You are on page 1of 4

- Thành viên trong nhóm

+ Đỗ Thảo Hương + Nguyễn Minh Vương


+ Đặng Duy Phong + Nguyễn Ngọc Thanh Thư
+ Đỗ Đức Long + Nguyễn Thị Hiền
+ Hoàng Văn Chắt + Nguyễn Thị Minh
+ Lù Anh Tú + Phạm Văn Hòa
+ Lưu Minh Tâm + Trần Trọng Nghĩa
+ Nguyễn Minh Hiếu B + Vũ Vinh Hiền

Câu 1: Từ quan điểm triết học Duy Vật Lịch Sử, hãy giải thích câu nói: “Có
thực mới vực được đạo”? Lấy ví dụ thực tế chứng minh?
Bài làm
-Theo nghĩa đen “Có thực mới vực được đạo “đó là: Cần phải được ăn uống đầy
đủ có sức khỏe trước đã, rồi mới đi theo Đạo được. Đời sống vật chất được đáp ứng thì
chúng ta mới hướng tới đời sống nhận thức.

-Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn: Trong cuộc sống,
chúng ta trước hết cần quan tâm tới những điều căn bản, thiết thực nhất. Trước khi muốn
nghĩ tới bất cứ điều gì ngoài tầm với hiện tại của mình. Chẳng hạn như ước mơ, hay mục
tiêu mà chúng ta đang theo đuổi.

*Theo Góc độc triết học duy vật Lich sử

-Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã nêu rõ về vấn đề này: “Vật chất là cái
có trước, ý thức là cái có sau”. Vật chất quyết định ý thức, rất phù hợp với quy luật.

Con người cũng là một dạng siêu đặc biệt của vật chất. Con người sinh ra rồi mới có
tư duy, tư tưởng, tình cảm… đó chính là ý thức. Tư tưởng này nó cũng phù hợp với quan
điểm của chủ nghĩa Mac–Lenin, về vai trò rất lớn giữa sự quyết định của yếu tố vật chất
đối với ý thức.

-"Thực" ở đây không còn là những điều kiện vật chất tối thiểu nữa, thực ở đây nên
được hiểu mở rộng thành đó là sự đầu tư xứng đáng, đúng cách về điều kiện vật chất
và "vực đạo" nên trở thành việc đưa công việc chuyên môn lên đến đỉnh cao, tạo ra
sự đột phá ......
- Trong mọi công việc, mọi lĩnh vực của thế giới hiện đại để thành công điều cần
được đầu tư, hay muốn nói đến đây đó là "tiền".. Muốn có hiệu quả với chi phí tối
thiểu không gì bằng đầu tư "từ gốc" đầu tư có kế hoạch, có trọng tâm trọng điểm.

-Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội:

Sản xuất vật chất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và xã
hội loài người; là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội;
là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người

+Mọi thành viên trong xã hội đều tiêu dùng (ăn, uống, ở, mặc v.v). Những
thứ có sẵn trong tự nhiên không thể thoả mãn mọi nhu cầu của con người, nên nó
phải sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cơ bản; là
một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây con người
vẫn phải tiến hành. Cùng với việc cải biến giới tự nhiên, con người cũng cải biến
chính bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con người với nhau và
chính việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn.

+Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật
chất. Lịch sử xã hội loài người, do vậy và trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất
vật chất.

+Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệxãhội khác. Xã
hội loài người là một tổ chức vật chất và giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có
những kiểu quan hệ nhất định. Các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp
quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa học v.v (cái thứ hai) đều được hình thành và phát
triển trên cơ sở sản xuất vật chất (cái thứ nhất) nhất định. Trong quá trình đó, con
người đồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của mình

+Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tiến bộ xã hội.Sản xuất vật chất không
ngừng được các thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản
xuất thay đổi, quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi; và do
vậy, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo sự tiến bộ của phương
thức sản xuất.

*Liên hệ Trong cuộc sống

- Câu nói này đã khẳng định đạo lý là thứ cao quý và quan trọng bậc nhất trong đời
người, bất kể người đó làm việc gì. Nếu việc làm ấy không nhằm hướng đến trí tuệ tâm
linh thì nó chưa phải là điều tuyệt vời nhất. Cái “thực” nên được hiểu là việc một người
đưa đạo vào trong đời sống, thấm nhuần vào chính mình mỗi phút giây, giúp người đó
sống hướng thượng tiến hóa, chứ không phải “thực” là bỏ cơm vào miệng, đút tiền vào túi
còn tâm linh thì để mặc trống rỗng, và sống như một người vô hồn. Việc sống đời sống
tinh thần sẽ không cùng một thực tại với sự trì hoãn, vì khi bạn trì hoãn, bạn mở đường
cho sự thoái hóa nhân phẩm được chen vào.

- Có lẽ chính bởi việc hiểu sai câu nói “có thực mới vực được đạo” mà con người
càng ngày càng rời xa chân lý và những giá trị đạo đức cơ bản. Hoặc nếu có ý tưởng chạm
tới thì nó rất dễ lung lay, họ dễ dàng bị kéo ngược trở lại việc cần tích lũy vật chất nhiều
hơn nữa để cảm thấy an toàn. Dần dà, họ lấy thích thú trong việc kiếm tiền thay vì sướng
vui trong việc trau dồi phẩm hạnh. Nên con người thời nay thà dối trá để trục lợi về mình
hơn là học cách biết đủ, biết hài lòng với cuộc sống. Vì hiểu sai câu nói nên người ta trì
hoãn thực hành đạo lý để tập trung cho sự ấm no thân xác và những phẩm chất phù du
khác: danh tiếng, quyền lực, nhan sắc, v.v…

- Tóm lại, “có thực mới vực được đạo” nên được hiểu là một người cần tiếp xúc và
ứng dụng các giá trị đạo đức vào trong đời sống, hoặc có thể hiểu thêm rằng sự ổn định tài
chính và sức khỏe của họ là một trong các điều kiện thuận lợi (không phải quyết định) cho
sự phát triển, tiến hóa tâm linh. Mục đích cuối cùng của tất cả mọi việc là sự tăng trưởng
trí tuệ. Khi trí tuệ được vực dậy, con người mới có thể ngẩng cao đầu.

- Chúng ta là những thanh niên, chúng ta còn trẻ còn khỏe, năng động, sáng tạo.
Vậy nên phải luôn trau dồi kiến thức, chăm chỉ tìm tòi khám phá mọi thứ để có kinh
nghiệm cho bản thân sau này. Có kinh nghiệm, bản lĩnh vững chắc ra ngoài xã hội ta mới
có thể đứng vững trên đôi chân của mình chạm tới mơ ước mình mong muốn

* Ví dụ thực tế chứng minh :

- Trong kinh doanh muốn tạo sự đột phá cũng phải có vốn. “Thực” ở đây chính là
vốn, còn “Đạo” lại chính là đường lối kinh doanh để dẫn đến hệ quả thành công. Lại động
đến Tiền là một vấn đề nhạy cảm, thì câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” trong đầu
tôi lại liên tưởng tới những “biến tướng” dạng tiêu cực. Còn Đạo là quyền lực “Mạnh vì
gạo bạo vì tiền, có tiền thì mua tiên cũng được”. Bạn thấy không, vì tiền tài danh vọng mà
không ít người bất chấp tất cả, đổi trắng thay đen, mất hết nhân cách con người. Cũng vì
tiền mà bao người mắc bệnh “mù màu”, không phân biệt được trắng đen phải trái.

- Có thực mới vực được đạo có phải là ngụy biện cho lòng tham của chúng ta?. Xã
hội bây giờ, đồng tiền có “tầm sát thương” ghê gớm. Người ta hành xử theo kiểu “Tiền
bạc đi trước, mực thước theo sau”. Chỉ cần cho kẻ khác ăn no là có thể sai khiến.

- Cho người ta chút lợi lộc, rồi muốn làm gì thì làm. Có những kẻ lòng tham không
đáy, trót tiền bằng cách tham ô, hối lộ, ăn gian lận… dựa trên xương máu của người khác.
Thôi thì “Tham thực, cực thân”, không sớm thì muộn sẽ có những kẻ lãnh nhận “Quả báo
nhãn tiền“. Nếu họ còn đi trên con đường của lối mòn xấu xa, ích kỷ.

You might also like