You are on page 1of 5

VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP TRONG VIỆC HÌNH

THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CON NGƯỜI


 Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất
đi
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người.
- Đối với xã hội loài người, ta nhận thấy giao tiếp là điều kiện tồn tại của
con người. Nếu mỗi người không giao tiếp với những người xung quanh,
với xã hội thì bản thân con người cũng không thể phát triển, tồn tại được.
- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thoả mãn
những nhu cầu của bản thân.
VD: Một đứa trẻ vừa chào đời sẽ cất tiếng khóc. Đây có lẽ là sự giao tiếp
đầu tiên khi đứa trẻ đó sinh ra, việc khóc ấy giúp chính đứa bé hô hấp
bình thường và hơn nữa khi đứa bé khóc phần nào báo hiệu cho ba mẹ
biết em vẫn khỏe mạnh, báo cho nhân viên y tế và ba mẹ em biết em cần
được chăm sóc, bảo vệ,…
 Và chắc chắn nếu không có giao tiếp thì sẽ không tồn tại xã hội, khi đó sẽ
không có khái niệm “xã hội” đối với loài người. Bởi nhẽ đã là xã hội
nghĩa là phải có những tập thể, cộng đồng người có sự liên kết, gắn bó
chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau.
VD: Cậu bé “người sói” Lyokha được tìm thấy tại khu vực rừng Kaluga,
miền trung nước Nga. Các bác sĩ cho biết dù tỏ ra khá thông minh nhưng
Lyokha không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, mặc cho họ ra
sức truyền đạt bằng thứ tiếng Nga thông dụng nhất. Họ kết luận rằng cậu
bé sống trong rừng quá lâu đến nỗi đã quên mất tiếng nói loài người,
hoặc đã bị bỏ rơi khi vừa mới được vài tháng tuổi.
- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người
với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển
con người.
 Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chứng minh nếu con người không
giao tiếp thì sẽ không thể phát triển nhân cách, tâm lý, ý thức một cách
bình thường.
- Cơ sở của Tâm lý học Marxist xác định rằng tâm lý không phải là cái có
sẵn trong con người cũng không phải là sản phẩm được sản sinh ra một
cách giản đơn, thuần túy từ một cơ quan nào đó của con người theo kiểu
khép kín.
- Những nghiên cứu tâm lý cho thấy vật chất là cái thứ nhất, tâm lý là cái
thứ hai, tồn tại quyết định tâm lý. Những luận điểm về tâm lý người cho
thấy tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan bên ngoài. Nội
dung tâm lý là nội dung của hiện thực khách quan được phản ánh vào
trong não và được cải biến trong ấy. Mặt khác, trong thế giới khách quan
đang hiện hữu, hệ thống kinh nghiệm lịch sử, xã hội quyết định tâm lý
người.
 Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ XH, lĩnh
hội nền văn hóa XH, đạo đức, chuẩn mực XH
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách phát triển bình thường.
(Theo Caroline Abrahams, Hội Tuổi tác Anh, cho biết kết quả nghiên cứu
cho thấy cô đơn không chỉ làm cho cuộc sống trở nên khốn khổ hơn đối
với người lớn tuổi mà còn làm họ trở nên dễ tổn thương trước các bệnh
tật. Cảm giác lẻ loi có thể hủy hoại tinh thần to lớn đối với người lớn
tuổi, nguy hiểm gấp 2 lần so với bệnh béo phì. Các nhà khoa khọc theo
dõi hơn 2.000 người trên 50 tuổi trong vòng 6 năm và phát hiện nỗi cô
đơn làm gia tăng nguy cơ tử vong lên gấp 2 lần. Người tham gia nghiên
cứu cho biết họ cảm thấy cô đơn và họ có nguy cơ chết sớm lên đến 14%
so với những người khác. Tương thích về thời gian thử nghiệm,
TS.Perissinotto, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, San
Francisco đã quan tâm đến cảm giác cô đơn và cô lập xã hội. 1.604 người
tuổi trung bình là 71 đã được phỏng vấn về cảm giác cô đơn và thiếu
người bạn đồng hành của họ. Khả năng thực hiện các công việc cuộc
sống hằng ngày của họ được đánh giá trong 6 năm. Kết quả: những người
tham gia cảm thấy cô đơn có khoảng 59% nguy cơ mất tự chủ trong cuộc
sống thường nhật. Họ có nguy cơ tử vong là 45% cao hơn so với những
người không cảm thấy đơn độc)
 Qua số liệu trên, ta nhận thấy tầm quan trọng của giao tiếp đối với mỗi cá
nhân. Trong giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là đạo đức
được hình thành và phát triển.
VD: Nếu một con người sinh ra sau đó được nuôi sống trong rừng rậm,
không được giao tiếp với xã hội loài người thì người đó sẽ không thể phát
triển bình thường như những người khác: sẽ đi bằng tứ chi, nói ú ớ theo
nhiều tiếng kêu động vật, săn và ăn thịt động vật sống,… Người này sẽ
không có ý thức xã hội, không có tri thức từ xã hội con người vì thế người
này sẽ không thể hình thành nhân cách
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, XH, lịch sử
biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân
hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời, góp phần vào
sự phát triển của XH.
 Bằng hoạt động và giao tiếp, con người biến những kinh nghiệm xã hội lịch
sử thành cái riêng của mình mà đó chính là tâm lý. Nếu như con người
không hoạt động và giao tiếp thì không thể có những kinh nghiệm, không
thể có những kiến thức và kỹ năng tương ứng và chắc chắn không thể có tâm
lý hay không thể có sự phát triển về mặt tâm lý.
 Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
- Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức
được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác với chuẩn
mực xã hội, quan hệ XH, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách
để hình thành thái độ giá trị cảm xúc, phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những tiêu cực.
 Con người hình thành năng lực tự ý thức
- Từ sự tương tác với môi trường và người khác trong hoạt động và giao
tiếp, con người sẽ nâng mình lên một tầm cao mới, một mức độ phát triển
mới tương ứng từ đó tạo ra mang dấu ấn của sự phát triển tâm lý. Ngay
trong quá trình hoạt động và giao tiếp, con người sẽ chủ động lĩnh hội,
chủ động tích lũy và chủ động đổi thay một cách thích ứng, đó cũng
chính là những lực đẩy thôi thúc hay thúc đẩy tâm lý người phát triển.
 Kết luận:
- Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý,
nhân cách của con người.
- Cần phải rèn luyện để sử dụng thuần thục các kỹ năng giao tiếp.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Tâm lý học đại cương (GS. TS Nguyễn Quang Uẩn – NXB
ĐHSP)
- Giáo trình Tâm lý học đại cương (Ths. Lê Thị Hân, TS. Huỳnh Văn Sơn
– NXB ĐHSP TPHCM)
- https://luatduonggia.vn/phan-tich-vai-tro-cua-yeu-to-giao-tiep-doi-voi-
su-hinh-thanh-phat-trien-nhan-cach/

You might also like