You are on page 1of 19

Group

name
Đời sống xã hội gồm những đời sống nào ?
• Đời sống văn hóa, đời sống pháp luật, đời sống văn học, đời sống
nghệ thuật, đời sống chính trị, đời sống tôn giáo (tâm linh), đời sống
đạo đức….>>tất cả đều thuộc vào lĩnh vực tinh thần.
• Đời sống sản xuất, đời sống sinh hoạt,…>>thuộc vào lĩnh vực vật chất
• =>Đời sống xã hội gồm 2 lĩnh vực : lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật
chất
• Và đi sâu tìm hiểu vào lĩnh vực vật chất chính là yếu tố tồn tại xã hội
mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài thuyết trình của nhóm ngày hôm
nay. Bài thuyết trình gồm hai phần : Khái niệm tồn tại xã hội và những
yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Kết luận

Tồn tại xã hội

Khái niệm Các yếu tố cơ


bản

Phương thức
sản xuất vật Điều kiện tự Dân cư
chất nhiên
Tồn tại xã hội Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Kết luận

1.Tồn tại xã hội


a)Khái niệm
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hôi.
Khi đề cập đến tồn tại xã hội là đề cập tới đời sống vật chất. Nói tới đời sống vật chất của xã hội trước hết chính là hoạt
động sống của con người trong sản xuất và tiểu dùng của cải của vật chất của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cho con
người.
Như vậy trước hết là phải nói tới hoạt động sản xuất vật chất của con người (là
những hoạt động ăn, mặc, ở, đi lại,…) và tiêu dùng các của cải vật chất mà người
ta đã sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho con người.
Chúng ta dã được tìm hiểu phần này qua bài sản xuất vật chất và vai trò của sản
xuất vật chất. Mác đã nói rằng: Người ta có thể làm khoa học, làm nghệ thuật, làm
tôn giáo và làm nhiều cái khác nhưng trước hết người ta phải thỏa mãn được những
nhu cầu vật chất tối thiểu (ăn, mặc, ở, đi lại,..). Và ta cũng biết được rằng sản xuất
xã hội có 3 loại hình cơ bản: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
chính bản thân con người. Trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, quan
trọng nhất.
+ Tồn tại xã hội là quá trình tái sinh và không ngừng mở rộng các quan hệ vật chất
của con người. Gồm hai quan hệ chính
 Thứ nhất là quan hệ giữa con người với tự nhiên. Thiên nhiên không thể đáp ứng
hết tất cả các nhu cầu phong phú của con người nên con người luôn luôn phải
chinh phục tự nhiên. Cách con người nhận thức và cải tạo tự nhiên ở mỗi giai đoạn
lịch sử là khác nhau. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thực chất chính là
LLSX
 Thứ hai là quan hệ giữa con người với con người, là quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất, quan hệ về tổ chức quản lí và quan hệ phân phối sản phẩm. Đó chính là quan
hệ sản xuất hay nói cách khác là quan hệ kinh tế - vật chất.
Sau khi đã tìm hiểu được tồn tại xã hội là gì vậy thì các
bạn có biết các xã hội trong lịch sử muốn tồn tại và phát
triển thì cần phải làm gì ?
Các xã hội trong lịch sử muốn tồn tại và phát triển thì cần phải lao động
sản xuất để làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Muốn lao động sản
xuất, xã hội cần phải có một số người nhất định (dân số) thì mới có
nguồn lực lao động, và con người phải gắn với môi trường tự nhiên, tác
động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất ấy
bao giờ con người cũng phải tiến hành theo một cách thức nào đó
(phương thức sản xuất vật chất). Như vậy, môi trường tự nhiên, dân số và
PTSX vật chất chính là 3 yếu tố không thể thiếu của tồn tại xã
Tồn tại xã hội Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Kết luận

b)Các yếu tố của tồn tại xã hội :


-Điều kiện tự nhiên là nhân tố tiền đề không thể thiếu
cho sự tồn tại của bất cứ xã hội nào .
Điều kiện tự nhiên là điều kiện sinh sống tất yếu và
thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội .
Mức độ ảnh hưởng sẽ tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá ,
khoa học , kỹ thuật và công nghệ của con người trong mỗi
giai đoạn .
Trên thế giới có những nước rất khan hiếm tài nguyên,
khoáng sản nhưng lại có nền kinh tế phát triển, theo bạn
tại sao?
Khách quan nhìn nhận, lý do những nước khan hiếm tài nguyên, khoáng sản lại
sở hữu nền kinh tế vượt bậc, là bởi: “Con người là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển đất nước”.
Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy: Nhật Bản từ một quốc gia đông
dân, nền kinh tế bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ 2, lại nghèo nàn về tài
nguyên và phải thường xuyên phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên; thế nhưng 30
năm sau, đất nước ấy đã thành công viết nên câu chuyện “Thần kì Nhật Bản” bằng
“tinh thần Bushido”. Bởi vậy, với mệnh danh “Đất nước mặt trời mọc”, năm 2019,
Nhật Bản được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới với GDP ước tính đạt
5.154 tỷ USD. Và còn rất rất nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ của “Xứ sở hoa anh
đào” đã đạt được nhờ nhân tố con người tự lực tự cường. Vậy chúng ta hãy cùng
nhau tìm hiểu về yếu tố dân cư
Tồn tại xã hội Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Kết luận

b)Các yếu tố của tồn tại xã hội :


- Dân cư là điều kiện thường xuyên , tất yếu với sự tồn
tại và phát triển của xã hội .
Bất kì một xã hội nào cũng cần yếu tố dân cư để đảm
bảo lực lượng lao động , nguồn nhân lực cho các hoạt động
xã hội .
( Nói sau kn dân cư)Vấn đề dân cư bao gồm nhiều mặt như số lượng,chất lượng dân
cư, mật độ dân cư, sự gia tang dân số , sự phân bố dân cư theo lãnh thổ
Dân số góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nhất là trong độ tuổi lao
động, bên cạnh đó người dân còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất nước nhất là bảo vệ
chủ quyền trên đất liền cũng như hải đảo.
Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt
của nước đó. Ở những nước có điều kiện tự nhiên tương tự nhau nhưng số lượng và chất lượng
dân số khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của xã hội
Theo bạn có phải những nước đông dân số, xã hội sẽ phát
triển cao và ngược lại hay không? Tại sao?
Không hoàn toàn đúng. Bởi vì, con người tuy đóng vai trò quan trọng, vượt trội hơn các
yếu tố khác vì con người là mục tiêu và động lực của phát triển nhưng con người không
phải là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội mà để xã hội phát triển cần
nhiều yếu tố khác như: sự sẵn có của tư liệu sản xuất, khả năng tiếp cận giáo dục và dịch
vụ y tế, thiết chế truyền thống và quản trị địa phương,.... Muốn có được sự phát triển thì
phải đảm bảo kết hợp được tất cả các yếu tố một cách phù hợp. Trái lại, nếu như dân số
đông đi kèm với sự phát triển giáo dục trí tuệ và cải thiện được năng suất lao động thì nó
cũng sẽ thúc đẩy xã hội phát triển
VD: + Cộng hòa nhân dân Congo với số dân hơn 90 triệu người (đứng thứ 16 thế giới)
nhưng kinh tế lại nằm trong số nghèo nhất thế giới.
+ Ngược lại, Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới thì hiện nay đã vươn
lên với vị trí đứng đầu cả về kinh tế.
Như vậy, tuy môi trường tự nhiên và dân cư đều là những điều kiện tất yếu của tồn
tại xã hội nhưng không phải là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Và chỉ còn lại một yếu tố cuối cùng cấu thành nên tồn tại xã hội chính là
phương thức sản xuất vật chất – cũng chính là yếu tố cơ bản nhất, chi phối các yếu
tố còn lại và quyết định sự tồn tại của xã hội
Tồn tại xã hội Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Kết luận

b)Các yếu tố của tồn tại xã hội :


-Phương thức sản xuất vật chất là cách thức con người
tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất
định .
Con người tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất – quan hệ này được biểu hiện ở lực lượng sản xuất. Lực
lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Trong đó người lao động là yếu tố quan trọng của llsx ở
đó được nói đến là sức lao động, tay nghề, kĩ năng, trình độ. Và tư liệu sản xuất thì bao gồm 2 yếu tố là tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động bao gồm có công cụ lao động (như công cụ, máy móc, hệ
thống bình chứa.,…) và phương tiện lao động (kết cấu hạ tầng giao thông, cầu đường, trạm xá,…). Đối tượng lao
động là các yếu tố có sẵn trong tự nhiên (đất trồng, quặng kim loại, than,..). Ở đây ta thấy được sự thống nhất giữa
người sản xuất và tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất ấy.

Đồng thời con người cũng phải kết hợp với nhau để hoạt động chung và trao đổi hoạt động với nhau – biểu hiện ở
quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất là ra của cải vật chất,
bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.

Mác gọi đây là mối quan hệ “song trùng”: mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với con
người luôn tồn tại gắn bó với nhau tạo thành PTSX. Trong phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là mặt luôn
phát triển, quan hệ sản xuất thay đổi chậm hơn. Mâu thuẫn xẩy ra khi lực lượng sản xuất phát triển và quan hệ sản
xuất cũ không còn phù hợp với nó. Để giải quyết mâu thuẫn là sự chấm dứt phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời và
thay thế bằng phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất mới ra đời khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính
chất, trình độ của lực lượng sản xuất
Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” C. Mác viết: “ Phương thức sản xuất đời sống vật
chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người
quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.

Với khẳng định này C. Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng quan điểm duy vật lịch sử về mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.

Tương tự như vậy, trong “ Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph Awngghen đã đi đến kết luận rằng, toàn bộ gốc rễ của sự
phát triển xã hội loài người, kể cả ý thức con người, đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát triển của các điều kiện
kinh tế- xã hội, nghĩa là “ không pharii ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”, “ do đó
ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”.

Đây chính là điểm cốt lõi của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội dung và hình thức biểu
hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ
khác nhau theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái ý thức này cũng sẽ tác động, ảnh
hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Và mối quan hệ biện chứng
này sẽ được làm rõ hơn ở phần nội dung 2 của bài học hôm nay.
Thanks
for
Watching!

You might also like