You are on page 1of 1

Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp

1. Thực trạng về kỹ năng ứng xử trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay
- (Đưa ví dụ về tiktoker Nờ Ô Nô, drama partner speaking)
- Xã hội ngày càng phát triển, hành vi ứng xử của con người có sự giao thoa mạnh mẽ.
Cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ khiến giới trẻ có cơ hội tiếp thu nguồn văn hóa
đa chiều để biết cách ứng xử tiến bộ, hợp tình, hợp lý hơn.
- Mặt khác, ứng xử văn hóa cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nếp sống gấp, sống
nhanh của một số bộ phận giới trẻ. :
 Cách ứng xử trước một tình huống giao tiếp trở nên nóng vội hơn, xích mích với bạn
bè cũng đăng lên mạng xã hội nói xấu, chửi bậy; do buồn chuyện gia đình không kiềm
chế được cảm xúc cũng đăng lên nói nhau; hay đòi nợ, chuyện tình yêu đôi lứa, bóc
phốt nhau,….
 Mạng xã hội giúp con người liên lạc tiện lợi hơn nhưng cũng khiến giới trẻ ít giao tiếp
trực tiếp với nhau hơn, ít hơn những cơ hội rèn luyện cách ứng xử đời thường. Những
câu chào hỏi là một điều cơ bản mở đầu cuộc giao tiếp cũng từ đó mà dần mất đi, một
nét đẹp rất đỗi bình dị nay lại thường bị lãng quên hoặc bỏ qua.
 Ngôn ngữ được giới trẻ hiện nay sử dụng cũng biến hoá hàng ngày, những câu nói
trendy xuất phát từ mạng xã hội xuất hiện và biến mất theo chu kì hàng tuần hoặc
hàng tháng. Điều đó khiến cuộc giao tiếp của các bạn trẻ trở nên thú vị hơn nhưng bên
cạnh đó cũng đem đến tiêu cực. Những em bé từ tiểu học đã học được những câu nói
tục, một bộ phận giới trẻ quen với việc gọi người lớn tuổi là ông già, bà già (Tiktoker
Nờ Ô Nô: “Hello bà già nghèo khổ giữa đêm đông lạnh giá”), dùng ngôn từ để công
kích lẫn nhau.
2. Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp là gì?
- Từ xa xưa giao tiếp ứng xử đã được ông cha ta xem là thước đo để đánh giá nhân cách,
đạo đức con người: “Vàng thì thử lửa, thử than; chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử
lời”.
- Trong giao tiếp, cách ứng xử của mỗi người sẽ quyết định đến hiệu quả và kết quả của
nội dung, thông tin truyền đạt bởi lẽ giao tiếp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh,
các ý tưởng và cảm nhận của người nghe lẫn người nói.
- Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong quan hệ giao tiếp giữa người với người. Ứng xử
là từ ghép của hai từ ứng và xử. Trong đó, “ứng” mang nghĩa là ứng phó, ứng biến.
Còn “xử” mang nghĩa là xử lý, xử thế, xử sự,…
- Như vậy, khái niệm giao tiếp ứng xử được hiểu là sự phản ứng của cá nhân, tổ chức,
nhóm,… với một tình huống cụ thể, nhất định biểu hiện qua tác phong ăn nói, đi đứng,
chào hỏi.
- Khi tiếp xúc với những người ăn nói nhẹ nhàng, ứng xử tinh tế thì mọi người thường có
xu hướng dễ bắt chuyện và giao tiếp cởi mở hơn. 

You might also like