You are on page 1of 3

Họ và tên Trương Thị Ngọc Ánh

Lớp CĐKDXK25A1
Mã SV 2103988

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC PHẦN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Giảng viên: Lại Phước Trường

Bài làm
Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người này với người khác
để đạt được mục tiêu
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của
người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ,
cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau
Giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với ứng xử, 2 hành vi này cần được phối hợp một cách nhuần
nhuyễn với nhau thì mới có một giao tiếp hiệu quả.
Vai trò của giao tiếp với bản thân:
- Giao tiếp là yếu tố cần có để mỗi con người phát triển được nhân cách và tâm lý cá nhân
bình thường. Xét về yếu tố bản chất, con người được xem là tổng hòa các mối quan hệ
trong xã hội hiện nay.
- Nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào
cộng đồng. Đồng thời, phản ánh được các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm để chuyển
chúng thành tài sản cho riêng mình.
- Khi giao tiếp với những người xung quanh, bạn sẽ nhận thức được chuẩn mực về đạo
đức, pháp luật và thẩm mỹ tồn tại trong xã hội. Từ đó, bạn sẽ biết được cái gì đẹp, cái gì
không đẹp, cái gì tốt, cái gì không tốt để thể hiện thái độ và hành động sao cho phù hợp
với chuẩn mực của xã hội.
-  Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể,
khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng
nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì
mới thành đạt trong cuộc sống.
- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó
là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người
là tiếng nói và ngôn ngữ.
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao
tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn
những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.
Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi
người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,…
Ví dụ: khi chúng ta đi đàm phán kí hợp đồng với đối tác, chúng ta cần phải giao tiếp sao
cho đối tác của mình có cảm tình, đủ tin tưởng để hợp tác với mình. Nếu không có kĩ
năng giao tiếp thì không thể thành công trong những trường hợp như này

Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội

- Giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội là một tập
hợp người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chúng ta hãy thử hình dung xem
xã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó không có mối quan hệ với nhau,
mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không biết, không quan tâm, không có mối liên hệ gì với
những người xung quanh? Đó không phải là một xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc
những cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội
còn là điều kiện để xã hội phát triển.
- Ví dụ: Nền sản xuất hàng hóa có phát triển được là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất nắm được nhu cầu của người tiêu
dùng, sản xuất ra những hàng hóa đáp ứng được những nhu cầu đó, nghĩa là được
người tiêu dùng chấp nhận. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội,
đạo đức, chuẩn mực xã hội.

- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù
hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực.

- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những
kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển
trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.

- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến
bộ, con người tiến bộ.
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì
để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về
tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm,
thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng
xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực,
phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện
mình là người có văn hóa, đạo đức.

You might also like