You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CNSH & CNTP

Học phần: Sinh thái học môi trườngpro hô

**********

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: CHU TRÌNH NƯỚC, CHU TRÌNH NITO
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trường Giang
Sinh viên thực hiện : Nhóm 2
 Vũ Thị Kiều Oanh 20163113
 Phan Thị Khánh Linh 20162471
 Nguyễn Thị Ngoan 20162930
 Vũ Thị Giang Hương 20162082
 Đỗ Thị Mai Trang 20164152
 Phạm Quỳnh Trang 20164176
 Nguyễn Thị Đức Hạnh 20161358
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Hà Nội, 3 – 2019

LỜI NÓI ĐẦU


Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của
những sinh vật sống, các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống
của chúng, các biến động môi trường và hậu quả sinh thái học. Các chủ đề mà
các nhà sinh thái học quan tâm như đa dạng sinh học, phân bố, giá trị (sinh
khối), số lượng (quần thể) của các sinh vật, cũng như sự cạnh tranh giữa chúng
bên trong và giữa các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái thường được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá
thể và các quần thể cho đến các hệ sinh thái và sinh quyển. Sinh thái học là môn
khoa học đa ngành, nghĩa là dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau. Một
trong những vấn đề được quan tâm trong hệ sinh thái hiện nay là các chu trình
sinh địa hóa. Việc nghiên cứu về hệ sinh thái nói chung và các chu trình sinh địa
hóa nói riêng là một công việc cần thiết và quan trọng của các nhà Kỹ sư Kỹ
thuật Sinh học tương lai. Chính vì vậy, nhóm 2 của lớp Kỹ thuật Sinh học K61
chúng em được thầy giáo TS. Nguyễn Trường Giang, phụ trách giảng dạy môn
Sinh thái học môi trường giao cho và hướng dẫn tìm hiểu về chu trình nước và
chu trình nito. Đây là hai trong số các chu trình sinh địa hóa quan trọng của hệ
sinh thái.
Sinh thái học môi trường là một môn học khá bổ ích và lý thú. Chúng em
còn nhớ thầy giáo đã từng nói rằng: “Chúng ta ngồi học trên giảng đường này,
các em thấy đơn giản chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”, chỉ được xem các hình
ảnh được nghe qua các khái niệm khô cứng về sinh thái học và môi trường,
nhưng chỉ khi tự mình tìm hiểu sâu vào một khía cạnh nào đó, các em mới thấy
thú vị, mới thấy được tầm quan trọng của nó. Chúng ta là các Kỹ sư Kỹ thuật
Sinh học tương lai, thì không chỉ sống và làm việc cho bản thân mình mà còn
phải làm sao đưa được những cái chúng ta học được ở giảng đường này để
giúp ích cho xã hội, cho đất nước và cho trái đât của chúng ta”. Khi nghe thầy
nói xong, thì thực sự chúng em cũng đặt xuống, nghĩ là thôi chỉ cần qua môn là

2
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

được. Nhưng khi tự mình tìm tòi, khám phá thì mới hiểu được rằng tại sao phải
yêu những thứ xung quanh chúng ta, yêu môi trường chúng ta sống, phải bảo vệ
nó. Quả nhiên nó có quan trọng thì môn học này mới được đưa vào giảng dạy ở
hầu hết các trường đại học hiện nay.
Qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS.
Nguyễn Trường Giang đã cho chúng em một hướng tìm hiểu cụ thể về đề tài
được giao, đã dạy chúng em rất nhiều bài học đạo lý mỗi khi đến lớp, để biến
môn học nhàm chán trở nên không nhàm chán chút nào, dù nó không liên quan
đến môn học, những những lời dạy bảo đó sẽ là hành trang để chúng em sống tốt
hơn cho tương lai phía trước mà có thể “sau này các em sẽ chẳng bao giờ được
nghe”
Do thời gian có hạn và sự non nớt về kinh nghiệm, nên trong bài tiểu luận
này không thể không có thiếu sót, chúng em rất mong được sự góp ý của thầy
giáo, của các bạn để chúng em có thể sửa chữa, hoàn thiện bài tiểu luận một
cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!!

3
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

MỤC LỤC
Chương I: Khái niệm chung

Chương 1 Hệ sinh thái


Chương 2 Chu trình sinh địa hóa

Chương 3 Khái niệm chu trình sinh địa hóa

Chương 4 Một số chu trình sinh địa hóa


Chương II: Chu trình nước

Chương 5 Khái niệm chu trình nước


Chương 6 Quá trình hình thành chu trình nước

Chương 7 Vai trò của chu trình nước

Chương 8 Ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước

Chương 9 Ứng dụng xử lí nước thải của nước giải khát


Chương III: Chu trình nito

Chương 10 Khái niệm

Chương 11 Các quá trình trong chu trình nitơ


Chương 12 Tác động của con người đến chu trình nitơ

Chương 13 Vai trò ý nghĩa của chu trình nito


Chương 14 Hiện trạng

Chương 15 Biện pháp khắc phục

Chương IV: Tổng kết.

4
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG

1. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn
tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật
chất (chu trình sinh địa hóa) và sự chuyển hóa của năng lượng.
Một hệ sinh thái điển hình bao gồm:
a. Quần xã sinh vật:
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống
trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan
hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn
định.
Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hồ, quần xã rừng liêm, quần
xã đồng cỏ, quần xã cây bụi ...
Trong quần xã sinh vật bao gồm các loại sinh vật
- Sinh vật sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ
- Sinh vật phân hủy
b. Môi trường vật lý
- Các chất vô cơ
- Các chất hữu cơ
- Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa,….)

2. Các chu trình sinh địa hóa


a. Khái niệm chu trình sinh địa hóa:

5
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Chu trình sinh địa hóa (chu trình vật chất) trong hệ sinh thái là sự trao đổi không ngừng
của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật.
Các chu trình sinh địa hóa rất đa dạng nhưng có thể gộp lại thành 2 nhóm:
- Chu trình các chất khí: có nguồn dự trữ trong khí quyển, sau khi đi qua quần xã sinh
vật, ít bị thất thoát, phần lớn được hoàn lại cho chu trình.
- Chu trình các chất lắng đọng: những chất tham gia vào chu trình lắng đọng có nguồn
dự trữ từ vỏ Trái đất và sau khi đi qua quần xã, phần lớn chúng tách ra khỏi chu trình
đi vào các chất lắng đọng, gây thất thoát nhiều hơn.
b. Môt số chu trình sinh địa hóa:
- Chu trình nước: Cơ thể rất cần nước để sống và phát triển thông qua quá trình trao đổi
nước không ngừng giữa cơ thể với môi trường. Trong môi trường tự nhiên, do tác
động của nhiệt độ, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu để cung cấp
cho cơ thể sinh vật như nước từ mặt đất và đại dương bốc lên khí quyển tụ lại sau đó
lại mưa xuống lục địa và đại dương. Chu trình nước còn đóng vai trò quan trọng trong
việc điều hòa khí hậu hành tinh.
- Chu trình nito: Thực vật chỉ hấp thụ được nitơ dưới dạng nitrat và muối amôn. Nitrat
được hình thành bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học, nhưng con đường sinh
học đóng vai trò quan trọng nhất. Trong đất, vi khuẩn nốt sần tham gia cố định nitơ
thường sống cộng sinh với các cây họ Đậu, tạo nên các nốt sần ở rễ. Những loài có
khả năng cố định nitơ trong nước cũng khá phong phú như một số vi khuẩn lam sống
tự do hay cộng sinh với bèo hoa dâu.
- Chu trình photpho: Trong tự nhiên, phôtpho là một trong những chất tham gia vào chu
trình các chất lắng đọng có khối lượng lớn dưới dạng quặng. Lớp này lộ ra ngoài và bị
phong hóa, chuyển thành dạng phôtphat hòa tan. Nhờ đó, thực vật có thể sử dụng
được. Phôtpho tham gia vào thành phần cấu trúc của các chất sống quan trọng như
axit nucleic. Sau khi đi vào chu trình, phôtpho thường thất thoát và theo các dòng sông
ra biển, lắng đọng xuống đáy sâu. Sinh vật biển, nhất là những loài động vật cỡ lớn
tích tụ phôtpho trong xương, răng. Khi chết, xương và răng chìm xuống đáy, ít có cơ
hội quay lại chu trình. Lượng phôtpho ở biển thu hồi lại chủ yếu nhờ vào sản lượng cá
khai thác và một lượng nhỏ từ phân chim thải ra trên các bờ biển và hải đảo. Bởi vậy,
hằng năm con người vẫn phải sản xuất hàng triệu tấn phân lân để cung cấp cho đồng
ruộng.

6
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

- Chu trình lưu huỳnh: Chu trình lưu huỳnh (S) Lưu huỳnh, một nguyên tố giàu thứ 14
trong vỏ Trái Đất, là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc sinh học như các axit
amin, cystein, metionin và chu trình của nó đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa
các muối dinh dưỡng khác như oxy, phốt pho... Trung tâm của chu trình lưu huỳnh có
liên quan với sự thu hồi sunphat (SO2-) của sinh vật sản xuất qua rễ của chúng và sự
giải phóng và biến đổi của lưu huỳnh ở nhiều công đoạn khác nhau, cũng như những
biến đổi dạng của nó, bao gồm sunphua hydryl (-SH), sunphua hydro (H2S),
thiosunphat (SO2-) và lưu huỳnh nguyên tố. Tương tự như chu trình nitơ, chu trình
lưu huỳnh rất phức tạp, song lại khác với chu trình ni tơ ở chỗ nó không lắng đọng vào
những bước "đóng gói" riêng biệt như sự cố định đạm, amon hóa.
- Chu trình cacbon: Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa học, trong đó cacbon
được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái
Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng nhất của Trái Đất và cho phép cacbon
được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả các sinh vật của nó.

7
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Chương II: Chu trình nước

1. Khái niệm Chu trình nước:


Là sự tồn và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và bầu khí quyển của trái
đất .Cơ thể chúng ta rất cần nước để sống và phát triển .Vì vậy quá trình trao đổi nước giữa
cơ thể với môi trường diễn ra không ngừng.Trong môi trường tự nhiên,do tác động của
nhiệt độ nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu để cung cấp cho cơ thể sinh
vật như nước từ mặt đất và đại dương bốc lên khí quyển tụ lại sau đó lại rơi xuống lục địa
và đại dương.Chu trình nước còn có vai trò to lớn trong điều hòa khí hậu của Trái Đất.

2. Quá trình hình thành chu trình nước


Nước ở đại dương bay hơi vào khí quyển và di chuyển vào đất liền nhờ dòng chuyển
động của không khí.Hơi nước bay hơi từ sông ,hồ trong đất liền và cây xanh bổ sung độ
ẩm không khí .Khi bay hơi hơi nước ngưng tụ,tạo thành mưa hoặc tuyết và tỏa nhiệt đã
được hấp thụ khi bay hơi, nhiệt này sưởi ấm khí quyển tạo nên vung ôn hòa.Nước mưa tạo
thành nước bề mặt và một phần có thể thấm qua đất tạo thành các nguồn nước ngầm.Một
phần nguồn nước được cây xanh và các sinh vật khác sử dụng và một phần bay hơi vào
trong không khí.Phần lớn còn lại của nước bề mặt và nước ngầm chảy ra biển và vòng tuần
hoàn được lặp lại. Chu trình nước bao gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu lục địa;
ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp
lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra
biển; biển lại bốc hơi,... Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp
lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.
Chúng ta nhận thấy rằng đại dương bị mất một lượng nước do bốc hơi nhanh hơn là
nhận được dưới dạng mưa,trên lục địa thì tình hình xảy ra ngược lại.Nói cách khác mưa
được dùng để duy trì các hệ sinh thái trên cạn( bao gồm cả lượng nước uống cung cấp cho
con người) có được là nhờ hiện tượng bốc hơi từ mặt biển. Sự tăng cường dòng chảy do
hoạt động của con người có thể làm giảm sút trầm trọng với chu trình của nguồn nước

8
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

ngầm.Do vậy chúng ta nên hoàn lại nhiều nước hơn cho nguồn nước ngầm và không tìm
cách giữ laị trong các hồ chứa là nơi chúng bốc hơi nhanh chóng.
Chu trình tuần hoàn nước bắt nguồn chủ yếu từ nước biển và nước đại dương có thể
được chia thành bốn giai đoạn đó là bốc hơi , nước rơi ,dòng chảy và quá trình ngấm. ,
Chu trình tuần hoàn của nước . Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời nước bốc hơi từ bề mặt
đại dương, ao hồ sông ngòi……Hơi nước tồn tại trong khí quyển không nhiều lắm có thể ở
dạng hơi mây sương mù tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí hạ thấp
hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt lớn , dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống mặt đất
tạo thành nước rơi .Khi nước rơi xuống mặt đất đại bộ phận sẽ chuyển sang quá trình bốc
hơi phần còn lại sẽ đi vào vùng trũng và chảy thành dòng tạo thành dòng chảy . Ngoài một
số ít nước chảy trên bề mặt đất phần còn lại ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm .

3. Vai trò của chu trình nước


Đối với con người và sinh vật. Nước chiếm từ 80-90% trọng lượng cơ thể sinh vật,
đóng vai trò sinh tồn được sinh vật sử dụng như nguồn sống cơ bản nhất. Nước là môi
trường sống nên đóng vai trò quyết định đối với sinh vật, là thành phần của cơ thể sinh vật,
tạo nên các phản ứng sinh hóa để cung cấp nguồn dinh đưỡng cho sự sống. Nước được con
người ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông đường thuỷ, du
lịch ...
Đối với sinh quyển nước có vai trò điều hoà khí hậu, điều hoà độ mặn của nước biển
và vận chuyển năng lượng trong khí quyển( hoàn lưu khí quyển và bão nhiệt đới) . Nước
cung cấp độ ẩm cho khí quyển. Lượng hơi nước tuy rất nhỏ (0,04%) nhưng có tác dụng lớn
: tạo độ ẩm, mây, mưa, … cũng trong quá trình tồn tại và biến đổi, hơi nước còn cung cấp
một lượng nhiệt cho không khí (3.1023 calo/năm), góp phần tạo hiệu ứng nhà kính, thay
đổi khí hậu, El Nino, La Nina Do nhiệt dung riêng lớn nên nước tạo ra các gió địa phương :
gió mùa, gió đất và gió biển.

4. Ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước


a. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi
là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc
do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật

9
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất,
sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống
rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước
đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác
nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt
có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính
gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như:
nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa
nhiều canxi…
Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng
nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên
cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các
nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các
nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong
các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây , dân số nước
ta tăng gần 4 lần . Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng
lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình,
bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất
rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có

10
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng
cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại
vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi
trường.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý
đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón
từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc
trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc,
người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp
làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng
nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng
được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử
dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...
* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp
được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và
chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới
chất lượng nước.
Nguồn: http://www.baoquangninh.com.vn/doi-song/201512/o-nhiem-nuoc-va-cac-nguyen-
nhan-gay-o-nhiem-nguon-nuoc-2293921/
b. Biện pháp khắc phục
Người dân nên ngày càng ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình, các công ty
xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. Các cơ quan
chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì
lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường.

11
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Ngoài ra, người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình bằng hệ thống lọc nước giếng
khoan gia đình, máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, chất độc
hại, các kim loại nặng... tạo nước tinh khiết để uống nước, trực tiếp không cần đun nấu.
Thúc đẩy người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách
không được vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân
tươi làm phân bón; nên sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa
việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường hơn biệt là môi trường nước rất quan
trọng đối với con người .Thúc đẩy người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch
nguồn nước bằng cách không được vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước
sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; nên sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng
dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường hơn biệt là môi
trường nước rất quan trọng đối với con người . Giảm sự lãng phí khi sử dụng nước, kiểm
tra và bảo dưỡng cải tạo lại những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước nhằm
chống sự thất thoát của nước. Nên sử dụng những nguồn nước từ thiên nhiên như nước
mưa vào việc cọ rửa, tưới cây tránh sử dụng nguồn sạch rất lãng phí. Khôi phục các sông,
hồ, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng. Con
người cần bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch. Bảo
vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập nước và cửa sông cho các sông
trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng.Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn
nước
- )Hiện tượng mưa axit:
Khi đốt cháy các sản phẩm như than đá và dầu mỏ thải ra một lượng oxide lưu huỳnh
và nitrogen oxide, các chất này phản ứng vowus hơi nước trong khí quyển hình thành axid
sulphuaric và acid nitric.Các axid này có độ ph thssdp hoen 5,2 hòa tan trong mưa, tuyết,
sương mù và rơi xuống mặt đất.Mưa acid làm giảm độ PH ctrong các sông, suối và hoofvaf
làm ảnh hưởng tới hóa học đất cũng như lượng chất dinh dưỡng trong đất và ,nước.Mặc dù
mưa acid đã xuất hiện từ thời cách mạng Công nghiệp nhưng trong tới những thế kỉ gần
đây khí thải gây mưa acid ngày căng tăng lên. Đây chính là 1 biểu hiện của chu trình nước
trong tự nhiên, vì khí thải gây mưa acid sinh ra ở một nơi nhưng lại gây mưa acid ở một
nơi khác.Các nhà máy luyện quặng và sản xuất điện được xây dựng với những ống khói
cao 300 mét có thể làm giảm ô nhiễm khí ở một vung nhưng lại phát tán khí gây ô nhiễm ở

12
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

vùn khác.Khí lưu huỳnh và nitrogen có thể bị cuốn xa tới hàng trăm km,trước khi rơi
xuống đất.Ví dụ như vào những năm 60 của thế kỉ trước, các nhà sinh thai học đã xác nhận
rằng các sinh vật sống trong hồ ở miền Đông Canada đã bị chết do ô nhiễm không khí gây
ra ở miền Tay nước mỹ. Các hồ nước và sông suối ở miền Nam Na Uy và Thụy Điển đã bị
mất nguồn cá do mưa acid, do hoạt động của các nhà máy hoạt động ở Anh Và Trung Âu

5. Ứng dụng xử lí nước thải của nước giải khát


Nước thải đầu vào từ các công đoạn sản xuất, sinh hoạt được tập trung vào khu xử lý
nước thải mía đường. Trước khi đi vào hệ thống xử lý để hạn chế tắc nghẽn đường ống và
bảo vệ các công trình xử lý phía sau ta cần lắp đặt song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất
có kích thước lớn. Và sau đó chảy vào hố thu gom nước thải.
Từ hố thu nước thải được bơm lên bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước
thải. Thời gian lưu nước của bể điều hòa phụ thuộc vào quá trình thiết kế và lưu lượng
nước thải của từng nhà máy. Trong bể điều hòa có hệ thống sục khí liên tục xáo trộn dòng
nước nhằm ngăn hiện tượng lắng cặn ở bể gây mùi khó chịu.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể trung hòa, tại đây nước thải được châm
thêm NaOH đê nâng pH lên, đảm bảo điều kiện hoạt động cho quá trình sinh học kỵ khí.
Trong bể trung hòa có trang bị bộ cánh khuấy ngầm nhằm để trộn đều được lượng hóa chất
với nước thải.
Bể UASB (Upflow Anaeronbic Sludge Blanket): đây là bể sinh học kỵ khí dong nước
chuyển động thảng từ dưới lên trên đi qua lớp đệm bùn trong đó bao gồm các sinh khối
được hình thành dưới dang hạt nhỏ hoặc hạt lớn.
Cấu tạo của bể thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép, ở dạng hình chữ nhật, có
hệ thống máng thu nước sau xử lý và hệ thống thu khí mêtan.
Ưu điểm của bể:
 Cho phép nước thải tiếp xúc với bùn;
 Nhiệt độ càng cao hiệu quả xử lý càng tốt thích hợp cho môi trường Việt Nam.
 Giảm lượng bùn sinh học do đó, giảm được chi phí xử lý bùn.
 Khi sinh ra là khí biogas có thể được sử dụng trong quá trình chế biến sữa.
 Không tốn năng lượng cho việc cấp khí.
 Tiết kiệm diện tích và kinh phí đầu tư.

13
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Bể Aerotank: Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể
lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO 2 và
H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp
xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi
sinh vật phát triển và dính bám.
Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển
trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu
nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại
bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể
chứa bùn.
Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định
lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ
bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.
Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác sẽ được dẫn về bể
chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong một thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn
định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm
thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.
Nước thải sau xử lý đảm bảo QCVN 40:2011/BTNM
Nguồn: http://xulynuocthai.net/xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-nuoc-giai-khat/Sinh Học Campell
tái bản lần thứ 8

14
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Chương III: Chu trình nitơ

1. Khái niệm
Nito là một nguyên tố có nguồn dự trữ khá giàu trong khí quyển chiếm đến hơn 78%
thể tích khí quyển.
Nito có nhiều trong khí quyển nhưng chúng không có hoạt tính sinh học với hầu hết
các loài sinh vật, chỉ một phần rất ít loại sinh vật có khả năng đồng hóa được nito ở dạng
này. Khoảng 80% tác dụng cố định nito trên trái đất nhờ các vi sinh vật cố định nito thực
hiện.
Nito là phần quan trọng của mọi cơ thể sống, cấu thành các axit amin, protein, axit nucleic,
… Nó là nguyên tố quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của thực ật.
Chu trình nitơ là một quá trình mà theo đó nitơ bị biến đổi qua lại giữa các dạng hợp
chất hóa học của nó. Việc biến đổi này có thể được tiến hành bởi cả hai quá trình sinh học
và phi sinh học. Về cơ bản chu trình nito cũng giống các chu trình sinh địa hóa khác, nito
được sinh vật sản xuất hấp thụ và đồng hóa rồi được chu chuyển qua các nhóm sinh vật
tiêu thụ, cuối cùng bị sinh vật phân hủy để trả lại nito cho môi trường.

2. Các quá trình trong chu trình nitơ


a. Cố định đạm:
Là quá trình nito trong khí quyển được chuyển đổi thanh Amoni (NH4+)
Sơ đồ quá trình cố định nitơ:
N2 + 2H —-> 2NH + 2H —-> 2NH2 + 2H —-> 2NH3
Các con đường cố định đạm:
- Có thể thực hiện được nhờ sự phóng điện trong các cơn giông (sấm sét). Chớp là
một nguồn năng lượng cố định nito khi tạo ra sự kết hợp giữa nito và oxi.
- Con đường sinh học: nhờ vào các loại vi khuẩn sống tự do hoặc cộng sinh.

15
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

+ Vi khuẩn tự do: vi khuẩn lam, Clostridium,... Nhóm sống tự do (chủ yếu là vi


khuẩn và tảo)Trong môi trường nước: các loài vi khuẩn kỵ khí và một số vi sinh vật quang
hợp.Ở những nơi thoáng khí: chủ yếu là vi khuẩn lam.Để hoạt hoá nitơ, những sinh vật tự
dưỡng sử dụng năng lượng của quá trình quang hoá hoặc hoá tổng hợp, còn các vi sinh vật
dị dưỡng sử dụng năng lượng chứa trong các hợp chất hữu cơ có sẵn trong môi trường.
+ Vi khuẩn cộng sinh: vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh với các cây họ Đậu, vi
khuẩn lam Anabaena azollae cộng sinh với Bèo hoa dâu,…. Vi khuẩn cố định đạm sống
cộng sinh gặp nhiều trong đất, gồm các loài của chi Rhizobium sống cộng sinh với các cây
họ Đậu để tạo nên các nốt sần ở rễ, cố định được một lượng lớn Nitơ. Các loài xạ khuẩn
(Actinomycetes) cộng sinh trong rễ của chi Alnus và một số loài cây khác cũng có khả
năng cố định đạm. Cố định nitơ của không khí nhờ kết hợp N2 với H2 thành NH3 dưới tác
dụng của hệ thống enzim nitrogenaza. Từ NH3 sẽ tổng hợp ra các hợp chất chứa nitơ khác
cung cấp cho cây và đồng thời làm giàu thêm N cho đất
Quá trình cố định đạm bằng con đường sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với việc cân bằng
nito trên trái đất và việc duy trì độ phì của đất..
- Ngoài ra, quá trình cố định nitơ được tiến hành trong công nghiệp, trong đó nitơ và
hiđro tương tác với nhau ở nhiệt độ và áp suất cao, tạo nên amoniac có chất xúc tác
tham gia. Phương pháp này được dùng trong sản xuất phân bón như amoni nitrat
b. Amoni hóa
Quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ thành muối amon được gọi là quá trình amon hóa
(ammonification). Các hợp chất nitơ vô cơ ( NO3-) được thực vật hấp thụ và chuyển thành
dạng nitơ khác ( thường là các axit amin –NH2) và chuyển qua các bậc dinh dưỡng khác
nhau ở dạng các hợp chất hữu cơ. Các chất này được hoàn lại môi trường từ phân, các chất
thải từ bài tiết ( urê, axit urit) hay xác chết. Các vi khuẩn dị dưỡng, nấm trong đất, trong
nước phân hủy phân rã các chất thải tạo ra các hợp chất amoni, amoniac. Dưới tác dụng
của vi sinh vật protein, amino acid, các base nitơ sẽ bị thủy phân tạo thành amino acid. Sau
đó tiếp tục phân hủy tới NH3.

Quá trình này có sự tham gia của nhiều enzym khác nhau ví dụ như:
 GS: Gln Synthetase (Cytosolic & PLastid)
 GOGAT: Glu 2-oxoglutarate aminotransferase (Ferredoxin & NADH dependent)
 GDH: Glu Dehydrogenase:

16
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

 Vai trò phụ trong sự đồng hóa amoni.


 Vai trò quan trọng trong sự dị hóa amino axit.
c. Nitrat hóa
:Sau quá trình amoni hoá, NH3 được hình thành một phần được cây trồng hấp thụ, một
phần phản ứng với các anion trong đất tạo thành các muối amoni. Một phần các muối
amoni được cây trồng và vi sinh vật hấp thụ. Một phần được oxy hoá thành dạng nitrat gọi
là quá trình nitrat hoá.
Chủ yếu là quá trình hiếu khí, thường xảy ra trong đất có pH trung tính, thoát nước tốt.
Gồm 2 bước:
Bước 1:
2NH3 + 3O2 2HNO2 + 2H2O + năng lượng
Bước 2:
2HNO2 + O2 2HNO3 + năng lượng
d. Khử nitrat
Quá trình khử nitrat là quá trình tách oxy khỏi nitrit, nitrat dưới tác dụng của các vi
khuẩn yếm khí (vi khuẩn khử nitrat). Con đường chuyển hoá của nitrat qua các quá trình
đồng hoá - dị hoá để trở về các dạng như N2, NO, N2O được gọi là quá trình phản nitrat
hóa. Quá trình này diễn ra nhờ các vi khuẩn phản nitrat hóa. Các vi khuẩn này sống trong
điều kiện thiếu oxy, chúng dùng NO3- làm nguồn oxy để hô hấp yếm khí, giải phóng ra
N2O, NO, N2 vào trong khí quyển. Oxy được tách ra từ nitrit và nitrat được dùng lại để
oxy hóa các chất hữu cơ. Lượng oxy được giải phóng trong quá trình khử nitrit N 2O3 là
2,85 mg oxy/1mg nitơ.
Đối với nông nghiệp quá trình phản nitrat hoá là một quá trình bất lợi vì nó là cho đất
mất đạm.
3. Tác động của con người đến chu trình nitơ
Sử dụng phân bón đạm để tăng năng suất cho các vụ mùa, làm tăng tốc độ khử ntrit và làm
nitrat đi vào nước ngầm. Lượng nitơ tăng trong hệ thống nước ngầm cuối cùng cũng chảy
ra sông, suối, hồ, và cửa sông. Tại đây, có thể sinh ra hiện tượng phú dưỡng hóa.
Làm tăng sự lắng đọng nitơ không khí vì cháy rừng và đốt cháy nhiên liệu. Cả 2 quá trình
này đều giải phóng các dạng nitơ rắn ở trạng thái bụi.

17
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Chăn nuôi gia súc. Gia súc đã thải vào môi trường một lượng lớn ammoniac (NH3) qua
chất thải của chúng. NH3 sẽ thấm dần vào đất, nước ngầm và lan truyền sang các khu vực
khác do nước chảy tràn.
Chất thải và nước thải từ các quá trình sản xuất chứa các hợp chất chứ nitơ vào trong môi
trường đất, nước. Lượng chất thải này ngày càng tăng gây ô nhiễm đất, nước.

4. Vai trò ý nghĩa của chu trình nito


- Chuyển đổi khí nito thành các dạng mà sinh vật có thể hấp thụ được. Qúa trình này làm
nito trở thành thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất thức ăn
Nitơ là một chất cần thiết cho nhiều quá trình; và là chất chủ yếu của bất kỳ dạng sống nào
trên Trái Đất. Nó là thành phần chính trong tất cả amino axit, cũng như liên kết với
protein,và có mặt trong các chất cơ bản cấu thành nên các axit nucleic, như ADN và RNA.
Trong thực vật, hầu hết nitơ được dùng trong các phân tử chlorophyll, là chất cần thiết cho
quá trình quang hợp và sự phát triển về sau của chúng.[3] Mặc dù nitơ trong khí quyển Trái
Đất là một nguồn phong phú, tuy nhiên hầu hết chúng không thể được sử dụng trực tiếp
bởi các loài thực vật. Vì thế chu trình đóng vai trò quan trong quyết định để nito thế hiện
đúng vai trò của nó.
->Chu trinh nito là cơ chế duy trì sự cân bằng nito trên trái đất
- Chu trình nitot là động lực cho mối tương tác dương
- Qúa trình cố định đạm bằng con đường sinh học có ý nghĩa trong việc duy trì độ phì của
đất
- Lượng nito sinh học được tích lũy trong đất nhờ các vsv cố định đạm có ý nghĩa to lớn
đối với nông nghiệp, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phân bón hóa học chưa phát
triển
=> Việc phát hiện ra các nhóm vsv có khả năng có định nito và sử dụng chúng như một
nguồn phân bón hữu hiệu và biện pháp tích cực làm giàu nguồn đạm cho đất và giảm nguy
cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phân bòn hóa học.

5. Hiện trạng
- Ngày nay các cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng nito trong
tự nhiên
- Trong nông nghiệp: lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là phân đạm

18
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

- Sự suy giảm đa dạng sinh học trong tự nhiên


- Hiện tượng sương mù quang hóa
- Hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính
- Mưa axit
- Phá hủy tầng ozon
- Ô nhiễm tại các bờ biển, các cánh rừng. Hiện tượng phú dưỡng trong các ao hồ, kênh
rạch (do dư thừa chất dinh dưỡng Sự dư thừa các chất dinh dưỡng này sẽ thúc đấy sự phát
triển của các loài tảo, rong, rêu và các thực vật thân mềm trong nước và cuối cùng sẽ ảnh
hưởng đến sự cân bằng sinh học của nước. Các loài sinh vật này sau khi chết sẽ phân hủy
tạo ra một lượng lớn các hợp chất hữu cơ. Khi các thực vật bùn lắng xuống ao hồ, cộng với
sự phát triển mạnh của các loài thực vật ở ven bờ làm cho ao hồ ngày càng nông hơn và
mặt hồ ngày càng bị thu hẹp, cuối cùng ao hồ sẽ biến thành đầm lầy).

6. Biện pháp khắc phục


- Sản xuất hữu cơ kết hợp với vận động tuyên truyền và hướng dẫn cho nông dân năng cao
ý thức trách nhiệm với môi trường và con người
- Kiểm soát tốt hoạt động của các ngành công nghiệp và giao thông vận tải
- Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải. Khuyến khích các dự án xử lý chất thải
bằng các biện pháp thân thiện với môi trường
- Các cơ quan nhà nước cần có các quy định chặt chẽ hơn về việc xử lý chất thải thường
xuyên kiểm tra thực hiện và xử lỹ nghiêm các trường hợp vi phạm
- Tăng cường mối liên kết giữa các quốc gia trong việc quản lý chu trình nito toàn cầu

19
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Chương IV: Tổng kết


- Chu trình nước chu trình nito đều là một trong các chu trình sinh địa hóa quan trọng,đóng
vai trò thiết yếu trong tự nhiên.
- Chu trình nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu hành tinh. Nước trái
đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi
rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả
cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống
được nếu không có nước.
- Chu trình nito đóng vai trò quan trong quyết định để nito thế hiện đúng vai trò của nó. Là
cơ chế duy trì sự cân bằng nitơ trên trái đất - Quá trình cố định đạm bằng con đường sinh
học có ý nghĩa trong việc duy trì độ phì nhiêu chủa đất. Lượng ni to sinh học được tích lũy
trong đất nhờ các vi sinh vật cố định ni tơ và sử dụng như 1 nguồn phân bón hữu hiệu,là
biện pháp tích cực làm giàu nguồn đạm cho đất và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử
dụng quá nhiều phân bón hóa học
=> Nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên

20
Trường ĐHBK Hà Nội GVHD: TS. Nguyễn Trường Giang

Tài liệu tham khảo


 Nguồn: Trang Vòng tuần hoàn nước là gì? của Cục Địa chất Hoa Kỳ, thuộc phạm
vi công cộng. Bản tiếng Việt được dịch bởi PGS. TS. Trần Thục và đồng sự tại Viện
Khí tượng Thủy Văn Việt Nam.
 http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-chu-trinh-nuoc
 http://www.baoquangninh.com.vn/doi-song/201512/o-nhiem-nuoc-va-cac-nguyen-
nhan-gay-o-nhiem-nguon-nuoc-
 http://www.daitudien.net/sinh-hoc/sinh-hoc-ve-chu-trinh-nito.
 Giáo trình sinh thái học môi trường.
 Và một số tài liệu tham khảo khác.

21

You might also like