You are on page 1of 3

Câu 4: Phân tích các nguồn gốc hình thành ý thức và vai trò của lao động

hiện nay.
- Khái niệm ý thức: Ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống,…nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.
- Nguồn gốc hình thành ý thức: Ý thức được hình thành dựa trên 2 hình
thức là hình thức tự nhiên và hình thức xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên gồm bộ óc người và thuộc tính phản ánh thế giới
khách quan (tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người tạo nên hiện
tượng phản ánh năng động, sáng tạo).
+ Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của giới tự nhiên. Bộ óc
người là nơi sản sinh ra ý thức, là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất (14 tỷ
noron thần kinh).
+ Tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người: thế giới khách quan
được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc
người, hình thành nên ý thức.
+ Phản ánh là thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất nhưng chỉ có
phản ánh ở bộ não người mới là hình thức phản ánh cao nhất (phản ánh năng
động, sáng tạo), có sự kế thừa phản ánh tâm lý động vật.
+ Tâm lý động vật là tiền đề sinh vật tất yếu dẫn đến hình thành của ý
thức. Do vậy, ý thức chỉ có ở con người, động vật chỉ hành động theo bản năng.
- Nguồn gốc xã hội gồm ngôn ngữ và lao động.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội
dung ý thức. Từ trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp
và trao đổi thông tin. Karl Marx đã nói “Nó là cái vỏ vật chất của tư duy”. Ngôn
ngữ gồm 2 bộ phận: vỏ ngôn ngữ là vật chất, ruột bên trong là ý thức.
+ Vai trò của ngôn ngữ:
 Giúp con người phản ánh một cách khái quát và gián tiếp về đối
tượng.
 Là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy.
 Là công cụ truyền tin rất hiệu quả (tình cảm, tư tưởng, kinh
nghiệm).
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu
cầu tồn tại của con người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo và có mục đích.
+ Vai trò của lao động:
 Giúp hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là giúp bộ não người phát
triển. Nhờ lao động, con người chuyển từ di chuyển bằng 4 chi thành 2 chi;
không ăn sống nữa mà chuyển sang ăn chín (phát hiện ra lửa).
 Giúp sự vật hiện tượng bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật vận
động (đất này trồng café mà lại trồng lúa thì không được).
 Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.
 Như vậy, nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, nguồn gốc xã hội là
điều kiện đủ.
- Liên hệ vai trò của lao động hiện nay: Lao động là một trong các yếu tố
hình thành và phát triển con người. Ngày nay, lao động có giá trị vô cùng lớn.
Lao động đảm bảo cho sự tồn tại của con người, bởi lao động tạo ra thu nhập
cho con người, nuôi sống con người, có lao động thì con người mới tạo ra nguồn
thu nhập. Sự trao đổi về tiền bạc và sản phẩm, sức lao động của con người là sự
trao đổi tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống và giúp con người làm giàu. Có thu
nhập sẽ giúp con người ổn định cuốc sống, nhiều hơn nữa là giúp con người trở
nên giàu có do có nhiều của cải. Lao động làm cho xã hội phát triển bởi có lao
động mới có thể tạo ra của cải, vật chất, làm giàu cho xã hội, nếu không có lao
động thì không thể có của cải và vật chất. Lao động giúp phân công xã hội, tổ
chức xã hội được rõ ràng, chuyên môn hóa: lao động là tiền đề để xã hội được
phân công, tổ chức, chuyên môn hóa từng ngành nghề nhằm đạt năng lượng,
hiệu quả, năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, chính lao động mới tạo ra được giá trị
của con người, và cũng chính lao động sẽ giúp cải thiện con người và đời sống
con người. Ông bà ta có câu: “Nhàn cư vi bất thiện” - có nghĩa là nếu con người
ta ở trong trạng thái nhàn rỗi, không có việc làm sẽ dẫn đến các hành động sai
lầm, ảnh hưởng xấu đến xã hội - tức là giá trị con người nằm ở lao động. Trong
xã hội một người làm nuôi một người khác, nhưng trong xã hội nhiều người cần
phải nuôi nhưng nhiều người không làm thì xã hội đó chắc chắn không thể phát
triển được. Cuối cùng, lao động mang ý nghĩa lịch sử xã hội: qua mỗi thời kỳ,
giai đoạn, lao động mang đặc điểm, dấu vết riêng biệt, thể hiện rõ trình độ của
xã hội tại thời kỳ đó. Ngày nay, khi mà xã hội dần đi lên với nền công nghiệp
4.0, vai trò của lao động lại càng được nâng lên. Tuy nhiên, đi ngược lại với sự
phát triển không ngừng ấy, một thực trạng đáng buồn là hiện nay hiện tượng thất
nghiệp diễn ra rất đông và thường xuyên, một phần là do dân số thế giới gia tăng
nhanh trong khi nhu cầu về nhân sự đã dần mất đi tính tiên quyết bởi máy móc
đã dần thay thế một số quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn giữ tính
chây lười, ỷ lại, thiếu tính cầu tiến, chờ được “nuôi” dẫn đến tình trạng người
lao động mất chất lượng. Do đó, muốn kinh tế, xã hội ngày càng phát triển hơn
nữa, bản thân mỗi người phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện cho mình tinh thần
chăm chỉ, nhiệt huyết, không ỷ lại hay quá bảo thủ mà phải biết trung hoà giữa
bản thân và cái chung để có thể phát huy cao nhất khả năng của mình và của cả
tập thể.

You might also like