏ:
 Bọc bên ngoài thận
 Vùng vỏ ăn sâu vào giữa các tháp → tạo thành trụ Bertin
 Vỏ thận chứa tiểu cầu thận và hệ thống mao mạch của nó, ống lượn gần, ống lượn
xa
2. Cấu tạo và chức năng của các đoạn cấu tạo 1 nephron
-Nephron là đơn vị chức năng của thận
-Có khoảng 1 – 4 triệu nephron/thận
-Mỗi ống sinh niệu gồm: tiểu cầu thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp,
ống thẳng và ống nhú thận
-Trong đó:
+ Tiểu cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm ở vỏ thận
+ Quai Henle, ống góp, ống thẳng và ống nhú thân nằm ở tủy thận
+ Giữa các ống sinh niệu là mô liên kết có mạch máu, sợi lưới, tế bào liên kết gọi là
mô kẽ thận

* Tiểu cầu thận:


- Là đoạn đầu của ống sinh niệu, xảy ra quá trình lọc để hình thành nước tiểu
nguyên phát. Tiểu cầu thận là 1 khối hình cầu gồm chùm mao mạch malpighi và bao
Bowman.
- Mỗi tiểu cầu thận có 2 cực: cực mạch có tiểu động mạch vào và ra, cực niệu thông
với ống lượn gần
→Bao Bowman có hình chén và 2 lớp mô:
+ Lớp ngoài (lớp thành) là biểu mô lát đơn
+Lớp trong (lớp tạng) là lớp tế bào có chân ôm lấy chùm mao mạch
malpighi
+Giữa 2 lớp là khoang Bowman thông với ống lượn gần ở cực niệu
→Chùm mao mach malpighi:
+ Tiểu động mạch vào tiểu cầu tại cực mạch ngay lập tức chia thành 5 nhánh, mỗi
nhánh lại phân thành 2 - 6 mao mạch, tạo mạng lưới chùm mao mạch tiểu cầu
+ Thành mao mạch gồm:
o Tế bào nội môi có những lỗ thủng với đường kính 70-90 nm, bào tương trải
rộng
o Mảng đáy: dày 0,1 micron do hòa nhập bào tương tế bào nội mô và tế bào
có chân, mảng đáy bao bọc một hoặc một số mao mạch xuất phát từ 1 nhánh
o Tế bào gian mao mạch: nằm xen giữa các mao mạch có chung màng đáy để
thực bào làm sạch màng đáy trong quá trình lọc nước tiểu, nâng đỡ quai
mao mạch và kiểm soát dòng máu qua tiểu cầu
o Tế bào có chân: từ thân tế bào mọc ra các nhánh chính, từ nhánh chính phát
triển ra các nhánh thứ cấp ôm phía ngoài 1 hoặc 1 số mao mạch tiểu cầu,
khoảng cách giữa các nhánh phụ rất đều nhau ~ 25mm tạo nên những khe
lọc → tất cả các mao mạch tiểu cầu bao giờ cũng được các tế bào có chân
ôm chung quanh
→Hàng rào lọc tiểu cầu thận: gồm các lớp: tế bào nội mô, mảng đáy, tế bào có chân và tế
bào gian mao mạch
→Màng đáy trong tiểu cầu thận chia làm 3 lớp:
+ Lớp trong suốt ở ngoài và trong chứa sulfat heparan → ngăn không cho các phân
tử Protein lọc qua màng đáy
+ Lớp đặc ở giữa có nhiều collagen làm nhiệm vụ của 1 rây lọc vật lý với lỗ lưới
~7nm
 Màng đáy đóng vai trò như cái rây phân tử: không cho các chất có đường kính
hơn 10 nm hoặc protein tích điện âm có trọng lượng phân tử trên 69000 UI đi
qua
→Phức hợp tiểu cầu: là tập hợp các thành phần nằm trong cực mạch của tiểu cầu thận
gồm:
+Tế bào cận tiểu cầu: là những tế bào cơ trơn ở lớp áo giữa của tiểu động mạch
vào, biệt hóa thành những tế bào dạng biểu mô, có khả năng chế tiết Renin
+Vết đặc: là 1 phần ống lượn xa nằm giữa 2 tiểu động mạch vào và ra, ở đây tế bào
ống lượn xa biến đổi thành các tế bào trụ đơn gọi là vết đặc, là 1 thụ cảm thể theo dõi nồng
độ Na+ và Cl- →Tạo tín hiệu kích thích chế tiết Renin
+Tế bào cận mạch: tạo thành đám nằm giữa vết đặc và chùm mao mạch Malpighi,
có thể coi như tế bào gian mao mạch ngoài tiểu cầu

*Ống lượn gần:


- Là đoạn nối liên với khoang Bowman, đường kính là 60 micron
-Thành ống được lớp bởi biểu mô trụ đơn
-Cực ngọn tế bào có nhiều vi nhung mao cao đều →tạo thành bờ bàn chải
-Cực đáy có nhiều nếp gấp đáy, cạnh nếp gấp đáy là những ty thể cao, xếp vuông góc với
màng đáy
-Bào tương ưa màu Acid do chứa nhiều ti thể

*Quai Henle: là đoạn nối giữa ống lượn gần và ống lượn xa, có hình chữ U gồm:
-Cành xuống dày: nối với ống lượn gần, cấu tạo như ống lượn gần, lòng ống đường kính
60 micron có chức năng hấp thu nước
-Cành xuống mảnh và cảnh lên mảnh tạo nên đáy chữ U: thành ống được lợp bởi biểu mô
lát đơn, cực ngọn tế bào có ít vi nhung mao thấp và thưa →không tạo bờ bàn chải
-Cành lên dày: nối với ống lượn xa, cấu tạo như ống lượn xa

*Ống lượn xa: nằm trong vỏ thận


-Thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn
-Cực ngọn tế bào có ít vi nhung mao thấp không đều →không tạo bờ bàn chải
-Cực đáy có nhiều nếp gấp đáy
-Phần ống lượn xa tiếp giáp với cực mạch ở phần hướng về các tiểu động mạch, tế bào dày
đặc hơn và bắt màu đậm dưới kính hiển vi tạo nên vết đặc
-Ống lượn xa có tế bào nhỏ hơn, thấp hơn ống lượn gần, không có bờ bàn chải, lòng ống
lượn xa rộng hơn

*Ống góp: là đoạn tiếp nối ống lượn xa


-Ở ống góp nhỏ: thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn
-Càng xuống dưới biểu mô càng cao dần thành biểu mô trụ đơn
-Ống nhú thận được coi là ống góp lớn nhất
-Thành phần ở ống góp gồm:
+Tế bào sáng màu: bào tương ít bào quan, có chức năng tái hấp thu nước và điện giải
+Tế bào đậm màu: số lượng ít hơn tế bào sáng màu, chức năng chưa rõ

3. Sự hình thành nước tiểu qua quá trình lọc và quá trình hấp thu
*Chức năng lọc:
-1 phút có khoảng 1.2-1.3l máu qua 2 thận →toàn bộ máu trong cơ thể qua thận trong 4-5
phút
-Máu đi qua các mao mạch trong tiểu cầu thận, ở đó 1 phần huyết tương được lọc vào khoang
Bowman rồi vào ống lượn gần
-Thận lọc 125 ml huyết tương/1 phút →1 ngày có 180l nước tiểu nguyên phát hình thành
-Thành phần các chất trong nước tiểu nguyên phát giống như huyết tương
-Màng đáy giữ lại toàn bộ các chất có đường kính > 10 nm và protein có trọng lượng phân tử
trên 70000 đv
-Trong bệnh viêm cầu thận, màng đáy bị tổn thương →albumin tăng cao trong nước tiểu,
trường hợp nặng có cả hồng cầu và bạch cầu
* Quá trình tái hấp thu:
-Ống lượn gần: tái hấp thu 60 – 70% nước, đường (glucose, fructose, galactose), acid amin,
các ion (Na+, K+, Ca++, Cl-, phosphate), tiết creatinine
-Ống lượn xa: tái hấp thụ nước và Na+ phụ thuộc vào hoocmon ADH, K+ và amoniac
-Ông góp: tái hấp thu nước và các ion dưới tác dụng của ADH, những protein dưới 69000 qua
được màng lọc cũng được hấp thu trở lại
-Quai Henle: +Nhánh xuống: hấp thu nước
+Nhánh lên: hấp thụ Na+
Ống góp: hấp thu nước, Na+ dưới tác dụng của ADH
-

You might also like