You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI: 19
QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VỚI Ý THỨC XÃ HỘI.
VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO VIỆC KẾ THỪA, PHÁT HUY PHONG
TỤC TẬP QUÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP: L11 NHÓM: 6 HK: 202
NGÀY NỘP: 4/5/2021
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Nguyễn Bùi Mai Anh 1912581
Nguyễn Thị Mai Linh 2011530
Lê Huỳnh Thủy 2010669
Nguyễn Phương Trinh 2012273
Nguyễn Thị Như Ý 2012469
Phan Thị Hải Yến 2015141

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


MỤC LỤC

Lời mở đầu..................................................................................................... 3

Chương 1........................................................................................................ 4

1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội....................... 4
1.2 Ý thức xã hội.................................................................................................... 4
1.3 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.................................. 8

Chương 2........................................................................................................ 10

2.1 Phong tục tập quán ở Việt Nam......................................................................... 10

2.2 Tác động giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong quá trình hình thành, phát
triển phong tục tập quán ở Việt Nam....................................................................... 15

2.2.1 Tồn tại xã hội trong phong tục tập quán ở Việt Nam.............................. 15

2.2.2 Ý thức xã hội trong phong tục tập quán ở Việt Nam.............................. 16

2.2.3 Tác động của tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong phong tục tập quán... 17

2.3 Kế thừa và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp trong quá trình hội nhập, toàn
cầu hóa.................................................................................................................... 18

2.3.1 Sơ lược về lịch sử và quá trình hình thành........................................... 19

2.3.2 Bối cảnh tình hình xã hội ngày nay...................................................... 20

2.3.3 Kế thừa những phong tục tập quán tốt đẹp........................................... 21

2.3.4 Phát huy phong tục tập quán ở Việt Nam............................................. 23

2.3.5 Trách nhiệm của sinh viên trong việc kế thừa và góp phần phát huy những

phong tục tập quán tốt đẹp trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa............. 25

Kết luận.......................................................................................................... 27

Tài liệu tham khảo......................................................................................... 28

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu và phát triển trong
công cuộc đổi mới đất nước, đã tạo ra thế lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài để chúng
ta bước vào một thời kì phát triển mới. Nhiều tiền đề mới được đặt ra cần thiết cho sự
phát triển đặc trưng của đất nước và quảng bá những nét đẹp của dân tộc Việt Nam ra
thế giới. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì trình độ phát
triển của nhận thức của dân tộc ta cũng được phát triển, không bị lạc hậu so với thế
giới, điều đó làm cho chúng ta có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự
tụt hậu hơn của các nước đang phát triển so với các nước phát triển, trong đó có Việt
Nam. Điều đó dẫn đến sự tụt hậu không chỉ về kinh tế mà còn cả về văn hóa đối với
các nước trong khu vực, đặt ra cho chúng ta sự thách thức và khó khăn trong quá trình
phát triển đất nước. Bên cạnh đó, đất nước ta còn là sự thống nhất của 54 dân tộc anh
em với những phong tục tập quán, văn hóa khác nhau nên khó tìm thấy sự tương đồng
để có chiến lược phát triển toàn diện. Dù hiện nay đang sống trong thời kỳ công
nghiệp hóa hiện đại hóa, song nền văn hóa của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi những
nền văn hóa cổ hủ, lạc hậu của một số dân tộc trên lãnh thổ đất nước.
Trước tình hình đó, cùng với sự phát triển của Đảng và Nhà nước, cần đẩy mạnh công
cuộc đổi mới và toàn diện đất nước, đưa nền văn hóa của Việt Nam trở nên đẹp và
đậm đà bản sắc dân tộc, quảng bá với các nước trên thế giới.
Để hiểu rõ hơn về những thay đổi trong nhận thức của người dân trong sự phát triển
của xã hội hiện nay, nhóm chúng em đã chọn đề tài thảo luận “ Quy luật biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng quy luật này vào việc kế thừa, phát huy
phong tục tập quán ở Việt Nam.”

3
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VỚI Ý
THỨC XÃ HỘI

1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

a. Khái niệm tồn tại xã hội


Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan,là một kiểu vật chất
xã hội, trong đó mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với chinh con người là
quan trọng nhất.
b. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
- Dân cư
- Điều kiện tự nhiên
- Phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Trong Lời tựa cuốn
Góp phần phê phán khoa kinh tế chinh trị C.Mác viết: “Phương thức sản
xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị
và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của cin người quyết định tồn
tại xã hội của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.

1.2 Ý thức xã hội

a. Khái niệm

Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và
phản ánh tồn tại xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định.

b. Kết cấu của ý thức xã hội

- Tâm lí xã hội bao gồm toàn bộ tâm tư, tình cảm, tâm trạng, nếp nghĩ, ước muốn của
một người, một tập đoàn người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành
dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày và phản ánh cuộc sống đó hay ghi lại
những gì dễ thấy, những gì nằm trên bề mặt của tồn tại xã hội. Cần coi trọng vai trò
của tâm lý xã hộ trong việc phát triển ý thức xã hội

4
- Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức về lý
luận tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mối quan hệ xã
hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hoá các kinh nghiệm xã hội để hình thành
nên những quan điểm, những tư tưởng. Trong lịch sử đã và đang tồn tại cả hệ tư tưởng
khoa học và hệ tư tưởng không khoa học. Nếu hệ tư tưởng không khoa học phản ánh
các quan hệ vật chất một cách hư ảo, sai lầm thì ngược lại, hệ tư tưởng khoa học phản
ánh các quan hệ, các quá trình và hiện tượng xã hội một cách khách quan, chính xác.

- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức, những quan
niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng
ngày nhưng chưa được hệ thống hoá, chưa được tổng hợp và khái quát hoá. Ý thức xã
hội phản ánh một cách sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau của cuộc sống hằng
ngày. Chính những tri thức kinh nghiệm phong phú của ý thức thông thường là chất
liệu, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận

- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểm được tổng
hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái
niệm, các phạm trù, các quy luật. Ý thức lý luận vạch ra những mối liên hệ khách
quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các quá trình xã hội.

- Ý thức cá nhân chính là thế giới tinh thần của các cá nhân riêng lẻ và cụ thể. Ý thức
của các cá nhân khác nhau được quy định bởi những đặc điểm của cuộc sống riêng ,
của việc giáo dục và điều kiện hình thành nhân cách riêng của cá nhân. Ý thức xã hội
có mối quan hệ biện chứng với ý thức cá nhân. Mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý
thức xã hội là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

c. Tính giai cấp của ý thức xã hội

Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở cả tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng. Nếu ở
trình độ tâm lý xã hội mỗi giai cấp xã hội đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen, thiện
cảm hay ác cảm riêng thì ở trình độ hệ tư tưởng tính giai cấp thể hiện rõ rệt và sâu sắc
hơn nhiều. Ở trình độ này sự đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giai cấp khác
nhau thường là không dung hoà nhau. Và khi đó, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị

5
Quan niệm duy vật về lịch sử cũng cho rằng, ý thức của các giai cấp thống trị và bị trị
trong xã hội tác động qua lại với nhau.Ví dụ: trong giai đoạn phong trào cách mạng
của giai cấp bị trị lên cao , khi đó những người tiến bộ trong giai cấp thống trị , nhất là
những tri thức, sẽ từ bỏ giai cấp xuất thân để chuyển sang hang ngũ của giai cấp cách
mạng. Lịch sử cho thấy, không ít những người trong số trí thức đó đã trở thành nhà tư
tưởng của giai cấp cách mạng.

d. Các hình thái ý thức xã hội

- Ý thức chính trị là sự phản ánh đời sống chính trị của xã hội, biểu hiện bằng hệ tư
tưởng chính trị, quyền lực nhà nước, quyền lực của các đoàn thể chính trị- xã hội hợp
pháp,những mối quan hệ giai cấp , các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp
đối với quyền lực nhà nước .Hình thái ý thức chính trị xuất hiện trong những xã hội có
giai cấp và có nhà nước , vì vậy nó thể hiện trực tiếp và rõ nhất lợi ích giai cấp.

Hệ tư tưởng chính trị thể hiện bằng cương lĩnh chính trị, trong đường lối và các chính
sách của đảng chính trị, pháp luật của nhà nước , đồng thời cũng là công cụ thống trị
tinh thần của giai cấp thống trị; giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội
và xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội khác.

- Ý thức pháp quyền là sự phản ánh đời sống pháp quyền của tồn tại xã hội, đặc biệt
phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật. Ý thức pháp
quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị và gần gũi với cơ sở kinh tế của xã
hội hơn các hình thái ý thức xã hội khác. Ý thức pháp quyền ra đời trong xã hội có
giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó cũng mang tính giai cấp .Ý thức pháp quyền biểu
hiện bằng những tư tưởng , quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của
pháp luật , về quyền, về trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước, của các tổ chức xã hội
và của công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã
hội

- Ý thức đạo đức là sự phản ánh đời sống đạo đức của tồn tại xã hội biểu hiện bằng
những quan niệm về thiện, ác , tốt, xấu , lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng,
hạnh phúc…và bằng những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi
cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với xã hội, bằng

6
những tri thức về giá trị và định hướng giá trị đạo đức; những tình cảm và lý tưởng đạo
đức. Sự phát triển của hình thái đạo đức không tách rời sự phát triển của hình thái xã
hội. Nó phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con
người. Với ý nghĩa đó, sự phát triển của ý thức đạo đức là nhân tố biểu hiện sự tiến bộ
xã hội. Trong các xã hội có giai cấp, những nội dung chủ yếu của đạo đức mang tính
giai cấp. Đồng thời ý thức đạo đức vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính nhân loại,
những quy tắc đạo đức chung mang tính toàn nhân loại đã từng tồn tại từ rất lâu, và
chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của con người suốt trong lịch sử
nhân loại.

- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh đời sống nghệ thuật của tồn tại
xã hội biểu hiện bằng hình tượng nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính gắn với cuộc sống
của nhân dân và các hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao đáp ứng những nhu
cầu thẩm mỹ lành mạnh, đa dạng của nhiều thế hệ. Chúng có tác động tích cực đến sự
trải nghiệm , xúc cảm, tình cảm, lý trí, là nhân tố kích thích mạnh mẽ hoạt động của
con người và qua đó thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nghệ thuật và những giá trị nghệ thuật
cao đó còn có tác dụng giáo dục các thế hệ tương lai, góp phần hình thành ở họ thế
giới quan và vốn văn hoá tiên tiến. Ý thức nghệ thuật vừa mang tính giai cấp, vừa
mang tính nhân loại. Nghệ thuật tiến bộ đồng thời vừa phục vụ cho dân tộc mình, vừa
phục vụ cho cả nhân loại; vừa phục vụ cho thế hệ hiện tại lẫn cho cả thế hệ tương lai.

- Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giới quan của con
người, là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã
hội vào đầu óc con người.

Trong ý thức tôn giáo gồm có tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo . Tâm lý tôn giáo
là toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, ước muốn của quần chúng về tín
ngưỡng tôn giáo. Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý được các nhà thần học và
các chức sắc giáo sỹ tôn giáo tạo dựng và truyền bá trong xã hội. Tâm lý tôn giáo và
hệ tư tưởng tôn giáo quan hệ chặt chẽ với nhau. Tâm lý tôn giáo tạo cơ sở cho hệ tư
tưởng tôn giáo dễ dàng xâm nhập vào quần chúng.

Ý thức tôn giáo có chức năng đền bù – hư ảo , gây ra ảo tưởng về sự đền bù ở thế giới
bên kia, về những gì mà con người không thể đạt được trong cuộc sống hiện thực. Vì
7
vậy, hình thái ý thức xã hội này mang tính chất tiêu cực, cản trở sự nhận thức đúng đắn
của con người về thế giới, về xã hội, về bản thân mình để rồi luôn luôn bị các giai cấp
thống trị lợi dụng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, muốn xoá bỏ tôn giáo thì phải
xoá bỏ nguồn gốc xã hội của nó, đồng thời phải nâng cao năng lực nhận thức, trình độ
học vấn của con người.

- Ý thức khoa học là sự phản ánh hiện thực một cách chân thực và chính xác dựa vào
sự thật và lý trí của con người . Khác với tất cả các hình thức ý thức xã hội khác, ý
thức khoa học phản ánh sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, của xã hội loài
người và của tư duy con người bằng tư duy logic, thông qua hệ thống các khái niệm,
các phạm trù, các quy luật và các lý thuyết. Ý thức khoa học có nhiệm vụ cao cả là
hướng con người vào việc biến đổi hiện thực, cải tạo thế giới nhằm phục vụ cho nhu
cầu của con người. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi tri thức khoa học đang trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi nhân loại bước vào thời đại phát triển mạnh mẽ
của công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo vai trò của khoa học ngày càng tăng lên
không ngừng , khoa học đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn
đề toàn cầu của thời đại, ngăn chặn những tác động xấu do sự vô ý thức và sự tham
lam của con người trong quá trình phát triển kinh tế.

- Ý thức triết học phản ánh thế giới bằng tri thức luận tổng thể , chung nhất. Hình thức
đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học. Ngày nay ,
triết học duy vật biện chứng có vai trò to lớn để nhận thức đúng đắn ý nghĩa và vai trò
của các hình thái ý thức xã hội khác; để xác định đúng đắn vị trí của những hình thái
ấy trong cuộc sống của xã hội và để nhận thức tính quy luật cùng những đặc điểm và
sự phát triển của chúng.

1.3 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành, nội dung, hình thức biểu hiện, tính chất, đặc
điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội.

8
Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy, khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản
xuất, thay đổi thì những tư tưởng , quan điểm về chính trị, pháp luật và triết học sớm
hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.

- Ý thức xã hội tác động lại tồn tại xã hội

Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối nên tác động lại tồn tại xã hội theo những nôi
dung sau:

+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội, bởi vì:

Thứ nhất, tồn tại xã hội diễn ra nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.

Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của
hình thái ý thức xã hội.Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với những lợi ích của tập đoàn
người, của các giai cấp nào đó trong xã hội.

+ Ý thức xã hội lạc có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Thực tế là nhiều tư tưởng khoa học và triết học trong những điều kiện nhất định có thể
vượt trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa. Sở dĩ ý thức xã hội có khả năng đó là do
nó phản ánh đúng được những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn
tại xã hội. Lịch sử đã cho thấy nhiều dự báo của các nhà tư tưởng lớn phải sau một thời
gian, có thể ngắn hoặc rất dài, mới được thực tiễn xác nhận.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa
Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan
điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã
có từ các giai đoạn lịch sử trước đó. Ví dụ: chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng thừa
nhận rằng, “ ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ
nghĩa duy vật Pháp”. Vì vậy, hoàn toàn hợp quy luật rằng, chủ nghĩa Mác không chỉ
đã tiếp thu tất cả những gì là tinh hoa trong lịch sử văn minh nhân loại mà còn kế thừa
trực tiếp từ nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Nếu ở thời Hy Lạp cổ đại, vào khoảng thế kỷ thứ V tr.CN, ý thức triết học và ý thức
nghệ thuật có vai trò đặc biệt to lớn; ở các nước Tây Âu thời Trung cổ ý thức tôn giáo
9
tác động rất mạnh và chi phối các hình thái ý thức khác như ý thức chính trị, ý thức
pháp quyền, ý thức triết học, ý thức đạo đức, ý thức nghệ thuật thì ở nước Pháp nửa
sau thế kỷ XVIII, và ở nước Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học và văn
học đóng vai trò truyền bá các tư tưởng chính trị và pháp quyền, là vũ khí tư tưởng và
lý luận trong cuộc đấu tranh chính trị chống lại các thế lực cầm quyền của các lực
lượng xã hội tiến bộ. Trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật nổi tiếng thời kỳ này
thấm đượm sâu sắc các tư tưởng và suy tư triết học về thế giới và con người. Tuy
nhiên, từ sau thời kỳ Trung cổ và phong kiến , nhất là trong thế giới đương đại, vai trò
của ý thức chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng và chi phối mạnh mẽ các hình
thái ý thức khác.
+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội là đa dạng
Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu
còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở
hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sức lan toả của ý thức
đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch sử
của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó. Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội tiến
bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội.

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO VIỆC KẾ THỪA, PHÁT HUY PHONG
TỤC TẬP QUÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Phong tục tập quán ở Việt Nam

- “Phong tục” là thuật ngữ ghép đôi, trong đó “Phong” là nền nếp đã lan truyền, phổ
biến rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống
của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được
cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng
không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội

10
tương đối bền vững và thống nhất trên phạm vi toàn xã hội hay một cộng đồng xã hội,
nhóm xã hội nhất định.

- “Tập quán” là thuật ngữ được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:

+ Dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời được
mọi người tuân theo. Là những quy tắc xử sự giữa các cá nhân với nhau, được hình
thành một cách tự phát, lâu ngày trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là
quy tắc ứng xử chung.

+ Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống, xã hội,
trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng có tập quán đó và làm
theo như một quy ước chung của cộng đồng.

- “Phong tục” và “tập quán” có nhiều điểm tương đồng đến mức nhiều khi không phân
biệt được hai khái niệm này với nhau, vì vậy “phong tục” và “tập quán” thường được
sử dụng cùng nhau, tạo thành thuật ngữ “phong tục tập quán”.

 Phong tục tập quán là hệ thống các chuẩn mực cho hành vi của con người, các quy tắc,
yêu cầu, đòi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong
cộng đồng con người, được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi lặp lại, trở thành
thói quen trong lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng xã hội.

Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức
mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có
nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Chẳng hạn như
tục ăn trầu. Tục ăn trầu từ thói quen đã trở thành dấu ấn văn hóa của con người Việt
Nam, gắn liền với câu chuyện cổ tích Trầu Cau. Miếng trầu là hình ảnh thân thuộc
xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân từ xưa. Các cụ hay nói “Miếng
trầu là đầu câu chuyện” thể hiện sự hiếu khách, miếng trầu còn tượng trưng cho tình
yêu lứa đôi, là sợi dây thắt chặt mối lương duyên trai gái, không những thế còn thể
hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ đi trước nên trên mâm cỗ thờ cúng
tổ tiên luôn có trầu cau,…

11
Tục ăn trầu tuy không còn phổ biến nhưng trầu cau đã trở thành lễ vật không thể thiếu
trong lễ cưới hỏi

Bên cạnh đó, có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong
cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng
cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và
tương lai, hoặc tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.

Một ví dụ điển hình về phong tục mà đang dần loại khỏi văn hóa người Việt ta là tục
nhuộm răng đen. Nhuộm răng đen là một phong tục của người Việt xưa, những ai có
hàm răng đen bóng đều được cho là đẹp, cho đến vài chục năm trước, tục lệ này vẫn
còn khá phổ biến. Nhiều người thường nghĩ rằng người Việt Nam xưa vì ăn trầu cho
nên có răng đen. Thực ra tục ăn trầu và tục nhuộm răng không có quan hệ gì với nhau,
tuy hai tục ấy đều khiến cho răng thành vững chắc. Thông thường, ở nước ta xưa thì
người nào để răng trắng là người bất chính, bị thiên hạ chê cười. Dẫu người đẹp thế
nào mà răng không đen nhánh thì nhan sắc cũng giảm. Bởi vậy, người Việt Nam xưa,
nhất là đàn bà con gái, nhuộm răng rồi còn phải dùng những thuốc gọi là thuốc xỉa để
giữ cho răng được luôn luôn đen bóng. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, ở các thành thị lớn
của Việt Nam, tục ăn trầu và nhuộm răng đã suy yếu nhiều. Thanh niên nam nữ phần
nhiều không ăn trầu, để răng trắng. Mặc dù không mang lại tác hại gì nhưng không còn
hợp với thời hiện đại ngày nay nữa cho nên phong tục nhuộm răng đen ít đi, dần dần
biến mất.

Một phong tục cần phải loại bỏ, thậm chí là trên phạm vi toàn cầu nhưng vẫn chưa
được đó là tục “trọng nam khinh nữ”. Từ trước đến nay, đa phần mọi người đều quan
niệm “Đàn bà yếu đuối” hay cứ là phụ nữ thì phải giỏi việc bếp núc, không được ra
ngoài làm việc như đàn ông, thậm chí không ít bé gái bị chính người than trong gia
đình miệt thị là “đồ ăn hại”, “đồ vịt giời”… mang chấn thương tâm lí suốt đời.

12
Tranh châm biếm của 2 họa sĩ Zĩn và Duy Liên về vấn đề “trọng nam khinh nữ”

Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt, Phan Kế Bính viết: “Tục ta
trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh... Tục ta thì phần nhiều
áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn,
nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan.
Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim
chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái
với đạo công bằng. Tục ta buộc cho đàn bà một chữ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành
trinh tiết là một nết rất quý ở Á Đông ta, không có thể sao bỏ được, nhưng giữ gìn
từng li (vợ đi đâu cũng đe nẹt) thì tựa như quá hà khắc...”. Thực tế là nam hay nữ gì
thì chúng ta đều là con người, sẽ có được năng lực và thể lực như nhau nếu được rèn
luyện cũng như dạy dỗ hợp lí. Ngày nay, tình trạng trọng nam khinh nữ đã được cải
thiện so với hồi phong kiến rất nhiều nhưng vẫn không thể nào xóa bỏ dễ dàng những
tư tưởng đã in sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người. Cần nhanh chóng thay đổi nhận
thức về bình đẳng giới, trước hết ngay ở các cơ quan công quyền và các đoàn thể vì
một xã hội tốt đẹp văn minh hơn.

Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã
hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của
đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy,
phục hồi và phát huy thuần phong tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng
hộ, hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.

Về vấn đề tổ chức lễ tết, thờ cúng tổ tiên, ông bà đã khuất là một phong tục của người
Việt Nam ta từ xưa đến nay để thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là
nghĩa vụ, cũng như đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Tổ chức các hoạt
động thú vị trong những dịp lễ như vậy cũng tạo cơ hội thu hút khách du lịch đến nước
ta nhiều hơn, kép theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, theo thời gian, có
một số hình thức lại trở nên rườm rà, tốn kém, một bộ phận người tham gia không có ý
thức tốt làm cho ngày lễ tết và việc thờ cúng bị biến chất. Chẳng hạn như việc làm đồ
hàng mã (xe, nhà, hình nhân thế mạng, điện thoại…) đều làm bằng hoặc to hơn cả đồ
13
thật, sản xuất số lượng lớn và tiêu thụ hàng loạt những sản phẩm vàng mã còn gây ra ô
nhiễm môi trường; lễ hội là nơi đông người nên sẽ tạo điều kiện cho kẻ gian lợi dụng
trộm cắp, phá hoại của công, lừa đảo mua hàng giả hoặc đẩy giá lên cao, lôi kéo tham
gia các trò chơi mang tính cá cược… Ngoài ra, còn có thể xảy ra các vụ tai nạn, xích
mích từ sự lộn xộn, chật chội của địa hình mà dẫn đến thương tật hay án mạng tại chỗ.

Hình và tranh minh họa việc cúng kiến quá đà

Xã hội ngày càng phát triển, những phong tục tập quán cần phải được nhìn nhận, đánh
giá một cách khách quan, theo hướng phục vụ lợi ích cho cộng đồng, phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, cần loại bỏ khỏi đời sống xã hội những phong tục tập
quán lạc hậu, những hủ tục; đồng thời giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp phù hợp
với thuần phong mỹ tục của dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Cụ thể hơn như là các
phong tục trong hôn nhân: “tảo hôn” (kết hôn trước tuổi quy định của Luật hôn nhân
và gia đình), “thách cưới” cao mang tính chất gả bán, “hôn nhân đa thê”, “cướp vợ” để
cưỡng ép kết hôn… tuy không phải là loại bỏ hoàn toàn nhưng đã có luật và áp dụng ở
đa số các tỉnh thành ở Việt Nam. Và một số phong tục, quan niệm lạc hậu cần được
loại bỏ: “trọng nam khinh nữ”, “chữa bệnh bằng bùa phép, trừ tà”, …

Không phải phong tục tập quán nào cũng cần được loại bỏ, có một vài phong tục cần
phát huy như: “chúc Tết và mừng tuổi ngày Tết” – một nét đẹp văn hóa không thể
thiếu và mang nhiều ý nghĩa; “Tôn sư trọng đạo” – truyền thống quý báu của dân tộc

14
ta; “Báo hiếu cha mẹ” (hay những người nuôi dưỡng ta) là nghĩa vụ của tất cả mọi
người;…

Người Việt ta có những phong tục tập quán rất hay ho cần được phát huy nhưng cái gì
cũng cần có giới hạn, cần phát huy cái tốt và khắc phục cái xấu chứ không phải phát
triển cái đang tốt theo chiều hướng xấu đi.

2.2 Tác động giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong quá trình hình thành, phát
triển phong tục tập quán ở Việt Nam

2.2.1 Tồn tại xã hội trong phong tục tập quán ở Việt Nam

- Tác động tới tín ngưỡng:

+ Tích cực: phong tục thờ cúng tổ tiên, tiêu biểu là ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng
10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ ơn các vua Hùng; ngày Tết cổ truyền với
các hoạt động phổ biến như: Tết ông Công ông Táo, cúng tất niên, tảo mộ, xông nhà,
đón giao thừa, ...

+ Tiêu cực: các hủ tục mê tín và lạm dụng nhiều việc đốt vàng mã, hủ tục bắt vợ...

- Tác động tới đời sống sinh hoạt:

+ Tích cực: tục ăn trầu, áo dài truyền thống, các nghi thức trong cưới hỏi đã trở
thành 1 nét đặc sắc rất riêng của dân tộc ta

+ Tiêu cực: sự tha hóa và lạm dụng quá mức trong văn hóa uống rượu gây nên các
vụ tai nạn không mong muốn,...

- Tác động tới đời sống văn hóa, tinh thần:

+ Văn học: tồn tại xã hội hay nói cách khác hiện thực cuộc sống là cội nguồn của
các tác phẩm văn học, văn học bắt nguồn từ đời sống xã hội, phản ánh xã hội, bày tỏ
quan điểm, tình cảm với xã hội. Và chính tồn tại xã hội đã giúp cho văn học tồn tại và
phát triển cho đến ngày nay

+ Nghệ thuật: hội họa (tranh Đông Hồ), âm nhạc (hát Xoan, Quan Họ,..),...

15
- Tác động tới tư tưởng, quan niệm:

+ Tồn tại xã hội là một trong những nguyên nhân của các tư tưởng, phong tục lạc
hậu, bảo thủ vẫn tồn tại đến ngày nay như trọng nam khinh nữ, tư tưởng sính ngoại,
chồng chúa vợ tôi,... những tư tưởng này đã làm ảnh hưởng tới sự gia tăng dân số, tỷ lệ
nam nữ ở nước ta và các tệ nạn xã hội

+ Các quan niệm thường được truyền miệng mà ít khi được viết thành văn từ thời
cha ông ta cho thế hệ con cháu, điển hình là các câu ca dao tục ngữ, thành ngữ

2.2.2 Ý thức xã hội trong phong tục tập quán ở Việt Nam

Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội,
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định lớn
trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên một
số điều cơ bản sau:

+ Thứ nhất, xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thứ hai, xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thực sự trở
thành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội.

+ Thứ ba, xây dựng ý thức xã hội mới gắn với việc tăng cường học tập lý luận,
tuyên truyền, giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam cho
nhận thức, hành động của toàn Đảng và nhân dân.

+ Thứ tư, xây dựng ý thức xã hội mới cần ý thức sâu sắc sự kết hợp chặt chẽ giữa
“xây dựng ” và “chống”.

Ý thức xã hội mới là cốt lõi trong đời sống tinh thần xã hội mới; nó không hình thành
một cách tự phát trong lòng xã hội cũ; nó cần được chủ động nhận thức, xây dựng,
truyền bá thành ý thức chung của con người trong xã hội mới, thành động lực tinh thần
của con người trong quá trình xây dựng xã hội mới. Vì vậy, cần xây dựng ý thức xã
hội mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

16
2.2.3 Tác động của tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong phong tục tập quán

*Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội. Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản
ánh tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại
xã hội biến đổi thì những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn
học, nghệ thuật ... sớm muộn sẽ biến đổi theo.

*Tác động:

Trong quá trình hình thành và phát triển của loài người nói chung, dân tộc Việt ta nói
riêng, tín ngưỡng phong tục là một mảng văn hóa tinh thần không thể thiếu được
của người dân Việt Nam. Chính những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc đã
khẳng định bản sắc và sự trường tồn của văn hóa Việt Nam.

Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam tạo nên
những thế hệ giàu lòng yêu nước, yêu thương con người, cần cù chịu khó,...
hình thành nên nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Sự
sống động và đa dạng của quan hệ dân sự cùng với nhiều sắc thái dân tộc và vùng
miền khác nhau đã hình thành một hệ thống đa dạng các tập quán. Việc lựa chọn tập
quán phù hợp để áp dụng và định danh cụ thể tập quán đó là cần thiết.

Như tục thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sa Pa. Phần lớn các dân tộc như Mông, Tày,
Giáy,... đều cư trú tại Sa Pa và sống dọc theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông
Mường Hoa được bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan-xi-păng. Phiên
chợ tình này thường diễn ra vào Chủ Nhật mỗi tuần và nằm ở vị trí khá xa trung tâm
thị trấn. Lúc trước con đường dẫn đến phiên chợ này khá hiểm trở, chỉ dành cho người
đi bộ và gia súc. Vì vậy, để đến được chợ bằng đường mòn thì phải mất đến tận nửa
ngày. Những người đi du lịch hay người sống ở trung tâm thị trấn nếu muốn tham
quan chợ tình đều phải bắt đầu đi từ ngày hôm trước (tức ngày thứ bảy). Đêm thứ bảy
đến rạng sáng Chủ Nhật, nơi phiên chợ thường rất ồn ào và náo nhiệt bởi có sự góp vui
của những người già đi dạo, tán chuyện cùng nhau và lớp trẻ vui chơi cùng nhau, tạo
nên cơ hội để hai con người có thể tiếp xúc, làm quen với nhau. Điểm đặc biệt là người

17
ở đây thổ lộ tình cảm của mình thông qua tiếng khèn, tiếng sáo của họ. Tuy nhiên, theo
thời gian, bởi vì sự đổi mới không ngừng nghỉ của xã hội và chợ tình đã mất đi vẻ đẹp
vốn có của nó, không còn không khí trong trẻo, truyền thống như ngày xưa. Nhưng
không vì thế mà chợ tình Sa Pa không còn là một điểm đáng đến. Tuy mất đi vẻ đẹp
xưa cũ nhưng chợ tình của ngày nay cũng còn rất đậm chất Sa Pa. Chợ tình đã thu hút
rất nhiều khách du lịch với những món đồ thổ cẩm rất đẹp được bày bán. Hơn nữa vào
những ngày này bạn sẽ được nghe tiếng khèn rất hay lay động lòng người của những
chàng trai đã đến tuổi cập kê dùng tiếng khèn của mình để tìm bạn gái.

Bên cạnh những mặt tốt còn tồn tại những mặt xấu do lối suy nghĩ lạc hậu
(diễn ra nhiều ở vùng sâu vùng xa). Về việc tang, quan niệm của không ít đồng bào
dân tộc thiểu số là mời thầy Tào, thầy Mo, thầy cúng yểm bùa, trừ ma và con cháu lăn
đường, đội mũ rơm; một số gia đình dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn có tục viếng thông
gia và tế lễ riêng, khi cha mẹ mất thì các con (đã trưởng thành) phải mỗi người một lễ,
Tế rườm rà, tốn kém; rồi tục đưa đám trước 12 giờ đêm ảnh hưởng cộng đồng dân cư;
một số bản, làng dân tộc Mông tỉnh Sơn La để người chết trong nhà nhiều ngày; có nơi
ngoài việc làm ma tươi cho người chết, còn phải làm ma khô cúng bằng trâu, bò. Nạn
tảo hôn và hôn nhân cận huyết, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm
giống nòi, những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận
huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống
nòi, họ có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho
cuộc sống tàn phế suốt đời.

Các ví dụ trên cho ta thấy, khi tồn tại xã hội biến đổi thì ý thức xã hội cũng sẽ biến đổi
theo và bên cạnh những mặt tốt còn có những mặt hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển
của xã hội và ý thức của con người. Do đó, ta cần giữ gìn và phát huy hơn nữa những
phong tục tập quán tốt đẹp và bài trừ những tập quán lạc hậu tuy chiếm tỷ lệ nhỏ
nhưng có nguy cơ ảnh hướng đến thế hệ tương lai và đất nước.

Từ đó ta thấy được, chính những tồn tại xã hội đã hình thành nên các tư tưởng, đời
sống tinh thần, hay còn gọi là ý thức xã hội. Và từ các ý thức xã hội sẽ đem đến những
mặt tích cực, tiêu cực phản ánh lại tồn tại xã hội

18
2.3 Kế thừa và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp trong quá trình hội nhập,
toàn cầu hóa

2.3.1 Sơ lược về lịch sử và quá trình hình thành

Xét về mặt lịch sử và đặc trưng văn hóa, văn hóa Việt Nam không hề xa lạ với sự giao
lưu, tiếp nhận, tác động lẫn nhau của văn hóa các nước và văn hóa khu vực. Quá trình
này diễn ra không ngừng, theo cả chiều dài lịch sử và theo cả không gian, địa - ván
hóa.

Lãnh thổ Việt Nam có một đặc điểm lợi thế là nằm trên vùng đất có sự giao thoa, thâm
nhập lẫn nhau của nhiều nền văn hóa. Ngay từ buổi đầu dựng nước, Việt Nam đã có sự
giao thoa giữa văn hóa Đông Nam Á với văn hóa Đông Á và sau này, cũng trong một
thời gian dài, là giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Đến thời cận đại, xuất
hiện và phát triển sự giao lưu, tác động lẫn nhau giữa văn hóa châu Á với văn hóa châu
Âu trên lãnh thổ Việt Nam. Chính từ đặc điểm này mà ngay từ đầu và trong toàn bộ
quá trình phát triển của mình, văn hóa Việt Nam đã trưởng thành, tạo nên những giá trị
độc đáo của dân tộc dựa trên một năng lực rất đặc biệt, đó là vừa tự nuôi dưỡng và
phát huy những giá trị của chính mình - văn hóa bản địa, vừa biết tiếp nhận, chọn lọc
những giá trị tốt đẹp của nhiều nền văn hóa khác.

Có một đặc trưng hay một quy luật cần nhấn mạnh là, sự chọn lọc và sự sàng lọc để
trở thành giá trị văn hóa Việt Nam đã diễn ra không ngừng, thầm lặng và cực kỳ tinh tế
trong tiến trình lịch sử và tiến trình văn hóa. Ví dụ, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo
và Nho giáo, từ những thế kỷ đầu Công nguyên, đã qua quá trình sàng lọc đó để những
ý tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo trong sự hòa quyện với khát vọng hướng thiện, yêu
thương con người của dân tộc ta trở thành một phẩm giá đặc trưng của con người Việt
Nam, của văn hóa Việt Nam.

Đặc điểm trên của văn hóa Việt Nam không chỉ thể hiện trong quá khứ xa xôi, mà cả
trong giai đoạn cận và hiện đại, khi mà sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa trên thế giới
diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, phức tạp hơn. Đó là giai đoạn gặp nhau, tác động lẫn nhau,
vừa như là sự "đối chọi" lại vừa như là sự "hấp dẫn" lẫn nhau giữa văn hóa phương

19
Đông và văn hóa phương Tây. Trong mối quan hệ đó, có lẽ, chỉ cần nêu một dẫn
chứng mẫu mực là cuộc đời, sự nghiệp văn hóa và những kinh nghiệm ứng xử của Chủ
tịch Hồ Chí Minh để chứng minh cho bước phát triển và đặc trưng của văn hóa Việt
Nam thời kỳ cận và hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước cũng để
học hỏi, tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất của các nền văn hóa lớn trên thế giới, từ đó
Người đã chọn lọc để làm phong phú thêm cho nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Ở
Người là sự kết hợp tuyệt vờí những tinh hoa của nhiều nền văn hóa thế giới với
những giá trị cao quý và bền vững nhất trong văn hóa dân tộc.

2.3.2 Bối cảnh tình hình xã hội ngày nay

Xu hướng toàn cầu hóa là kết quả của cuộc cách mạng hóa toàn bộ xã hội theo xu thế
toàn cầu hóa nền sản xuất vật chất, kéo theo cả sản xuất tinh thần. Vấn đề đặt ra là toàn
cầu hóa theo xu thế nào.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá không chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn
tạo ra những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước
đang phát triển trong trào lưu hội nhập quốc tế. Toàn cầu hoá đang đặt chúng ta trước
những thách thức lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực văn hoá
mà trong đó bao hàm cả giá trị đạo đức truyền thống.

Từ thực trạng đã phân tích trên đây cho chúng ta thấy rằng, xu thế toàn cầu hoá đang
tác động đến những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cả
theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, nó "góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa
học của xã hội công nghiệp, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn
hoá Việt Nam truyền thống. Mặt khác, nó cũng đang đặt ra trước dân tộc ta những
thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Vấn
đề đạo đức xã hội đang diễn ra phức tạp, các bậc thang giá trị có phần bị đảo lộn; tinh
thần đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái đúng và cái sai lại
ít được đề cao. Vì lẽ đó, việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là yêu cầu tất yếu, là một trách nhiệm
nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

20
Kết quả của toàn cầu hóa là tạo ra những giá trị chung, là sự xích lại gần nhau, đan xen
giữa các quá trình của sự phát triển, đặc biệt trên các lĩnh vực quan trọng như kinh tế,
khoa học - công nghệ, thương mại,... Tuy vậy, toàn cầu hóa không có nghĩa là tất cả
các quốc gia, các dân tộc sẽ tiến tới một sự đồng nhất về mọi mặt, mà ngược lại, toàn
cầu hóa chỉ có thể diễn ra khi đồng thời tạo ra những giá trị phổ quát cho nhiều quốc
gia, nhiều dân tộc, mang lại cho các dân tộc những điều kiện và cơ hội tốt để phát huy
và phát triển những giá trị riêng, độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Nếu không làm
được điều này, sẽ diễn ra một quá trình mà các thế lực mạnh và đen tối sẽ lái "con tàu"
toàn cầu hóa về hướng làm thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân
tộc, sẽ thực hiện mưu đồ áp đặt văn hóa, biến các quốc gia khác thành lệ thuộc, tự
đánh mất mình trong thế giới hiện đại.

Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện,
với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong
khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, "khư khư" giữ gìn,
bảo vệ các bản sắc riêng của mình, không chấp nhận cả cho và nhận, vốn là một quy
luật nội tại của sự tồn tại và phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc.

2.3.3 Kế thừa những phong tục tập quán tốt đẹp

Phong tục tập quán là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân
loại. Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người
với con người, với thiên nhiên, xã hội, trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn
hoá nghệ thuật...Nó là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát
triển của một dân tộc, là một chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn
minh con người và xã hội trong tiến trình lịch sử.

 Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài,
tiếp thu tinh hoa nhân loại là một trong những vấn đề có tính quy luật của quá trình
xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với thực tiễn cánh
mạng nước ta đây là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn để xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

21
Kế thừa là một trong những quy luật phủ định của phủ định biểu hiện ra trong tự
nhiên, xã hội như là mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát
triển. Đối với phong tục tập quán, kế thừa là quy luật in đậm tính đặc thù của nó... Mọi
sự vận động và phát triển trong xã hội đều thông qua hoạt động có ý thức của con
người. Phong tục tập quán là hoạt động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo.
Không có hiểu biết, khám phá và sáng tạo thì không có sự phát triển nào cả. Vì vậy, kế
thừa trong sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng là sự kế thừa một cách sáng tạo.
Phong tục tập quán là phạm trù của cái thuộc về quá khứ, nói lên những thói quen
được hình thành từ lối sống, nếp sống, nếp suy nghĩ, phong tục tập quán và được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Kế thừa truyền thống dân tộc trên tầm cao tư tưởng Mac-Lênin tức phải chọn lựa
những yếu tố tích cực và thích hợp, vận dung vào các hoạt động sáng tạo và xây dựng
nền văn hóa mới, khắc phục lối kế thừa giản đơn máy móc. Trong quá trình xây dựng
cần nắm vững phương pháp luận Hồ Chí Minh: Đổi mới không phải cái gì cũng bỏ
hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái cũ mà xấu thì phải bỏ, cái cũ không xấu mà
phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm cho phù
hợp, cái gì mới mà hay thì nên làm. Đây chính là sự hội tụ nhuần nhuyễn phép biện
chứng duy vật với phép ứng xử khôn ngoan của văn hóa phương đông . Nó không
những là quy luật của xây dựng và phát triển văn hóa mà còn là giải pháp thực tế vừa
định hướng vừa chỉ đạo tổ chức, thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề cơ bản của dân tộc đã và đang đặt ra.

Trên một bình diện khác, ta thấy rằng: kế thừa không chỉ là kế thừa những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc mà còn kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Do
đó, trong tính tất yếu của kế thừa đã bao hàm tính khách quan của giao lưu văn hóa với
nước ngoài. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của triết học Mác-Lênin chỉ ra rằng, một
trong những thuộc tính bản chất của thế giới vật chất là sự liên hệ phổ biến của các sự
vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại và phát triển của mình
đều có mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau với sự vật, hiện tượng khác. Từ nguyên lí
đó, ta có thể khẳng định rằng: không thể có một nền văn hóa dân tộc thuần nhất.
Không có sự vận động và phát triển nào trong sự cô lập và tách biệt hoàn toàn.

22
Tuy nhiên, giao lưu không phải là học thuộc lòng từng câu, từng chữ rồi đem áp dụng
một cách máy móc, không phải vay mượn lu bù để lòe thiên hạ. Ngược lại, tiếp thu cái
hay, cái đẹp phải trên cơ sở hiểu biết, nắm vững sâu sắc đặc điểm của dân tộc mình và
phải vì mục tiêu tạo nên một nền văn hóa Việt Nam thật sự mang tinh thần thuần túy
Việt Nam. Người nói rằng: không chú trọng đặc điểm dân tộc mình trong khi học tập
kinh nghiệm của các nước anh em là phạm sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa
giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh các đặc điểm dân tộc để phủ nhận các giá trị phổ
biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em là sẽ mắc sai lầm
nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại. Phải khắc phục bệnh giáo điều nhưng đồng thời
phải đề phòng chủ nghĩa xét lại.

Sự phát triển của phong tục tập quán bao giờ cũng là sự thống nhất giữa truyền thống
và hiện đại, giữa yếu tố dân tộc và quốc tế. Bởi vì kế thừa và giao lưu giữa các nền văn
hóa là những thuộc tính bền vững tạo nên tính độc lập tương đối trong sự phát triển
văn hóa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vận dụng tính qui luật ấy một cách đúng đắn,
sáng tạo.

2.3.4 Phát huy phong tục tập quán ở Việt Nam

Những năm gần đây, chúng ta cũng đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật
của các nước tại Việt Nam, trong đó có một số hoạt động lớn, có tính quốc tế như Liên
hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Tuần phim châu Âu, Festival Huế, Tuần lễ văn
hóa Nga ở Việt Nam, Triển lãm văn hóa - nghệ thuật ASEAN, các trại điêu khắc quốc
tế,... Đây là một bưóc phát triển mới, mở ra triển vọng lớn để Việt Nam trở thành một
địa chỉ văn hóa quen thuộc của sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và
quốc tế. Nhiều văn bản hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước và với các tổ chức
quốc tế được ký kết và triển khai thực hiện.

Chúng ta cũng đã tạo được ngày càng nhiều các sản phẩm thông tin đối ngoại để giới
thiệu có sức thuyết phục về diện mạo đổi mới, những thành tựu của Việt Nam với
nhân dân các nước, với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và với người nước
ngoài ở Việt Nam. Sự phối hợp giữa văn hóa với du lịch, hàng không, thương mại
trong các hoạt động ở nước ngoài, cả kinh tế, văn hóa, du lịch, thông tin..., là một dấu

23
hiệu mới, có tác dụng tốt, tạo nên sức mạnh chung và qua đó, góp phần tăng cường
hợp tác đầu tư kinh tế, thương mại.

Tuy vậy, nhiệm vụ mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa vẫn còn một số mặt yếu kém,
bất cập. So với yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và giao lưu quốc tế,
công tác này chưa đáp ứng được đầy đủ và chưa phát huy mạnh mẽ tiềm năng văn hóa
von có của dan tộc. Số công trình, tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị của
ta được giới thiệu ra quốc tế còn quá ít, trong khi đó sản phẩm văn hóa độc hại, phản
động, không phù hợp với văn hóa và đặc tính con người Việt Nam của nước ngoài lại
xâm nhập nước ta khá lớn. Trong giao lưu và hợp tác văn hóa, còn có biểu hiện thiếu
chủ động, nhiều sơ hở trong quản lý. Hoạt động giúp cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài hiểu biết về đất nước, về văn hóa Việt Nam chưa đạt yêu cầu và sự mong
đợi của đồng bào.

Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ văn hóa cụ thể, mục tiêu cần phải đạt tới là
tạo ra được sự phát triển đồng bộ về chất lượng của những nét văn hóa của từng
phong tục tập quán trên các phương diện:

- Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt
đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là động lực để phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu, nắm bắt kịp thời những thành tựu của văn hóa - thông tin hiện đại, huy
động mọi tiềm lực xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa dựa trên những mặt tích
cực của phong tục tập quán, chăm lo các tài năng, chủ động có kế hoạch, phù hợp để
tạo điều kiện cho văn hóa nước nhà phát triển vững chắc và đúng hướng trong thời
kỳ mới.

- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản. Đảm bảo quyền
được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

- Đấu tranh phòng, chống các biểu hiện phản văn hóa, các tiêu cực và tệ nạn xã hội.

- Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây đựng dời sống văn hóa.

Nhìn lại các quan điểm của Đảng về phát huy phong tục tập quán tốt đẹp trong thời kỳ quá
24
độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta thấy Đảng ta luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan,
nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề
xuất một cách chủ động sáng tạo các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xây dựng những nhiệm
vụ, nội dung và giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn cách mạng. Chính nhờ sự sáng tạo và
năng động đó, đường lối văn hóa của Đảng đã đáp ứng đúng nhu cầu và đòi hỏi của nhân
dân, được nhân dân hưởng ứng và nhiệt tình thực hiện, tạo thành một sức mạnh mới để làm
động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, củng cố hệ thống chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần to lớn vào sự
phát triển bền vững của đất nước.

2.3.5 Trách nhiệm của sinh viên trong việc kế thừa và góp phần phát huy những
phong tục tập quán tốt đẹp trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo
dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt.

- Hội Sinh viên cần tạo nhiều sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi
và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên
đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các
đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn
hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong
tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến
của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân,
tương ái trong tuổi trẻ. Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung
ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.

25
Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học
tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để
sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú
trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những
người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong,
lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được
như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.

Tóm lại,

Do sức sống nội tại và bản lĩnh của văn hóa Việt Nam, do đã từng trải nghiệm qua một
quá trình lịch sử lâu dài biết sàng lọc và tiếp thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài vào
Việt Nam, và do đường lối chỉ đạo phù hợp với quy luật, nên từ những năm đổi mới,
cùng với quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế, nền văn hóa đương đại Việt
Nam đã trở nên phong phú, đa dạng và hiện đại hơn. Một số giá trị văn hóa truyền
thống được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp hơn với thời đại và với sự phát triển đang
vươn lên hiện đại hóa của dân tộc ta. Tuy vậy, từ kinh nghiệm lịch sử và từ thực tiễn
những năm gần đây, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến tác động tiêu cực của xu hướng
toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa.

Toàn cầu hóa như một cơn lốc mạnh. Mặc dầu đã có sự chuẩn bị, song chúng ta chưa
lường hết được tác động phức tạp của quá trình đó, vì vậy, văn hóa của chúng ta đang
chịu những sức ép, sự va đập mạnh và sâu, đang đứng trước những thử thách gay gắt
chưa từng có.

Những định hướng và yêu cầu trên là cơ sở để chúng ta thực hiện nhiệm vụ xây dựng
và phát triển văn hóa, thực hiện nhiệm vụ hợp tác và giao lưu văn hóa trong quá trình
hội nhập, toàn cầu hóa.

26
KẾT LUẬN

Tồn tại xã hội hình thành nên ý thức xã hội và ý thức xã hội đã có tác động tích cực lẫn
tiêu cực đối với phong tục tập quán ở Việt Nam trên nhiều phương diện như tín
ngưỡng; đời sống sinh hoạt; đời sống văn hóa, tinh thần và cả các hệ tư tưởng, quan
niệm,... Việc chọn lọc, kế thừa và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp ở Việt
Nam là nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước
bởi sự phát triển xã hội không chỉ có đời sống vật chất mà còn có đời sống tinh thần.
Đó là hai mặt không thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động tương hỗ có thể
làm giàu, phong phú cho nhau và cùng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triển.
Bên cạnh kinh tế, văn hóa luôn đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và trường
tồn của mỗi quốc gia, dân tộc. Hơn nữa, từ trong bản chất, văn hóa mang giá trị nhân
văn, chứa đựng cái đúng, cái tốt, cái đẹp, được cộng đồng dân tộc sáng tạo, lưu giữ,
truyền lại cho thế hệ sau thành truyền thống văn hoá, thành hồn thiêng dân tộc. Các
truyền thống này được chuyền tải vào các lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, nghệ
thuật, tôn giáo,...tạo thành môi trường văn hóa nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi cá
nhân và cả cộng đồng. Trong điều kiện hiện nay, văn hóa còn đóng vai trò quan trọng
trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường theo hướng phát triển bền vững, hạn chế bớt
những mặt trái của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung cốt lõi trong đời sống tinh thần xã
hội, là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 15
2. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr. 66
3. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr. 66
4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 43
5. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr. 157
6. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr. 200
7. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.18, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 698
8. TS. Nguyễn Thị Minh Hương (2020), Tài liệu học tập môn Triết học Mác -
Lênin. ĐH Bách Khoa, ĐHQG HCM
9. Nguyễn Thị Trà Giang (2019), Vai trò của phong tục tập quán trong đời sống
xã hội hiện nay, Tạp chí thông tin khoa học & Công nghệ Quảng Bình
10. http://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/thuc-trang-va-nhung-van-de-dat-ra-tu-le-
hoi-truyen-thong-hien-nay.aspx
11. http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-
phu/Can-xoa-bo-tap-quan-lac-hau-ve-hon-nhan-va-gia-dinh/217763.vgp

28
12. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/moi-quan-he-bien-chung-giua-ton-tai-xa-
hoi-va-y-thuc-xa-hoi-van-dung-tim-hieu-tam-ly-xa-hoi-con-nguoi-viet-nam-
283874.html
13. https://sachvui.com/ebook/100-dieu-nen-biet-ve-phong-tuc-viet-nam.127.html
(sách “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam”)
14. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_qu%C3%A1n (wikipedia về
“tập quán”)
15. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_t%E1%BB%A5c (wikipedia
về “phong tục”
16. https://zingnews.vn/tai-sao-rang-den-la-tieu-chuan-cho-cai-dep-
cua-nguoi-viet-xua-post909561.html
17. https://www.vntrip.vn/cam-nang/cac-le-hoi-phong-tuc-tap-quan-
dac-trung-cac-dan-toc-viet-nam-108374

29

You might also like