You are on page 1of 17

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---🙞🕮🙜---

BÁO CÁO MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LENIN

CHỦ ĐỀ: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý


THỨC XÃ HỘI . LIÊN HỆ VẤN ĐỀ XU HƯỚNG VẤN ĐỀ
THẦN TƯỢNG CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hường

Sinh viên thực hiện: Nhóm 12 (Lớp triết 8-KTQT49)

Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ST Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Hiệu quả


T làm việc
1
Nguyễn Minh KTQT49-A4-0514 Cơ sở thực tiễn phần giải
Ngọc pháp + thuyết trình
2
Lại Thị Khánh KTQT49-B1-0443 Cơ sở thực tiễn phần hệ
Hòa quả + thuyết trình
3
Nguyễn Thị KTQT49-B1-0540 Làm slide thuyết trình
Ngọc Quỳnh
4
Phạm Quang KTQT49-B1-0454 Cơ sở lí thuyết + thuyết
Huy trình
5
Đặng Thị Hải KTQT49-B1-0373 Làm báo cáo bài thuyết
Anh trình + in ấn
6 Cơ sở thực tiễn phần thực
Nguyễn Quỳnh KTQT49-C1-0533 trạng và nguyên nhân
Phương + thuyết trình

1
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.......................................................................................................1


1.Cơ sở lý thuyết..................................................................................................................................3
1.1Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội.............................................3
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội.....................................................................................................3
1.2 Khái niệm, kết cấu, tính giai cấp, các hình thái của ý thức xã hội.........................................4
1.2.1 Khái niệm ý thức xã hội......................................................................................................4
1.2.2 Kết cấu của ý thức xã hội...................................................................................................4
1.2.3 Tính giai cấp của ý thức xã hội..........................................................................................6
1.2.4 Các hình thái của ý thức xã hội..........................................................................................6
1.3 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội................................................................................................................................................7
1.3.1 Quan hệ biện chứng giũa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.................................................7
1.3.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội..........................................................................7
1.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận.................................................................................................9
2.Cơ sở thực tiễn: Vấn đề văn hóa thần tượng của giới trẻ............................................................11
2.1 Khái quát chung:.....................................................................................................................11
2.2 Thực trạng:.............................................................................................................................11
2.3 Nguyên nhân:...........................................................................................................................13
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan:...................................................................................................13
2.3.2 Nguyên nhân khách quan.................................................................................................13
2.4. Tác động...................................................................................................................................14
2.4.1.Tích cực..............................................................................................................................14
2.4.2 Tiêu cực.............................................................................................................................14
2.5 Giải pháp...................................................................................................................................16

2
1.Cơ sở lý thuyết
1.1Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội
 Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những  điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan,
là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội
phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người
với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ
cơ bản nhất.
VD: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống
bằng hình thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công cụ còn rất
thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, đã có nhiều hình
loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người biết tận dụng và sử
dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… Bên cạnh
đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng
phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài nguyên rất phong phú.
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
 Tồn tại xã hội là phương thức dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và
các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, các yếu tố cơ bản tạo thành tồn
tại xã hội bao gồm phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc về điều
kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý,dân số và mật độ dân số
 Các yếu tố do tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, chúng tác
động qua lại lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển chủ yếu trong
xã hội. Trong đó thì phương thức sản xuất vật chất sẽ được xác định là yếu
tố cơ bản nhất. Như trong lời tựa của tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh
tế chính trị C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định
các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý
thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hộicủa họ
quyết định ý thức của họ.”
 Phương thức sản xuất ra của cải vật chất là cách thức con người tiến hành
quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội
loài người. 
 Các yếu tố khác liên quan đến điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý như các
điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn nước,…tạo nên đặc điểm riêng biệt của
không gian sinh tồn của xã hội. Đây là điều kiện thường xuyên và tất yếu của
sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc
thuận lợi cho đời sống của con người và sản xuất xã hội.

3
 Các yếu tố về dân cư, bao gồm cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân
cư, mô hình tổ chức dân cư… Đây là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó
có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất.
       Chính khẳng định trên của C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm,
xây dựng quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng toàn bộ gốc rễ của sự phát triển
loài người, kể cả ý thức con người đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát
triển của điều kiện kinh tế - xã hội, nghĩa là “không phải ý thức quyết định đời
sống mà chính đời sống quyết định ý thức”. Từ đó, ta có nguyên lý tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành
của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó
và một lúc nào đó các hình thái ý thức sẽ tác động và ảnh hưởng trở lại tồn tại
xã hội và đó là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
1.2 Khái niệm, kết cấu, tính giai cấp, các hình thái của ý thức xã hội
1.2.1 Khái niệm ý thức xã hội 
 Ý thức xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để
giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội.
 Nếu “ý thức…không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý
thức” thì ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã
hội của mình và về hiện thực xung quanh mình.
Nói cách khác, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận
hợp thành của văn hóa tinh thần xã hội.
1.2.2 Kết cấu của ý thức xã hội
 Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Trong hệ tư
tưởng xã hội, quan trọng nhất là các quan điểm, các học thuyết và các tư
tưởng. Trong tâm lý xã hội về tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội ở những giai đoạn phát
triển nhất định. 
 Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, biện
chứng với nhau, cùng phản ánh tồn tại xã hội, song giữa ý thức xã hội và
ý thức cá nhân vẫn có sự khác nhau tương đối vì chúng thuộc hai trình độ
khác nhau.
 Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của các cá nhân riêng lẻ và cụ thể
(tôi, anh, cậu ta). Ý thức của các cá nhân khác nhau đều phản ánh tồn tại
xã hội ở các mức độ khác nhau, song không phải bao giờ nó cũng đại
diện cho quan điểm chung, phổ biến của một cộng đồng người, của một
tập đoàn xã hội hay một thời đại xã hội nhất định nào đó.
 Về mặt hình thức, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội dưới nhiều hình thức
khác nhau. Tùy vào góc độ xem xét, người ta thường chia ý thức xã hội
thành những dạng hình thức sau:

4
 Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
 Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm
của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động
trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa và khái quát
hóa.
 Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan niệm được tổng hợp, được
hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới
dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
 Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động và trực tiếp các
mặt khác nhau của cuộc sống hằng ngày của con người. Trình độ
ý thức thông thường tuy thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phong
phú hơn ý thức lý luận. Chính tri thức kinh nghiệm phong phú của
ý thức thông thường là tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức
lý luận.
 Ý thức lý luận (ý thức khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực
khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối
liên hệ khách quan bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự
vật và các quá trình xã hội.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng


 Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức các nhân. Tâm
lý xã hội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, ước
muốn, thói quen, tập quán…của một người, của một bộ phận xã
hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của
cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó. 
 Đặc điểm của tâm lý xã hội:
+ Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện cuộc sống
hằng ngày của con người, là sự phản ánh có tính tự
phát, thường ghi lại những gì dễ thấy, những gì nằm
trên bề mặt của tồn tại xã hội. 
+ Chưa đủ khả năng để vạch ra những mối liên hệ
khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của
các sự vật và các quá trình xã hội
 Tuy nhiên, cần coi trọng vai trò của tâm lý xã hội trong việc phát
triển ý thức xã hội, nhất là việc sớm nắm bắt những dư luận xã hội
thể hiện trạng thái tâm lý và nhu cầu xã hội đa dạng của nhân dân
trong hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.
 Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận
thức lý luận về tồn tại xã hội, được hình thành khi con người nhận thức sâu
sắc về sự vật, hiện tượng, có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan
hệ xã hội. Nó là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm

5
xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị,
pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…
 Trong lịch sử nhân loại đã và đang tồn tại cả hệ tư tưởng khoa học và hệ
tư tưởng không khoa học. Hệ tư tưởng không khoa học phản ánh các mối
quan hệ vật chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc thì ngược lại, hệ
tư tưởng khoa học phản ánh một cách khách quan, chính xác. Cả hai loại
hệ tư tưởng này đều có ảnh hưởng đối với sự phát triển của khoa học.
→ Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng: Tuy là hai trình độ, hai
phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội nhưng chúng vẫn có mối
liên hệ qua lại lẫn nhau. Nếu tâm lý xã hội có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự hình
thành và sự tiếp nhận của một hệ tư tưởng nào đó; có thể giúp hệ tư tưởng bớt
xơ cứng, bớt sai lầm, thì trái lại, hệ tư tưởng khoa học có thể làm gia tăng yếu tố
trí tuệ cho tâm lý xã hội, góp phần thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều
hướng tích cực.
 1.2.3 Tính giai cấp của ý thức xã hội 
 Trong những xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có điều kiện vật chất
khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của các giai
cấp đó cũng khác nhau.
 Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng
 Nếu hệ tư tưởng của giai cấp thống trị có giai cấp đối kháng bao giờ cũng
bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp đó thì hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bao
giờ cũng bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của đông đảo quần
chúng nhân dân bị áp bức nhằm lật đổ chế độ người bóc lột người đó.
 Khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội thì quan niệm duy vật về lịch
sử cho rằng, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với
nhau. Giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng của giai cấp bị trị. Điều này
thường xảy ra trong giai đoạn phong trào cách mạng của giai cấp bị thống trị
lên cao. Khi đó, một số người trong giai cấp thống trị, nhất là những trí thức,
sẽ từ bỏ giai cấp xuất thân để chuyển sang hàng ngũ của giai cấp cách mạng.
Đặc biệt, một số người đã trở thành nhà tư tưởng của giai cấp cách mạng
1.2.4 Các hình thái của ý thức xã hội
 Các hình thái ý thức của xã hội thể hiện các phương thức nắm bắt khác
nhau về mặt tinh thần đối với hiện thực xã hội, bởi vậy ý thức xã hội tồn
tại dưới nhiều hình thái khác nhau.
 Những hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý
thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý
thức tôn giáo và triết học.
 Tính phong phú, đa dạng của các hình thái ý thức xã hội phản ánh tính
phong phú đa dạng của bản thân đời sống xã hội.
 Các loại ý thức xã hội phổ biến :
 Ý thức chính trị
 Ý thức pháp quyền

6
 Ý thức đạo đức
 Ý thức nghệ thuật 
 Ý thức tôn giáo
 Ý thức khoa học
 Ý thức triết học
1.3 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội.
1.3.1 Quan hệ biện chứng giũa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định ý thức xã hội và TTXH có mối
quan hệ biện chứng
 Các hình thái ý thức xã hội không phải là những yếu tố thụ động, mỗi
hính thái ý thức xã hội đều có sự tác động ngược trở lại TTXH.
 TTXH nào thì có ý thức xã hội ấy, TTXH quyết định nội dung, tính chất,
đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình
thái ý thức xã hội.
 Ý thức xã hội không phải hoàn toàn thụ động hay tiêu cực. Chúng không
những có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với
TTXH mà còn có thể vượt trước TTXH.
 Các hình thái xã hội đều có tính độc lập tương đối
1.3.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 
*Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
 Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất
rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.
Điều này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền
thống, tập quán, thói quen….).
 Ví dụ, chế độ phong kiến không còn nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn
tới ngày nay, ta có thể thấy điều này qua việc trọng nam khinh nữ vẫn còn
xuất hiện trong môt số gia đình, họ nâng cao người nam và hạ thấp giá trị
của phụ nữ.

*Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội


 Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại
xã hội, triết học Mác – Lênin đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều
kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học
tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được
tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do
sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
 Ví dụ về vấn đề này, ta có thể thấy được ở sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kĩ thuật giúp con người chinh phục được không gian và tiên
đoán được những việc sẽ xảy ra trong tương lai (thời tiết, các hiện tượng
thiên nhiên,...)

7
 Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của
thời đại – giai cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX trong lòng chủ
nghĩa tư bản nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất yếu của
xã hội loài người nói chung, của xã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra
rằng xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản.
 Trong thời đại ngày nay , chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là thế giới quan và
phương pháp luận chung nhất cho nhận thức và cải tạo thế giới trên mọi
lĩnh vực, vẫn là cơ sở lý luận và phương pháp khoa học cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.

*Ý thức xã hội có tính kế thừa


 Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những
quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống
không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các
thời đại trước. Ví dụ: chính Các Mác và Ph.Ăngghen cũng đã thừa nhận
rằng: “ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ
chủ nghĩa duy vật Pháp”.
 Trong sự phát triển của mình, ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể
giải thích một tư tưởng nào đó nếu dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển
kinh tế và các quan hệ kinh tế -xã hội. Ví dụ: Nước Pháp thế kỷ XVIII có
nền kinh tế phát triển kém nước Anh, nhưng tư tưởng thì lại tiên tiến hơn
nước Anh. So với Anh, Pháp thì nước Đức ở nửa đầu thế kỷ XIX lạc hậu
về kinh tế, nhưng đã đứng ở trình độ cao hơn về triết học.
 Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của
các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng
tiến bộ của xã hội cũ để lại.
 Ngược lại, những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu,
khôi phục những tư tưởng, những lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ của
những thời kỳ lịch sử trước. Ví dụ: Giai cấp tư sản vào nửa sau thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX đã phục hồi và truyền bá chủ nghĩa Kant mới và chủ
nghĩa Tômát mới để chống lại phong trào cách mạng đang lên của giai
cấp vô sản, để chống lại chủ nghĩa Mác vốn là cơ sở của phong trào ấy.

* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
 Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời
đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức
nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. 
Ví dụ: Ở Hy Lạp cổ đại, ý thức triết học và ý thức nghệ thuật đóng vai trò đặc
biệt to lớn; còn ở Tây Âu thời Trung Cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ và chi
phối đến các hình thái ý thức khác như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý
thức triết học, ý thức đạo đức, ý thức nghệ thuật; còn ở nước Pháp sau thế kỷ
XVIII, và ở nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học và văn học

8
đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc truyền bà các tư tưởng chính trị và
pháp quyền, là vũ khí tư tưởng và lý luận trong cuộc đấu tranh chính trị chống
lại c ác thế lực cầm quyền của các lực lượng xã hội tiến bộ.
 Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có
vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định
hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức
khác.

*Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội


 Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội
mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các
quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào
trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau
của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại
diện cho ngọn cờ tư tưởng đó. Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ
với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội.
1.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận
 Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên phải tìm nguồn gốc của ý
thức lý luận, tư tưởng từ trong hiện thực vật chất. Muốn thay đổi tư
tưởng phải thay đổi hoàn cảnh vật chất- nguồn gốc của hệ tư tưởng đó.
 Vì ý thức xã hội có tính độc lập tương đối nên chúng ta phải:
 Thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại
những tư tưởng phản động, bảo thủ, lạc hậu. Đó là một cuộc đấu
tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp, nhiều khi phải trả giá, đòi hỏi
phải kiên trì, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo.
 Ý thức xã hội có tính kế thừa, do đó muốn giải thích một tư tưởng
nào đó không chỉ dựa vào quan hệ kinh tế hiện có mà còn phải chú
ý tới các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Tính chất kế thừa
của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một
nước phát triển kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ cao.
 VD: Nước Đức thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế nhưng lại phát triển
rực rỡ về triết học.
 Phải biết kế thừa có phê phán những di sản tinh thần của quá khứ.
Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng
giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập
quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của
các dân tộc trên thế giới để làm giàu đẹp thêm bản sắc văn hoá Việt
Nam.
 Khi nghiên cứu một hình thái ý thức xã hội nào đó, phải chú ý tới
sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội khác.

9
 Cần phát huy vai trò của ý thức tiên tiến (truyền thống yêu nước,
tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh…), đấu tranh chống ý thức xã hội phản động, bảo thủ (những
hủ tục rườm rà, "diễn biến hoà bình” trên mặt trận tư tưởng của
thế lực phản động…)

10
2.Cơ sở thực tiễn: Vấn đề văn hóa thần tượng của giới trẻ
2.1 Khái quát chung:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những sở thích, đam mê và đích đến khác
nhau. Chính vì vậy mà việc tìm cho mình một thần tượng để phấn đấu và học
tập là điều diễn ra phổ biến trong giới trẻ ngày nay.. Thông thường, khi chọn
một ai đó để hâm mộ, sùng bái, tôn làm thần tượng, chúng ta thường có xu
hướng chọn nhân vật có những giá trị phù hợp với tiêu chí mà mình theo đuổi
trong cuộc sống. 
Việc chọn thần tượng cũng giống như thời trang, mỗi người sẽ có một cái “gu”
riêng, thay đổi tùy theo thời điểm. Thời nào cũng vậy, những ngôi sao nổi tiếng
trong giới nghệ thuật luôn có nhiều người trẻ hướng đến, chọn làm thần tượng,
đơn giản vì hình ảnh của họ có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vẻ bề ngoài, phong
cách thời trang, cá tính trong nghệ thuật là những yếu tố phù hợp với tâm lý,
mong muốn, ước mơ của người trẻ tuổi.
Tuy nhiên, việc chọn cho mình một thần tượng cũng là một việc rất quan trọng.
Bởi, nếu thần tượng ấy có lối sống lành mạnh,có ảnh hưởng tích cực trong xã
hội thì bạn trẻ cũng học được những điều tích cực, có động lực để trở nên hoàn
thiện hơn. Nhưng nếu chỉ chọn thần tượng theo số động, theo phong trào, theo
cảm xúc nhất thời mà không có sự tỉnh táo của lý trí, rất có thể bạn trẻ sẽ phải
trả giá đắt khi chạy theo, bắt chước những hành động tiêu cực của người mà
mình hâm mộ.
2.2 Thực trạng:
Hiện nay, hành động “cuồng thần tượng” mang đến nỗi lo sợ về “hiệu ứng cánh
bướm”. Nó giống như con dao hai lưỡi: 
Một mặt, hành động sẽ tốt nếu thần tượng là người tốt. Những hành động tốt sẽ
được người hâm mộ khắp nơi hưởng ứng và học tập. Hiệu ứng đám đông này sẽ
có sức mạnh liên kết, thôi thúc, động viên, khích lệ con người vươn lên, tạo ra
những giá trị tốt đẹp hơn cho xã hội. Một ví dụ dễ thấy đó chính là trên nền tảng
mạng xã hội Tik Tok vốn gây ấn tượng xấu với nhiều người bởi sự phổ biến của
những nội dung hài nhảm, những “idol giới trẻ” tự xưng thì 16 Memories lại là
một kênh Tik Tok hiếm hoi nổi lên nhờ sự nhân văn của mình. Các video và nội
dung chia sẻ những hành động giúp đỡ người khác đã thu hút sự quan tâm của
cộng đồng mạng, từ đó các giá trị tình người tốt đẹp cũng được lan tỏa và nhân
rộng.

Tuy nhiên mặt trái của hiệu ứng đám đông này cũng không ít, nhất là trong thời
đại Internet phát triển, mạng xã hội lên ngôi như hiện nay.Một phần giới trẻ
chưa đủ nhận thức phân biệt đúng sai, tốt xấu nên vẫn bất chấp đi ngược chiều
dư luận. Nhiều người lựa chọn trở thành fan của những nhân vật nổi tiếng nhờ
tai tiếng  mà không hiểu được rằng dù có nhiều người xem và theo dõi, nhưng

11
họ không tạo ra được giá trị mới nào đáng kể, thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu
cực đến cộng đồng.
 Một thời, giới trẻ đổ xô theo “Khá Bảnh”- một hiện tượng mạng nổi lên
nhờ những clip ăn chơi sa đọa, những điệu nhảy với cái tên khá lạ “múa
quạt” trên Youtube. Hay như hiện tượng “Huấn Hoa Hồng”- thường được
cộng đồng mạng gọi là “Giang hồ mạng”, nổi tiếng với những đoạn
video, clip có nội dung khoe tiền, khoe vàng đeo trĩu cổ, cuộc sống xa
hoa, chửi thề, dọa đánh người, đòi nợ thuê. 

Người hâm mộ sẵn sàng bênh vực thần tượng “dỏm” của mình một cách bất
chấp. Họ cho rằng thần tượng luôn đúng và những hành động vi phạm pháp
luật, đi ngược thuần phong mỹ tục không hề sai. 
 Giữa năm 2021, bê bối xâm hại tình dục của Ngô Diệc Phàm (một nam
diễn viên nổi tiếng tại Trung Quốc có số lượng người hâm mộ đông đảo
tại Việt Nam) xảy ra khiến cho diễn viên này phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Cụ thể anh ta bị cáo buộc hiếp dâm trẻ vị thành niên, cưỡng
dâm tập thể, sử dụng ma túy, môi giới mại dâm, lừa đảo các cô gái trẻ và
có lối sống thác loạn. Tuy nhiên nhiều fan cuồng đã công kích thậm tệ
các cơ quan báo đài Trung Quốc, biểu tình đòi phải thả người hay nhận đi
tù thay thần tượng; thậm chí còn muốn đổi quốc tịch, âm mưu cứu Ngô
Diệc Phàm khỏi trại giam.
 Ở Việt Nam, chúng ta có ca sĩ trẻ Jack, sau những bê bối không nhận con
cùng cách hành xử vi phạm đạo đức nghiêm trọng, nam ca sĩ vẫn nhận
được rất nhiều sự bênh vực vượt quá giới hạn từ những fan cuồng. Nhóm
hâm mộ ca sĩ này công khai đăng clip trên các trang mạng xã hội: “Nếu
Jack sai, chúng em sẽ sai cùng anh”. 

Một hiện tượng khác, chính là  nhiều bạn trẻ say mê thần tượng của mình đến
mức thấy thần tượng của mình mặc gì, hành động gì cũng cố gắng làm theo như
một bản sao lỗi. Trang phục mà thần tượng từng mặc cũng cố gắng đi “săn
lùng” mặc dù điều kiện gia đình không dư giả và ứng dụng của những bộ trang
phục không phù hợp với lứa tuổi cũng như môi trường họ đang sống. Nhiều
người đã tốn biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền của chỉ để “đu theo” thần
tượng của mình, trong lúc đó vô tình hay cố ý mạt sát, họ cũng đã công kích cá
nhân những người không chung ý kiến về thần tượng của họ. 
Không thể phủ nhận việc có thần tượng hoàn toàn là điều tốt nếu chúng ta biết
hâm mộ một cách đúng đắn bởi nó không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần,
giải trí mà còn phù hợp với lối sống hiện nay. Tuy nhiên, việc mù quáng chạy
theo thần tượng hay phóng đại thần tượng quá mức là biểu hiện của sự mê
muội. Là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí là thiếu văn hóa,
điều mà có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

12
2.3 Nguyên nhân:
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan:

Quá trình cá nhân hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến các bạn trẻ sẵn sàng
bộc lộ hết những điều mà trong bối cảnh trước đây không ai dám. Cái tôi của
thế hệ gen Z rất lớn, họ khao khát khẳng định bản thân mình. Họ sẵn sàng thể
hiện các mặt tiêu cực của bản thân, việc gào khóc gọi tên thần tượng, xô đẩy
nhau để được gặp thần tượng hoặc thậm chí là tự gây thương tích để thu hút sự
chú ý từ thần tượng, cộng đồng mạng là một điều không hiếm thấy.

Mặt khác, nhiều bạn trẻ không có lập trường vững chắc, không định hướng
được bản thân nên sống như thế nào, cứ mơ hồ và thiếu lý tưởng; gió chiều nào
theo chiều đó. Họ bị tác động bởi hiệu ứng tâm lý đám đông mà không biết
được bản thân mình đang làm gì, thậm chí một số còn đánh mất bản thân; trở
thành nạn nhân của những cuộc chiến giữa những fandom.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan 


Đầu tiên, “văn hóa trào lưu”  dần đổ bộ vào nước ta:
 Thực tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam cho rằng việc chạy đua theo những thần
tượng mới nổi, đang trên xu hướng vào thời điểm đó là cách để thể hiện
bản thân và cho rằng những ai không theo trào lưu này là quê mùa và
không nhạy bén với thời cuộc.
Thêm nữa, công nghệ 4.0 phát triển kèm theo sự phụ thuộc vào công nghệ ,
trang mạng xã hội làm gia tăng những biểu hiện tiêu cực của “văn hóa" cuồng si
thần tượng trong giới thanh thiếu niên hiện nay.
Bản thân cha mẹ và trường lớp cũng chưa có cách giáo dục hợp lý , đẩy các bạn
học sinh vào những guồng quay áp lực khiến họ nảy sinh tâm lý chán nản, muốn
tìm đến những điều mới mẻ và hấp dẫn hơn để giãi bày, để giải tỏa tâm trạng.
Tuy nhiên chính bản thân các bạn với những hành động thái quá đã bôi nhọ
những sở thích xuất phát đến từ mục đích hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp. 
.

13
2.4. Tác động
      2.4.1.Tích cực
 Khi có một thần tượng xứng đáng để tôn trọng và học tập, chúng ta sẽ cố
gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân. 
Ví dụ: Cá nhân mình cũng có người mà mình ngưỡng mộ.Chính là trưởng nhóm
của nhóm nhạc nam BTS -RM hay Kim Namjoon. Anh ấy là một người yêu
thích đọc sách, sưu tầm tranh ảnh, gốm sứ nghệ thuật và đam mê mãnh liệt với
âm nhạc. Những ngày mình cảm thấy bản thân mất đi động lực, mình lại bật
những video tổng hợp Namjoon đọc sách hay tập trung sáng tác nhạc lên, nó
thôi thúc mình phải làm một điều gì đó. Rồi mình chọn viết lách là một cách để
nâng cao vốn từ vựng, cũng như rèn luyện khả năng tư duy logic của bản thân.
Mình đọc những cuốn sách mà anh ấy từng đọc, học những ngôn ngữ anh ấy
thông thạo. Chính điều ấy đã khiến mình trở nên tốt đẹp hơn để có thể đứng ở
đây, trò chuyện với các bạn.
 Giúp thư giãn, giải trí với những sản phẩm nghệ thuật của thần tượng sau
một ngày dài mệt mỏi, làm phong phú đời sống tinh thần.
Nghe nhạc, xem phim, đọc sách là một thú vui thư giãn hiệu quả. Làm những
thứ  bản thân yêu thích sẽ khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn mỗi ngày. Khi bạn
có năng lượng tích cực thì việc sống, làm việc cũng sẽ năng suất hơn, góp phần
vào việc cải thiện chất lượng lao động ở nước ta.
Mở rộng vốn hiểu biết của bản thân thông qua việc tìm kiếm thông tin liên quan
tới thần tượng và văn hóa nơi họ sinh sống. 
Nhiều hình thức thiện nguyện được thực hiện trên danh nghĩa thần tượng, điều
đó không chỉ giúp ích cho cộng đồng, mà còn thay đổi được định kiến đối với
việc theo đuổi thần tượng.

2.4.2 Tiêu cực


 “Cuồng thần tượng” quá đà có thể dẫn đến việc đạo đức suy đồi và lối sống
thiếu trách nhiệm. 
Một số bạn trẻ còn trở thành tệ nạn của xã hội khi đi trộm cắp và thậm chí
là giết người để cướp tài sản vì không đủ tiền đua đòi cùng chúng bạn.
Sẵn sàng bán máu, bán thận để có tiền đi xem thần tượng. Trường hợp
cực đoan còn đánh đổi những công việc bất hợp pháp để có một số tiền
lớn nhằm chi trả cho sở thích “ cuồng nhiệt” của mình.
Nhiều bạn trẻ thậm chí còn tự gây thương tổn đến thân thể để được sự
chú ý từ thần tượng. Thậm chí có người vì thần tượng qua đời, mà tuyệt
vọng tự tử để lại đau thương mất mát cho chính người thân, bạn bè.
 “Cuồng thần tượng” có thể dẫn tới việc bạo lực mạng.
Ngay tại Việt Nam cũng đã từng nổ ra việc tranh chấp giữa các fandom
của các thần tượng Hàn Quốc. Hai fandom lớn nhất hiện nay chính là
A.R.M.Y của BTS và Blink của BLACKPINK cũng đã không ít lần lời

14
qua tiếng lại với nhau. Núp bóng sau màn hình, những thói xấu như công
kích cá nhân, body shaming, hay văng tục  không phải là một điều xa lạ
trên các trang mạng xã hội  quen thuộc như Facebook, Tiktok, Instagram.
Bạo lực mạng không chỉ xuất hiện giữa các fandom với nhau mà còn xuất
hiện giữa thần tượng và người hâm mộ. Chiều ngày 14/10/2019, nữ diễn
viên Sulli của Hàn đột ngột qua đời ở nhà riêng ở độ tuổi 25 sau những áp
lực, chỉ trích trong thời gian dài của cộng đồng mạng. Họ bình phẩm về
cách cô chọn người yêu, hành xử trên mạng xã hội, ăn mặc hay hành
động. Họ chỉ trích cô là gái hư khi khoe ảnh thân mật với người yêu hơn
15 tuổi. Sulli trở thành chủ đề để những người xa lạ bàn tán. 
Hay việc một nam nữ ca sĩ, diễn viên nào đó công khai người yêu hay
tiến tới hôn nhân, thay vì nhận được chúc phúc, người hâm mộ quá đà lại
yêu cầu họ chia tay Chính bản thân thần tượng cũng bị làm phiền bởi sự
đeo bám dai dẳng đến từ fan cuồng. Đời tư, ngôn luận của họ bị soi mói,
xâm phạm; áp lực từ việc gìn giữ hình tượng khiến chúng ta phải đặt ra
câu hỏi: liệu họ còn muốn phục vụ công chúng hay cống hiến cho nghệ
thuật nữa hay không? 

 Cuồng thần tượng trở thành nguồn cơn cãi vã giữa thế hệ
Ngày nay, khi Internet trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi
người thì người hâm mộ ngày càng trẻ hóa. Có chiếc điện thoại và
Internet trong tay, các em 11, 12 tuổi như có cả thế giới. Các em chạy
theo thần tượng bất chấp, xao lãng học hành và khi phụ huynh có biện
pháp can thiệp, thì cãi vã nổ ra. Bậc cha mẹ cho rằng đó là điều vô bổ khi
mê muội thần tượng; các em thì khăng khăng cha mẹ không hiểu mình.
Đáng xấu hổ hơn khi các em lại có những hành vi như mắng chửi cha mẹ
vì thần tượng giống như vụ việc vì phụ huynh không cho tiền mua vé đi
xem Sơn Tùng biểu diễn
 Nghiệm trọng hơn cả, việc chạy đua theo thần tượng còn dẫn đến những
nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. 
Học hỏi trong văn hóa không có nghĩa là hâm mộ, bắt chước một cách
máy móc. Tuy nhiên, một bộ phận của thế hệ tương lai thích mặc quần áo
giống "thần tượng" nước ngoài, ăn uống giống họ, hát hò bằng tiếng nước
ngoài, chuộng nghệ thuật nước ngoài. Chẳng hay ho gì khi sống ở Việt
Nam nhưng một câu tiếng Việt hoàn chỉnh cũng không nói được, buộc
phải thêm những từ tiếng Hàn, tiếng Anh sao cho thật chất chơi và phong
cách thì mới là hợp thời, đón đầu xu hướng. Những điều tưởng chừng
như nhỏ nhặt này đang dần dần khiến cho văn hóa nước nhà bị pha trộn
và đánh mất đi nét đẹp riêng biệt vốn có của nó. Bên cạnh đó, học đòi
theo những biểu hiện sai lệch và tiêu cực của văn hóa nước ngoài, gây
ảnh hưởng xấu tới hình ảnh xã hội Việt Nam cũng như là đe dọa trực tiếp
đến vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam truyền thống

15
2.5 Giải pháp

 Điều đầu tiên chúng ta cần làm, đó là thần tượng đúng người. Đúng người
là khi chúng ta sẽ có mục tiêu phấn đấu, lấy thần tượng làm đích đến để
chăm chỉ làm việc, nâng cao hiểu biết và kĩ năng, lấy đó làm động lực
thúc đẩy chúng ta hoàn thiện bản thân.
 Bản thân mỗi người hâm mộ phải tỉnh táo để kiểm soát và điều chỉnh sự
ngưỡng mộ thần tượng một cách tích cực để bản thân vươn lên, tiến bộ
không ngừng thay vì biến tướng điều này, gây ảnh hưởng tiêu cực, sai
lệch đến bản thân, trở thành fan cuồng thái quá, mê muội, mù quáng.
 Cần biết cách chọn lọc thông tin ở các nguồn khác nhau, không đọc
những tin tức bịa đặt, sai sự thật.
 Người hâm mộ ngày càng "trẻ hóa" ở lứa tuổi cấp 1, cấp 2, nên trước hết
cần tăng cường kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong đó phải đặc biệt hạn chế sự tiếp xúc của trẻ đối với thiết bị di động
và các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Instagram… khi
còn nhỏ tuổi. Các tác động tiêu cực từ thần tượng xấu chủ yếu xảy ra ở
trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi trưởng thành nên cần quan tâm đến tâm
sinh lý của trẻ, bởi đây là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất.
 Chính phủ, nhà nước cần đẩy mạnh kiểm duyệt, siết chặt nội dung được
truyền tải trên không gian mạng xã hội. Không những vậy, cộng đồng
cũng cần lên án, tẩy chay những nội dung nhảm nhí, độc hại xuất hiện
trên mạng. Các nhà quản lý, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra,
xử lí những nội dung này để tránh gây ảnh hưởng đến giới trẻ.
 Cần đặt vấn đề quản lý về tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống, trách
nhiệm xã hội của các nghệ sĩ cũng như có những chế tài xử phạt nghiêm
đối với những nghệ sĩ sai phạm. Tránh để những nghệ sĩ này tiếp thực
hiện những hành vi không đúng mực, lan tỏa ảnh hưởng xấu đến mọi
người xung quanh nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.

HẾT

16

You might also like