You are on page 1of 5

Phụ lục 1 (trang bìa)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


(Time New Roman, hoa, 14)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Time New Roman, hoa, đậm, 14)

BÀI TIỂU LUẬN


(Time New Roman, hoa, đậm, )
ĐỀ TIỂU LUẬN
(Time New Roman, hoa, đậm, 16)

HỌC PHẦN: KÝ SINH TRÙNG SMP1012


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MÃ SINH VIÊN
(Time New Roman, hoa, đậm, 14)

Hà Nội – 201…(Time New Roman, hoa, đậm, 14)


Phụ lục 2 (trang phụ bìa)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


(Time New Roman, hoa, 14)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Time New Roman, hoa, đậm, 14)

TÊN TIỂU LUẬN


(Time New Roman, hoa, đậm, 16)

HỌC PHẦN: KÝ SINH TRÙNG SMP1012


HỌ TÊN SINH VIÊN: (Time New Roman, hoa, đậm, 14)
MÃ SỐ SINH VIÊN: (Time New Roman, hoa, đậm, 14)
LỚP HỌC PHẦN: (SMP1012 1, 2….)
(Time New Roman, hoa, đậm, 14)

Hà Nội – 201…(Time New Roman, hoa, đậm, 14)


Phụ lục 3 (Yêu cầu đối với tiểu luận)
I. Định dạng:
- Tiểu luận phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, ít sai sót về
văn phạm, lỗi chính tả và không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng
biểu, đánh số hình liên tục từ đầu đến cuối.
- Tiểu luận dày khoảng 10 - 15 trang khổ giấy A4 (không kể phần phụ lục), được chế
bản vi tính, sử dụng font chữ Times New Roman (Roman) cỡ chữ 13 hoặc 14 của
hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, không được
nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,3 line; lề trên
2,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm; xuống dòng (spacing after) 6pt và
dòng đầu tiên của đoạn văn (first line) được lùi vào 1,27 cm.
- Số trang của tiểu luận được đánh liên tục bắt đầu từ phần mở đầu cho đến hết.
Số trang được đánh số ở giữa, phía dưới của mỗi trang.
- Các bảng biểu được đánh số thứ tự liên tục từ đầu đến cuối tiểu luận. Chú giải
về bảng biểu được ghi ở phía trên của bảng.
- Các đồ thị, hình vẽ, ảnh (gọi chung là hình) được đánh số thứ tự liên tục từ đầu đến
cuối tiểu luận. Chú giải về hình được ghi ở phía dưới của hình.
- Nếu có bảng biểu, hình trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì phía trên của
bảng, hình là lề trái của trang giấy.
- Tài liệu tham khảo trích dẫn trong tiểu luận phải được trích dẫn theo số thứ tự
của tài liệu tham khảo ở danh mục tài liệu tham khảo và số thứ tự đó được đặt
trong ngoặc vuông:
+ Nếu nội dung được trích dẫn từ một tài liệu (ví dụ tài liệu số 1), ghi là [1];
+ Nếu nội dung được trích dẫn từ nhiều tài liệu không liên tục thì số của các tài
được đặt trong cùng một ngoặc vuông và cách nhau bằng dấu phẩy (ví dụ tài liệu
số 1, 4, 23), ghi là [1,4,23];
+ Nếu nội dung được trích dẫn từ nhiều tài liệu liên tục thì chỉ ghi số của tài liệu
đầu và tài liệu cuối đặt trong cùng một ngoặc vuông và cách nhau bằng dấu gạch
nối (ví dụ tài liệu số 1, 2, 3, 4, 23), ghi là [1-4,23].
II. Bố cục của tiểu luận
Tiểu luận được trình bày theo trình tự sau đây:
Trang bìa tiểu luận (xem phụ lục 01)
Trang phụ bìa (xem phụ lục 02)
1. Bảng ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có) được xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Không
viết tắt những cụm từ dài hoặc những cụm từ ít xuất hiện trong tiểu luận.
2. Mục lục: tiêu đề các phần, chương, mục và có thể tới tiểu mục (kèm theo số
trang ở sát lề bên phải).
3. Chương 1: Mở đầu (1 – 2 trang) Phải nêu lên được tính cần thiết của đề tài,
ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Lời mở đầu của bài tiểu luận
thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề
tài; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết.
4. Chương 2: Nội dung (8 – 10 trang) Nêu lên được lý thuyết chính liên quan
đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước
đây để tham khảo. Kèm theo thực trạng và đánh giá thực trạng của vấn đề
nêu lên trong đề tài. Phần này nên chia thành các mục và tiểu mục nhỏ.
5. Chương 3: Kết luận (1 – 2 trang) Tổng kết vấn đề có thể đưa ra các giải
pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm hoặc đề xuất quan điểm cá nhân để
hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.
6. Tài liệu tham khảo (xem mục III)
7. Phụ lục (nếu có)
Số thứ tự của chương, mục và tiểu mục được đánh số bằng hệ thống chữ số
Arập (không dùng chữ số La mã). Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các
nhóm hai hoặc ba chữ số cách nhau một dấu chấm (số thứ nhất chỉ số chương; số
thứ hai chỉ số mục; số thứ ba chỉ số tiểu mục).
Ví dụ: Chương 1 - …………………..
1.1. …………………...………..
1.1.1. …………………...……...
..............
1.2. …………………...………..
1.2.1. …………………...……...
1.2.2. …………………...……...
...............
III. Trình bày tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả của tài liệu:
- Xếp thứ tự theo tên của tác giả đầu tiên trong danh sách.
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ
Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….
2. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy
đủ các thông tin sau:
• tên các tác giả (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên)
• (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• tập (không có dấu ngăn cách)
• (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) (xem ví dụ
trang sau tài liệu số 1 và 2).
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
• Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối
phần tên)
• (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
• nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). (xem ví dụ trang sau
tài liệu số 3 và 4).
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng
thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần
tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.

You might also like