You are on page 1of 16

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HCM


KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

Môn học: Triết học Marc-Lenin


Đề tài: Tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tòn tại xã hội

Giảng viên hướng dẫn: Phan Quốc Thái


Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Năm học: 2023
Giới thiệu thành viên:

1. Hồ Thúy Hiền – 2036230149

2. Phạm Ngọc Thi – 2036230471

3. Trịnh Thị Phương Anh – 2036230019

4. Huỳnh Thị Mỹ Trâm – 2036230531

5. Nguyễn Yến Nhi – 2036230341

6. Dương Lý Ánh Nguyệt – 2036230324

7. Nguyễn Ngọc Trúc Nguyên – 2036230319

8. Ngô Minh Khôi – 2036230211

1
Lời cảm ơn
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo tiểu luận này trước tiên chúng em xin gửi đến
các quý thầy, cô giáo trường Đại Học Công Thương TP.HCM lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất.

Đặc biệt, chúng em xin gởi đến giảng viên hướng dẫn, thầy Phan Quốc Thái –
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo này lời cảm
ơn sâu sắc nhất.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên
đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ thầy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

2
CHỦ ĐỀ: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI XÃ
HỘI
MỤC LỤC

Lời mở đầu................................................................................................................. 4
I.Khái niệm tồn tại xã hội............................................................................................5
II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TỒN TẠI XÃ HỘI.....................................................................8
1. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội....................................................................................................8
1.1. Môi trường tự nhiên:...................................................................................................................8
1.2. Dân số:..........................................................................................................................................8
1.3. Phương thức sản xuất.................................................................................................................8
1.3.1. Quan điểm duy vật về thế giới.................................................................................................8
1.3.2. Quan điểm duy vật về xã hội...................................................................................................9

Kết luận.....................................................................................................................11

3
Lời mở đầu

Trong xã hội đa dạng và phức tạp của chúng ta, khái niệm "tồn tại xã hội" đã
trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc hiểu và phân tích sự tồn tại và tương
tác của con người trong môi trường xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi về những yếu tố
cơ bản mà chúng ta cần tìm hiểu để có được cái nhìn toàn diện về tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội không chỉ đơn thuần là sự tồn tại của cá nhân, mà còn là sự tương
tác, giao tiếp và tạo mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể trong một môi trường
xã hội. Đặc điểm đa dạng và sự khác biệt trong giá trị, quan điểm và nhu cầu của
con người tạo nên tính đặc trưng và sự phong phú của tồn tại xã hội. Trong bối
cảnh đó, tương tác xã hội đóng một vai trò then chốt trong việc hình thành và duy
trì tồn tại xã hội. Giao tiếp, quan hệ và quy tắc xã hội xác định cách thức mà con
người tương tác và tạo mối liên kết trong xã hội. Từ việc sử dụng ngôn ngữ đến
việc xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể, tương tác xã hội là
cầu nối quan trọng giữa cá nhân và tổ chức xã hội. Ngoài ra, văn hóa cũng đóng
một vai trò không thể thiếu trong tồn tại xã hội. Văn hóa bao gồm các giá trị, quan
niệm, kiến thức và hệ thống tín ngưỡng của một nhóm hoặc xã hội. Nó không chỉ
ảnh hưởng đến cách thức tương tác và hành vi của con người, mà còn thể hiện qua
ngôn ngữ, nghệ thuật, truyền thống và các biểu hiện khác. Văn hóa là một phần
không thể tách rời trong việc hiểu và khám phá tồn tại xã hội. Cuối cùng, cấu trúc
xã hội là một yếu tố quan trọng khác trong tồn tại xã hội. Nó ám chỉ sự phân chia
và sắp xếp vai trò trong xã hội, bao gồm tầng lớp xã hội, hệ thống chính trị, kinh tế,
giới tính, gia đình và tổ chức xã hội khác. Cấu trúc xã hội tạo ra một môi trường
với sự tồn tại của các tầng lớp và mối quan hệ quyền lực trong xã hội. Như vậy,
trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về những yếu tố cơ bản của tồn
tại xã hội.

4
I.Khái niệm tồn tại xã hội
 Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là
một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội
phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ
bản nhất.
 Tồn tại xã hội là toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội (bao gồm
phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, dân số và
mật độ dân số… trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản
nhất) được đặt trong phạm vi hoạt động thực tiễn (hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học).
 V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách vừa là đời
sống vật chất vừa là những quan hệ vật chất giữa người và
người đã cho rằng: việc anh sống, anh hoạt động kinh tế, anh
sinh đẻ con cái và anh chế tạo ra các sản phẩm, anh trao đổi sản
phẩm, làm nảy sinh ra một chuỗi tất yếu khách quan gồm những
biến cố, những sự phát triển, không phụ thuộc vào ý thức xã hội
của anh và ý thức này không bao giờ bao quát được toàn vẹn cái
chuỗi đó.

 Xét về thực chất, hoạt động vật chất của xã hội chính là hoạt động thực
tiễn mà trước hết và cơ bản là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để
duy trì sự sinh tồn và phát triển của xã hội; đồng thời, gắn liền với hoạt
động đó còn là quá trình hình thành, phát triển của các hình thức, phương
thức giao tiếp, trao đổi kết quả của sản xuất vật chất giữa con người với
nhau cũng như giữa các cộng đồng xã hội khác nhau.

VD: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống bằng
hình thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song
đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm
phục vụ đời sống. Thời kì này con người biết tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên
vật liệu như: đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận
lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật
nên nguồn tài nguyên rất phong phú.

5
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TẤT YẾU CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI:
 Tồn tại xã hội là phương thức dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và
các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại
xã hội bao gồm : phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc về điều kiện
tự nhiên hoàn cảnh địa lý dân số và mật độ dân số.

 Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.
Các điều kiện vật chất khách quan quy định sự sinh tồn và phát triển của mỗi
xã hội bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó có ba
yếu tố cơ bản là điều kiện tự nhiên, dân cư và phương thức sản xuất; trong đó,
phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản và trực tiếp nhất quy định sự sinh tồn và
phát triển của con người và xã hội.
+ Môi trường tự nhiên:
- Bao gồm những điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

6
- Là điều kiện sinh sống tất yếu, thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã
hội, có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của con người và sự tiến bộ của xã
hội.
 Các yếu tố khác liên quan đến điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý như các
điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn nước,…tạo nên đặc điểm riêng biệt của
không gian sinh tồn của xã hội. Đây là điều kiện thường xuyên và tất yếu của
sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc
thuận lợi cho đời sống của con người và sản xuất xã hội.

VD: Việt Nam có những đồng bằng rộng lớn, nằm giáp với biển Đông đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế vùng đồng bằng. chính
những điều kiện tự nhiên đặc biệt đó tạo ra không gian sinh tồn xã hội.

 Điều kiện địa lí tự nhiên với tư cách là yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội –
đó là toàn bộ những điều kiện vật chất tự nhiên tạo thành những điều kiện
khách quan cho sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng người trong lịch sử.
Một cách hiển nhiên, không thể có cộng đồng người nào, dù là xã hội nguyên
thủy hay xã hội hiện đại, có thể tồn tại ngoài những điều kiện vật chất tự nhiên
nhất định. Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Chính từ trong điều
kiện tự nhiên mà con người có thể thực hiện quá trình trao đổi chất, tiến hành
sản xuất, cung cấp những điều kiện vật chất đảm bảo sự sinh tồn và phát triển
của mình.

+ Dân số:
- Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội vì
mỗi quốc gia, dân tộc đều cần có một số dân nhất định để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
- Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển mọi mặt của nước đó.
- Các yếu tố về dân cư, bao gồm cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư,
mô hình tổ chức dân cư… Đây là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó có
ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất.

VD: Cấu trúc dân cư của nền nông nghiệp trong xã hội Việt Nam xưa thì tổ chức dân
cư theo mô hình làng xã sẽ phù hợp và tạo thuận lợi hơn so với tổ chức dân cư theo
lối du mục di động.

+ Phương thức sản xuất (giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội):

7
- Là cách thức con người làm ra của cái vật chất trong những giai đoạn lịch sử
nhất định của xã hội loài người bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.
Vd: Phương thức kỹ thuật canh tác nông nghiệp lúa nước được xác định là nhân tố
cơ bản tạo thành điều kiện hoạt động vật chất truyền thống của người Việt Nam.

 Lực lượng sản xuất: là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư
liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.
 Tư liệu sản xuất: gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao
động bao gồm công cụ lao động (quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động
nhất) và phương tiện lao động; đối tượng lao động bao gồm những bộ phân
giới tự nhiên được đưa vào sản xuất.
 Người lao động: giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong lực lượng
sản xuất.
 Quan hệ sản xuất: là quan hệ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất của cải vật chất, bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (quyết định
các quan hệ khác), quan hệ trong tổ chức, quản lý và quan hệ trong phân phối
sản phẩm.
 Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: lực lượng sản xuất
quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực
lượng sản xuất.

 Các yếu tố do tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, chúng tác động
qua lại lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển chủ yếu trong xã hội.
Trong đó thì phương thức sản xuất vật chất sẽ được xác định là yếu tố cơ bản
nhất. Như trong lời tựa của tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị
C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình
sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con
người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý
thức của họ.”
 Chính khẳng định trên của C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây
dựng quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng toàn bộ gốc rễ của sự phát triển
loài người, kể cả ý thức con người đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát
triển của điều kiện kinh tế-xã hội, nghĩa là “không phải ý thức quyết định đời
sống mà chính đời sống quyết định ý thức”. Từ đó, ta có nguyên lý tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành
của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó
và một lúc nào đó các hình thái ý thức sẽ tác động và ảnh hưởng trở lại tồn tại
xã hội và đó là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
8
II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TỒN TẠI XÃ HỘI
 Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã hội, là phương diện sinh hoạt vật chất và
điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất xã hội. Ví như Thời tiền sử là thời đại
Việt Nam được tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cho
tới khoảng thế kỉ I TCN.

T hời tiền sử là các bộ lạc săn bắn (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ.
Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong thời kì này con người
biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, tre, gỗ…
Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong
phú của loài quán động thực vật phương Nam nên nguồn tài nguyên rất phong phú.
(Nguồn: Luật Minh Khuê, luatminhkhue.vn )
1. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự
nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, v.v.; trong đó phương thức sản xuất vật
chất là yếu tố cơ bản nhất.
1.1. Môi trường tự nhiên:
 Môi trường tự nhiên được hiểu là các yếu tố tự nhiên có sẵn trên trái đất như: đất,
nước, khí hậu, nhiệt độ, sông ngòi, ánh sáng, gió, bão, mưa, lũ,…tạo nên đặc điểm
riêng của không gian sinh tồn của xã hội. Và nó cũng là yếu tố tác động (có thể là
thuận lợi hoặc khó khăn) đến sự phát triển và tồn tại của xã hội.
Ví dụ: miền Nam Việt Nam là vùng đất dồi dào phù sa từ những con sông nên rất thích hợp
trồng cây lương thực và cây ăn quả.

 Điều kiện địa lí tự nhiên với tư cách là yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội – đó là
toàn bộ những điều kiện vật chất tự nhiên tạo thành những điều kiện khách quan cho
sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng người trong lịch sử. Một cách hiển nhiên,
không thể có cộng đồng người nào, dù là xã hội nguyên thủy hay xã hội hiện đại, có
thể tồn tại ngoài những điều kiện vật chất tự nhiên nhất định. Giới tự nhiên là “thân
thể vô cơ” của con người. Chính từ trong điều kiện tự nhiên mà con người có thể
thực hiện quá trình trao đổi chất, tiến hành sản xuất, cung cấp những điều kiện vật
chất đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của mình.

Ví dụ: New Zealand có khí hậu ôn đới và nhiệt độ lý tưởng để thực vật phát triển tốt đặc
biệt có nhiều bãi cỏ xanh tươi tự nhiên thuận tiện cho việc nuôi bò sữa.

9
1.2. Dân số:
Dân số là yếu tố về dân cư bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, mô hình tổ chức dân cư, tính
chất dân cư,… tạo nên đặc điểm trong xã hội và nó cũng ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn
đối với đời sống và sản xuất.
Ví dụ: dân số nước ta hiện nay gần 100 triệu người nhưng phân bố không đồng đều.
- Yếu tố dân cư bao gồm toàn bộ các phương diện về số lượng, cơ cấu, mật độ phân bố, cấu
trúc tổ chức dân cư….tạo thành điều kiện vật chất khách quan đảm bảo cho sự sinh tồn và
phát triển của xã hội.
Vd: Cấu trúc cư dân nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam, với tổ chức làng xã ổn định có
những khác biệt khá lớn so với cách thức cấu trúc dân cư của các cộng đồng dân du mục
thường xuyên di động.
Ví dụ: nhà nước chính quyền Việt Nam ra chính sách phân bố lại dân cư ở khu vực đô thị.

 Sự phân bố và tổ chức dân cư trong xã hội nông nghiệp truyền thống cũng có sự khác
biệt cơ bản với xã hội công nghiệp – thị trường ở các nước có trình độ sản xuất vật
chất phát triển cao. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, tổ chức dân cư
thường phân tán, tách biệt với quy mô nhỏ, đó là các mô hình “công xã nông thôn”
(mô hình tổ chức làng, bản…), việc quan hệ trao đổi hàng hóa rất hạn chế, chỉ là sự
liên kết ngẫu nhiên. Ngược lại, trong các xã hội công nghiệp phát triển gắn kết với
phương thức kinh tế thị trường, tổ chức dân cư cũng có những biến đổi cơ bản. Đó là
quá trình di dân làm hình thành nên những khu công nghiệp và thành thị với quy mô
lớn, nhằm tạo ra những điều kiện tiền đề khách quan cho quá trình phát triển nền sản
xuất vật chất hiện đại.
Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và dân cư là những yếu tố tiền đề cho việc xác lập
một phương thức sản xuất nhất định, đồng thời các yếu tố đó cũng biến đổi theo yêu cầu
khách quan của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử.
1.3. Phương thức sản xuất
- Phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản và trực tiếp quy định sự sinh tồn, phát triển
của mỗi con người cũng như của toàn bộ cộng đồng xã hội, quy định trực tiếp
phương thức hoạt động vật chất của mỗi xã hội.
- Phương thức sản xuất nào cũng được tạo nên từ hai mặt, đó là mặt vật chất – kĩ
thuật của quá trình sản xuất (biểu hiện tập trung ở trình độ phát triển phương thức kĩ
thuật, công nghệ) và mặt kinh tế - xã hội của quá trình ấy (thể hiện tiêu biểu ở trình
độ phát triển của phương thức tổ chức kinh tế). Trong hai mặt đó, mặt kinh tế - xã hội
phụ thuộc tất yếu vào trình độ phát triển của mặt vật chất – kĩ thuật; nó trực tiếp quy
định tính chất và trình độ phát triển của một tồn tại xã hội nhất định.
Vd: Phương thức sinh tồn cơ bản và truyền thống của cư dân người Việt trong lịch sử
là phương thức kĩ thuật canh nông lúa nước với trình độ công cụ và lao động thủ
công (xét về mặt phương thức kĩ thuật). Thích ứng với phương thức kĩ thuật đó là
10
phương thức tổ chức kinh tế với quy mô nhỏ và phân tán theo nguyên lí lấy tổ chức
kinh tế hộ gia đình cùng cấu trúc tổ chức “công xã nông thôn” hay làng xã truyền
thống làm cơ sở (phương thức tổ chức kinh tế). Giữa các công xã đó chỉ có sự liên kết
không thường xuyên qua hình thức trao đổi hàng hóa dư thừa tương đối để đảm bảo
sự cân bằng trong sinh hoạt vật chất giữa các cộng đồng người.
 Phương thức tổ chức kinh tế ấy là cơ sở trực tiếp quy định tính ổn định
theo nhịp điệu tuần hoàn lặp đi lặp lại giữa các chu kì theo tính chất mùa vụ
của quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nền sản xuất nông nghiệp truyền
thống. Trong lịch sử, người Việt Nam về cơ bản là theo phương thức sản xuất
đó.
 Giữa các yếu tố hợp thành tồn tại xã hội có mối quan hệ quy định và chi phối
lẫn nhau, tạo nên sự biến đổi trong lĩnh vực hoạt động, sinh hoạt vật chất khách
quan của mỗi cộng đồng xã hội. Trong đó, phương thức sản xuất là yếu tố cơ
bản và trực tiếp nhất quy định trình độ phát triển của tồn tại xã hội. Khi
phương thức sản xuất có sự phát triển nhờ những tiến bộ về kĩ thuật, công nghệ
sản xuất, tất yếu sẽ dẫn tới những biến đổi trong việc sử dụng các nguồn lực tự
nhiên và cơ cấu, phân bố dân cư để đảm bảo cho quá trình xác lập phương thức
sản xuất mới.
Vd: Xuất phát từ tính chất đặc thù về điều kiện tự nhiên của đất nước, người Việt
Nam trong lịch sử đã tiến hành quá trình sản xuất theo phương thức canh nông lúa
nước. Để tiến hành quá trình đó nhất định con người phải liên kết lại dưới hình
thức tổ chức lao động gia đình và tổ chức dân cư theo mô hình làng xã ổn định,
bền vững. Sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản đó tạo thành điều kiện khách quan cho
sự sinh tồn và phát triển của người Việt Nam.
Đó cũng chính là cơ sở hiện thực quy định những nội dung và tính chất cơ
bản nhất trong đời sống tinh thần, truyền thống của người Việt Nam. Tuy
nhiên, quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp
hiện nay tất yếu dẫn tới sự biến đổi trong việc sử dụng các nguồn lực tự
nhiên truyền thống và làm thay đổi cấu trúc nông thôn Việt Nam sang một
hình thức mới, trên cơ sở đó dẫn tới sự biến đổi, phát triển đời sống văn hóa
– tinh thần của nông thôn mới và con người mới.
1.3.1. Quan điểm duy vật về thế giới
Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước hết phải giải đáp vấn đề bản chất thế giới là
gì? Là vật chất hay tinh thần? Các nhà triết học duy vật cho rằng, bản chất thế giới là vật
chất. Ngược lại, các nhà triết học duy tâm lại cho rằng, bản chất là thế giới tinh thần. Quan
điểm của các nhà triết học duy vật cũng không ngừng được bổ sung và phát triển gắn liền
với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Kế thừa tư tưởng các nhà triết học duy vật và
căn cứ vào các thành tựu của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đi đến khẳng
định rằng: “Bản chất của thế giới là vật chất; thế giới thống nhất ở tính vật chất và vật chất

11
là thực tại khách quan, tồn tại độc lập đối với ý thức, quyết định ý thức và được ý thức phản
ánh.” Tính thống nhất đó của thế giới được thể hiện:
- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn
tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra và không mất đi.
- Tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật
chất hay là thuộc tính của vật chất. Thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang
vận động.
- Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất thống nhất chặt chẽ với nhau, vận động
phát triển theo các quy luật khách quan, chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, là
nguyên nhân và kết quả của nhau.
1.3.2. Quan điểm duy vật về xã hội

P hương thức sản xuất được hiểu là các kỹ thuật, phương pháp, biện pháp để tạo ra của
cải vật chất cung cấp nhu cầu cho con người trong cuộc sống xã hội. Các phương
thức đó đã xuất hiện rất lâu từ thời nguyên thủy từ những phương pháp cơ bản, lạc
hậu rồi dần dần phát triển cho tới ngày nay thành các phương pháp, kỹ thuật hiện đại tiên
tiến.
Được xem là yếu tố quan trọng nhất bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ
quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên, quy mô phát triển dân số
trên thế giới và đặc biệt sẽ quyết định lượng của cải vật chất trong xã hội.
Triết học Mác đã khẳng định rằng, chỗ khác nhau căn bản giữa con người với động vật là
con người không chỉ dựa vào những cái có sẵn trong tự nhiên mà bằng lao động sản xuất,
tác động tích cực vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm tạo của cải vật chất cho đời sống của
mình. Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội
gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất của cải vật chất.
Sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử lại được tiến hành bằng một phương thức sản
xuất nhất định. Phương thức sản xuất ấy quyết định sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần
nói chung. Sự thay đổi phương thức sản xuất sớm muộn sẽ thay đổi các mặt khác của đời
sống xã hội.
Trong quá trình phát triển, con người không chỉ gắn liền với một phương thức sản xuất nhất
định, mà còn gắn liền với điều kiện tự nhiên, dân số và những điều kiện sinh hoạt vật chất
khác. Toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất ấy tạo thành tồn tại xã hội. Triết học Mác
khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại sự tồn
tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Với khẳng định này, C. Mác đã khắc phục triệt
để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội, về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Tương tự
như vậy, trước đó trong Hệ tư tưởng Đức,C.Mac và Ph. Ăngghen đã đi đến kết luận rằng,
toàn bộ gốc rễ của sự phát triển xã hội loài người, kể cả ý thức của con người, đều nằm
trong và bị quy định bởi sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, nghĩa là “không
phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”, “do đó ngay từ đầu,
ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”. Đây
chính là điểm cốt lõi của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

12
Ví dụ: các nhà máy bánh kẹo nổi tiếng trên thế giới sử dụng phương thức sản xuất là các
thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại để nhanh quy trình sản suất và tiết kiệm thời gian.
Ví dụ: ở miền Trung nước ta chuyên về nghề dệt vải bằng phương thức sản xuất thủ công
như dệt tay cho ra nhiều sản phẩm tơ lụa handmade.
Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết định cả
nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình
thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo những cách thức khác
nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái ý thức này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng
ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
(Nguồn: Sách “Giáo trình triết học”)

13
Kết luận
Tóm lại mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và các yêu tố cơ bản của tồn tại xã hội
là một mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chúng tác động qua lại từ hàng nghìn
năm về trước. Vì thế, nếu như sự vật hiện tượng này bị thiếu hụt hoặc biến mất sẽ
khiến cho sự vật hiện tượng kia bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất xã hội.
Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của
tồn tại xã hội sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
Quan trọng nhất là giúp cho sinh viên nhận thức đúng các hiện tượng đời sống tinh
thần, bên cạnh đó có tư duy về công cuộc cải tạo cái cũ, xây dựng những cái mới cần
tiến hành trên cả tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Ngoài ra, việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và các
yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn về sự vận dụng trong
việc xây dựng các yếu tố cơ bản của xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay giúp phát
triển xã hội về cả hai mặt đời ông vật chất lẫn đời sống tinh thần. Bên cạnh đó,
nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn
tại xã hội có ý nghĩa to lớn và ý nghĩa hiện thực tiễn cao trong việc thúc đẩy học tập
và rèn luyện của sinh viên hiện nay. Học sinh, sinh viên phải có cách tiếp thu kiến
thức thời đại, từ đó vận dụng tốt kiến thức đó vào thực tiễn góp phần xây dựng xã hội
ngày càng giàu đẹp
Mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan ý chí công việc xây dựng văn
hóa thực tạo dựng đời sống vật chất, tinh thần XHCN Việt Nam, tạo triệt để phương
thức sinh hoạt vât chất tiểu nông truyền thống, xác lập phát triển phương thức sản
xuất và thực hành công nghiệp hiện đại hóa

14
15

You might also like