You are on page 1of 22

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN TRONG NHẬN THỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

NHÓM: 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN TRONG NHẬN THỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Nhóm: 01 Giảng viên hướng dẫn:

Trưởng nhóm: Ngô Văn Đức PhanThị Thành

Thành viên:

1. Nguyễn Ngọc Bảo

2. Phan Quế Anh

3. Nguyễn Xuân Cang

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm


Lời cam đoan

Em/ chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: vai trò của thế giới quan trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn do cá nhân/nhóm 1 nghiên cứu và thực hiện.

Em/ chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài vai trò của thế giới quan trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngô Văn Đức


PHẦN 1. MỤC LỤC

PHẦN 1. MỤC LỤC............................................................................Error! Bookmark not defined.

PHẦN 2. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3

1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................3

2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................4

3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu......................................................................................4

6. Bố cục của bài............................................................................................................5

PHẦN 3. NỘI DUNG............................................................................................................................6

1. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI QUAN, CÁC HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA THẾ
GIỚI QUAN.....................................................................................................................6

1.1. Khái niệm thế giới quan....................................................................................6

1.2. Các hình thức lịch sử của thế giới quan..........................................................7

1.2.1. Thế giới quan huyền thoại............................................................................7

1.2.2. Thế giới quan tôn giáo..................................................................................8

1.2.3. Thế giới quan triết học..................................................................................9

2. VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN.......................................................................10

2.1. Định hướng lựa chọn giá trị............................................................................11

2.2. Điều chỉnh hành vi...........................................................................................12

2.3. Lập luận............................................................................................................12

PHẦN 4. KẾT LUẬN..........................................................................................................................13

1
PHẦN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................15

2
PHẦN 2.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách dời với sự phát triển của bất cứ
hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học như lý luận thực tiễn, vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức luôn là cơ sở và phương hướng là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây
dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn con người
có thể có được những cách giải quyết phù hợp các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp
nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự
chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải về thế giới mà còn là sự chấp
nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.

Thế giới quan được xem là kim chỉ nam giúp con người hướng đến những hoạt
động tích cực theo sự phát triển của xã hội. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối
với mỗi con người, mỗi cộng đồng và trong đời sống xã hội nói chung. Một thế giới quan
đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo những tư duy phát triển và góp phần vào sự
tiến bộ của xã hội. Thế giới quan chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng về mặt nhân
cách, đạo đức, chính trị và hành vi. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò định hướng đối với toàn
bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như
tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của
mình.Sống trong thế giới loài người, con người cần phải nhận thức thế giới và nhận thức
bản thân mình. Trong mối liên kết chung giữa thế giới và con người đã giúp chúng ta tạo
nên những định hướng về lý tưởng sống thông qua các mục tiêu và định hướng phương
pháp hoạt động cụ thể.

Bên cạnh đó thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục
nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn
nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình
mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa
đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình

3
độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân
cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. Nhận thức được sự quan trọng của thế giới
quan nên nhóm em quyết định chọn đề tài “ vai trò của thế giới quan trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. ”

2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ được vai trò của thế giới quan, giúp con người nhận thức thế giới quan một
cách đúng đắn từ đó hình thành nên một nhân cách toàn diện.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của thế giới quan trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, có thể nhận biết đây là hệ tư tưởng , tức là thuộc
về loại tư duy lý luận, thuộc về bộ môn khoa học triết học cho biết trước hết lập trường,
quan điểm và phương pháp triết học Mác-Lênin làm phương pháp luận chỉ đạo quá trình
nghiêm cứu. Đồng thời kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, quan sát suy
lý một cách khách quan sau đó tổng kết rút ra bài học.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Bước chân vào cánh cửa đại học một trong những môn học cơ bản mà sinh viên
cần học là Những nguyên lý của chủ nghĩa cách mạng Mác – Lênin. Trong môn học có rất
nhiều vấn đề khác nhau được đưa ra để sinh viên nghiên cứu và học tập. Thế giới quan là
một các vấn đề quan trọng.

Theo giáo trình Triết học Mác- Lenin đưa ra định Thế giới quan là toàn bộ những
quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của
con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin.

4
Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới
quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.

Nguồn gốc của thế giới quan:

- Thế giới quan ra đời từ chính cuộc sống của con người. Có thể thất tất cả hoạt
động của con người đều bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những yếu tố
chính cấu thành nên thế giới quan đó là tri thức, lý trí, niềm tin và tình cảm. Chúng
liên kết với nhau thành một thể thống nhất và chi phối đến cả nhận thức lẫn hành
động thực tiễn của con người. Mác- Lênin đưa ra giải đáp Thế giới quan là gì và
cách phân loại thế giới quan.
- Các yếu tố tri thức và cảm xúc của con người hòa quyện vào nhau thể hiện quan
niệm về thế giới.
6. Bố cục của bài

1. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI QUAN, CÁC HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI
QUAN
1.1. Khái niệm thế giới quan
1.2. Các hình thức lịch sử của thế giới quan
1.2.1. Thế giới quan thần thoại
1.2.2. Thế giới quan tôn giáo
1.2.3. Thế giới quan triết học
2. VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN
2.1. Định hướng lựa chọn giá trị
2.2. Điều chỉnh hành vi
2.3. Lập luận
3. KẾT LUẬN

5
PHẦN 3. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI QUAN, CÁC HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI
QUAN
1.1. Khái niệm thế giới quan

Nhu cầu tự nhiên của con người về mặt nhận thức là muốn hiểu biết đến tận cùng,
sâu sắc và toàn diện về mọi hiện tượng, sự vật, quá trình. Nhưng tri thức mà con người và
cả loài người ở thời nào cũng lại có hạn, là phần quá nhỏ bé so với thế giới cần nhận thức
vô tận bên trong và bên ngoài con người. Đó là tình huống có vấn đề (Problematic
Situation) của mọi tranh luận triết học và tôn giáo. Bằng trí tuệ duy lý, kinh nghiệm và sự
mẫn cảm của mình, con người buộc phải xác định những quan điểm về toàn bộ thế giới
làm cơ sở để định hướng cho nhận thức và hành động của mình. Đó chính là thế giới
quan. Tương tự như các tiên đề, với thế giới quan, sự chứng minh nào cũng không đủ căn
cứ, trong khi niềm tin lại mách bảo độ tin cậy. [1]

Thế giới quan” là khái niệm có gốc tiếng Đức “Weltanschauung” lần đầu tiên được
Canto sử dụng trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (Kritik der Urteilskraft,
1790) dùng để chỉ thế giới quan sát được với nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con
người. Sau đó, F.Schelling đã bổ sung thêm cho khái niệm này một nội dung quan trọng
là, khái niệm thế giới quan luôn có sẵn trong nó một sơ đồ xác định về thế giới, một sơ đồ
mà không cần tới một sự giải thích lý thuyết nào cả. Chínhtheo nghĩa này mà Hêghen đã
nói đến “thế giới quan đạo đức”, J.Goethe (Gớt) nói đến “thế giới quan thơ ca”, còn
L.Ranke (Ranhcơ) - “thế giới quan tôn giáo”. Kể từ đó, khái niệm thế giới quan như cách
hiểu ngày nay đã phổ biến trong tất cả các trường phái triết học. [1]

Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm,
niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người ( bao hàm cả cá nhân, xã
hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị
trong định hướng nhận thức và hoạt động thức tiễn của con người. Thế giới quan là toàn

6
bộ những quan niệm của con gười về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị
trí của người trong thế giới đó. [1]

1.2. Các hình thức lịch sử của thế giới quan

Trong lịch sử phát triển của tư duy, thế giới quan thể hiện dưới nhiểu hình thức đa
dạng khác nhau, nên cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Và nếu xét theo sự
phát triển thì ta có thể chia thế giới quan thành ba hình thức cơ bản là thế giới quan huyền
thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

1.2.1. Thế giới quan huyền thoại

Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên
thủy, ở thời kỳ này các yếu tố tri thức, cảm xúc cũng như lý trí, tín ngưỡng được hiện thực
và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người,… của con người hòa quyện vào
nhau thế hiện quan niệm về thế giới. [2] Chẳng hạn như sự tích Con rồng cháu Tiên nói
về Lạc Long Quân – Âu Cơ của dân tộc Việt Nam để giải thích về nguồn gốc của dân tộc
ta hay Nữ thần Aurora là hiện thân của bình minh trong thần thoại Hy Lạp – La Mã để
giải thích hiện tượng bình mình ( rạng đông) vào mỗi buổi sáng.

Hình 1.1. Sự tích Con rồng cháu Tiên

7
8
1.2.2. Thế giới quan tôn giáo

Thế giới quan tôn giáo là niềm tin lâu dài tác động đến hành động và hành vi của
con người. Chúng được ghép với các chuẩn mực, đạo đức, đặc điểm và thái độ, nhưng
chúng khác nhau. Không chỉ vậy, thế giới quan tôn giáo phản ánh hiện thực khách quan
một cách hư ảo, ra đời trong bối cảnh trình độ nhận thức của con người còn hạn chế. Thế
giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một loại năng lực
thần bí, siêu nhiên. Ngoài ra, các giá trị tôn giáo có thể dành riêng cho một tôn giáo
hoặcđược chia sẻ rộng rãi. Trong các thế giới phát triển, các giá trị tôn giáo đang mất dần
tác dụng, nhưng ở các nước đang phát triển, nơi con người tồn tại bất an, những giá trị
này vẫn hướng dẫn hành động và hành vi của cá nhân và xã hội. Mặc dù con người đã có
thế giới quan tôn giáo từ thời xa xưa, nhưng một nỗ lực có ý thức để phát triển và trình
bày những thế giới quan như vậy nhằm chống lại những thế giới quan thế tục hơn lần đầu
tiên được khởi xướng vào cuối thế kỷ 19. Người ta cho rằng các tôn giáo, đặc biệt là Cơ
đốc giáo, cóthể chống chọi tốt hơn với sự tấn công dữ dội của quá trình thế tục hóa và
hiện đại hóa bằng cách thể hiện mình như một thế giới quan. Kể từ đó, việc trình bày các
tôn giáo như là thế giới quan đã có động lực, và sáng kiến của một số người truyền đạo
Tin lành đã tạo ra hàng trăm bài báo, sách, khóa học và hội thảo bao gồm hầu hết tất cả
các thế giới quan tôn giáochính. [3]

Qua đó, đặc trưng cơ bản của thế giới quan này đó chính là niềm tin dựa vào sự tồn
tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, thần thánh và con người hoàn toàn bất lực và
hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới siêu nhiên đó.

Trong thế giới quan tôn giáo, con người là kẻ cầu xin và phục tùng. Ở một khía
cạnh nào đó, thế giới quan tôn giáo thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi đau khổ,
hướng đến một cuộc sống hạnh phúc. Bởi vậy, đã giúp cho thế giới quan tôn giáo tồn tại
trong đời sống tinh thần ngày nay.

9
Thế giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một loại
năng lực thần bí, siêu nhiên. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ,
muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe
lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây biết điều thiện điều ác” (trái cấm) nên bị Thiên Chúa
đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho
con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và
chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

Hình1.2. Thế giới quan tôn giáo dựa trên niềm tin vào năng lực thần bí

1.2.3. Thế giới quan triết học

Thế giới quan triết học được ra đời trong điều kiện trình độ tư duy và thực tiễn của
con người và có bước phát triển cao hơn so với thế giới quan khoa học của tôn giáo và
huyền thoại. Điều đó làm cho tính tích cực trong tư duy của con người có bước thay đổi
về chất. [4]

Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, phạm trù, quy
luật. Không đơn giản chỉ là khái niệm, phạm trù, quy luật; thế giới quan triết học còn nỗ
lực tìm cách giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm bằng lý luận, logic.

10
Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, phạm trù, quy
luật. Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất
trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ của vật
chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu
loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được
biết đến là có sự sống. [4]

Hình 1.3. Thế giới quan triết học dựa trên tư duy và thực tiễn của con người

2. VAI TRÒ CỦA THẾ GIỚI QUAN

Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi thứ nhất, bản thân triết học chính là
thế giới quan. Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các khoa học
cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại… triết học bao giờ cũng là thành
phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi. Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn
giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thông thường…, triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng
và chi phối, dù có thể không tự giác. Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy
định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế. [1]

Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan

11
đã từng có trong lịch sử. Vì thế giới quan này đòi hỏi thế giới phải được xem xét trong
dựa trên những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Từ đây,
thế giới và con người được nhận thức và theo quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát
triển. Thế giới quan duy vật biện chứng bao gồm tri thức khoa học, niềm tin khoa học và
lý tưởng cách mạng. [1]

Khi thực hiện chức năng của mình, những quan điểm thế giới quan luôn có xu
hướng được lý tưởng hóa, thành những khuôn mẫu văn hóa điều chỉnh hành vi. Ý nghĩa to
lớn của thế giới quan thể hiện trước hết là ở điểm này. [1]

Với các nhà khoa học, Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” cho
rằng: Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn
tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất… Dù những nhà
khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ
họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt hay họ muốn được hướng dẫn
bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành
tựu của nó. [1]

Như vậy, triết học với tính cách là hạt nhân lý luận, trên thực tế, chi phối mọi thế
giới quan, dù người ta có chú ý và thừa nhận điều đó hay không. [1]

1.3. Định hướng lựa chọn giá trị

Thế giới quan là “la bàn” soi đường, chỉ hướng cho con người thực hiện các hoạt
động tích cực để phát triển xã hội. Thế giới quan là trụ cột trong hệ tư tưởng của nhân
cách, hành vi, đạo đức và chính trị. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại hai mặt:

Thế giới quan hướng con người đến nhận thức đúng đắn, khoa học, giúp con người
nhận biết được mối quan hệ với đối tượng khác, từ đó nhận thức đúng quy luật vận động
của đối tượng. [4]

12
Khi con người có thế giới quan không đúng, lệch lạc thì sẽ không xác định được
đúng các mối quan hệ xã hội cũng như không nhận thức được quy luật của các đối tượng.
[4]

1.4. Điều chỉnh hành vi

Bên cạnh đó thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục
nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn
nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình
mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa
đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình
độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân
cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. [4]

1.5. Lập luận

Nhờ xác định được các mối liên kết chung giữa thế giới và con người trong thế
giới mà thế giới quan đã giúp chúng ta định hướng được lý tưởng sống của mình thông
qua các mục tiêu và phương hướng hoạt động cụ thể.

Thông qua tri thức chung về thế giới, bản chất con người, niềm tin và tình cảm
trong thế giới quan mà chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về các hoạt động thực tiễn
đang diễn ra. Ví dụ, nếu bạn hiểu đúng ý nghĩa của cuộc sống thì bạn sẽ cố gắng làm
những việc hướng đến sự tiến bộ chung của xã hội và bản thân. Ngược lại, nếu bạn không
hiểu đúng về thế giới quan thì bạn sẽ trở nên thụ động trong mọi nhận thức cũng như hành
động thực tiễn. Thậm chí, việc hiểu lầm này còn dẫn đến con người có những hành vi trái
với các chuẩn mực đạo đức, phá hoại cộng đồng và xã hội.

13
PHẦN 4. KẾT LUẬN

Thế giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội
bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội. Thế giới quan
có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc
các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức.

Các hình thức lịch sử của thế giới quan:

+ Thế giới quan thần thoại nguyên thủy đều giải thích vai trò các lực lượng
siêu nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng; và đều truy tìm nguồn
gốc thị tộc đã có trước thần thoại do chinh bản thân thị tộc sáng tạo ra với
các vị thần và bán thần; cũng đều là cái hiện thực cuộc sống đã qua phản ánh
hoang tưởng vào những câu chuyện của người nguyên thủy.
+ Thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một
thế giới “siêu trần thế” hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sau khi chết. Đó
cũng là niềm tin về tâm linh, đời sống tâm linh của con người. Cho nên, tôn
giáo ảnh hưởng rất lớn đến đối với đời sống xã hội. Sự ảnh hưởng đó là sự
phủ nhận khả năng nhận thức và vai trò của con người đối với hiện thực
khách quan.
+ Thế giới quan triết học có thể phân chia thành thế giới quan duy vật, duy tâm, thế
giới quan khoa học và phản khoa học. Trong đó, thế giới quan triết học có ý nghĩa
định hướng cho hoạt động của con người trên cơ sở tổng kết những thành tựu của
quá trình nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học và dự báo khoa học. Triết
học là cơ sở lý luận, hạt nhân của thế giới quan.

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về Thế giới và về vị trí con người trong
thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.

14
Thế giới quan chính là kim chỉ nam định hướng cho cuộc sống của con người, từ
nhận thức đến hành động thực tiễn, giúp xác định hệ tư tưởng, lý tưởng, lối sống của bản
thân.

15
PHẦN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS. Phạm Văn Đức, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật, 2021.
[2] GS. TS. Nguyễn Ngọc Long - GS. TS. Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình Triết học Mác -
Lênin, 3 ed., NXB Chính Trị Quốc Gia.
[3] R. M. A. Saleem, Religious Values and Worldviews, Oxford Research Encyclopedia
of Politics, 2019.
[4] Nguyễn Thị Huyền, "Thế giới quan là gì ?," 13 12 2021. [Online]. Available:
https://luathoangphi.vn/the-gioi-quan-la-gi/. [Accessed 2022 01 12].

16
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh mục hình ảnh

Hình Tên gọi

1.1. Sự tích Con rồng cháu Tiên

1.2 Thế giới quan tôn giáo dựa trên niềm tin vào năng lực thần bí

1.3 Thế giới quan triết học dựa trên tư duy và thực tiễn của con người

17
Phụ lục 2. Biên bản họp nhóm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ 1 )
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian:
1.2. Địa điểm:
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Ngô Văn Đức
+ Tham dự: 4
+ Vắng: 1
2. Nội dung cuộc họp
2.1. Công việc các thành viên như sau* (Bắt buộc không được để trống)
Nhóm đánh
giá mức độ
Đóng góp hoàn thành
Stt MSSV Họ tên Nhóm Đề tài Nhiệm vụ được phân công
tỷ lệ % công việc
được phân
công

Hoàn thành
chưa đúng
1 2029190509 Nguyễn Xuân Cang 90 1 1 Word mục mở đầu thời hạn và
làm việc rất
tích cự
Word mục 1.1, 1.2.1, tổng Hoàn thành
2 2008202006 Ngô Văn Đức 100 1 1
hợp và làm word tốt, đúng hạn

3
200820200 Phan Quế Anh 100 1 1
Word mục 1.2.2, 1.2.3, 2.1
Hoàn thành
đúng thời hạn
1
Word mục 2.2, 2.3 và phần
Hoàn thành
kết luận
4 2008200303 Nguyễn Ngọc Bảo 90 1 1 chưa đúng
thời hạn
Không làm
bài tiểu luận
5 2008202003 Phạm Công Tấn Đạt 0 1 1
do bạn đã
nghỉ học

2.2. Ý kiến của các thành viên: Đề nghị ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đồng ý hay
không đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng, hoặc phản biện với các ý kiến của các thành
viên khác,...

18
2.3. Kết luận cuộc họp
Thống nhất lại nội dung cuộc họp sau khi có ý kiến của từng thành viên
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc ..20..giờ..00.. phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì
( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Xuân Cang Ngô Văn Đức

19

You might also like