You are on page 1of 5

 

Người thân vay tiền nhưng không chịu trả thì có phải chịu trách nhiệm dân
sự không?

Về vấn đề này thì còn phải phụ thuộc vào hợp đồng vay tài sản giữa người cho vay và
người vay là hợp đồng vay không kỳ hạn (khi cho vay, hai bên không thỏa thuận cụ thể
về thời hạn vay) nên bạn có quyền đòi nợ bất cứ lúc nào

Hơn nữa nếu người vay không trả thì người cho vaycòn có thể kiện ra tòa dựa theo cơ
sở pháp luật (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ
luật Hình sự )

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có bị đi tù hoặc bồi thường
hay không?

Điều này đã được quy định rõ ràng trong bộ luật dân sự 2015:

*) Điều 37.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

*) Điều 611.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

-) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh
dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

+) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

-) Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt
hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

-) Trường hợp của bạn có thể khởi kiện ra Toà dân sự, có thể tòa sẽ yêu cầu bạn cung
cấp chứng cứ sơ bộ. Bạn có thể ghi âm lại những lời chửi bới đó
Rủi ro khi mua nhà đất không có sổ đỏ

Theo thông tin anh cung cấp, cả khu nhà ở này hiện nay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sau đây gọi là Giấy chứng
nhận). Tuy nhiên, trong hồ sơ nhà đất của phường đã ghi nhận thông tin người bán là chủ sở hữu
căn nhà (người mua lại nhà của Cán bộ Công an). Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều
118 Luật Nhà ở 2014:
“Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở
phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời
hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
…”
Như vậy, đối với trường hợp của anh, khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở cần có Giấy chứng
nhận của người bán và công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán mới có thể thực hiện thủ tục
đăng ký sang tên. Ngoài điều kiện về Giấy chứng nhận còn cần đáp ứng các điều kiện khác tại
điểm b, điểm c, điểm d nêu trên như: nhà ở không có tranh chấp, không bị kê biên, không thuộc
diện bị thu hồi, trong thời hạn sở hữu nhà,… Anh có thể kiểm tra những thông tin này bằng cách
đề nghị phía người bán xin trích lục hồ sơ nhà đất và xin xác nhận của UBND phường về việc
nhà ở này đang có tranh chấp không. Vì bên bán chưa có Giấy chứng nhận nên các bên không
thể thực hiện việc mua bán nhà ở một cách hợp pháp (được pháp luật công nhận).
Nếu anh vẫn có nhu cầu muốn mua căn nhà này khi chưa được cấp Giấy chứng nhận thì hai bên
sẽ tự thỏa thuận, ký kết các hợp đồng với nhau và ký giấy biên nhận tiền,  có thể đưa người làm
chứng cùng ký tên hoặc anh liên hệ Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng về sự việc này. Tuy
nhiên, do không được pháp luật công nhận nên người mua có thể gặp một số rủi ro như: bên bán
đổi ý không muốn bán; tranh chấp về số tiền mua bán; khó khăn khi thực hiện thủ tục hành
chính;…

Xâm phạm hình ảnh cá nhân bị xử lý thế nào?

Thứ nhất, về quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Theo quy định tại Điều 32 BLDS 2015 thì quyền đối với hình ảnh của cá nhân được xác định
như sau:
"Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có
hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp thì người phụ nữ kia đăng những hình ảnh thân mật
với chồng của bạn lên mạng xã hội nhằm mục đích khoe khoang và khiêu khích đối với bạn,
song hiện tại trong trường hợp này bạn không phải là người có quyền và lợi ích liên quan bị xâm
phạm mà chỉ phát sinh quyền đối với chồng của bạn. Nếu việc đăng tải hình ảnh cùng với chồng
của bạn chưa được sự cho phép của chồng bạn hoặc hình ảnh được đăng sai mục đích nhằm xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm của chồng bạn thì hành vi của người phụ nữ kia đã xâm phạm đến
quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Thứ hai, về hình thức xử lý đối với hành vi xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các
trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công
nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
"Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử
lý, trao đổi và sử dụng thông tin
1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của
người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận giữa hai bên.
…”
Vậy trong trường hợp trên, nếu chồng bạn không đồng ý việc đăng tải hình ảnh của mình lên
mạng xã hội và có yêu cầu xử lý hành vi vi phạm thì hành vi đăng tải hình ảnh chồng bạn của
người phụ nữ kia có thể bị xử phạt về hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập
được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa
các bên với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, trong trường hợp này
chồng của bạn có quyền yêu cầu người phụ nữ kia phải gỡ hình ảnh của mình trên mạng xã hội
hoặc nếu cho rằng hành vi xâm phạm hình ảnh làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
của mình, người bị xâm phạm có thể khởi kiện dân sự yêu cầu xin lỗi công khai, bồi thường tổn
thất tinh thần theo điều 592 Bộ luật dân sự 2015
Thứ nhất, về quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Theo quy định tại Điều 32 BLDS 2015 thì quyền đối với hình ảnh của cá nhân được xác định
như sau:
"Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có
hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp thì người phụ nữ kia đăng những hình ảnh thân mật
với chồng của bạn lên mạng xã hội nhằm mục đích khoe khoang và khiêu khích đối với bạn,
song hiện tại trong trường hợp này bạn không phải là người có quyền và lợi ích liên quan bị xâm
phạm mà chỉ phát sinh quyền đối với chồng của bạn. Nếu việc đăng tải hình ảnh cùng với chồng
của bạn chưa được sự cho phép của chồng bạn hoặc hình ảnh được đăng sai mục đích nhằm xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm của chồng bạn thì hành vi của người phụ nữ kia đã xâm phạm đến
quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Thứ hai, về hình thức xử lý đối với hành vi xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các
trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công
nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
"Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử
lý, trao đổi và sử dụng thông tin
1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của
người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận giữa hai bên.
…”
Vậy trong trường hợp trên, nếu chồng bạn không đồng ý việc đăng tải hình ảnh của mình lên
mạng xã hội và có yêu cầu xử lý hành vi vi phạm thì hành vi đăng tải hình ảnh chồng bạn của
người phụ nữ kia có thể bị xử phạt về hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập
được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa
các bên với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, trong trường hợp này
chồng của bạn có quyền yêu cầu người phụ nữ kia phải gỡ hình ảnh của mình trên mạng xã hội
hoặc nếu cho rằng hành vi xâm phạm hình ảnh làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
của mình, người bị xâm phạm có thể khởi kiện dân sự yêu cầu xin lỗi công khai, bồi thường tổn
thất tinh thần theo điều 592 Bộ luật dân sự 2015

Nhà không có sổ có được thực hiện giao dịch mua bán không?

Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi có thể xác định bạn sắp mua một căn nhà mà
không có sổ, chỉ có giấy đóng thuế và giấy biên nhận của chủ sở hữu. Trong trường
hợp này, bạn nên cân nhắc rủi ro có thể xảy ra với bạn bởi theo quy định tại Điều 118
Luật nhà ở năm 2014 thì điều kiện để nhà ở tham gia giao dịch bắt buộc phải có Giấy
chứng nhận về quyền sở hữu trừ một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau:
"Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở
thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang
trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định
hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở
của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường
hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội,
nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại
khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án
đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư
nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực
hiện theo quy định của Chính phủ..."
Theo quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014, đối với các giao dịch về mua bán,
chuyển nhượng nhà ở thì trong quá trình thực hiện điều tiên quyết là phải có Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nếu không có sổ hồng thì giao dịch dân sự này
không thể thực hiện, đồng thời cũng không thể công chứng hợp đồng. Vì vậy, căn nhà
bạn muốn mua chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nên theo nguyên tắc chưa thể
thực hiện giao dịch mua bán giữa bạn và bên bán.
Trường hợp bạn vẫn thực hiện giao dịch với bên bán nhưng chỉ lập hợp đồng viết
tay mà không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng mua bán nhà ở sẽ bị vô hiệu
về hình thức theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 và các bên phải khôi
phục lại tình trạng ban đầu, buộc hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

You might also like