You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

LLCT130105 – Triết học Mác-lênin-52

ĐỀ TÀI

CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC MÁC

Nhóm số 10 Đề tài số 32
Tp.HCM, tháng 11 năm 2022

Danh sách giới thiệu nhóm

Ảnh cá nhân Họ và tên Ngày tháng stt Ngành Quê Số điện thoại
năm sinh học quán
Lê 20/03/2004 31 Kinh Bình 0924195188
Nguyễn Doanh Định
Diễm Quốc
Quỳnh Tế

Nguyễn 15/02/2004 19 Kinh Quảng 0386410233


Thanh Doanh Ngãi
Ngân Quốc
Tế

Võ 29/11/2004 23 Kinh Bình 0345806796


Thanh Doanh Định
Nhân Quốc
Tế

Nguyễn 04/11/2004 10 Kinh Long 0828339759


Trường Doanh An
Khang Quốc
Tế
Nguyễn 26/03/2004 54 Kinh Hà 0867178743
Thị Doanh Tĩnh

Thảo Quốc
Vân Tế

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1

1.2 Mục tiêu của đề tài...............................................................................................2

CHƯƠNG 2: CÁ NHÂN VÀ CON NGƯỜI...............................................................4

2.1. Phân tích vấn đề cá nhân và xã hội...................................................................4

2.2. Phân tích quan hệ giữa cá nhân và xã hội........................................................6

2.3 Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh................................................7

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀ KẾT LUẬN.............................................................10

3.1 Lập bảng để phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ..............................10

3.2 Giải thích bằng lý luận triết học câu thành ngữ.............................................14

3.3 Kết luận và liên hệ đề tài với thực tiễn.............................................................16


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Triết học nào cũng phải trả lời bằng cách này hay cách khác câu hỏi: Con người là
gì? Con người sinh ra từ đâu, hoạt động và phát triển ra sao? Trước khi có học thuyết
Mác, những cố gắng của tư duy triết học nhằm đạt tới sự hiểu biết về con người "cụ
thể" hiện thực đều không đem lại kết quả, rốt cuộc là chủ nghĩa duy tâm vẫn ngự trị
trong nhận thức về con người và về đời sống xã hội. Chỉ đến triết học Mác, vấn đề con
người mới được xem xét một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc hơn, trên cơ sở lập
trường của duy vật triệt để.

Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con
người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó, có thể
nói con người là một sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, nó vừa mang tính cá thể –
loài, được phân biệt thông qua tính đơn nhất, vừa mang tính chung, phân biệt qua tính
phổ biến của nó. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn quan sát, phân tích đúng đắng lịch
sự phát triển của con người thì ta cần phải nhìn vào 2 mặt riêng và chung của nó hay ở
trong triết học, ta gọi đó là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Tự nhiên, xã hội và
con người. Con người sống dựa vào tự nhiên như hết thẩy mọi sinh vật khác. Nhưng

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 1 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

con người sở dĩ trở thành con người chính là ở chỗ nó không chỉ sống dựa vào tự
nhiên, Ph. Ăngghen là người đầu tiên đã chỉ ra được bước chuyển biến từ vượn thành
người là nhờ có lao động. Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con
người trở thành con người. Ph. Ăngghen nói "lao động sáng tạo ra con người là theo ý
nghĩa ấy". Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời cùng
với con người, xã hội cũng con người, xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất
biến mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ thích hợp với mỗi phương thức sản xuất nhất
định.

Nhưng liệu con người lúc mới sinh ra đã được gọi là một cá nhân? Nhiều người
lầm tưởng như thế nhưng lại thật ra không phải. Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân
cũng không tách rời khỏi xã hội. Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội
luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Con người tồn tại qua những cá nhân
người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc
điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình
độ… Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sống và hoạt
động trong những nhóm cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử
quy định. Đây được xem là mối quan hệ mật thiết và phổ biến được nghiên cứu xuyên
suốt, là một phạm trù triết học được xem trọng. Và phần thuyết trình hôm nay của
nhóm em cũng là nhằm phân tích một cách chi tiết và đầy đủ nhất về chủ đề này.

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Thứ nhất, để có thể phân tích kỹ càng, chi tiết các mặt khác nhau và chính xác 2
vấn đề về cá nhân và xã hội từ đó giúp người đọc có một cái nhìn đúng đắn và toàn
diện hơn về hai phương diện này. Nhờ vậy, ta lại biết cụ thể thêm về mối liên hệ giữa

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 2 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

con người và xã hội, rồi liên hệ đến con người Việt Nam hiện nay. Cuối cùng là
cách xã hội được hiểu cùng với các lĩnh vực chính của nó.

- Thứ hai, đào sâu hơn về mối quan hệ, liên quan mật thiết giữa cá nhân và xã hội.
Đi từ những điều cốt lõi về con người là sự thống nhất hai mặt sinh vật và xã hội, là sự
thống nhất cá thể - loài. Từ đó, xác định rõ sự thống nhất giữa các nhân và xã hội được
diễn ra như thế nào.

- Thứ ba, sau khi đã có cái nhìn


tổng quan, ta tiếp đến tìm hiểu vấn đề
con người được nhắc đến từ rất lâu
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tư
tưởng của Người, con người được nhận
định như thế nào? Những chuẩn mực
đạo đức được nhắc đến trong công cuộc xây dựng con người Việt Nam. Và qua sự tìm
hiểu ấy, ta có thể nhận thấy được vai trò to lớn, quan trọng của quần chúng nhân dân
và lãnh tụ trong xuyên suốt lịch sử nước nhà dù là lịch sử, hiện tại hay tương lai.

- Thứ tư, phân biệt được các thuật ngữ cơ bản trong triết học liên quan đến mối
quan hệ giữa hai phạm trù này: giữa cá nhân và cá thể người, giữa con người và động
vật, giữa quy luật sinh học và quy luật xã hội, giữa con người trong tôn giáo và con
người trong triết học. Bằng cách phân biệt rõ ràng các thuật ngữ này, ta có thể tự tìm
hiểu sâu hơn vào bản chất của mối quan hệ trên hơn là những khái niệm đơn thuần.

- Thứ năm, sau khi đã có thể rút ra những ý niệm sâu sắc về đề tài và cũng như
hiểu hơn về cái gọi là cá nhân và xã hội, ta đi đến phân tích và giải thích rõ bằng lý

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 3 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

luận triết học câu thành ngữ “bán anh em xa, mua láng giềng gần” về tính đúng đắn
của nó.
1.3 Mô hình kết cấu đề tài
CHƯƠNG 2: CÁ NHÂN VÀ CON NGƯỜI

2.1. Phân tích vấn đề cá nhân và xã hội.

Thứ nhất, phân biệt cá nhân và cá thể

Dưới góc độ xã hội, cá nhân là một sinh vật (cơ thể sống), ví dụ như con người, có
các năng lực và thuộc tính tạo thành nhân vị tính. Cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất
vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan
hệ xã hội và của mọi nhận.

Cá thể là một cá nhân hoặc một vật cụ thể. Cá tính (hay ngã tính) là trạng thái hay
phẩm chất của việc là một cá thể; đặc biệt là việc một cá thể tách biệt với những cá thể
khác, và sở hữu các nhu cầu và mục tiêu riêng. Cá thể bao gồm cá nhân.

Thứ hai:

+ Con người và xã hội là gì?

Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội có ý thức, ngôn ngữ, lao động và sống
thành nhóm nhất định thông qua các quá trình hành động, tương tác xã hội trong môi
trường xã hội – lịch sử xác định.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 4 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Theo triết học mac lenin cho rằng con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực
thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.con người là một thực thể “song
trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, chứa
đựng lẫn nhau.

Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội,
những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống của con
người.Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến hóa qua nhiều các cấp bậc
khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội
phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa…

+ Con người Việt Nam ngày nay

Họ đề cao yếu tố con người, hướng tới phát


huy tối đa khả năng sáng tạo của cá nhân, giải
phóng tư duy, khơi gợi sự sáng tạo bên trong bộ óc
con người, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng cá nhân. Thay vì chỉ đào sâu
trong một lĩnh vực cụ thể, người học theo định hướng khai phóng sẽ tìm tòi, khám phá
các vấn đề, ý tưởng, các phương pháp giải quyết trên nhiều lĩnh vực rộng khắp, từ
nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, đến triết học, lịch sử, toán học và khoa học.

Thứ ba, xã hội được hiểu như thế nào?

Theo quan điểm của triết học Mác


- Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định
đối với cá nhân. Bởi vậy, thực chất
của việc tổ chức xã hội là giải quyết

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 5 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá
trình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện.

2.2. Phân tích quan hệ giữa cá nhân và xã hội

- Thứ nhất, con người là thể thống nhất hai mặt sinh vật và xã hội

Con người vừa là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản
phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.

Là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về
sinh lí và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống… Như vậy, con
người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật.

- Thứ hai, con người là một hệ thống chỉnh thể thống nhất cá thể - loài

Nó mang những thuộc tính cá thể, đơn


nhất, lẫn những thuộc tính chung, phổ biến
của loài, bản chất của nó là tổng hòa các
quan hệ xã hội.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 6 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

- Thứ ba, sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội diễn ra như thế nào?

Suy đến cùng, thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Sự
thống nhất biện chứng giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của tập thể. Xuất phát từ bản chất xã hội
của con người, cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập
thể nhất định

2.3 Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

*Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin,
được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc
gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là
vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội
dung tư tưởng của Người.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó.

* Những chuẩn mực đạo đức xây dựng con người Việt Nam trong tư tưởng Hồ
Chí Minh

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của
các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 7 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen
thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ
sung những khái niệm, những phạm. trù đạo đức của thời đại mới.

+ Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại
mới

 Trung với nước, hiếu với dân

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt
Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới. Trước
kia là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trung
thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua. Còn hiếu
thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Tư tưởng
trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ
nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền
thống đó.

 Yêu thương con người

Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn. Tình yêu thương con người còn được thế
hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ
hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng
rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách
nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Điều
này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 8 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của
đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam. Người đã giữ lại những gì
tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung
mới. do sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặt ra.

 Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là tinh thẩn đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề
"Bốn phương vô sản đều là anh em".

Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước
mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản
thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 9 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ
trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀ KẾT LUẬN

3.1 Lập bảng để phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ

- Bảng 1: Cá nhân và cơ thể người

Căn cứ để phân biệt Cá nhân Cơ thể người

Khái niệm Có ý thức, có giao tiếp xã Chưa có ý thức, chưa có


hội. quan hệ xã hội.
Ví dụ VD: sinh viên… VD: trẻ sơ sinh…

Phân loại Là một sinh vật (cơ thể Là một cá nhân hoặc một
người) ví dụ như con vật cụ thể
người có năng lực và
thuộc tính nhân vị tính

Chức năng Mỗi cá nhân là một phần Giống với cá nhân


tử của xã hội sống và hoạt
động của xã hội đó

Quan hệ Cá nhân là số ít, là cá thể Cá thể người là tập thể


với những suy nghĩ và con của cá nhân. Có thể

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 10 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

cuộc sống riêng nói cá thể động vật, một


cá thể người, nhưng cá thể
người được gọi là cá nhân

- Bảng 2: Con người và động vật

Căn cứ để phân biệt Con người Động vật

Khái niệm Là một thực thể SV- Là 1 thực thể sinh


XH, có lý trí, là động vật học, chúng không có lý trí
Ví dụ duy nhất có sự phát triển và thường hành động theo
về mặt lịch sử bản năng.

VD: thuyết tiến hóa VD: ĐV trên cạn và


Đác-uyn…. ĐV thủy sản…

Phân loại Có ý thức và hoạt Không có ý thức và


động xã hội làm theo bản năng vốn có

Chức năng Chăm sóc cho các loài Là thức ăn cho con
ĐV người

Quan hệ Con người là động vật Bao hàm cả con người


cao cấp nhất, là sản phẩm
của quá trình tiến hóa lâu
dài của giới sinh vật

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 11 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

- Bảng 3: Con người trong tôn giáo và con người trong triết học

Căn cứ để phân biệt Con người trong tôn giáo Con người trong triết học

Khái niệm Xem con người là 1 Là sinh vật có tính xã


khái niệm trừu tượng, hội, vừa là sp cao nhất
Ví dụ tuyệt đối hóa mặt tinh thần trong quá trình tiến hóa
hoặc thể xác, tuyệt đối hóa của TN-XH, vừa là chủ
cả về mặt TN-XH mà ko thể sáng tạo mọi thành tựu
có mặt XH. văn hóa trên Trái Đất.

VD: Phật Giáo, Hin-đu VD: con người thực hiện


giáo… lao động sx….

Phân loại Có ý thức và hoạt động xã Phương Đông, phương


hội Tây trước Mác

Chức năng Đề cao thần linh và những Đề cao con người và xem
hiện tượng siêu nhiên con người là cấp tiến hóa
cao nhất của sự sống

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 12 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Quan hệ Con người là khởi nguồn Tôn giáo và triết học là


của tư duy triết học. loại trừ lẫn nhau và chúng
không thể cùng tồn tại

- Bảng 4: Quy luật sinh học và quy luật xã hội

Căn cứ để phân biệt Quy luật sinh học Quy luật xã hội

Khái niệm Là những quy luật Là quy luật nảy sinh,


không thể nảy sinh và tác tác động không cần có sự
Ví dụ động ngoài hành động có ý tham gia của con người.
thức của con người.
VD: tiến hóa sinh học, tính
VD: hoạt động lao động di truyền…
sản xuất của con người…

Phân loại Có sẵn trong bản chất như Tích lũy tạo thành những
một bản năng vốn có. hành động có học tập.

Chức năng Kiềm chế, định hướng các Là thân thể vô cơ của con
hành vi sinh học của con người.
người.

Quan hệ QLXH tác động làm cho QLSH tồn tại bên trong
QLSH trong con người QLXH.
phát triển ở trình độ cao

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 13 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

hơn.

3.2 Giải thích bằng lý luận triết học câu thành ngữ

“bán anh em xa, mua láng giềng gần”

Thứ nhất

+ nhận định này đúng hay sai?

Thành ngữ “bán anh em xa, mua láng giềng gần”


theo lí luận triết học là một nhận định ĐÚNG.

+ Cơ sở lí luận

Thường thì người thân là tốt với nhau nhất, còn người ngoài thì tốt xấu lẫn lộn và
họ không có nghĩa vụ phải tử tế với mình. Nhưng nếu nói về tình nghĩa hàng xóm láng
giềng thì lại khác. Những người ở kế bên nhà hay ở gần nhà mình thì được gọi là láng
giềng. Mà người ở gần so với người ở xa thì người nào hỗ trợ mình tốt hơn trong lúc
khó khăn? Dẫu cho anh em có thương yêu nhau đến độ nào nhưng khi xảy ra chuyện
nguy cấp, liệu họ có đến kịp để hỗ trợ, tương trợ chúng ta? Lúc đó, bạn chỉ có thể
mong nhờ vào bà con láng giềng mỗi người giúp một tay mới mong qua được cái khó.
Rằng tình cảm của quan hệ anh em là rất đáng coi trọng, nhưng nếu điều này bị hạn

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 14 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

chế bởi khoảng cách địa lý, khoảng cách không gian thì chúng ta phải biết tìm và xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng.

+ Ví dụ:

Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa
gần”. Khi người thân không có ở đây thì những người hàng xóm sẽ sẵn sàng sẻ chia
khó khăn với bạn. Sự giúp đỡ, đùm bọc của những người “cận lân” trong lúc hoạn nạn
là rất cần thiết. Hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn” có nhau. Ngay cả những lúc vui
vẻ sum vầy cũng cần chia sẻ niềm vui, để động viên nhau trong cuộc sống, lúc này
những người bạn gần, “ới một tiếng” là có mặt cũng rất quan trọng.

Thứ hai

Giải thích luận điểm trên:

Chuyện bán mua ở đây phải chăng mang màu sắc thương mại? Như giải thích ở
trên thì không có một cuộc mua bán nào ở đây. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
cũng bởi lẽ: Đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng cụm từ “anh em xa" để chỉ những người
anh em, họ hàng xa và ở xa nhà chúng
ta. Còn “láng giềng gần" là những
người sống cạnh nhà chúng ta, sống
trong một tập thể, quan hệ thân thiết.
Câu tục ngữ có vẻ nhắc đến chuyện
mua bán, song ý nghĩa thực sự không
phải thế. “Bán anh em xa mua láng
giềng gần” là thành ngữ của người xưa

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 15 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

đúc kết và truyền lại. Đây không phải ý bảo chúng ta bán đi anh em của mình mà là lời
khuyên cho một nguyên tắc sống hay ở đời. Trong cuộc sống, dù ở đâu cũng nên tạo
cho mình nhiều mối quan hệ, ngoài các mối quan hệ cùng huyết thống (anh-em) thì
cũng nên có mối quan hệ với những người cùng không gian, địa lý (cùng thôn, cùng
làng, cùng phố - hay còn gọi là láng giềng). Người ở gần là người có thể giúp đỡ và
hỗ trợ mình rất nhiều. Trong những lúc thật sự nguy cấp, cả đại gia đình anh em xa
cũng không thiết thực bằng một người láng giềng gần.

3.3 Kết luận và liên hệ đề tài với thực tiễn.

* Khái quát và kết luận đề tài

Khái quát: Cá nhân và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng vận động,
phát triển. Cá nhân là tiền đề để xã hội phát triển, cá nhân cũng không thể sống tách
rời khỏi xã hội.

Kết luận đề tài:

- Kết luận 1: Vấn đề cá nhân và xã hội

Cá nhân là một sinh, ví dụ như con người, có các năng lực và thuộc tính tạo thành
nhân vị tính. Cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính
phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của mọi nhận thức nhằm
thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất
định của lịch sử - xã hội.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 16 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội,
những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống của con
người.Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến hóa qua nhiều các cấp bậc
khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.

- Kết luận 2: Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Mỗi cá nhân được xem như một con người. Vậy ta có thể nói mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội là mối quan hệ giữa mỗi con người với xã hội là:

+ Con người là thể thống nhất hai mặt sinh vật và xã hội. Mặt tự nhiên và măt xã
hội thống nhất trong con người. Mặt tự nhiên là “nền” cho con người, mặt xã hội nâng
mặt tự nhiên của con người lên trên động vật. con người là một chỉnh thể thống nhất
giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt này vừa đối lập nhau, vừa quy định ràng
buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của con
người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con người. Bản chất con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội.

+ Con người là một hệ thống chỉnh thể thống nhất cá thể - loài

Nó mang những thuộc tính cá thể, đơn nhất, lẫn những thuộc tính chung, phổ biến
của loài, bản chất của nó là tổng hòa các quan hệ xã hội.

- Kết luận 3: Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 17 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người luôn là vấn đề lớn, được đặt
lên hàng đầu, là vấn đề trung tâm xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của
Người.

Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại tư cách cá nhân, vừa là thành viên của
gia đình và của cộng đồng, họ có một cuộc sống cá nhân hài hòa với cuộc sống tập tể
phong phú. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại
trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn
thế giới.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể
luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập một cách cụ thể như
nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức…

Con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, vừa
là động lực của chính sự nghiệp ấy và giải phóng chính bản thân con người.

Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất
giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức
khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần...Vì vậy, việc đề cao
nhân tố con người thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, tạo ra cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú.

- Kết luận 4:

Có sự khác biệt giữa: cá nhân và cơ thể người, con người và động vật, con người
trong tôn giáo và con người trong triết học, quy luật sinh học và quy luật xã hội.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 18 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Nhưng đến cuối cùng ta vẫn có thể thấy đâu đó mối quan hệ mật thiết với nhau giữa
chúng. Cá nhân suy cho cùng cũng là một phần của con người, cũng từ con người mà
tạo nên. Việc con người khác động vật là điều chắc chắn nhưng không phải tổ tiên của
loài ngoài cũng xuất thân từ loài vượn ư? Con người dù là trong triết học hay tôn giáo
thì cũng đều đề cao con người và sự sống nhân sinh. Đặc biệt quy luật xã hội và quy
luật sinh học sinh ra tác động qua lại lẫn nhau, con người đâu phải sinh ra là tự biết
làm có những thứ là do sinh học quyết định, cũng có những thứ phải do tác nhân bên
ngoài tạo thành- chính là yếu tố xã hội.

- Kết luận 5:

Câu thành ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” chỉ là một lối nói hình tượng
đề cao tình làng nghĩa xóm. Câu tục ngữ cho chúng ta thấy rằng: Quan hệ anh em ruột
thịt là rất đáng coi trọng, nhưng nếu điều này bị hạn chế bởi khoảng cách không gian
thì ta phải biết tìm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng. Họ là
một phần của mọi sinh hoạt đời sống diễn ra hàng ngày, có khi cả cuộc đời.

Đây câu thành ngữ giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan
trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong
những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.

* Giá trị nhận thức của đề tài và liên hệ thực tiễn

- Giá trị nhận thức

Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội. Là một hiện
tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển,

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 19 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội
này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác. Suy đến cùng, thực chất mối quan hệ giữa cá
nhân và tập thể xã hội là quan hệ lợi ích. Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và tập
thể là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như
của tập thể. Từ đó, mỗi cá nhân lại tác động thúc đẩy tập thể xã hội phát triển.

- Liên hệ thực tiễn

Việc đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển là vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến phân
hóa giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã
hội. Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò
nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có ý
nghĩa quyết định để giải quyết tốt mối quan hệ cá nhân - xã hội: Xây dựng con người
Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc,
trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp,
có ý thức cộng đồng, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hoà trong
gia đình, cộng đồng và xã hội.

Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh của cá nhân mỗi con người Việt
Nam, khơi dậy khát vọng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
(2021-2030) bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người
– Cá nhân phải đi đôi cùng xã hội. Để từ đó “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
tộc của mỗi cá nhân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 20 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Tài liệu tham khảo

https://luatminhkhue.vn/quan-he-bien-chung-giua-ca-nhan-va-xa-hoi-theo-triet-
hoc-mac-lenin.aspx ( ngày truy cập: 1/12/2022)
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/4056-quan-
diem-cua-triet-hoc-mac-lenin-ve-y-thuc-xa-hoi-va-y-nghia-doi-voi-viec-xay-dung-y-
thuc-xa-hoi-moi-hien-nay.html (ngày truy cập: 1/12/2022)
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_th%E1%BB%83 (ngày truy cập:
1/12/2022)
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_nh%C3%A2n (ngày truy cập:
1/12/2022)
https://hochiminh.vn/book/tac-pham-ve-ho-chi-minh/tac-pham-trong-nuoc/p...-
duc-334 (ngày truy cập: 2/12/2022)
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/960-tu-tu-ng-h-chi-minh-v-con-
ngu-i.html (ngày truy cập: 2/12/2022)
https://text.123docz.net/document/3771327-bai-giang-triet-chi-tiet-con-nguoi-ca-
nhan-xa-hoi.htm (ngày truy cập: 2/12/2022)
https://123docz.net/document/271131-moi-quan-he-giua-ca-nhan-va-xa-hoi-theo-
triet-hoc-mac-lenin-va-thuc-tien-xay-dung-loi-song-moi-cua-doan-thanh-nien-cong-
san-ho-chi-minh-tinh-an-giang-.htm(ngày truy cập: 3/12/2022)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_sinh_h%E1%BB%8Dc
(ngày truy cập: 3/12/2022)
https://8910x.com/dac-diem-cua-quy-luat-xa-hoi/ (ngày truy cập: 3/12/2022)

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 21 Nhóm số 10


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài số 32

Đề tài: cá nhân và xã hội trong triết học mác 22 Nhóm số 10

You might also like