You are on page 1of 98

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

Nguyễn Hải Yến

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LOẠI BỎ CÁC HỢP CHẤT CỦA NITƠ VÀ
PHỐTPHO TRONG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG CHLORELLA SP.
TRÊN HỆ PHẢN ỨNG MỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SINH HỌC

Hà Nội – 06/2020
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

Nguyễn Hải Yến

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LOẠI BỎ CÁC HỢP CHẤT CỦA NITƠ VÀ
PHỐTPHO TRONG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG CHLORELLA SP.
TRÊN HỆ PHẢN ỨNG MỞ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm


Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SINH HỌC

Hướng dẫn 1 Hướng dẫn 2

TS. Trần Đăng Thuần PGS. TS. Lê Thị Phương Quỳnh

Hà Nội – 06/2020
Lời cam đoan

Luận văn của tôi có sử dụng và kế thừa số liệu của đề tài nghiên cứu
khoa học sau tiến sĩ với tên đề tài “Nghiên cứu tận dụng chất dinh dưỡng
trong nước thải đô thị nuôi vi tảo Chlorella sp. và ứng dụng sinh khối vi
tảo thông qua chiết xuất chất kích thích sinh trưởng và sản xuất phân
bón sinh học” với mã số GUST.STS.ĐT2017-ST03 chủ trì bởi Học viện Khoa
học và Công nghệ.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu
khả năng loại bỏ các hợp chất của nitơ và phốtpho trong nước thải đô thị
bằng Chlorella sp. trên hệ phản ứng mở” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa được công bố trong các công trình khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Nguyễn Hải Yến


Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự động viên, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo,
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lòng kính trọng đến thầy TS.
Trần Đăng Thuần và cô PGS. TS. Lê Thị Phương Quỳnh đã luôn dành nhiều
thời gian, công sức, sự quan tâm, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban
Quản lý đào tạo và Khoa Công nghệ Sinh học – Học viện Khoa học và Công
nghệ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô PGS. TS. Dương Thị Thủy và các anh
chị Phòng Thủy sinh học môi trường (Viện Công nghệ môi trường), Phòng
Phân tích ứng dụng (Viện Hóa học) và Phòng Hóa môi trường – CTC (Viện
Hóa học các Hợp chất thiên nhiên) cũng như các em sinh viên nghiên cứu
khóa 9, 10 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tại các phòng thí nghiệm
trên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện các thí nghiệm đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa của từ


BOD Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa sinh học
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa hóa học
DNA Deoxyribonucleic Acid
HARP High rate algal ponds – Hệ thống ao nuôi tảo tốc độ cao
PACl Poly Aluminium Chloride
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RNA Ribonucleic Acid
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Total nitrogen – Tổng nitơ
TP Total phosphorous – Tổng phốtpho
TSS Total solid suspended – Tổng chất rắn lơ lửng
WSP Waste stabilization pond systems – Hệ thống ao ổn định
XLNT Xử lý nước thải
1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ.............................................. 7
1.1.1. Khái niệm, thành phần nước thải đô thị ............................................ 7
1.1.2. Đặc điểm nước thải đô thị ................................................................. 7
1.1.3. Hiện trạng nước thải đô thị ở Việt Nam ............................................ 8
1.2. CƠ CHẾ TIÊU THỤ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI
BỞI VI TẢO.................................................................................................... 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ VI TẢO CHLORELLA ........................................... 12
1.3.1. Đặc điểm cấu tạo hình thái, sinh sản ............................................... 12
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
Chlorella...................................................................................................... 14
1.3.2.1. Nhiệt độ ..................................................................................... 14
1.3.2.2. Ánh sáng .................................................................................... 14
1.3.2.3. pH .............................................................................................. 15
1.3.2.4. Dinh dưỡng ............................................................................... 16
1.3.2.5. Kim loại ..................................................................................... 17
1.3.3. Ứng dụng của vi tảo Chlorella ........................................................ 18
1.3.3.1. Thức ăn cho người và động vật................................................. 18
1.3.3.2. Nhiên liệu sinh học .................................................................... 19
1.3.3.3. Sản xuất phân bón sinh học ...................................................... 19
1.3.3.4. Sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm ................................................. 19
1.3.4. Một số ứng dụng của vi tảo Chlorella trong xử lý các nguồn nước
thải 20
1.3.4.1. Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị .............................. 20
1.3.4.2. Xử lý nước thải chăn nuôi, ao nuôi trồng thủy sản .................. 21
1.3.4.3. Xử lý nước thải công nghiệp ..................................................... 22
1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KẾT HỢP
NUÔI CẤY TẢO ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 25


2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU ........................................................................... 26
2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 30
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 31
2.4.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa tài liệu ....................................... 31
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu ...................................................................... 31
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm............................................................... 32
2.4.4. Phương pháp phân tích .................................................................... 38
2.4.4.1. Phương pháp phân tích chất lượng nước ................................. 38
2.4.4.2. Phương pháp xác định mật độ vi tảo ........................................ 38
2.4.4.3. Phương pháp xác định nồng độ tổng sinh khối ........................ 39
2.4.4.4. Phương pháp xác định hàm lượng Chlorophyll-a và b ............ 39
2.4.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả ................................................. 40
2.4.4.6. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả ....................... 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 43
3.1. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ......... 43
3.2. DIỄN BIẾN CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG .................................. 44
3.3. SINH TRƯỞNG CỦA CHLORELLA SP. NUÔI TRONG HỆ PHẢN
ỨNG 50 L VÀ DIỄN BIẾN CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ..... 48
3.4. SINH TRƯỞNG CỦA CHLORELLA SP. NUÔI TRONG HỆ PHẢN
ỨNG 500 L VÀ DIỄN BIẾN THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC............. 51
3.5. HIỆU SUẤT LOẠI BỎ DINH DƯỠNG N, P VÀ CHẤT HỮU CƠ
TRONG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BỞI CHLORELLA SP. NUÔI TRONG HAI
HỆ 50 L VÀ 500 L .......................................................................................... 54
3.6. THU HOẠCH SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤT SINH KHỐI .............. 61
3.6.1. Thu hoạch sinh khối ........................................................................ 61
3.6.2. Năng suất sinh khối ......................................................................... 64
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 66
4.1. KẾT LUẬN............................................................................................ 66
4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 68
3

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Thành phần hóa học của một số chủng Chlorella .......................... 13
Bảng 2.1: Danh mục hóa chất ......................................................................... 26
Bảng 2.2: Danh mục dụng cụ - thiết bị thí nghiệm ......................................... 29
Bảng 2.3: Thành phần môi trường nhân tạo BG-11 [75] ................................ 33
Bảng 3.1: Đặc tính nước thải đầu vào sử dụng trong nghiên cứu ................... 44
Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ nước, pH và cường độ ánh sáng đến sự sinh
trưởng của Chlorella sp. nuôi trong hệ 50 L và 500 L ................................... 47
Bảng 3.3: Các thông số tăng trưởng của Chlorella sp. nuôi trong hệ phản ứng
quy mô 50 L (n=2) .......................................................................................... 48
Bảng 3.4: Các thông số tăng trưởng của Chlorella sp. nuôi trong hệ phản ứng
quy mô 500 L (n=2) ........................................................................................ 51
Bảng 3.5: So sánh hiện trạng nước thải đô thị sau xử lý bởi Chlorella sp. trên
hệ 50 L và 500 L theo QCVN 14: 2008/BTNMT ........................................... 58
Bảng 3.6: So sánh khả năng loại bỏ chất dinh dưỡng N, P và COD bởi các
loài vi tảo Chlorella sp. nuôi trong các nguồn nước thải khác nhau .............. 60
Bảng 3.7: Tổng hợp năng suất sinh khối của hỗn hợp vi tảo-vi sinh vật nuôi
trên hệ thống mương mở ................................................................................. 65
4

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Nước thải đô thị chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào sông Tô Lịch ..... 10
Hình 1.2: Mối quan hệ cộng sinh giữa vi tảo và vi khuẩn trong xử lý ........... 11
nước thải .......................................................................................................... 11
Hình 1.3: Chlorella sp. .................................................................................... 12
Hình 2.1: Chlorella phân lập từ hồ Ngọc Khánh, Hà Nội (Chlorella sp.) ..... 25
Hình 2.2: Thực nghiệm lấy nước thải (A), nước thải đô thị được lọc bằng túi
lọc trước khi dùng nuôi vi tảo Chlorella sp. (B) ............................................. 31
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................. 32
Hình 2.4: Mô hình xử lý nước thải đô thị bằng vi tảo quy mô 50 L ............... 35
Hình 2.5: Mô hình xử lý nước thải đô thị bằng vi tảo quy mô 500 L ............. 37
Hình 3.1: Diễn biến thông số dinh dưỡng trong quá trình xử lý nước thải trên
hệ phản ứng quy mô 50 L (n=2)...................................................................... 50
Hình 3.2: Diễn biến thông số dinh dưỡng trong quá trình xử lý nước thải trên
hệ phản ứng quy mô 500 L (n=2) ................................................................... 54
Hình 3.3: Hiệu suất xử lý COD, NH4+-N và PO43--P bởi Chlorella sp. nuôi
trong hai hệ phản ứng 50 L (A) và 500 L (B) (n=2) ....................................... 57
Hình 3.4: Các bước thu hoạch sinh khối vi tảo-vi sinh vật............................. 63
5

MỞ ĐẦU
Ngày nay các vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm lớn của
xã hội. Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng, cách mạng công nghiệp và đô
thị hóa dẫn đến các hình thức ô nhiễm môi trường khác nhau như ô nhiễm
nước, đất, không khí. Trong đó ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng hơn. Nước thải không qua xử lý từ các hoạt động của con
người trong sinh hoạt hằng ngày và nước thải công nghiệp, dịch vụ từ các nhà
máy, khu sản xuất, nhà hàng đã đổ trực tiếp lượng lớn chất ô nhiễm vào các
nguồn tiếp nhận như sông, hồ, đại dương. Các chất ô nhiễm này bao gồm
cacbon vô cơ, hữu cơ, chất dinh dưỡng (N, P) và kim loại nặng gây suy giảm
chất lượng nước, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ động, thực vật sống thủy sinh và
nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của con người thông qua chuỗi thức ăn. Vì
vây, xử lý nước thải đang là nhiệm vụ quan trọng trong việc giảm thiểu ô
nhiễm, duy trì hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng về nước
sạch và các vấn đề môi trường tối thiểu. Các phương pháp xử lý hóa lý và
sinh học dùng vi sinh vật (bùn hoạt tính và/hoặc xử lý yếm khí) được sử dụng
trong xử lý nước thải có thể đạt được chất lượng nước trước khi xả vào môi
trường hoặc tái sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra một lượng bùn
thải lớn và yêu cầu phải có diện tích phát sinh để tập kết và qui trình xử lý
bùn phù hợp nhằm tránh gây ra ô nhiễm thứ cấp (phát sinh mùi hôi thối). Do
vậy, hiện nay phương pháp xử lý nước thải dùng vi tảo được phát triển nhằm
khắc phục những hạn chế của các phương pháp xử lý nước thải truyền thống.
Các chất dinh dưỡng (các hợp chất của các bon, nitơ và phốtpho) trong
nước thải đô thị là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi tảo. Vì
vậy, sự loại bỏ các chất ô nhiễm thông qua quá trình tiêu thụ chúng bởi vi tảo
sẽ tạo ra sinh khối. Trong khi đó, sinh khối vi tảo thu được có hàm lượng cao
các hợp chất cao phân tử như chất béo, proteins, carbohydrate có giá trị tiềm
năng để sản xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi, phân bón cây trồng,
phụ gia thực phẩm, hoạt tính sinh học trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và
dược phẩm. Vi tảo lục đơn bào Chlorella sp. là một trong những loại vi tảo
được áp dụng rộng rãi trên thế giới để xử lý nước thải do tốc độ tăng trưởng
6

nhanh, hàm lượng lipids cao và đã được chứng minh khả năng loại bỏ các
bon, nitơ và phốtpho. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu
suất loại bỏ chất dinh dưỡng khi sử dụng vi tảo này trong nước thải đô thị khu
vực quận Cầu Giấy (Hà Nội) trên hệ phản ứng mở quy mô thử nghiệm (500
L) với tên đề tài “Nghiên cứu khả năng loại bỏ các hợp chất của nitơ,
phốtpho trong nước thải đô thị bằng vi tảo Chlorella sp. trên hệ phản ứng
mở”.
Mục tiêu nghiên cứu:
(1) Nghiên cứu đặc tính của nước thải đô thị Quận Cầu Giấy, Hà Nội;
(2) Nghiên cứu sự sinh trưởng và năng suất sinh khối của Chlorella sp.
nuôi trong nước thải đô thị Quận Cầu Giấy trên hệ phản ứng mở;
(3) Đánh giá về khả năng loại bỏ N, P trong nước thải đô thị Quận Cầu
Giấy bởi Chlorella sp. và các thông số nước thải sau xử lý theo QCVN
14:2008/BTNMT.
7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
1.1.1. Khái niệm, thành phần nước thải đô thị
Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát của một thành phố, đó là hỗn hợp của các loại nước thải bao gồm nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa thấm qua [1].
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu,
tính chất đặc trưng của thành phố. Lưu lượng và hàm lượng của nước thải
thường dao động trong phạm vi rất lớn, tính chất nước thải thay đổi theo mùa,
theo ngày làm việc, ngày nghỉ trong tuần [2].
1.1.2. Đặc điểm nước thải đô thị
Nước thải sinh hoạt chiếm đến 50% nước thải đô thị, là nước đã được
sử dụng và thải ra từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, khu
vui chơi giải trí, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người [1-3]. Khoảng 65-85% lượng nước cung cấp cho một người thường trở
thành nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn
cấp thoát nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước của mỗi khu dân cư [4].
Nước thải sinh hoạt thường có màu xám hoặc hơi vàng do chứa các hàm
lượng lớn chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học bao gồm các hợp chất protein
(40-50%), hydrat cacbon (40-50%) gồm tinh bột, đường, xenluozo và chất
béo (5-10%), ngoài ra còn có các thành phần vô cơ dinh dưỡng (phốtpho,
nitơ), vi sinh vật, vi trùng gây bệnh nguy hiểm [4, 5]. Hàm lượng các chất gây
ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sống, thói quen
sinh hoạt, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải [1].
Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) là nước thải sau quá trình
sản xuất đến từ các xí nghiệp công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận
tải và chiếm 36% trong nước thải đô thị. Nước thải công nghiệp không có đặc
điểm chung mà phụ thuộc vào từng ngành sản xuất, quy trình công nghệ của
từng loại sản phẩm. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp
vì thế rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình, chế độ công nghiệp lựa chọn
8

cũng như quy mô doanh nghiệp. Thành phần nước thải công nghiệp cũng rất
đa dạng, thậm chí ngay trong một ngành công nghiệp, số liệu có thể thay đổi
đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi
trường, vì vậy độ độc hại gây ô nhiễm cũng khác nhau [2, 4]. Trong nước thải
công nghiệp chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ như protein, các dạng
cacbonhydrat, dầu mỡ (công nghiệp chế biến thực phẩm), hemuxenluloza,
lignin (công nghiệp sản xuất giấy). Ngoài ra nước thải từ các nhà máy thuộc
da thường chứa nhiều kim loại nặng và sulfua. Nước thải từ nhà máy sản xuất
acquy có nồng độ axit và chì cao. Nước thải của các cơ sở xi mạ chứa hàm
lượng kim loại nặng cao và pH thấp [1, 6].
Nước thải là nước mưa (hay nước thấm): là nước mưa chảy tràn trên
mặt đất và kéo theo các chất cặn bã, dầu mỡ…đi vào hệ thống thoát nước
(chiếm khoảng 14% nước thải đô thị) [3, 4]. Hiện nay, tại các quốc gia phát
triển đã sử dụng mạng lưới cống thoát riêng biệt giữa nước thải và nước mưa.
Do vậy, lượng nước thải đi về các nhà máy xử lý sẽ chỉ bao gồm: nước thải
sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước ngầm thâm nhập. Tuy nhiên, hầu hết
các thị trấn, thị xã và thành phố ở nước ta thường sử dụng mạng lưới cống,
kênh mương chung cho thoát nước thải và nước mưa. Vì vậy, lượng nước
chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm
thâm nhập và một phần nhỏ là nước mưa.
1.1.3. Hiện trạng nước thải đô thị ở Việt Nam
Theo báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam
năm 2013 của ngân hàng thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
ngày càng gia tăng đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương…Một phần
nguyên nhân do tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh nhưng không
phát triển cân xứng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống xử lý nước
thải [2]. Hệ thống thoát nước thải đô thị dùng chung cho thoát nước mưa,
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, rác thải nhưng
không có hệ thống xử lý nước thải tập trung và phân tán qua nhiều thời kỳ
khác nhau. Đa số các nguồn thải đều được xả thẳng xuống các kênh, mương,
9

sông, hồ. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, các hoạt động phát triển kinh tế -
xã hội đã và đang làm phát sinh một lượng không nhỏ các loại nước thải gây
ảnh hưởng đến các nguồn tiếp nhận [6].
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2017, trên cả nước đã có
39 nhà máy/trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung được xây dựng tại các đô
thị từ loại III trở lên đã đi vào hoạt động với công suất thiết kế 907.950
m3/ngày đêm. Tuy nhiên, do mạng lưới cấp thoát nước thiếu đồng bộ nên một
số nhà máy XLNT không hoạt động hết công suất do không đủ nước thải đầu
vào. Tại Hà Nội, khoảng 20,62% tổng lượng nước thải thành phố được xử lý,
trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nước thải xử lý chỉ là 13% [7].
Theo thống kê, lượng nước thải công nghiệp phát sinh tại một số khu công
nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh là 278.000 m3/ngày đêm trong đó
82,5% nguồn thải trên 50 m3/ngày đêm có hệ thống xử lý, 69,5% nguồn nước
thải lưu lượng từ 30-50 m3/ngày đêm được xử lý, lưu lượng nước thải từ 10-
30 m3/ngày đêm khả năng xử lý đạt 60,5%; lượng nước thải công nghiệp ở
Bình Dương cũng tương đối lớn với lượng thải 136.700 m3/ngày đêm; tại Hà
Nội, trung bình mỗi ngày đêm, lượng nước thải công nghiệp mà thành phố
tiếp nhận là 75.000 m3 trong đó lượng nước thải được xử lý chỉ chiếm một
phần nhỏ [7]. Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
năm 2015 có 37 cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất chế biến thủy
hải sản với tổng lượng nước thải đạt 3.000 m3/ngày đêm, cao điểm 4.000-
5.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên hiện nay hệ thống XLNT của khu công nghiệp
dịch vụ hải sản Đà Nẵng đã bị quá tải gây ô nhiễm môi trường khu vực xung
quanh [7].
Tại Hà Nội, thực tế các kênh mương, sông, hồ nội thành từ lâu đã trở
thành nơi chứa nước thải của thành phố. Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông
Sét, sông Lừ là các con sông chính tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt chưa
qua xử lý khu vực nội đô Hà Nội. Tính đến năm 2013, lượng nước thải sinh
hoạt chưa qua xử lý mà sông Tô Lịch tiếp nhận chiếm tới 48,1% tổng lưu
lượng nước thải (lượng xả vào sông Kim Ngưu là 31,9%, sông Sét là 12,7%
và sông Lừ là 3,0%) [8, 9]. Hiện nay, nước ở các con sông này có màu đen và
10

mùi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh và cảnh quan đô
thị [10]. Năm 2016 thành phố Hà Nội chỉ có 30/43 cụm công nghiệp tập trung
đi vào hoạt động không có trạm XLNT. Trung bình mỗi ngày đêm, lượng
nước thải công nghiệp chưa qua xử lý mà thành phố tiếp nhận là 45.000 m3.
Ngoài ra, vấn đề XLNT ở các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ trong nội thành Hà Nội gặp nhiều khó khăn do nằm xen kẽ trong
các khu dân cư, khu đô thị. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều vấn
đề trong việc thiếu hụt kinh phí xây dựng hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn cũng
như không tiếp cận được công nghệ xử lý chất thải mới [6, 7].

Hình 1.1: Nước thải đô thị chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào sông Tô Lịch
(Nguồn: baotainguyenmoitruong)

1.2. CƠ CHẾ TIÊU THỤ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI
BỞI VI TẢO
Vi tảo được biết đến là vi sinh vật quang hợp có khả năng chuyển động,
kích thước nhỏ từ vài µm đến 100 µm phát triển nhanh chóng nhờ quá trình
quang hợp quang tự dưỡng hoặc dị dưỡng, hoặc cả hai hình thức. Mặt khác, vi
tảo có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt do cấu trúc đơn bào hoặc đa bào
của chúng. Tảo gồm các ngành chính: Chlorophyta, Euglenophyta,
Dinophyta, Bacilariophyta, Cyanophyta. Khả năng phát triển của vi tảo phụ
thuộc vào nguồn dinh dưỡng (N, P), cơ chất (cacbon vô cơ, CO2, HCO3-,
cacbon hữu cơ như đường…), ánh sáng, nhiệt độ [11]. Vi tảo sinh trưởng và
phát triển trong nước thải thông qua ba quá trình: (1) quá trình quang tự
dưỡng: vi tảo tiệu thụ các chất gồm cacbon vô cơ (CO2, HCO3-), nitơ, phốtpho
11

và sử dụng sáng làm nguồn năng lượng; (2) quá trình dị dưỡng: vi tảo chỉ tiêu
thụ các chất cacbon hữu cơ (đường, acetate), nitơ và phốtpho; (3) quá trình
tạp dưỡng: vi tảo đồng thời tiêu thụ cacbon vô cơ và hữu cơ, nitơ và phốtpho
và sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng [12]. Cacbon được tảo tiêu thụ để
hình thành các hợp chất cao phân tử như cacbonhydrate và lipids. Nitơ được
tiêu thụ để hình thành các phân tử protein và vật liệu di truyền
deoxyribonucleic acid (DNA) và axit ribonucleic (ARN), còn phốtpho được
tiêu thụ để hình thành các phân tử dự trữ năng lượng hóa học adenosine
triphosphate (ATP). Như vậy quá trình tiêu thụ các chất ô nhiễm của vi tảo để
xây dựng lên tế bào và phát triển sinh khối có hàm lượng protein trong vi tảo
khô có thể lên tới 50-60% (8-20% N) [11, 13].
Thực tế, trong nước thải tồn tại rất nhiều vi sinh vật và thực tế xử lý
nước thải với lượng thể tích lớn hoàn toàn không thể tiệt trùng để nuôi vi tảo.
Sự sinh trưởng của vi tảo chính là sự cộng sinh với hệ vi sinh vật có trong
nước thải. Trong hệ thống nuôi vi tảo sử dụng nước thải khuấy trộn, vi sinh
vật hiếu khí chiếm ưu thế và thực hiện vai trò phân hủy chất hữu cơ phức tạp
(quá trình ôxy hóa dùng O2) và tạo ra các chất đơn giản như NO3-, NO2-, PO43-
và CO2 và những chất này nhanh chóng được tiêu thụ bởi vi tảo để phát triển
sinh khối (Hình 1.2).

Vi sinh vật Tế bào mới


Chất hữu cơ
O2

Vi tảo Ánh sáng


Sinh khối

Hình 1.2: Mối quan hệ cộng sinh giữa vi tảo và vi khuẩn trong xử lý
nước thải
Nguồn: www.thepoultrysite.com
12

1.3. TỔNG QUAN VỀ VI TẢO CHLORELLA


1.3.1. Đặc điểm cấu tạo hình thái, sinh sản
Giới: Plantae
Ngành: Chlorophyta
Bộ: Chlorellales
Họ: Chlorellaceae
Loài: Chlorella sp.

Hình 1.3: Chlorella sp.


(Nguồn: Sarawak biodiversity centre)

Chlorella là một chi của tảo đơn bào, nhân thực, thuộc ngành tảo Lục
(Chlorophyta). Tế bào có dạng hình cầu hoặc hình ovan (đường kính 2-10
µm). Màng tế bào mỏng, đôi khi phủ chất nhầy, có vách xenlulozo bao bọc và
chịu được các tác động cơ học nhẹ. Chlorella có thể sống ở môi trường cạn
hoặc nước, phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 35oC. Chlorella có
các sắc tố quang hợp là chlorophyll a và b trong lục lạp; có khả năng lấy
nước, các khoáng chất thiết yếu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời
thành hợp chất hữu cơ đơn giản để sinh trưởng và phát triển. Chlorella có tốc
độ tăng trưởng nhanh, trong ba giờ có khả năng tăng gấp đôi mật độ, sinh sản
vô tính bằng tự bào tử. Tùy theo loài và điều kiện môi trường mà số lượng các
loại bào tử có thể là 2, 4, 8, 16, 32 (thậm chí có thể lên tới 64) tự bào tử bằng
cách đi qua lỗ nứt của màng tế bào mẹ. Những tế bào con mới hình thành có
vòng phát triển sau 4-6 tiếng đến giai đoạn trưởng thành, có khả năng sinh
13

trưởng, toàn bộ chu trình lặp lại từ đầu [12]. Chlorella được xem là nguồn
dinh dưỡng có giá trị cao với hàm lượng protein khoảng 60% (đối với sinh
khối khô), lipit 12-15%, polysacarit (10-15%) chứa hầu hết các axit amin thiết
yếu như lysin, ethionie, arginine, histidin…và các axit béo không no,
carotenoid (phần lớn là lutein). Chlorella có chứa hầu hết các vitamin: A, B1,
B2, B6, B12, C, D, K đặc biệt giàu vitamin C [14, 15].
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của một số chủng Chlorella
Chlorella Chlorella
Chlorella regularis
(Đài Loan) (Yeayarna)
Thành phần chung (g trong 100g sinh khối khô)
Protein 63,5 67,5 61,8
Chất béo 14,5 13,4 12,1
Cacbohydrat 11,1 10,4 14,8
Axit amin (g trong 100 g sinh khối khô)
Arginine 3,54 3,9 6,35
Lysin 3,44 5,03 4,51
Histidin 1,26 1,33 1,11
Leuxin 5 5,27 4,46
Methionin 1,57 1,35 1,23
Valin 3,57 3,47 2,88
Alanin 4,78 4,75 4,06
Glyxin 3,52 3,51 2,83
Serin 2,41 2,4 1,98
Trytophan 1,19 1,23 9,95
Cystin 0,76 0,8 0,78
Các vitamin (mg trong 100g sinh khối khô)
Vitamin A 11,8 8,3 -
Vitamin B1 1,77 1,63 1,7
Vitamin B2 4,82 5,68 5,1
Vitamin B6 2,03 2,34 2,2
Bitamin B12 0,8 - -
Vitamin C - 49 26,1
Vitamin E - 22,6 23,2
Axit Folic 1,2 2,4 1,2
Sắc tố (mg trong 100g sinh khối khô)
Chlorophyll 2770 3710 3600
Caroten 77,9 113,2 112
Lutein 220 449 368
14

Khoáng chất (mg trong 100g sinh khối khô)


Natri 17,8 115 57
Kali 929 1030 1420
Caxi 650 205 128
Magie 336 279 380
Sắt 147 164 73
Mangan - - 18
Kẽm 7,7 - 2
Nguồn: Richmond, Hu và cs., 2013 [16]

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
Chlorella
1.3.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng, kích thước tế bào, thành phần sinh hóa của vi tảo. Nhiệt độ có tác
động mạnh mẽ lên tất cả các quá trình enzyme của tế bào vi tảo, ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất. Nhiệt độ cao gây ra sự thoái hóa protein do đó
giảm khả năng phát triển và gây chết tế bào vi tảo [15]. Khi nhiệt độ môi
trường thấp làm thay đổi cơ chế tế bào do đó giảm tính lưu động của màng tế
bào. Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn hạn chế tốc độ tăng trưởng của tế bào dẫn
đến giảm năng suất sinh khối. Chlorella có thể phát triển tối ưu trong khoảng
nhiệt độ từ 25oC đến 35oC, khi nhiệt độ tăng cao (trên 38oC) có thể gây chết tế
bào [17].
1.3.2.2. Ánh sáng
Ánh sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của các sinh vật quang
hợp. Vi tảo có thể hấp thụ ánh sáng tốt nhờ chất diệp lục có trong tế bào và
chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP), quá trình
này được gọi là quang hợp [18]. Trong quá trình này, vi tảo sử dụng năng
lượng ánh sáng để chuyển đổi CO2 thành các chất hữu cơ có trong tế bào như
cacbonhidrat, protein, giải phóng O2 và sử dụng như nguồn năng lượng chính
để xây dựng cấu trúc tế bào và sinh sản. Trong điều kiện chiếu sáng giới hạn,
vi tảo tiến hành tổng hợp các amino axit và các hợp chất cần thiết khác cho tế
bào. Khi điều kiện chiếu sáng bão hòa, sản xuất đường và tinh bột trong tế
15

bào tăng lên và tốc độ tăng trưởng tối đa của vi tảo được ổn định [17]. Cường
độ ánh sáng quá cao vượt qua mức độ bão hòa sẽ gây ra hiện tượng ức chế
quang (photoinhibition) và điều này có thể làm bất hoạt enzyme tham gia vào
quá trình cố định CO2. Ngoài cường độ ánh sáng, sự phát triển của vi tảo còn
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn sáng, chu kỳ chiếu sáng và các thành phần
quang phổ [19]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng vẫn cao
khi không được chiếu sáng liên tục. Do sự phân chia tế bào trong nuôi cấy
quang hợp đơn bào thường xảy ra trong điều kiện tối [17]. Mặt khác, trong
điều kiện cường độ ánh sáng cao, hiệu quả sử dụng ánh sáng có thể được tối
ưu hóa bằng cách kéo dài thời gian tối. Điều này cho phép bộ máy quang hợp
trong tế bào tảo hấp thụ được hết các photon và chuyển chúng thành năng
lượng hóa học và tránh ảnh hưởng của photoinhibiton. Nếu thiếu ánh sáng
trong một khoảng thời gian dài, vi tảo sẽ thích nghi bằng cách tăng hàm lượng
chlorophyll trong tế bào. Đặc tính ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra chlorophyll
khác nhau và ảnh hưởng đến quang hợp dẫn đến sự thay đổi về sinh trưởng
cũng như sinh khối của tảo [20]. Theo Daliry và cộng sự (2017), vi tảo có sự
phân chia tế bào ở cả pha sáng và pha tối, tuy nhiên sự phân chia tế bào nhiều
hơn sau khi dừng pha sáng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, thời gian chiếu
sáng là 16:8 (sáng: tối) cùng với cường độ ánh sáng là 5000 lux thì đạt hiệu
quả tối đa về sinh khối vi tảo khi nuôi trong các bể lớn [17]. Vi tảo thường sử
dụng các bước sóng trong khoảng 400-700 nm cho quang hợp. Ánh sáng xanh
(430-465 nm) và ánh sáng đỏ (630-665 nm) có hiệu quả tốt nhất cho sự quang
hợp của Chlorella vulgaris. Nghiên cứu của Mathy và cộng sự (1997) cũng
chỉ ra rằng việc sử dụng ánh sáng đỏ làm tăng sắc tố diệp lục trong khi ánh
sáng xanh sẽ làm tăng trưởng các tế bào trong vi tảo Chlorella [17, 19, 21].
1.3.2.3. pH
pH đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình của tế bào vi tảo, bao
gồm chuyển hóa năng lượng, tác động đến cấu trúc, chức năng của bào quan,
enzyme và protein. Đối với hầu hết các loài vi tảo, phạm vi pH trong môi
trường nuôi cấy dao động từ 7 đến 9. Khi pH quá cao có thể làm ức chế và
gây chết tế bào [18]. Nghiên cứu của Khalil và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng
16

Chlorella vulgaris có thể phát triển trong phạm vi pH rộng (4-10). Chlorella
vulgaris khi nuôi trong môi trường kiềm (giá trị pH từ 9 đến 10) sẽ cho hiệu
suất tăng trưởng tốt nhất [22]. Độ pH cũng tác động đến sự hấp thu các chất
dinh dưỡng. Theo Liang và cộng sự (2013) để loại bỏ amoniac thì giá trị pH
tối ưu nhất là 7, trong khi đó loại bỏ phốtpho thì tác động của pH là không
đáng kể [23]. Ngược lại, nồng độ chất dinh dưỡng cũng có thể bị ảnh hưởng
bởi pH. Giá trị pH cao có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ amoniac tự do và
gây kết tủa phốtpho ở dạng canxi phốtphát ảnh hưởng đến quang hợp ở vi tảo
cũng như làm suy giảm sự phát triển của chúng [22]. Ngược lại, khi pH giảm
cũng có tác dụng không mong muốn đến sự sinh tế bào [24, 25]. Theo nghiên
cứu của Kong và cộng sự (2011) ảnh hưởng của các nguồn nitơ khác nhau
trong môi trường nuôi cấy Chlorella vulgaris cũng dẫn tới sự thay đổi của
pH; giá trị pH giảm (pH=3) khi môi trường nuôi cấy có ammonium, ngược lại
giá trị pH sẽ tăng (pH=7,2) khi bổ sung kali nitrat và urê [26].
1.3.2.4. Dinh dưỡng
Cacbon, nitơ và phốtpho là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình
phát triển của vi tảo. Trong đó nitơ, phốtpho là hai chất dinh dưỡng đa lượng
quan trọng cho sự tăng trưởng và trao đổi chất của các tế bào vi tảo [27].
Nitơ là một trong các yếu tố cơ bản để hình thành protein và axit
nucleic. Bên cạnh đó, nitơ còn là thành phần thiết yếu tạo nên các cấu trúc
protein và chức năng của tế bào vi tảo [20]. Hầu hết các loài vi tảo có khả
năng sử dụng nhiều nguồn nitơ khác nhau như nitơ hữu cơ (urê, glutamin,
glyxin…) và nitơ vô cơ (amoni, nitrat, nitrit). Nitơ vô cơ được vi tảo hấp thụ
nhanh chóng và đồng hóa thành các hợp chất sinh hóa trong cơ thể nhằm mục
đích đáp ứng các thay đổi nhu cầu sinh lý khi tế bào vi tảo sử dụng [28, 29].
Những ảnh hưởng chính của thiếu hụt nitơ làm thay đổi sự cân bằng enzyme
dẫn đến tăng cường tổng hợp, tích lũy lipid, triglyceride và giảm tổng hợp
chất diệp lục tạo nên lượng carotenoid dư thừa trong các tế bào tảo [30-32].
Phốtpho cũng là một thành phần thiết yếu trong quá trình quang hợp
của vi tảo [33]. Phốtpho là thành phần dinh dưỡng chính có vai trò quan trọng
trong quá trình trao đổi chất của tế bào cũng như chuyển giao năng lượng,
17

sinh tổng hợp phốtpho lipid, axit nucleic, DNA, RNA [27, 34]. Phốtpho
chiếm 1% trọng lượng khô của tế bào tảo [35]. Sự tích tụ lipid trong tế bào sẽ
xảy ra khi có sự hạn chế về nguồn dinh dưỡng phốtpho.
Cacbon, hydro, oxy là ba chất dinh dưỡng phi khoáng chất thiết yếu cần
cho sự tăng trưởng tế bào và trao đổi chất của vi tảo. Trong khi hydro, oxy
luôn có sẵn trong môi trường thì ngược lại cacbon là chất dinh dưỡng cần
phải cung cấp trong quá trình sinh trưởng của vi tảo [27]. Nguồn cacbon vô
cơ là cần thiết để thực hiện quá trình quang hợp do đó tác động đến sự phát
triển và sinh sản của vi tảo. Tốc độ tăng trưởng của vi tảo giảm khi cacbon
trong môi trường nuôi cấy giảm. Cacbon có thể được sử dụng ở dạng CO2,
cacbonat hoặc bicacbonat để tăng trưởng tự dưỡng và ở dạng acetate hoặc
glucose cho sự tăng trưởng dị dưỡng. Cacbon trong nước có thể có mặt ở bất
cứ hình thức nào tùy thuộc vào pH, nhiệt độ và hàm lượng dinh dưỡng. Khi
tăng pH, lượng cacbonat tăng trong khi CO2 và biocarbonate giảm. Các
nghiên cứu của Tsuzukiet và cộng sự (1990), Gordillo và cộng sự (1998) cho
thấy khi tăng nồng độ CO2 sẽ làm tăng lượng axit béo không bão hòa và hàm
lượng cacbonhydrate; tuy nhiên sẽ làm giảm nồng độ protein, sắc tố tế bào và
năng suất sinh khối vi tảo [36, 37].
1.3.2.5. Kim loại
Hàm lượng kim loại trong các tế bào vi tảo là cực nhỏ (<4 ppm) nhưng
là thành phần thiết yếu của quá trình sinh lý học. Sắt, mangan, coban, kẽm,
đồng và niken là sáu kim loại vi lượng quan trọng nhất trong vi tảo. Thiếu vi
lượng kim loại làm hạn chế sự phát triển của vi tảo; dư thừa kim loại gây ức
chế sự tăng trưởng, giảm quá trình quang hợp, cạn kiệt chất chống oxy hóa và
phá vỡ màng tế bào. Sắt là một vi lượng kim loại quan trọng cho sự tăng
trưởng bình thường và các hoạt động quang hợp hô hấp trong vi tảo. Sắt hoạt
động như chất xúc tác asredox trong quang hợp, đồng hóa nitơ và trung gian
vận chuyển điện tử của các sinh vật quang hợp [38]. Nghiên cứu của Liu và
cộng sự (2008) khi tăng nồng độ sắt cao trong môi trường nuôi cấy Chlorella
vulgaris nhằm mục đích tăng hàm lượng lipid trong tế bào [39]. Ngược lại
hàm lượng sắt giảm dẫn đến carotene giảm [40, 41]. Một lượng nhỏ các kim
18

loại không thiết yếu như Cadimi (Cd), chì (Pb) và Crom (Cr) có thể gây ức
chế quá trình trao đổi chất, sự hấp thụ phốtpho của tế bào [42]. Kim loại vi
lượng kẽm và đồng có thể gây độc tính khi vượt quá nồng độ cho phép [43].
1.3.3. Ứng dụng của vi tảo Chlorella
1.3.3.1. Thức ăn cho người và động vật
Thức ăn cho người
Vi tảo được biết đến như một nguồn giàu cacbonhidrat, protein,
vitamin, axit béo và lipid. Tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Phi
và Mexico, vi tảo được sử dụng làm nguồn thức ăn cho con người [44]. Trong
đó, những thực phẩm từ vi tảo Chlorella và Spirulina thường phổ biến nhất.
Những sản phẩm từ những vi tảo này được sản xuất ở dạng viên nang hoặc
chất lỏng với nhiều công dụng như một nguồn vitamin dồi dào và chất chống
oxy hóa. Β-1,3 –gluca có trong sinh khối Chlorella được biết đến như là một
thành phần chính để kích thích hệ thống miễn dịch cũng như làm giảm lượng
lipid trong máu.
Thức ăn cho động vật
Việc sử dụng một số vi tảo như Chlorella, Scenedesmus, Spirulina,
Chaetoceros, Skeletonema…làm nguồn thức ăn cho cá và các động vật nuôi
(gà, bò, lợn) đã được phát triển nhanh chóng trong nhiều thập kỷ qua. Theo
nghiên cứu của Spolaore và cộng sự (2006), 30% sinh khối vi tảo sản xuất
trên toàn thế giới là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm [45]. Nghiên cứu của
Kang và cộng sự (2013) cho thấy khi bổ sung 1% chất lỏng (sinh khối tươi)
Chlorella vào chế độ ăn của gà con giúp tăng hệ vi sinh trong đường ruột, cải
thiện chức năng của hệ thống miễn dịch và hiệu suất tăng trưởng cao [46].
Khi kết hợp 1 đến 2% sinh khối lên men Chlorella vulgaris vào thức ăn gia
cầm khác có tác dụng trong sản xuất trứng, chất lượng trứng được nâng cao
(tăng trọng lượng lòng đỏ trứng), ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật đường
ruột, triglycerol gan của gà mái được cải thiện [47, 48].
19

1.3.3.2. Nhiên liệu sinh học


Gần đây, vi tảo đã được coi là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất
diesel sinh học do sự cung cấp hạn chế của các nguồn thực phẩm khác như
mỡ động vật, dầu ăn thải và các loài dầu thực vật khác. Vi tảo có khả năng
sinh trưởng nhanh ở các nhiệt độ và môi trường khác nhau. Các nghiên cứu
của Mahmah và cộng sự (2011) và Bhalamurugan và cộng sự (2018) cho thấy
Chlorella vulgaris và Chlorella sorokiniana có thể tích tụ một lượng lớn axit
béo, lipid sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học chất lượng tốt
[44, 49]. Diesel sinh học được sản xuất từ vi tảo có giá trị năng lượng cao,
không chứa lưu huỳnh hoặc hương liệu do vậy giúp giảm đáng kể lượng phát
thải carbon monoxide [50].
1.3.3.3. Sản xuất phân bón sinh học
Phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tăng sản
lượng nông nghiệp do chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng
của thực vật. Phân bón hóa học thường có chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm cao. Việc sản xuất phân bón sinh học từ vi tảo là một giải pháp cần thiết
trong canh tác nông nghiệp hiện nay. Do phân sinh học chứa các hợp chất tự
nhiên có nguồn gốc từ vi sinh vật, vi tảo, nấm, vi khuẩn giúp cải thiện chất
lượng đất, kích thích tăng trưởng thực vật, không gây ô nhiễm môi trường và
có giá thành thấp [44, 51]. Theo nghiên cứu của Faheed và cộng sự (2008) sử
dụng Chlorella vulgaris làm phân bón sinh học có tác động lớn đến sự tăng
trưởng cũng như tăng đáng kể lượng sắc tố (diệp lục a, b và carotenoids)
trong cây rau diếp [52]. Sinh khối khô của vi tảo Chlorella vulgaris được xem
như là chất nền thích hợp cho quá trình nảy mầm hạt Lactuca sativaas.
Nghiên cứu của Dineshkumar và cộng sự (2017) khi trộn lẫn phân bò và phân
bón sinh học hỗn hợp vi tảo Chlorella vulgaris, Spirulina bón cho cây ngô đã
làm tăng năng suất, sinh trưởng lên đến 51,1% sau 60 ngày trồng [53].
1.3.3.4. Sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm
Hiện nay, sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc từ vi tảo đang được chú ý do
hiệu quả mang lại trong việc cải thiện chức năng sinh học, điều trị các vấn đề
20

về rối loạn, lão hóa và sắc tố da [44, 54, 55]. Các loài vi tảo thường được sử
dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm như là Spirulina sp., Chlorella sp.,
Arthrospira sp. [44, 56]. Các chiết suất thu được từ sinh khối của Chlorella và
Spirulina đã được sử dụng trong sản xuất kem chống nắng, sữa dưỡng da và
dầu gội. Vi tảo được coi là một triển vọng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường dược phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chức
năng [57]. Các chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp được sản xuất bởi vi tảo có
thể được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm [58].
Chlorella, Dunaliella, Haematococcusand, Nostoc là những loài vi tảo phổ
biến nhất cho việc sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học trong dược phẩm.
Theo nghiên cứu của Santhosh và cộng sự (2016) sinh khối vi tảo Chlorella
được biết đến giàu vitamin B, đặc biệt là B12, α-carotene, lutein, axit ascorbic
và α-tocopherol [59]. Những hợp chất này có thể làm giảm sự xuất hiện của
một số loại ung thư và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, hoạt động
thương mại hóa các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm từ vi tảo cần phải được
tiến hành nghiên cứu một cách cẩn thận về tính ổn định và độc tính để đảm
bảo an toàn và hiệu quả sử dụng [60].
1.3.4. Một số ứng dụng của vi tảo Chlorella trong xử lý các nguồn
nước thải
1.3.4.1. Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị
Theo nghiên cứu của He P.J. và cộng sự (2013) về việc sử dụng hỗn
hợp vi tảo Chlorella vulgaris và vi khuẩn để loại bỏ chất dinh dưỡng trong
nước thải đô thị, theo đó Chlorella vulgaris đóng vai trò chủ đạo trong việc
loại bỏ nitơ, phốtpho trong khi vi khuẩn loại bỏ hết các hợp chất hữu cơ. Kết
quả nghiên cứu đã cho thấy hiệu suất loại bỏ amoni là 97%, phốtpho là 98%
và COD là 26%. Ngoài ra, hơn 44% nitơ đã được tế bào vi tảo hấp thụ, điều
này cho thấy sự khả thi tái chế nitơ từ nước thải [61].
Choi H.J. và cộng sự (2015) cũng đã nghiên cứu về khả năng tăng
trưởng sinh khối Chlorella vulgaris, đồng thời loại bỏ chất dinh dưỡng trong
nước thải sinh hoạt sơ bộ được lấy tại bể lắng của một nhà máy xử lý thuộc
tỉnh Gangneung (Hàn Quốc). Hàm lượng T(P), T(N) đầu vào có giá trị dao
21

động trong khoảng 5,07-15,58 mg/L, 33,53-49,24 mg/L và T(N)/T(P) là 4,33


thuộc mức thấp đối với nước thải sinh hoạt đô thị. Do vậy, khi tăng tỉ lệ
T(N)/T(P) lên mức xấp xỉ 10 bằng cách trộn nước thải với môi trường xác
định có chứa N (NaNO3) hoặc P (NaH2PO4.H2O) đã làm tăng sản lượng sinh
khối và đạt giá trị 2,75±0,22 g/L/ngày. Ngoài ra, hiệu suất loại bỏ T(N) và
T(P) lần lượt đạt được là 78,35±8,23%; 88,54±4,54% đối với tỉ lệ này sau 15
ngày xử lý [62].
Nghiên cứu của Liang Wang và cộng sự (2009) đã chỉ ra khả năng loại
bỏ chất dinh dưỡng bởi vi tảo Chlorella sp. trong nước thải đô thị địa phương
sơ cấp với hiệu suất xử lý NH3-N, PO4-P, T(N) và COD lần lượt là 82,4%,
83,2%, 68,4% và 50,9% sau 9 ngày thí nghiệm. Ngoài ra, Chlorella sp. còn
cho thấy hiệu quả loại bỏ kim loại trong nước thải như nhôm (Al), sắt (Fe),
magie (Mg), mangan (Mn), kẽm (Zn) với tỉ lệ loại bỏ dao động trong khoảng
từ 56,5 đến 100% [63].
1.3.4.2. Xử lý nước thải chăn nuôi, ao nuôi trồng thủy sản
Vi tảo Chlorella cũng sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời loại bỏ các
chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi. Nghiên cứu của Junping và cộng sự
(2018) khi sử dụng Chlorella vulgaris để loại bỏ chất dinh dưỡng trong nước
thải không pha loãng ở trang trại gia súc địa phương ở Trung Quốc. Sau 3 đến
5 ngày thí nghiệm, 62,30% COD, 81,16% NH4+-N và 85,29% TP đã được loại
bỏ. Tuy nhiên, để tăng cường loại bỏ chất dinh dưỡng nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn xả thải ở Trung Quốc, hai quá trình đã được thiết lập trong đó một quá
trình xử lý sinh học bằng Chlorella vulgaris và một quá trình kết hợp giữa xử
lý sinh học bằng Chlorella vulgaris và sau đó hấp phụ than hoạt tính. Kết thúc
thí nghiệm ở hai quá trình, hiệu quả loại bỏ chất dinh dưỡng lần lượt của
COD, NH4+-N và TP là 91,24-92,17%, 83,16-94,27% và 90,98-94,41% [64].
Võ Thị Kiều Thanh và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu về sử
dụng vi tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. nhằm lọc chất thải hữu cơ trong
nước thải chăn nuôi lợn sau xử lý bằng UASB từ trại nuôi lợn Đồng Hiệp,
Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nước thải sau khi xử lý hiếu khí và yếm khí có
hàm lượng COD, BOD5, TN và TP lần lượt là 430 mg/L, 174 mg/L, 538 mg/L
22

và 191 mg/L được pha loãng với nước máy và sử dụng để nuôi vi tảo ở nhiệt
độ 28oC, điều kiện ánh sáng 1000 lux. Kết quả sau 9 ngày nuôi, hàm lượng
COD giảm từ 65,8 đến 88,2%; BOD5 giảm từ 61,4 đến 84%; TN giảm từ
87,4% đến 90,18% và đạt tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam. Trong khi đó hiệu
suất xử lý TP đạt 47,7 đến 56,15% nhưng hàm lượng vẫn còn cao (18,9-100
mg/L) chưa đạt tiêu chuẩn xả thải. Mẫu nước thải sau 9 ngày nuôi tảo tiếp tục
được sử dụng để nuôi Daphnia (0-24 giờ tuổi)/500 mL. Kết quả sau 16 ngày
thí nghiệm cho thấy đã lọc hoàn toàn lượng tảo trong mẫu và tốc độ sinh
trưởng của Daphnia đạt 0,18-0,23. Ngoài ra, hàm lượng TN, TP vẫn tiếp tục
giảm 94,15, 80% và đạt tiêu chuẩn xả thải [65].
Nghiên cứu của Trần Chấn Bắc và cộng sự (2015) về sử dụng nước thải
ao nuôi cá tra để nuôi sinh khối vi tảo Chlorella sp. quy mô 500L đã kết luận
rằng vi tảo phát triển tốt trong nước thải này (đối với cả nước thải không lọc
và lọc qua lưới để loại bỏ tạp chất). Đặc biệt, trong hai ngày đầu thí nghiệm,
mật độ vi tảo đã đạt giá trị cực đại lên tới 1,4 triệu tế bào/mL (đối với mẫu
nước thải không lọc, tăng 3,8 lần so với mật độ tảo ban đầu), và 1,56 triệu
tb/mL (đối với mẫu nước thải đã lọc, tăng 4,2 lần so với mật độ tảo ban đầu).
Bên cạnh đó, hàm lượng amoni, nitrat và phốtphát cũng giảm đáng kể, lần
lượt từ 88,36%, 81,15% và 87,98% (đối với mẫu nước thải không lọc);
88,35%, 81,65% và 88,17% (đối với mẫu nước thải đã lọc) [66].
1.3.4.3. Xử lý nước thải công nghiệp
Ngoài ra, vi tảo Chlorella vulgaris còn có tiềm năng trong xử lý sinh
học nước thải công nghiệp dệt nhuộm với khả năng loại bỏ màu dao động từ
41,8 đến 50%, hiệu suất loại bỏ một số chất ô nhiễm như NH4+-N đạt từ 44,4
đến 45,45%, PO43--P đạt từ 33,1% đến 33,3% và COD đạt từ 38,3% đến
62,3% trong 10 ngày thí nghiệm trên các ao mương nuôi tảo tốc độ cao
(HARP) [96]. Kết quả nghiên cứu của El-Kassas và cộng sự (2014) cũng đã
chứng minh khả năng loại bỏ màu và COD khi nuôi cấy Chlorella vulgaris
trong nước thải dệt nhuộm với hiệu quả xử lý lần lượt đạt trên 69,9% và
75,68% [67].
23

Nghiên cứu của Asadi và cộng sự (2019) khi sử dụng vi tảo Chlorella
sorokiniana pa.91 và Chlorella vulgaris để nuôi cấy, sản xuất sinh khối cũng
như loại bỏ chất dinh dưỡng trong nước thải nhà máy chế biến sữa ở tỉnh
Manzandaran (Iran). Theo kết quả nghiên cứu, lượng sinh khối của Chorella
vulgaris, Chlorella sorokinia pa.91 thu được lần lượt là 1,843 g/L và 1,766
g/L trong điều kiện lý tưởng nhất khi nhiệt độ ở mức 25oC và 28oC và cường
độ ánh sáng là 7500 lux; hiệu suất loại bỏ amoniac, nitrat, phốtphát và nhu
cầu oxy hóa hoá học đối với hai loài vi tảo này lần lượt là 91,28±3,36%,
94,46±1,94%, 96,97±4,55%, 90,91±9,09%, 89,68±3,575%, 84,92±2,38% và
91,61±2,055%, 89,34±1,135% [68].
1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KẾT HỢP
NUÔI CẤY TẢO
Hệ thống xử lý nước thải kết hợp nuôi cấy tảo thường được sử dụng
phổ biến nhất là ao ổn định chất thải (Waste stabilization pond systems –
WSP) và ao nuôi tảo tốc độ cao (HRAP).
WSP tương tự như ao oxy hóa thông thường có độ sâu từ 1-3m sử dụng
để xử lý nước thải chưa qua xử lý bằng việc kết hợp quá trình vi tảo và vi
khuẩn. Trong những ao oxy hóa này, chất thải rắn được lắng ở đáy – nơi có
các vi khuẩn kị khí hoạt động và giải phóng khí CO2. Các vi khuẩn hiếu khí
hoạt động gần bề mặt, phân hủy tạm thời các hợp chất hữu cơ phức tạp thành
các chất đơn giản sau đó đồng hóa và sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng
cho sự phát triển tế bào. Vi tảo sử dụng nguồn CO2 mà vi khuẩn tạo ra cho sự
sinh trưởng và phát triển đồng thời cung cấp oxy cho các vi khuẩn hiếu khí.
Hoạt động của ao nuôi ổn định phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường như
nhiệt độ, tốc độ gió, cường độ ánh sáng [69]. WSP thường được sử dụng rộng
rãi do sự đơn giản trong vận hành, thiết kế và chi phí hoạt động thấp [70, 71].
Ngoài ra, ao ổn định chất thải đặc biệt phù hợp với các nước ở khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới, bởi vì lượng mặt trời lớn hơn và nhiệt độ cao hơn góp
phần loại bỏ chất thải hiệu quả hơn. Hiện nay, WSP là phương pháp chọn lựa
đầu tiên để xử lý nước thải ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Châu Âu, WSP được
sử dụng rộng rãi cho các cộng đồng nông thôn nhỏ (những nơi có mật độ dân
24

số khoảng 2000 người dân). Nước thải từ các ao này thường được sử dụng
trong nông nghiệp [68]. Nhược điểm của WSP thường tạo ra bùn thải, một
phần sinh khối tảo thu được bị lắng xuống đáy và năng suất tảo thu được
không cao.
Hệ thống ao nuôi tảo tốc độ cao (High rate algal ponds – HRAPs)
thường được xây dựng theo dạng hình tròn, dạng đường đua và đặc trưng bởi
độ sâu nông từ 30-50 cm. Trong ao này, vi khuẩn dị dưỡng và vi tảo quang
hợp kết hợp cùng nhau để làm sạch nước thải mà còn tạo sinh khối tảo tối đa
dựa vào nguyên lý kéo dài pha quang hợp và rút ngắn pha hô hấp. Khi đó,
sinh khối vi tảo được tăng lên đáng kể đồng nghĩa với việc loại bỏ chất dinh
dưỡng (N, P) trong thời gian ngắn [71, 72]. Ao nông kết hợp sử dụng bánh
khuấy trộn của hệ thống nhằm mục đích cung cấp ánh sáng tốt hơn cho quá
trình quang hợp của vi tảo, do đó tối ưu hóa sự phát triển của chúng, ngăn
chặn sinh khối lắng. Trong quá trình quang hợp, vi tảo giải phóng oxi và được
vi khuẩn hiếu khí sử dụng để loại bỏ BOD trong nước thải [71]. Sản phẩm vi
tảo thu được từ phương pháp xử lý này có thể được sử dụng để làm thức ăn
cho gia súc, phân bón cây trồng hoặc nhiên liệu sinh học [73]. Bên cạnh đó,
so với ao nuôi tảo thông thường, hệ thống HARPs giúp loại bỏ mùi hôi và
sinh vật gây bệnh [71].
Ở khu vực Đông Nam Á, việc sản xuất vi tảo Chlorella spp. được thực
hiện trong các ao nuôi tảo tốc độ cao dạng hình tròn có trục trung tâm. Những
ao nuôi tảo này thường được xây dựng với độ sâu 25-30 cm, đường kính lên
đến 45 m và việc khuấy trộn được thực hiện bằng một trục quay. Ngoài ra, do
độ hòa tan thấp của CO2 trong khí quyển, CO2 được bổ sung vào trong nước
qua các hệ thống sục khí để làm tăng năng suất sinh khối tảo [70].
25

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nguồn nước thải đô thị:
Đặc điểm: Quận Cầu Giấy có diện tích 12.04 km2 với dân số tính đến
01/2018 là 269.637 người [74]. Trên địa bàn quận (khu vực dọc theo sông Tô
Lịch (thuộc phường Nghĩa Tân)) không có khu chế xuất, bệnh viện mà chỉ có
trường học, khu dân cư nên nước thải chủ yếu thải ra sông là nước thải sinh
hoạt, nước bể tự hoại, nước thải nhà hàng.
Nước thải được lấy trực tiếp tại điểm cuối cống thải (vĩ độ 21o1’35”,
kinh độ 105o47’52”) trước khi đổ vào sông Tô Lịch (chân cầu Yên Hòa,
phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Nguồn tảo giống:
Chlorella sp. sử dụng trong nghiên cứu này được phân lập từ nước hồ
Ngọc Khánh, Hà Nội bởi phòng Thủy sinh học Môi trường (Viện Công nghệ
Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Vi tảo này
được đưa vào nghiên cứu thử nghiệm vì chủng vi tảo này có nguồn gốc từ
nước hồ Ngọc Khánh, là nơi tiếp nhận nhiều nguồn nước thải sinh hoạt khác
nhau của khu dân cư, nhà hàng và trường học tương tự như sông Tô Lịch. Vì
vậy, môi trường nước thải đô thị Quận Cầu Giấy sẽ là thuận lợi cho Chlorella
sp. phát triển.

Hình 2.1: Chlorella phân lập từ hồ Ngọc Khánh, Hà Nội (Chlorella sp.)
(Nguồn: Phòng Thủy sinh học môi trường, Viện Công nghệ môi trường)
26

2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU


Nguyên vật liệu gồm hóa chất và dụng cụ thí nghiệm sử dụng trong
nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2 sau:
Bảng 2.1: Danh mục hóa chất

Độ tinh
STT Tên hóa chất Công thức phân tử Xuất xứ
khiết (%)

Hóa chất nuôi tảo

Trung
1 Sodium nitrate NaNO3 95
Quốc
Trung
2 Dipotassium phosphate K2HPO4 95
Quốc
Magnesium sulfate Trung
3 MgSO4·7H2O 95
heptahydrate Quốc
Trung
4 Calcium chloride dihydrate CaCl2·2H2O 95
Quốc
Trung
5 Citric acid C6H8O7 95
Quốc
Trung
6 Ferric ammonium citrate (NH4)5[Fe(C6H4O7)2] 95
Quốc
Disodium
Trung
7 ethylenediaminetetraacetate Na2EDTA·2H2O 95
Quốc
dihydrate
Trung
8 Sodium carbonate Na2CO3 95
Quốc
Trung
9 Boric acid H3BO3 98
Quốc
Manganese (II) chloride Trung
10 MnCl2·4H2O 98
tetrahydrate Quốc
Trung
11 Zinc sulfate heptahydrate ZnSO4·7H2O 98
Quốc
27

Trung
12 Sodium molybdate Na2MoO4·2H2O 98
Quốc
Trung
13 Copper sulfate pentahydrate CuSO4·5H2O 98
Quốc
Cobalt (II) nitrate Trung
14 Co(NO3)2·6H2O 98
hexahydrate Quốc

Hóa chất phân tích

15 Ammonium chloride NH4Cl 98 Sigma

16 Potassium iodide KI 98 Sigma

17 Mercury (II) iodide HgI2 98 Sigma

18 Sodium hydroxide NaOH 98 Sigma

Potassium sodium tartrate


19 KNaC4H4O6·4H2O 98 Sigma
tetrahydrate
Ethylenediaminetetraacetic
20 C10H16N2O8 98 Sigma
acid

21 Sulfanilic acid C6H7NO3S 98 Sigma

22 1-Naphthylamine C10H9N 98 Sigma

23 Sodium acetate C2H3NaO2 98 Sigma

24 Hydrochloric acid HCl 98 Sigma

25 Sodium nitrite NaNO2 98 Sigma

26 Di-ionized water H2O Sigma


28

27 Sodium salicylate C7H5NaO3 98 Sigma

28 Acetic acid CH3COOH 98 Sigma

29 Sulfuric acid H2SO4 98 Sigma

Potassium antimony (III)


30 K(SbO)C4H4O6·0.5H2O 98 Sigma
tartrate hydrate
Ammonium molybdate
31 (NH4)6Mo7O24·4 H2O 98 Sigma
tetrahydrate
Potassium dihydrogen
32 KH2PO4 98 Sigma
phosphate

33 Potassium dichromate K2Cr2O7 98 Sigma

34 Silver sulfate AgSO4 98 Sigma


29

Bảng 2.2: Danh mục dụng cụ - thiết bị thí nghiệm

STT Tên thiết bị Model /Thông số kĩ thuật Hãng

1 Cân phân tích JF2204 Labex – Anh

Mettler-Toledo, LLC,
2 Máy đo pH SG23
Thụy sỹ

3 Máy ly tâm Z206A Hermle, Đức

4 Máy siêu âm Ultrasonic Cleaner Anh

5 Máy Voltex ZX4 Velp, Ý

6 Nồi hấp tiệt trùng LS-75LJ Nanbei, Trung Quốc

7 Tủ sấy và tủ ấm Heraeus, Đức

8 Kính hiển vi BX51 OLYMPUS, Nhật Bản

9 Máy đo quang UV-Vis U-2900/2910 Shimazdu, Nhật Bản

Máy đo cường độ Tenmars Electronics


7 TM-204
ánh sáng CO., Ltd, Đài Loan

8 Đèn LED Rạng Đông, Việt Nam

9 Máy sục khí HP-400 Atman, Trung Quốc


30

Van điều chỉnh


10 Việt Nam
lưu lượng khí

Bình thủy tinh


11 1 L; 2 L; 3,5 L; 5 L SIMAX, Germany
dùng để nuôi cấy

12 Đầu lọc khí 0,22 μm Trung Quốc

13 Ống dây Silicon Trung Quốc

14 Giấy lọc Advantec Nhật/Đài loan

Giấy lọc Whatman


15 1,2 μm Anh
GF/C

25 mL, 50mL, 100 mL,


16 Ống đong Đức
1000 mL

17 Bình định mức 25 mL, 50 mL, 1000 mL Đức

18 Bình nón 50 mL, 250mL Đức

Việt Nhật Plastics Co.,


19 Thùng nhựa chữ nhật 50-100 L
Ltd, Việt Nam

2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


• Phạm vi không gian: Quy mô phòng thí nghiệm (hệ thí nghiệm 50L và
500L).
• Phạm vi thời gian: Từ tháng 03-05/2019
31

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.4.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa tài liệu
Thu thập và tham khảo các công bố trong và ngoài nước (bài báo, sách
chuyên khảo, báo cáo đề tài, dự án đã được thực hiện…) có nội dung liên
quan đến đề tài nhằm cập nhật một cách tốt nhất những nghiên cứu tiên tiến
liên quan đến lĩnh vực ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải.
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu
• Mẫu nước thải lấy phân tích: Nước thải được lấy và bảo quản theo
TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về chất lượng nước-lấy mẫu;
• Mẫu nước thải lấy nuôi tảo: Nước thải được lấy và đựng trong các can
nhựa có dung tích 20L, sau đó được vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm
Phân tích Ứng dụng, Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam). Nước thải sau khi lấy về được tiến hành lọc bằng vải lọc (NMO,
pore size 25 μm, Dong Chau Environmental Construction Co., Ltd, Vietnam)
để loại bỏ rác và hạt lơ lửng. Nước thải lọc được định mức vào các hệ thống
phản ứng và thực hiện cấy tảo giống ngay sau đó.

Hình 2.2: Thực nghiệm lấy nước thải (A), nước thải đô thị được lọc bằng túi
lọc trước khi dùng nuôi vi tảo Chlorella sp. (B)
32

2.4.3. Phương pháp thực nghiệm


Sơ đồ quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình sau:

Nuôi tảo giống trong môi trường BG-


11 trong bình tam giác 500 mL
+ Lấy mẫu nước thải
(thể tích 150 mL, ánh sáng 60 μmole E/
+ Phân tích đặc tính nước thải
m2/s, 150 vòng/phút, nhiệt độ 25-27 oC,
7-10 ngày)

Nuôi tảo trong nước thải đô thị trong


bình nhựa Việt Nhật
(thể tích 5 L, ánh sáng 60 μmole E/m2/
s, nhiệt độ 25-27 oC, tốc độ xục khí 0,2
vvm, 7-10 ngày)

Nuôi tảo trong nước thải đô thị trong


thùng nhựa Việt Nhật
(thể tích 50 L, ánh sáng tự nhiên và
nhiệt độ tự nhiên, 10 ngày)

Nuôi tảo trong nước thải đô thị trong hệ


nuôi mở 500 L
(thể tích 500 L, ánh sáng tự nhiên và
nhiệt độ tự nhiên, 14 ngày)

+ Thu hoạch tảo


+ Đánh giá năng suất sinh khối tảo
+ Đánh giá đặc tính nước thải sau xử lý

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu


33

• Tiền nuôi cấy vi tảo:


- Nguồn Chlorella sp. được nuôi cấy duy trì trong các bình tam giác 250
mL với thể tích làm việc 150 mL. Nhiệt độ trong quá trình nuôi cấy được duy
trì ở mức 25 – 27oC. Nguồn sáng là 2 bóng đèn huỳnh quang với cường độ
ánh sáng 60 µmol/m2/s, chu kỳ chiếu sáng là 16 giờ sáng/8 giờ tối. Các bình
tam giác chứa vi tảo Chlorella sp. được lắc liên tục với tốc độ 150 vòng/phút
(Hình 2.4-A) (03/2019).
Các hợp chất cần thiết để chuẩn bị cho 1L môi trường BG-11 (Blue –Green
Medium) - tiền nuôi cấy vi tảo Chlorella sp. được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.3: Thành phần môi trường nhân tạo BG-11 [75]

Thành phần Đơn vị (g/L)

NaNO3 1,5

K2HPO4 0,04

MgSO4·7H2O 0,075

CaCl2·2H2O 0,036
Citric acid 0,006

Ferric ammonium citrate 0,006

Na2EDTA·2H2O 0,001

Na2CO3 0,02

Hỗn hợp vi lượng-kim loại (mix A5) 1 mL/L


Hỗn hợp Mix A5 bao gồm: H3BO3, 2,86 g/L; MnCl2·4H2O, 1,81 g/L;
ZnSO4·7H2O, 0,222 g/L; Na2MoO4·2H2O, 0,39 g/L; CuSO4·5H2O, 0,079 g/L;
Co(NO3)2·6H2O, 0,049 g/L.
- Hút 50 mL vi tảo Chlorella sp. từ bình tảo giống (bình tam giác 250 mL)
cấy chuyển sang bình tam giác (loại bình 500 mL) đã chứa 150 mL môi
trường BG-11, sau đó cố định trên máy lắc (tốc độ lắc là 150 rpm). Mẫu vi tảo
34

sau khi nuôi cấy được chiếu sáng liên tục bằng đèn LED có cường độ 60
µmol/m2/s với nhiệt độ 25 – 27oC trong vòng một tuần đến khi đạt OD ≥ 0,4
(03/2019).
- Vi tảo Chlorella sp. trong bình 500 mL sau thời gian nuôi cấy nhất định
được chuyển sang bình nhựa trong suốt (loại 10 kg - Việt Nhật Plastics Co.,
Ltd) chứa 5 L nước thải đô thị đã lọc (không bổ sung dinh dưỡng) và tiến
hành nuôi sinh trưởng dưới ánh sáng 60 µmol/m 2/s (chu kỳ chiếu sáng 16
giờ/8 giờ, cấp bởi hệ đèn LED) ở nhiệt độ phòng, tốc độ sục khí là 0,2 vvm
với 1 đầu sục bằng máy sục khí bể cá (HP-400, Atman, Trung Quốc). Thí
nghiệm được tiến hành song song trên 2 hệ phản ứng từ 7 đến 10 ngày cho
đến khi mật độ quang (OD) ≥ 0,6 (Hình 2.4-B) (03/2019).
•Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng xử lý nước thải đô thị của vi tảo
Chlorella sp. quy mô 50L
- Tiếp theo, 5 L vi tảo nuôi cấy trong nước thải trên được cấy sang bể hình
chữ nhật (loại 55 L, dài × rộng × cao = 57,7 × 41,8 × 33 cm) chứa 45 L nước
thải và tiến hành sục khí ở tốc độ 0,2 vvm và với 2 đầu sục đặt ở 2 góc của bể
bằng máy sục khí bể cá (HP-400, Atman, Trung Quốc). Quá trình sinh trưởng
của vi tảo Chlorella sp. trong bể 50 L được thực hiện trong nhà kính ngoài
trời ở Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Hình
2.4-C). Thí nghiệm được tiến hành trên 2 bể song song trong tháng 04/2019.
35

(B)

(C)

Hình 2.4: Mô hình xử lý nước thải đô thị bằng vi tảo quy mô 50 L


Vi tảo Chlorella sp. được nuôi cấy và giữ giống trong các bình 100 mL (A),
250 mL; Nuôi cấy vi tảo Chlorella sp. trong nước thải đô thị ở bình 5 L (B);
Xử lý 50 L nước thải đô thị bằng vi tảo Chlorella sp. (C).
• Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng xử lý nước thải đô thị của vi tảo
Chlorella sp. quy mô 500L.
Vi tảo nuôi trong bể 50 L tiếp tục được cấy nước thải trong hệ thống bể
dài (2 bể dài – raceways) chứa 500 L nước thải đô thị đã lọc và không sử
dụng sục khí. Mực nước thải ở trong bể tối đa là 20-25 cm để đảm bảo ánh
sáng được phân bố và duy trì hiệu suất quang hợp tương đối đều cho vi tảo ở
tầng mặt và tầng đáy. Bánh khuấy được đặt ở giữa bể để tạo ra vận tốc dòng
nước (0,25 m/s). Sự phát triển của vi tảo Chlorella sp. được đảm bảo qua việc
khuấy trộn này, các tế bào vi tảo thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng, ngăn
ngừa sự lắng đọng của vi tảo/vi khuẩn và tăng cường sự khuếch tán các chất
36

dinh dưỡng qua lớp biên xung quanh các tế bào. Quá trình nuôi được thực
hiện trong nhà kính ngoài trời ở Viện Hóa học. Thí nghiệm được tiến hành
trên 2 hệ thống song song trong tháng 05/2019.
Kích thước và các yếu tố vận hành hệ thống bao gồm (Hình 2.3):
• Tên: Hệ thống bể dài
• Kích thước: dài × rộng × cao = 4 m × 1 m × 0,5 m
• Thể tích làm việc tối đa: 1,0 m3
• Thành phần: Khung làm bằng inox 304 (loại ống xuông 20×20), bao
đáy và xung quanh là inox 304 dạng tấm có độ dày 1,8 mm, tấm phân
dòng cũng làm bằng khung inox 304 (loại ống vuông 20×20) hàn với
inox 304 dạng tấm dày 1,8 mm. Cánh khuấy trục quay bằng inox 304
dày 2 mm, gồm 6 cánh đường kính 0,9 m và rộng 0,45 m. Motor của
Panasonic loại 1/160 có công suất 60W và tốc độ quay 10 vòng/phút.

4m

3m

Thanh phân dòng


1m

Bánh khuấy (A)


Motor
37

(B) (C)

Hình 2.5: Mô hình xử lý nước thải đô thị bằng vi tảo quy mô 500 L.
Mô hình 2D hệ thống mương mở nuôi vi tảo Chlorella sp. (A), Cấy tảo từ hệ
50 L sang hệ 500 L (B), Hệ thống thực 500 L nuôi vi tảo Chlorella sp. (C).
Ánh sáng được đo hàng ngày tại 3 thời điểm 8:00 -10:00h sáng, 12:00-
14:00h trưa và 16:00-17:00h chiều. Tại các khoảng thời gian tương tự trong
ngày tại các đợt thí nghiệm (12:00-14:00h, 02 ngày/lần), 300-500 mL hỗn hợp
vi tảo-nước thải được lấy ra; trong đó một lượng nhỏ thể tích (50 mL) sử dụng
để phân tích các chi tiêu OD, chlorophyll-a bởi máy đo quang phổ UV-Vis
2450 Shimadzu (Nhật Bản). Bên cạnh đó, hỗn hợp vi tảo-nước thải được lấy
vào ống effendorf (2 mL) có bổ sung các hóa chất bảo quản mẫu
(formandehyde 4%), mục đích xác định mật độ tế bào Chlorella sp. trên kính
hiển vi OLYMPUS BX51 (Nhật Bản). Hỗn hợp vi tảo-nước thải còn lại được
lọc chân không qua giấy lọc 0,45µm. Phần nước lọc được dùng để phân tích
các chỉ tiêu chất lượng nước bao gồm NO3-, NO2-, NH4+, PO43-, COD bởi máy
đo quang phổ U-2900/2910 (Hitachi, Tokyo, Nhật Bản). Các chỉ tiêu hiện
trường như nhiệt độ và pH được đo bằng máy Schott Lab 850 (Đức).
38

2.4.4. Phương pháp phân tích


2.4.4.1. Phương pháp phân tích chất lượng nước
Xác định NH4+ (mg/L): Theo TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Phương
pháp so màu với thuốc thử Nessler.
Xác định NO2- (mg/L): Theo TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) – Chất
lượng nước – Xác định nitrit – Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.
Xác định NO3- (mg/L): Theo TCVN 6180:1996 (ISO 7890/3:1988) – Chất
lượng nước – Xác định Nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit
sunfosalixylic.
Xác định PO43- (mg/L): Theo TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) – Chất
lượng nước – Xác định phốtpho – Phương pháp trắc phổ dùng amoni
molipdat.
Xác định nhu cầu oxi hóa hóa học COD (mg/L): Theo TCVN 6491:1999 (ISO
6060:1989); phương pháp Kalidicromat.
2.4.4.2. Phương pháp xác định mật độ vi tảo
Các dụng cụ để xác định mật độ vi tảo bao gồm: Kính hiển vi
OLYMPUS BX51 (Nhật Bản), buồng đếm Sedgewick – Rafter (Vương quốc
Anh) và lamen.
Số lượng tế bào trong 1 mL mẫu được tính theo công thức sau:
M = A 103  h

Trong đó:
M: Mật độ
A: Tổng số tế bào trong cả buồng đếm (hay tổng số tế bào trong 1
mL mẫu)
h: Hệ số pha loãng
Đối với một số loài vi tảo có khả năng chuyển động, trước khi đếm mẫu
cần được cố định bằng dung dịch formandehyde 4%.
39

2.4.4.3. Phương pháp xác định nồng độ tổng sinh khối


Sinh khối trong hệ phản ứng bao gồm tảo và vi sinh vật. Nồng độ sinh
khối được xác định bằng phương pháp trọng lượng theo công thức sau:
m1 -m0
C= ×100
V
Trong đó:
C: là nồng độ sinh khối (g/L)
m1 và m0: là khối lượng giấy lọc 0,45 μm (sấy ở 105oC trong 48h)
sau và trước khi lọc tảo (g)
V: là thể tích hỗn hợp tảo nước thải lấy lọc
Mật độ quang của hỗn hợp tảo trong nước thải được đo tại bước sóng 680 nm
trên máy đo quang phổ UV-VIS 2450 Shimadzu (Nhật Bản) và được chuyển
đổi sang khối lượng khô của sinh khối thông qua hàm số:
Csinh khối = 0,5043 × OD680 nm – 0,0268 (R2 = 0,995)
(tuyến tính trong khoảng OD = 0,054 – 1,2)
2.4.4.4. Phương pháp xác định hàm lượng Chlorophyll-a và b
Chlorophyll (Chất diệp lục) trong thực vật là rất quan trọng cho sự tồn
tại của chúng trong tự nhiên, cần thiết cho quá trình quang hợp. Chlorophyll
hấp thụ năng lượng ánh sáng, sau đó chuyển thành năng lượng hóa học và
thường được tìm thấy trong các loài vi tảo quang hợp [76]. Vì vậy, hàm lượng
sắc tố chlorophyll-a và b được xác định theo phương pháp đo quang phổ ở các
bước sóng tương ứng được mô tả theo công thức của Lorezen (1967). Để xác
định hàm lượng sắc tố chlorophyll-a và b, 20 mL mẫu (hỗn hợp vi tảo-nước
thải) tại các thời điểm lấy mẫu thí nghiệm được lọc bằng giấy lọc sợi thủy
tinh 47 mm GF/C sau đó đem chiết bằng axeton (90%). Dung dịch sau khi
chiết được đo ở 2 bước sóng 665nm và 750 nm trên máy đo quang phổ UV-
VIS 2450 Shimadzu (Nhật Bản). Axít hóa mẫu bằng 2 giọt HCl và đo độ hấp
thụ ở 2 bước sóng 665nm và 750 nm trên máy đo quang phổ UV-VIS 2450
Shimadzu (Nhật Bản) một lần nữa.
40

Hàm lượng chlorophyll-a và b được tính theo công thức sau:


Chlorophyll -a và b (µg/L) = [26,7 × (Anab – Aab) × Vacetone]/Vmẫu
Trong đó:
Anab: Mật độ quang của dịch chiết đo tại bước sóng 665nm và 750
nm trước khi xử lý với axit
Aab: Mật độ quang của dịch chiết đo tại bước sóng 665nm và 750
nm sau khi xử lý với axit
Vacetone: Thể tích aceton xử lý mẫu
Vmẫu: Thể tích mẫu lọc (L)
2.4.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả
• Đặc tính của nước thải sau khi xử lý:
Đặc tính của nước thải sau khi xử lý thông qua:
QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về
nước thải sinh hoạt với giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm khi xả
ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
41

• Hiệu suất loại bỏ dinh dưỡng:


Hiệu suất xử lý được tính theo công thức sau:
Ct
H = (1- )×100 (4)
C0

Trong đó:
H: Hiệu suất xử lý dinh dưỡng
Co: Nồng độ chất ô nhiễm đo tại thời điểm t0 (ngày)
Ct: Nồng độ chất ô nhiễm đo tại thời điểm t (ngày)

• Sự sinh trưởng và phát triển của tảo


Thông qua đo mật độ tế bào vi tảo, mật độ quang OD và hàm lượng
chlorophyll-a.
PAC sẽ được thêm vào làm chất trợ lắng, keo vi tảo trong nước thải sau
thời gian xử lý ở các hệ thí nghiệm. Hóa chất PAC được thêm vào theo tỷ lệ
0,05g PAC/L hỗn hợp vi tảo-nước thải; sau đó khuấy đều chờ vi tảo lắng, có
thể điều chỉnh pH bằng cách thêm NaOH để tăng tốc độ lắng.
• Hiệu suất thu hoạch được tính theo công thức:
A ah
E = (1- )×100
Ah

Trong đó: E là hiệu suất thu hoạch (%)


Ah là nồng độ vi tảo tại thời điểm dừng nuôi trước thu hoạch (g/L)
Aah là nồng độ vi tảo sau khi thu hoạch
• Năng suất vi tảo theo diện tích bề mặt thiết bị và thời gian nuôi cấy
được tính theo công thức:
m
P=
S×t
42

Trong đó:
P là năng suất vi tảo tính theo diện tích bề mặt (g/m2/ngày)
m là sinh khối khô thu hoạch được (g)
S là diện tích bề mặt của thiết bị nuôi (m2)
t là thời gian nuôi vi tảo (ngày)
2.4.4.6. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả
• Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích được thực hiện 2 lần và giá trị
trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn;
• Phần mềm sử dụng xử lý số liệu: Ms Excel (2016).
43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng PO43--P, NH4+-N cao hơn từ 1,1-
2,4 lần so với giá trị cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) (PO43--P
cao gấp 1,1-1,5 lần; NH4+-N cao gấp 1,9-2,4 lần) về nước thải khi xả ra nguồn
tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Trong khi đó vi tảo
có thể hấp thụ lượng lớn nitơ và phốtpho một cách có hiệu quả từ chất thải
cho quá trình tăng trưởng của chúng. Theo nghiên cứu của Beuckels và cộng
sự (2015), hàm lượng N và P trong sinh khối vi tảo Chlorella dao động trong
khoảng 5,0-10,1% và 0,5-1,3% [77]. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra
rằng, vi tảo có xu hướng tiêu thụ amoni nhiều hơn nitrat, nitrit do sự tiêu thụ
này không đòi hỏi nhiều năng lượng và tiêu thụ nitrat chỉ xảy ra khi amoni
được tiêu thụ hoàn toàn [78, 79]. Do đó với nồng độ cao amoni cao (18,59 –
23,70 mg/L) trong nước thải đầu vào của nghiên cứu này có thể coi là một lợi
thế cho sự sinh trưởng của tảo. Ngoài ra, tỉ lệ N/P có ảnh hưởng lớn đến việc
loại bỏ TN và TP và cho năng suất sinh khối vi tảo với giá trị thay đổi từ 5
đến 30 tùy vào điều kiện sinh thái trong nước thải [62]. Do vậy, tỉ lệ N/P có
giá trị dao động từ 2,86-5,22 của nước thải sử dụng trong nghiên cứu này
thuộc khoảng phù hợp cho sự phát triển của vi tảo.
Vi tảo và các vi sinh vật khác trong nước thải (như nấm, vi khuẩn) hình
thành nên sự cộng sinh, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình sống.
Vi tảo cung cấp O2 và dinh dưỡng cho vi sinh vật; trong khi đó vi sinh vật
cung cấp CO2 và các yếu tố kích thích tăng trưởng thông qua quá trình oxy
hóa các chất hữu cơ phức tạp và tiêu thụ các chất khác được sản xuất bởi vi
tảo cũng như phân hủy tế bào tảo chết [13, 80]. Như vậy, qua các kết quả
phân tích cho thấy, nước thải đô thị chưa qua xử lý tại quận Cầu Giấy (Hà
Nội) đáp ứng sinh trưởng và phát triển của vi tảo Chlorella sp.
44

Bảng 3.1: Đặc tính nước thải đầu vào sử dụng trong nghiên cứu

QCVN 14:2008
Thông số Đơn vị Giá trị /BTNMT
Cột B
pH - 7,12-8,30 5–9
BOD5 (20oC) mg/L - 50
COD mg/L 157,24-175,34 -
Amoni mg/L 18,59-23,70 10
Nitrat mg/L 0,053-0,088 50
Nitrit mg/L 0,021-0,594 -
Phốt phát mg/L 10,94-15,504 10
Tỉ lệ N/P - 2,86-5,22 -
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn Quốc gia về nước thải sinh hoạt; Cột B quy định giá
trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt.

3.2. DIỄN BIẾN CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG


Các thí nghiệm về xử lý nước thải được diễn ra vào mùa hè nên nhiệt
độ luôn dao động ở mức cao (>25oC). Cụ thể, đối với quy mô xử lý 50 L,
(nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm duy trì trong khoảng từ 26,0±0,5 -
30,8±0,4oC trong đó nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận vào ngày thứ 4 và cao
nhất vào ngày thứ 10 của thí nghiệm (Bảng 3.2). Đối với quy mô xử lý 500 L,
trong 14 ngày thí nghiệm, nhiệt độ trung bình là 29,3±0,5oC. Trong đó, nhiệt
độ cao nhất được ghi nhận vào ngày thứ 2 là 32,7±0,1 oC và nhiệt độ thấp
nhất là 26,4±0,5oC (ngày thứ 8 và ngày thứ 12) (Bảng 3.2). Theo Cassidy và
cộng sự (2011) khoảng nhiệt độ để Chlorella vulgaris phát triển với tốc độ tối
đa từ 25 đến 30oC [81]. Do vậy, thí nghiệm trên các hệ phản ứng mở quy mô
50 L và 500 L nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của vi
tảo.
Giá trị pH thu được trong quá trình xử lý nước thải bởi vi tảo Chlorella
sp. dao động trong khoảng từ 7,12±0,22 đến 9,64±0,16 (đạt mức tối đa vào
45

ngày thứ 8 của thí nghiệm) đối với hệ 50 L và từ 8,30±0,21 đến 10,09±0,10
(đạt mức tối đa vào ngày thứ 6 của thí nghiệm) đối với hệ 500 L. Sử dụng vi
tảo để xử lý nước thải ngoài mục đích làm giảm chất ô nhiễm còn tạo nên
nguồn sinh khối có giá trị do quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng
trong nước thải. Vì vậy, trong giai đoạn vi tảo phát triển và ổn định trong môi
trường, giá trị pH có sự thay đổi đáng kể, tăng từ 8,31±0,05 đến 9,64±0,16 (từ
ngày thí nghiệm thứ 2 đến ngày thứ 8 đối với hệ 50 L) và dao động trong
khoảng từ 9,11±0,14 đến 10,09±0,10 (tại các ngày thí nghiệm thứ 4 đến ngày
thứ 10 đối với hệ 500 L). Nguyên nhân pH tăng do trong quá trình tăng
trưởng, phát triển của vi tảo góp phần tăng tỷ lệ tiêu thụ CO2 và cacbon vô cơ;
sự thay đổi này trong hệ thống cân bằng hóa học của CO2, CO32-, OH-; trong
đó, CO2 kết hợp với nước tạo thành H2CO3 phân ly thành HCO3- và H+. Quá
trình tăng trưởng của vi tảo dẫn đến lượng CO32- tăng và CO2 giảm, dẫn đến
tăng OH- [82, 83]. Giá trị pH tăng được thể hiện qua phương trình cân bằng
hóa học sau:
2HCO3- CO32- + H2O + CO2
CO32- + H2O HCO3- + OH-
Sự bay hơi amoniac cũng như khả năng loại bỏ hoàn toàn phốtphát xảy
ra khi pH trên 9,5 [84]. Ngoài ra, khi pH tăng cao sẽ giúp tiêu diệt các mầm
bệnh của vi khuẩn [70].
Cường độ ánh sáng ở các hệ nuôi tảo 50 L và 500 L dao động khoảng
từ 1040±300 đến 12200±1670 lux trong khoảng thời gian từ 08:00-10:00h; từ
5970±280 đến 59050±2000 lux trong khoảng thời gian từ 12:00-14:00h và từ
992±236 đến 4520±230 lux trong khoảng thời gian từ 16:00-17:00h. Đối với
hệ nuôi tảo 50 L, cường độ ánh sáng đạt giá trị cao nhất là 59050±2000 lux
(12:00-14:00h) (ngày thứ 8 thí nghiệm) và đạt giá thấp nhất là 1500±210 lux
(16:00-17:00h) (ngày thứ 4 thí nghiệm). Tương tự đối với hệ 500 L, cường độ
ánh sáng đạt giá trị cao nhất là 54250±5350 lux (12:00-14:00h) (ngày thứ 2
thí nghiệm), đạt giá trị thấp nhất là 992±236 lux (16:00h-17:00h) (ngày thứ 12
thí nghiệm). Cường độ ánh sáng trung bình trong khoảng thời gian từ 8:00-
10:00h cao hơn khoảng thời gian 16:00-17:00h tại các hệ do thí nghiệm được
46

thực hiện vào mùa mưa (tháng 4, tháng 5); và đối với mùa này buổi chiều
thường có nhiều mây, xuất hiện mưa, do vậy ngăn cản ánh sáng chiếu xuống
[85].
47

Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ nước, pH và cường độ ánh sáng đến sự sinh trưởng của Chlorella sp. nuôi trong hệ 50 L
và 500 L

Nhiệt độ (oC) pH Ánh sáng (lux)


Ngày
thí 50 L 500 L
nghiệm 50 L 500 L 50 L 500 L
8h-9h 12h-13h 16h-17h 8h-9h 12h-13h 16h-17h

0 30,7±0,1 31,0±0,2 7,12±0,22 8,30±0,21 7140±160 56400±1230 3680±290 11300±4700 48500±2510 4050±150

2 29,7±0,1 32,7±0,1 8,31±0,05 8,38±0,17 6730±230 49500±2100 2340±210 12200±1670 54250±5350 4520±230

4 26,0±0,5 30,7±0,5 7,25±0,08 9,69±0,23 5330±200 10430±1600 1500±210 3280±540 47900±2900 3750±120

6 28,3±0,2 30,2±0,7 8,09±0,16 10,09±0,10 2410±110 54300±3760 2080±160 4810±210 34000±2460 1150±190

8 30,6±0,5 26,4±0,4 9,64±0,16 9,11±0,14 7930±170 59050±2000 4040±190 3260±240 35600±3400 3550±360

10 30,8±0,2 28,2±0,1 8,30±0,20 9,34±0,22 7160±250 59000±1840 3560±350 1440±530 14830±3680 1330±90

12 26,4±0,6 9,00±0,18 2220±310 5970±280 992±236

14 30,1±0,4 8,87±0,14 1040±300 34900±2700 4360±520


48

3.3. SINH TRƯỞNG CỦA CHLORELLA SP. NUÔI TRONG HỆ PHẢN


ỨNG 50 L VÀ DIỄN BIẾN CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Sự sinh trưởng, phát triển của vi tảo Chlorella sp. trong nước thải đô thị
được đánh giá thông qua đo mật độ quang OD, chlorophyll-a và xác định mật
độ tảo, nồng độ sinh khối trong thời gian theo dõi thí nghiệm (Bảng 3.3). Sự
biến động về mật độ quang tương tự với mật độ tế bào vi tảo và tăng theo
từng ngày của thí nghiệm được diễn ra theo 2 giai đoạn: thích nghi và tăng
trưởng. Giai đoạn thích nghi kéo dài trong 4 ngày đầu, mật độ vi tảo tăng 2,1
lần (từ 929.000±236 lên 1.955.000±875 tb/mL). Giai đoạn tăng trưởng diễn ra
từ ngày thứ 4 cho đến khi kết thúc thí nghiệm (ngày thứ 10) ghi nhận sự thay
đổi đáng kể của tế bào vi tảo (tăng 2,9 lần từ 1.955.000±875 lên đến
5.855.800±576 tb/mL).
Bảng 3.3: Các thông số tăng trưởng của Chlorella sp. nuôi trong hệ phản ứng
quy mô 50 L (n=2)
Mật độ quang Mật độ Nồng độ sinh
Ngày thí nghiệm
(OD680nm) (tb/mL) khối (g/L)
0 0,202±0,016 929.000±236 0,101±0.034

2 0,352±0,008 1.619.000±568 0,176±0.012

4 0,425±0,008 1.955.000±875 0,213±0.031

6 0,702±0,029 3.229.000±584 0,351±0.023

8 1,080±0,031 4.968.000±624 0,543±0.019

10 1,273±0,010 5.855.800±576 0,637±0.022


Csinh khối = 0.5043×OD680 nm - 0.0268 (R2 = 0.995) (g/L)
(OD680 nm là mật độ quang của hỗn hợp tảo trong nước thải đo tại bước sóng 680 nm)
tb: Tế bào
Quá trình thích nghi, sinh trưởng, phát triển của vi tảo làm tăng tốc độ
tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải như N, P với hàm lượng amoni,
phốtphát giảm đáng kể, cụ thể NH4+ giảm 21,9 lần (từ 23,7 mg/L giảm xuống
49

1,08±0,17 mg/L), PO43- giảm đến 456 lần (từ 15,504 mg/L giảm xuống
0,034±0,016 mg/L). Ngoài ra hàm lượng COD cũng giảm 3,82 lần (từ 157,24
mg/L giảm xuống 41,12±6 mg/L) (Hình 3.1-A, B, E). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Wang và cộng sự (2012) khi cho rằng sự phát triển của vi
tảo Chlorella sp. phụ thuộc vào phần lớn các chất dinh dưỡng có trong nước
thải chủ yếu là các chất dinh dưỡng về amoni và phốtpho [34]. Trong đó,
phốtpho là chất dinh dưỡng chính và cần thiết nhất cho sự tăng trưởng của vi
tảo và được vi tảo sử dụng để tổng hợp axit nucleic, phốtpholipid và các phản
ứng liên quan đến phân chia tế bào [82]. Tuy nhiên, đối với hàm lượng các
hợp chất dinh dưỡng khác của nitơ như NO2- và NO3- vẫn đạt giá trị cao (NO2-
tăng 904 lần từ 0,021 mg/L lên đến 18,99±2,22 mg/L và NO3- tăng 13,9 lần từ
0,088 mg/L lên 1,231±0,108 mg/L và) sau 2 đến 6 ngày thí nghiệm. Nồng độ
nitrat đã bắt đầu giảm sau ngày thứ 6 cho đến khi kết thúc thí nghiệm, cụ thể
NO3- giảm 3,03 lần (từ 0,722±0,15 mg/L giảm xuống 0,238±0,077 mg/L).
Tương tự, nồng độ nitrit bắt đầu giảm sau ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 10 của
thí nghiệm với hàm lượng NO2- từ 9,64±1,34 mg/L giảm xuống 1,526±0,23
mg/L (giảm 6,3 lần) (Hình 3.1-C, D). Điều này phù hợp với các nghiên cứu
của He J.P. và cộng sự (2013) khi chỉ ra rằng vi tảo dễ dàng sử dụng NH4+-N
hơn khi NH4+-N và NO3--N cùng tồn tại trong môi trường, do các enzyme cần
thiết cho khử nitrat bị vô hiệu hóa bởi sự đồng hóa amoni [61].

200 (A)

150
COD (mg/L)

100

50

0
0 2 4 6 8 10 12
Thời gian (ngày)
50

25 (B)
20
NH₄⁺-N (mg/L)
15

10

0
0 2 4 6 8 10 12
Thời gian (ngày)
25 (C)
20
NO₂¯-N (mg/L)

15

10

0
0 2 4 6 8 10 12
Thời gian (ngày)

1.6 (D)
NO₃¯-N (mg/L)

1.2

0.8

0.4

0
0 2 4 6 8 10 12
Thời gian (ngày)
Hình 3.1: Diễn biến thông số dinh dưỡng trong quá trình xử lý nước thải trên
hệ phản ứng quy mô 50 L (n=2)
COD (A); NH4+-N (B); NO2--N (C); NO3--N; (D); PO43--P (E).
51

3.4. SINH TRƯỞNG CỦA CHLORELLA SP. NUÔI TRONG HỆ PHẢN


ỨNG 500 L VÀ DIỄN BIẾN THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Xu hướng biến động của mật độ quang OD, nồng độ sinh khối,
Chlorophyll-a và b, mật độ tế bào được thể hiện trong Bảng 3.4. Trong các
ngày đầu thí nghiệm, mật độ quang có xu hướng tăng dần và đạt giá trị cao
nhất vào ngày thứ 8 là 1,281±0,029 (Abs) sau đó giảm dần từ ngày thứ 10 cho
đến khi kết thúc thí nghiệm (0,607±0,022 (Abs) ngày thứ 14). Sự biến thiên
về hàm lượng Chlorophyll-a và b tương tự với mật độ quang OD và nồng độ
sinh khối, trong đó hàm lượng Chlorophyll-a và b cũng tăng nhanh trong giai
đoạn đầu thí nghiệm và đạt mức tối đa vào ngày thứ 8 (2346,93±77,6 µg/L)
và giảm dần ngay sau đó. Kết thúc thí nghiệm (ngày thứ 14), hàm lượng
Chlorophyll a và b đạt 1463,16±80,2 µg/L (tăng 39,02 lần so với ban đầu và
giảm 1,6 lần so với thời điểm cực đại) (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Các thông số tăng trưởng của Chlorella sp. nuôi trong hệ phản ứng
quy mô 500 L (n=2)

Thời Nồng độ sinh Chlorophyll a


Mật độ quang Mật độ
gian khối và b
(OD680nm) (tb/mL)
(ngày) (g/L) (µg/L)
0 0,128±0,017 560.000±180 0,064±0,01 37,50±3,6
2 0,122±0,016 600.000±240 0,061±0,011 509,97±35,8
4 0,437±0,037 1.080.000±432 0,219±0,001 1460,49±91,9
6 0,798±0,024 1.856.000±532 0,399±0,004 2316,23±136,7
8 1,281±0,029 1.844.000±620 0,641±0.05 2346,93±77,6
10 0,806±0,093 2.164.000±474 0,403±0,03 1483,19±145,8
12 0,761±0,017 1.540.000±460 0,381±0,008 1360,37±92,1
14 0,607±0,022 772.000±450 0,303±0,006 1463,16±80,2
Csinh khối = 0.5043×OD680 nm - 0.0268 (R2 = 0.995) (g/L)
(OD680 nm là mật độ quang của hỗn hợp tảo trong nước thải đo tại bước sóng 680 nm)
tb: Tế bào
52

Dựa trên các giá trị tính toán về mật độ cho thấy quá trình sinh trưởng
của vi tảo diễn ra theo 4 giai đoạn: thích nghi, tăng trưởng nhanh, cân bằng và
suy tàn. Giai đoạn thích nghi diễn ra trong 2 ngày đầu thí nghiệm, mật độ vi
tảo tăng từ 560.000±180 lên 600.000±240 tb/mL. So với quy mô 50L thì giai
đoạn thích nghi trong hệ này ngắn hơn do vi tảo được đưa vào sử dụng thuộc
giai đoạn đang phát triển, đồng thời Chlorella sp. có tốc độ sinh sản nhanh.
Giai đoạn tăng trưởng nhanh kéo dài từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6, ghi nhận
sự thay đổi đáng kể mật độ tế bào từ 600.000±240 lên đến 1.856.000±532
tb/mL (tăng 3,09 lần). Giai đoạn cân bằng diễn ra trong 4 ngày tiếp theo với
mật độ vi tảo không có sự thay đổi nhiều, dao động trong khoảng từ 1,8×106
đến 2,1×106 tb/mL. Sau ngày thứ 10 cho đến khi kết thúc thí nghiệm (ngày thứ
14) là giai đoạn suy tàn với mật độ vi tảo giảm từ 1,4 đến 2,8 lần so với mật
độ tại giá trị cực đại (ngày thứ 8), tuy nhiên vẫn cao hơn từ 1,37 đến 2,75 lần
so với mật độ ban đầu) (Bảng 3.4). Nguyên nhân dẫn đến mật độ giảm trong
các ngày cuối của thí nghiệm là do lượng các chất dinh dưỡng N, P cần cho
sự phát triển của vi tảo trong nước thải đô thị đã bị suy giảm dẫn đến hiện
tượng thiếu dinh dưỡng cục bộ gây chết tế bào.
Tương tự với quy mô 50 L, nồng độ chất dinh dưỡng N, P và nhu cầu
oxy hóa học (COD) cũng thay đổi đáng kể khi trong suốt quá trình thí
nghiệm, cụ thể: COD giảm 4,4 lần so với nồng độ ban đầu (từ 175,34 mg/L
giảm xuống 39,45±6,11 mg/L), NH4+ giảm 21,84 lần (từ 18,59 mg/L giảm
xuống 0,851±0,118 mg/L), PO43- gần như đã được tiêu thụ toàn bộ trong 14
ngày thí nghiệm (Hình 3.2-A, B, E). Trong khi đó, nồng độ nitrat, nitrit cũng
có xu hướng tăng lên trong một vài ngày đầu, cụ thể trong 2 ngày đầu tiên
hàm lượng NO3- tăng lên 8,3 lần (từ 0,053 mg/L lên 0,44±0,035 mg/L), NO2-
tăng lên 25,37 lần (từ 0,594 mg/L lên 15,068±1,28 mg/L) sau đó giảm dần
cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cụ thể, từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 10,
nồng độ NO3- giảm 5,3 lần (từ 0,306±0,05 mg/L giảm xuống 0,057±0,027
mg/L) và nồng độ NO2- giảm 9,47 lần (từ ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 10) (từ
8,236±1,281 mg/L giảm xuống 0,87±0,25 mg/L). Mặc dù nồng độ nitrat, nitrit
giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao so với nồng độ đầu vào. Tuy nhiên, trong
hai ngày cuối của thí nghiệm, nồng độ NO3- và NO2- đã giảm từ 1,3 đến 66 lần
53

so với nồng độ ban đầu (từ 0,053±0,014 mg/L giảm xuống 0,04±0,025 mg/L
đối với NO3- và từ 0,594±0,127 mg/l giảm xuống 0,009±0,002 mg/L đối với
NO2-) (Hình 3.2-C, D).

200 (A)
150
COD (mg/L)

100

50

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Thời gian (ngày)
20
(B)
NH₄⁺-N (mg/L)

15

10

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Thời gian (ngày)
54

20
(C)
NO₂--N (mg/L)
15

10

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Thời gian (ngày)

0.6
(D)
NO₃¯-N (mg/L)

0.4

0.2

0
0 2
6 4
8 10 12 14 16
Thời gian (ngày)
Hình 3.2: Diễn biến thông số dinh dưỡng trong quá trình xử lý nước thải trên
hệ phản ứng quy mô 500 L (n=2)
COD (A); NH4+-N (B); NO2--N (C); NO3--N (D); PO43--P (E).
3.5. HIỆU SUẤT LOẠI BỎ DINH DƯỠNG N, P VÀ CHẤT HỮU CƠ
TRONG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BỞI CHLORELLA SP. NUÔI TRONG HAI
HỆ 50 L VÀ 500 L
Đối với hệ 50 L, hàm lượng NH4+ giảm dần theo các ngày thí nghiệm
và hiệu suất xử lý đạt 95,44±3,75% (Hình 3.3-A). Đối với hệ 500 L, mặc dù
thời gian xử lý dài hơn (14 ngày) nhưng giá trị NH4+ có xu hướng thay đổi
tương tự so với hệ 50 L. Cụ thể, hàm lượng NH4+ giảm từ 18,59 mg/L xuống
còn 0,851 mg/L, hiệu suất xử lý đạt 95,42±2,27% (Hình 3.3-B). Đáng lưu ý
55

là trong 4 ngày đầu thí nghiệm của cả 2 hệ nuôi, hiệu suất xử lý của NH4+ đều
trên 94% (94,21±2,39% đối với hệ 50 L; 95,08±2,50% đối với hệ 500 L) và
đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) (Hình 3.3, Bảng 3.5). Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của He và cộng sự (2013) về việc sử dụng vi tảo
Chlorella loại bỏ hơn 95% amoni trong nước thải đô thị sau 8 ngày xử lý và
một lần nữa khẳng định sự phát triển tốt của loài vi tảo này trong môi trường
có chứa nhiều NH4+ [61]. Theo kết quả nghiên cứu của Kim và cộng sự
(2014) về khả năng loại bỏ chất dinh dưỡng trong nước thải đô thị sử dụng
hỗn hợp tảo Chlorella sp.và Scenedesmus sp. bằng ao nuôi tảo tốc độ cao
(HRAP) quy mô 100L cho thấy hiệu suất xử lý amoniac là 100% (trong 8
ngày thí nghiệm), cao hơn từ 4,56 đến 4,58% đối với quy mô 50 L và 500 L
trong nghiên cứu này [86].
Hàm lượng PO43- cũng có xu hướng diễn biến tương đồng với NH4+.
Đối với hệ 50 L, đến ngày xử lý thứ 2, hàm lượng PO43- chỉ còn là 1,07 mg/L
so với ngày đầu là 15,50 mg/L (giảm 14,49 lần), hiệu suất xử lý đạt 93,09%
(Hình 3.1-E, 3.3-A). Tương tự, đối với hệ 500 L, hàm lượng PO43- trong nước
thải cũng được loại bỏ khá nhanh trong 2 ngày đầu từ 10,94 mg/L giảm xuống
còn 1,54±0,17 mg/L (giảm 7,1 lần) và hiệu suất xử lý đạt 85,94±4,30%. Như
vậy, trong 2 ngày đầu thí nghiệm, giá trị PO43- có được ở cả hai hệ xử lý đều
đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) (Bảng 3.5). Hiệu suất xử lý phốt phát
cho cả quá trình đạt đạt 99,78% (hệ 50 L) và 100% (hệ 500 L) (Hình 3.3).
Qua kết quả này có thể thấy vi tảo Chlorella sp. loại bỏ phốtphat rất tốt trong
nước thải đô thị. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Delgadillo-
Mirquez và cộng sự (2016) khi chỉ ra rằng phốtphát đã được loại bỏ hoàn toàn
khỏi môi trường sau 100-150 giờ nuôi cấy liên tục và đạt hiệu từ 70 đến 95%
trong điều kiện mùa hè. Quá trình loại bỏ phốtphát thông qua các cơ chế khác
nhau bắt đầu bằng sự hấp thụ lên bề mặt tế bào vi tảo, sau đó một phần là sự
đồng hóa sinh khối bởi các ion phốtphát và một phần là kết tủa hóa học [84].
Hàm lượng COD trong nước thải đô thị giảm mạnh từ 3,82 đến 4,44 lần
trong thời gian thí nghiệm của 2 hệ thống 50 L và 500 L. Đối với quy mô xử
lý nước thải hệ 50 L, trong 2 ngày đầu thí nghiệm, hàm lượng COD đã giảm
56

từ 157,24 mg/L xuống còn 118,20±18 mg/L (Hình 3.1-A). Hiệu suất xử lý
COD trong 2 ngày đầu tiên là 24,83±1,36%. Trong 4 ngày tiếp theo (từ ngày
thứ 4 đến ngày thứ 8), lượng COD tiếp tục giảm (88,22±10 mg/L xuống còn
57,35±9 mg/L) và hiệu suất xử lý COD đến cuối ngày thứ 8 là 63,53±3,18%.
Hiệu quả loại bỏ COD trong cả quá trình nuôi trong Chlorella sp. ngày đạt
73,85±3,69% (Hình 3.3-A) (tương ứng với ngày thứ 10 của thí nghiệm với
41,12±6 mg/L COD). Đối với quy mô xử lý 500 L nước thải, lượng COD
giảm từ 175,34 mg/L xuống còn 148,46±15 mg/L (giảm 1,118 lần) trong 2
ngày đầu của thí nghiệm, hiệu suất xử lý là 15,33±0,77% và đã đạt QCVN 14-
MT:2015/BTNMT (cột B1) (Hình 3.3-B, Bảng 3.5). Hiệu suất loại bỏ COD
trong cả quá trình đạt 77,50±3,88% với COD đầu ra sau 14 ngày xử lý là
39,45±5 mg/L (Hình 3.3-B). So sánh với kết quả nghiên cứu của Kim và
cộng sự (2014) khi sử dụng hỗn hợp vi tảo Chlorella sp.và Scenedesmus sp.
xử lý nước thải đô thị trong ao nuôi tảo tốc độ cao HRAP (quy mô 100 L) với
hiệu suất loại bỏ COD là 63,59±8,58%, thấp hơn từ 1,68-5,33% so với hiệu
suất loại bỏ COD trong nghiên cứu này [86].
57

Hình 3.1: Hiệu suất xử lý COD, NH4+-N và PO43--P bởi Chlorella sp. nuôi
trong hai hệ phản ứng 50 L (A) và 500 L (B) (n=2)
Nồng độ NO3-, NO2- không có sự thay đổi tương đồng với nồng độ
NH4+ và PO43-. Đối với hệ 50 L, tại ngày thứ 10 của thí nghiệm, nồng độ NO3-
có giá trị là 0,238±0,077 mg/L (tăng 2,7 lần so với nồng độ ban đầu). Tương
tự đối với hàm lượng NO2- có giá trị 1,526±0,23 mg/L vào ngày cuối của thí
nghiệm (tăng 72,67 lần so với nồng độ ban đầu). Như vậy, trong hệ xử lý quy
mô 50 L vẫn chưa xử lý được các muối NO3- và NO2- (Hình 3.1-C, D).
Tương tự đối với hệ 50 L, nồng độ NO3- và NO2- ở quy mô xử lý 500 L
tăng lên trong 4 ngày đầu thí nghiệm, tuy nhiên từ ngày thứ 6 cho đến khi kết
thúc thí nghiệm, nồng độ nitrat và nitrit bắt đầu giảm. Kết quả nồng độ NO3-
đo được trong nước thải ở ngày 14 (ngày kết thúc thí nghiệm) là 0,03±0,005
mg/L (giảm 1,8 lần so với nồng độ NO3- ban đầu). Tương tự, nồng độ NO2- tại
thứ 14 của thí nghiệm, nồng độ NO2- là 0,017±0,004 mg/L (giảm 34,94 lần so
với nồng độ NO2- ban đầu) (Hình 3.2-C, D). Hiệu suất xử lý NO3-, NO2- quy
mô 500 L nước thải lần lượt là 43,37±3,49 và 93,14±2,40%. Điều đó cho thấy
vi tảo Chlorella sp. đã xử lý được dinh dưỡng NO3-, NO2- ở quy mô 500 L.
Hàm lượng nitrat, nitrit trong các ngày đầu của thí nghiệm quy mô 50 L và
500 L đều tăng so với ban đầu là do trong quá trình oxy hóa hiếu khí, vi
58

khuẩn nitrat hóa chuyển đổi amoniac thành các ion nitrit và và oxy hóa nitrit
thành ion nitrat. Quá trình anoxic giúp loại bỏ nitrat dưới dạng khí nitơ thông
qua khử nitrat hóa được thể hiện qua 4 bước sau:
NO3- NO2- NO N2O N2 …
Do vậy, hàm lượng nitrat, nitrit cao hơn trong môi trường hiếu khí là kết quả
của việc loại bỏ amoniac [18, 86].
Bảng 3.5: So sánh hiện trạng nước thải đô thị sau xử lý bởi Chlorella sp. trên
hệ 50 L và 500 L theo QCVN 14: 2008/BTNMT

Giá trị cho phép của các QCVN 14: Nhận xét
Thông số thông số ô nhiễm sau xử lý 2008/BTNMT (Đạt/
50 L 500 L Cột B Không đạt)

pH 8,30±0,20 8,87±0,14 5–9 Đạt

COD (mg/L) 41,12 39,45 - -

NH4+-N
1,08 0,851 10 Đạt
(mg/L)

NO2--N
1,526 0,017 - -
(mg/L)

NO3--N
0,238 0,03 50 Đạt
(mg/L)

PO43--P
0,034 <0,001 10 Đạt
(mg/L)

Một số công trình nghiên cứu về sử dụng vi tảo Chlorella sp. trong xử
lý các loại nước thải khác nhau như nước thải công nghiệp, nước thải đô thị,
nước thải ao nuôi trồng thủy sản ở quy mô lớn được so sánh và tổng kết trong
Bảng 3.6. Đối với nước thải từ ao nuôi cá tra thâm canh trong các ô nuôi
500L, hiệu suất xử lý phốtpho dạng PO43- và nitơ dạng NH4+ và NO3- lần lượt
là 70 và 80% trong 11 ngày thí nghiệm [66]. Khi xử lý nước thải đô thị bởi
59

hỗn hợp vi tảo Chlorella sp.và Scenedesmus sp. bằng hệ thống ao mương mở
tốc độ cao HRAP (là thiết bị được dung phổ biến trong xử lý nước thải bằng
vi tảo) 100 L hiệu suất xử lý N, P và COD đã đạt tương ứng là 92,68%,
82,65% và 85,44% chỉ sau 2 ngày nuôi cấy [86]. Trong khi đó, hiệu suất loại
bỏ N, P, và COD từ nước thải dệt may bởi Chlorella sp.chỉ đạt 45,13%,
33,25% và 62,27% sau 12 ngày xử lý trên HRAP 40 L [87]. Kết quả này có
thể là do trong thành phần nước thải chứa nhiều hóa chất nhuộm độc hại gây
ức chế cho sự phát triển của vi tảo, khả năng đồng hóa, tiêu thụ các chất ô
nhiễm dạng N, P, và C. Tương tự, hiệu suất xử lý nước thải sau bể tự hoại bởi
Chlorella vulgaris chỉ đạt tương ứng 57,36% và 52,5% trong 10 ngày xử lý
trên HRAP 1200 L. Do trong nước thải bể tự hoại thường chứa N (NH 4-N:
33,065 mg/L) và P (PO43: 29,055 mg/L) khá cao, vì vậy để loại bỏ hai chất ô
nhiễm này cần tăng thời gian nuôi là cần thiết để tăng hiệu suất xử lý N, P
[72].
60

Bảng 3.6: So sánh khả năng loại bỏ chất dinh dưỡng N, P và COD bởi các loài vi tảo Chlorella sp. nuôi trong các
nguồn nước thải khác nhau
Nitơ Phốtpho COD
Thời Nồng Tài liệu
Nguồn nước Hệ thống Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ
Giống tảo gian Hiệu suất Hiệu suất độ đầu Hiệu suất tham
thải xử lý đầu vào đầu ra đầu vào đầu ra đầu vào
xử lý xử lý (%) xử lý (%) ra xử lý (%) khảo
(mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L)
(mg/L)
NH4-N: NH4-N:
Mương NH4-N: PO43-:
10 1,08±0,17 95,42±3,7 PO43-: 99,78±0,0 73,85±3,6 Nghiên
Chlorella sp. Nước thải đô thị mở 23,70 0,034±0,01 157,24 41,12±6
ngày 5 15,504 4 9 cứu này
(50 L) 6
NH4-N: NH4-N:
0,851 95,42±2,7
NH4-N:
NO3-N: 7
18,59
Mương 0,03 NO3-N:
14 NO3-N: PO43-: PO43-: Nghiên
Chlorella sp. Nước thải đô thị mở NO2-N: 43,39±3,4 100 175,34 39,45±5 77,5±3,88
ngày 0,053 10,94 <0,001 cứu này
(500 L) 0,017 9
NO2-N:
NO2-N:
0,594
97,14±2,4
0
Mương NH4+-N:
Nước thải ao mở 11 81,65 PO43-:
Chlorella sp. - - - - [66]
nuôi cá tra (500 L) ngày NO3--N: >70
>80
Mương T(N):
Chlorella sp.và Nước thải thành 2 T(N): T(P): T(P): 109,60 16,03
mở 44,79 92,68 82,65 85,44 [86]
Scenedesmus sp. phố ngày 3,28 ppm 4,69 0,79 ppm ppm
(100 L) ppm
Mương
Nước thải dệt 12 (NH4-N) (NH4-N) 45,13±0,4 PO43--P PO43--P 33,25±0,5 270,33±2,5 102±2,6 62,27±0,7
Chlorella sp. mở [87]
may ngày 6,50±0,10 3,57±0,06 5 7,14±0,04 4,76±0,02 3 2 5 1
(40 L)
Mương (NH4-N): PO43-:
Chlorella Nước thải sau bể 10 (NH4-N): PO43-:
mở 33,065±0, 57,36 29,055±1,3 52,5 252±4 - >90 [72]
vulgaris tự hoại ngày 14,1 13,8
(1200 L) 08 1
61

3.6. THU HOẠCH SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤT SINH KHỐI


3.6.1. Thu hoạch sinh khối
Thu hoạch vi tảo là một bước quan trọng trong xử lý nước thải bởi tiềm
năng sinh khối của chúng dùng cho các ứng dụng sản xuất nhiên liệu xăng,
dầu và khí sinh học. Ngoài ra, sinh khối vi tảo cũng là nguồn thức ăn giàu
protein bổ sung trong nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) và chăn nuôi (lợn, gà,
động vật nhai lại). Trong sinh khối vi tảo thường chứa hàm lượng nitơ cao
(10% chất khô), phốtpho (1% chất khô) và vi chất dinh dưỡng. Vì vậy, lượng
sinh khối thu hoạch sau quá trình xử lý nước thải được tái chế thành các loại
phân bón sinh học, điều này sẽ làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch,
giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất phân bón vô cơ [88]. Nước
thải sau khi xử lý và để lắng vi tảo được xả trực tiếp ra môi trường và tái sử
dụng làm nguồn nước thứ cấp để tưới cây, chữa cháy...[68]. Thu hoạch tối đa
vi tảo phát triển trong nước thải sẽ ngăn chặn sự ô nhiễm thứ cấp. Do khi xả
thải nước chứa vi tảo có thể làm bùng phát trở lại chúng trong môi trường,
gây ra ô nhiễm hữu cơ. Vì vậy, nước thải đô thị sau khi đạt chỉ tiêu xả thải
theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) cần tiến hành dừng việc nuôi cấy và
thực hiện quá trình thu hoạch.
Các phương pháp thu hoạch như ly tâm, lọc tuy cho hiệu suất cao
nhưng đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, mất nhiều năng lượng và thường phù hợp
đối với vi tảo dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm.
Phương pháp keo tụ sử dụng PAC được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước
thải sinh hoạt ở các nước tiên tiến do thời gian keo tụ nhanh, hiệu quả lắng
cao và ít làm biến động pH của nước. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Mai và
cộng sự (2019) khi sử dụng PAC với nồng độ thích hợp để thu hoạch vi tảo
Chlorella sorokiniana nuôi trong nước thải đô thị cho hiệu suất trên 99%
trong thời gian lắng 30 phút [89]. Do vậy, trong nghiên cứu này sử dụng
phương pháp keo tụ với PAC để thu hoạch vi tảo Chlorella sp. qua các bước
thu hoạch được thực hiện như sau (Hình 3.4):
62

• Hỗn hợp vi tảo-nước thải sau quá trình xử lý được vào 2 thùng chứa
hình trụ (dung tích 250 L/thùng) đối với hệ xử lý nước thải dạng bể dài
500L (Hình 3.4A-B); hệ xử lý 50L được sử dụng trực tiếp để thu hoạch
tảo.
• Tiếp theo, cho PAC vào các thùng chứa và hệ xử lý (lượng PAC tối ưu
là 0,05g/L đối với Chlorella sp., do vậy với hỗn hợp vi tảo-nước thải có
thể tích là 50L và 500L thì lượng PAC cần cho vào là 2,5g và 25g
PAC).
• Sau đó, tiến hành khuấy trộn đều trong 5-10 phút để PAC tan hết và để
lắng từ 0,5 – 1 giờ (Hình 3.4C-D).
• Vi tảo sau khi lắng xuống đáy ta tiến hành dùng bơm để bơm phần
nước trong ở trên mặt thùng ra môi trường, phần vi tảo còn lại lọc qua
túi NMO (kích thước lỗ (pore size) 25 μm, Dong Chau Environmental
Construction Co., Ltd, Vietnam) để giữ lại sinh khối vi tảo trong túi
lọc.
• Sinh khối vi tảo sau khi thu hoạch được bảo quản bằng cách sấy khô
hoặc bảo quản lạnh tùy thuộc vào mục đích sử dụng (Hình 3.4E).
• Hiệu suất thu hoạch tảo thu được là 99,4%
63

(A) (B)

(C) (D)

(E)

Hình 3.4: Các bước thu hoạch sinh khối vi tảo-vi sinh vật
Nước thải sau khi đạt chỉ tiêu đầu ra được bơm vào thùng chứa (A); Hỗn hợp
vi tảo-nước thải khi chưa cho PAC (B); Hỗn hợp vi tảo-nước thải khi cho
PAC và để lắng (C); Nước trên mặt thùng được bơm ra ngoài (D); Vi tảo
thành phẩm sau khi lắng và lọc (E).
64

3.6.2. Năng suất sinh khối


Sinh khối được thu hoạch bằng phương pháp đông keo tụ với hóa chất
PAC vì vậy một lượng PAC sẽ keo tụ và kết dính với sinh khối. Do vậy, sinh
khối thu được không phải là là duy nhất. Năng suất sinh khối được tính theo
nồng độ sinh khối cực đại đo được tương ứng với thời gian nuôi tại đó nồng
độ sinh khối cực đại đạt được. Năng suất sinh khối của hỗn hợp Chlorella sp.-
vi sinh vật nuôi trên hệ thống 50 L và 500 L đạt giá trị lần lượt là 12,3±1,45
g/m2/ngày và 10,6±0,97 g/m2/ngày (Bảng 3.7). Năng suất sinh khối đạt được
trên hệ nuôi 500L thấp hơn so với hệ 50 L là do ở hệ nuôi này, thể tích nước
thải lớn sẽ làm tăng hiệu ứng che và hấp thụ ánh sáng và làm giảm tốc độ
quang hợp của tảo, dẫn đến giảm nồng độ sinh khối và năng suất sinh khối.
Tuy nhiên, năng suất sinh khối này đạt được tương đương với từ 4,4-11,5
g/m2/ngày đối với hỗn hợp tảo-vi sinh vật khi nuôi trong nước thải trên hệ
thống mương mở tốc độ cao không bổ sung CO2 [88], tương đương 5,9
g/m2/ngày khi sử dụng hỗn hợp này nuôi trong mương mở (thể tích 950 L) sử
dụng nước thải dệt nhuộm và nước thải đô thị làm nguồn dinh dưỡng [90] và
tương đương từ 8,04-10,36 g/m2/ngày trong 500 L nước thải dệt nhuộm trên
hệ thống mương mở với chiều sâu nước thải là 18 cm [91]. Ngoài ra, năng
suất sinh khối đạt được của hỗn hợp Chlorella sp.-vi sinh vật trong nghiên
cứu này thấp hơn 22,9 g/m2/ngày của Scenedesmus sp. nuôi chế độ bán tự
động trong 30% nước thải của quá trình phân hủy yếm khí trên mương mở với
chiều sâu 15 cm và bổ sung CO2 [92].
65

Bảng 3.7: Tổng hợp năng suất sinh khối của hỗn hợp vi tảo-vi sinh vật nuôi
trên hệ thống mương mở

Năng suất sinh


Nguồn khối Tài liệu
Vi tảo Hệ nuôi
nước thải tham khảo
(g/m2/ngày)

Chlorella sp.-vi Hệ mở Nước thải Nghiên cứu


12,3±1,45
sinh vậta 50 L đô thị này

Chlorella sp.-vi Mương Nước thải Nghiên cứu


10,6±0,97
sinh vậta mở 500 L đô thị này

Mương
Vi tảo-vi sinh Nước thải
mở tốc độ 4,4 - 11,5 [88]
vậta đô thị
cao

Hỗn hợp
nước thải
Mương
Hỗn hợp vi tảoa dệt nhuộm 5,9 [90]
mở
và nước thải
đô thị

Mương Nước thải


Hỗn hợp vi tảoa 8,04 - 10,36 [91]
mở dệt nhuộm

Nước thải
sau quá
Mương trình phân
Scenedesmus sp.b 22,9 [92]
mở hủy yếm khí
của nước
thải đô thị
a
Không bổ sung CO2
b
Bổ sung CO2 từ nguồn ngoài
66

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. KẾT LUẬN
- Nước thải đô thị Hà Nội lấy từ cống nước thải tại quận Cầu Giấy (Hà
Nội) chưa qua xử lý có hàm lượng chủ yếu là NH4+-N: 18,59 - 23,696 mg/L;
NO3--N: 0,053 - 0,088 mg/L; NO2--N: 0,021-0,594; PO43-P: 10,94 - 15,504
mg/L; COD: 157,24 - 175,34 mg/L.
- Đối với quy mô thí nghiệm 50L, hiệu suất loại bỏ COD, PO43- và NH4+-
N lần lượt là 73,85±3,69%, 99,78±0,04% và 95,44±3,75% trong 10 ngày xử
lý và đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B).
- Đối với quy mô thí nghiệm 500L, hiệu suất loại bỏ COD, PO43- và
NH4+-N lần lượt là 77,50±3,88%, 100% và 95,42±2,27% trong 14 ngày xử lý
và đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B).
- Năng suất sinh khối tính hai hệ nuôi 50 L và 500 L là 12,3±1,45
g/m2/ngày và 10,6±0,97 g/m2/ngày.
67

4.2. KIẾN NGHỊ


- Đề tài xử lý nước thải đô thị trên hệ phản ứng mở chỉ tập trung nghiên
cứu hiệu suất loại bỏ chất dinh dưỡng N, P và chất hữu cơ; còn để ngỏ nghiên
cứu đối với việc loại bỏ TSS, coliform và kim loại nặng. Vì vậy, nên có
những nghiên cứu chuyên sâu hơn, kết hợp với các hệ thống/công nghệ xử lý
khác để hoàn thiện quy trình.
- Các thí nghiệm trong đề tài nghiên cứu được tiến hành ngoài trời (các
yếu tố như pH, nhiệt độ không được kiểm soát) và vào mùa hè (thời điểm có
nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng của mặt trời dài nhất trong năm). Tuy
nhiên, để hệ thống xử lý được liên tục, tuần hoàn cần có thêm các thí nghiệm
vào các mùa khác trong năm (thời điểm có nhiệt độ thấp, ánh sáng mặt trời
yếu, thời gian chiếu sáng ngắn) để so sánh nhằm bổ sung nguồn sáng, nhiệt độ
sao cho hiệu quả xử lý nước thải cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
- Ngoài ra, trong nghiên cứu này chưa bàn luận đến sự tích lũy kim loại
nặng trong sinh khối vi tảo sau xử lý để tận thu nguồn sinh khối này một cách
hợp lý và có hiệu quả. Bổ sung CO2 từ nguồn bên ngoài để tăng năng suất
sinh khối cũng chưa được nghiên cứu.
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lương, Đ.P., 2007, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh
học, Giáo dục, p.
2. Trần, H.N., Quá trình vi sinh vật trong công trình cấp thoát nước.
1996, Khoa học kỹ thuật.
3. Nhân, T.V. and N.T. Nga, 2002, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, p.
4. Sơn, L.V., 2008, Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải, ĐH Kỹ thuật
Công nghệ khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, Tp. HCM, p.
5. Nguyễn, X.N., Nước thải và công nghệ xử lý nước thải (Nước thải sinh
hoạt, nước thải thành phố, nước thải công nghiệp và thương mại).
2003.
6. Sức, N.V., 2012, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Đại học
Quốc gia TP. HCM, p.
7. trường, B.T.n.v.M., Báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia năm
2017 Chuyên đề: Quản lý chất thải. 2017.
8. Hanh, L.D., et al., 2016, Đánh giá chất lượng nước sông liên quan đến
ô nhiễm mùi của một số sông nội đô thành phố Hà Nội, VNU Journal
of Science: Earth and Environmental Sciences, 32 (1S), p.
9. Nguyễn, T.N.Q., Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước phục vụ quy
hoạch Hệ thống xử lý nước thải sông Tô Lịch-Đoạn từ Hoàng Quốc
Việt đến Ngã Tư Sở. 2012.
10. Tran, T.V.N. and H.S. Tran, 2011, The application of A/O-MBR
system for domestic wastewater treatment in Hanoi, Journal of
Vietnamese Environment, 1 (1), p. 19-24.
11. Lê, V.C., Xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Phốtpho. 2007, Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ.
12. Tiến, D.Đ. and V. Hành, 1997, Tảo nước ngọt Việt Nam–phân loại bộ
tảo lục (Chlorococcales), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, p.
13. Unnithan, V.V., A. Unc, and G.B. Smith, 2014, Mini-review: a priori
considerations for bacteria–algae interactions in algal biofuel systems
receiving municipal wastewaters, Algal Research, 4 p. 35-40.
14. Ngọc, T.S., H.T.N.H. và Phạm, and T.T. Ngân, 2017, Khả năng phát
triển của tảo Chlorella sp.trong điều kiện dị dưỡng, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, p. 127-132.
15. Kim, Đ.Đ., et al., Công nghệ sản xuất và ứng dụng vi tảo. 2018, Sách
chuyên khảo tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
16. Richmond, A., 2008, Handbook of microalgal culture: biotechnology
and applied phycology, John Wiley & Sons, p.
17. Daliry, S., et al., 2017, Investigation of optimal condition for Chlorella
vulgaris microalgae growth, p.
69

18. Jia, H. and Q. Yuan, 2016, Removal of nitrogen from wastewater using
microalgae and microalgae–bacteria consortia, Cogent Environmental
Science, 2 (1), p. 1275089.
19. Yeh, K.L., J.S. Chang, and W.m. chen, 2010, Effect of light supply and
carbon source on cell growth and cellular composition of a newly
isolated microalga Chlorella vulgaris ESP‐31, Engineering in Life
Sciences, 10 (3), p. 201-208.
20. Hu, Q., Environmental effects on cell composition in Handbook of
Microalgal Culture: Biotechnology and Applied Phycology (Richmond,
A., ed.). 2004, Oxford: Blackwell Science Ltd. p. 83-89.
21. Yeh, K.L. and J.S. Chang, 2011, Nitrogen starvation strategies and
photobioreactor design for enhancing lipid content and lipid production
of a newly isolated microalga Chlorella vulgaris ESP‐31: implications
for biofuels, Biotechnology Journal, 6 (11), p. 1358-1366.
22. Khalil, Z.I., et al., 2010, Effect of pH on growth and biochemical
responses of Dunaliella bardawil and Chlorella ellipsoidea, World
Journal of Microbiology and Biotechnology, 26 (7), p. 1225-1231.
23. Liang, Z., et al., 2013, Efficiency assessment and pH effect in removing
nitrogen and phosphorus by algae-bacteria combined system of
Chlorella vulgaris and Bacillus licheniformis, Chemosphere, 92 (10), p.
1383-1389.
24. Kumar, A., et al., 2010, Enhanced CO2 fixation and biofuel production
via microalgae: recent developments and future directions, Trends in
biotechnology, 28 (7), p. 371-380.
25. Yan, C., et al., 2013, Effects of various LED light wavelengths and
intensities on the performance of purifying synthetic domestic sewage
by microalgae at different influent C/N ratios, Ecological engineering,
51 p. 24-32.
26. Kong, W., et al., 2011, The characteristics of biomass production, lipid
accumulation and chlorophyll biosynthesis of Chlorella vulgaris under
mixotrophic cultivation, African Journal of Biotechnology, 10 (55), p.
11620-11630.
27. Juneja, A., R.M. Ceballos, and G.S. Murthy, 2013, Effects of
environmental factors and nutrient availability on the biochemical
composition of algae for biofuels production: a review, Energies, 6 (9),
p. 4607-4638.
28. Fujita, R.M., P.A. Wheeler, and R.L. Edwards, 1988, Metabolic
regulation of ammonium uptake by ulva rigida (Chlorophyta): a
compartmental analysis of the rate‐limiting step for uptake, Journal of
Phycology, 24 (4), p. 560-566.
70

29. Vergara, J.J., K.T. Bird, and F. Niell, 1995, Nitrogen assimilation
following NH4+ pulses in the red alga Gracilariopsis lemaneiformis:
effect on C metabolism, Marine Ecology Progress Series, 122 p. 253-
263.
30. Shifrin, N.S. and S.W. Chisholm, 1981, Phytoplankton lipids:
interspecific differences and effects of nitrate, silicate and light‐dark
cycles, Journal of phycology, 17 (4), p. 374-384.
31. Stephenson, A.L., et al., 2010, Influence of nitrogen-limitation regime
on the production by Chlorella vulgaris of lipids for biodiesel
feedstocks, Biofuels, 1 (1), p. 47-58.
32. Round, F.E., 1984, The ecology of algae, CUP Archive, p.
33. Chu, F.-F., et al., 2013, Phosphorus plays an important role in
enhancing biodiesel productivity of Chlorella vulgaris under nitrogen
deficiency, Bioresource technology, 134 p. 341-346.
34. Wang, C., et al., 2013, Nitrogen and phosphorus removal from
municipal wastewater by the green alga Chlorella sp, Journal of
Environmental Biology, 34 (2 suppl), p. 421.
35. Borchardt, J.A. and H.S. Azad, 1968, Biological extraction of nutrients,
Journal (Water Pollution Control Federation), p. 1739-1754.
36. Tsuzuki, M., et al., 1990, Effects of CO2 concentration during growth
on fatty acid composition in microalgae, Plant physiology, 93 (3), p.
851-856.
37. Gordillo, F.J., et al., 1998, Effects of increased atmospheric CO2 and N
supply on photosynthesis, growth and cell composition of the
cyanobacterium Spirulina platensis (Arthrospira), Journal of Applied
Phycology, 10 (5), p. 461.
38. Terry, N. and J. Abadía, 1986, Function of iron in chloroplasts, Journal
of Plant Nutrition, 9 (3-7), p. 609-646.
39. Liu, Z.-Y., G.-C. Wang, and B.-C. Zhou, 2008, Effect of iron on
growth and lipid accumulation in Chlorella vulgaris, Bioresource
technology, 99 (11), p. 4717-4722.
40. Kobayashi, M., T. Kakizono, and S. Nagai, 1993, Enhanced carotenoid
biosynthesis by oxidative stress in acetate-induced cyst cells of a green
unicellular alga, Haematococcus pluvialis, Appl. Environ. Microbiol.,
59 (3), p. 867-873.
41. Stefels, J. and M.A. van Leeuwe, 1998, Effects of iron and light stress
on the biochemical composition of Antarctic Phaeocystis
sp.(Prymnesiophyceae). I. Intracellular DMSP concentrations, Journal
of Phycology, 34 (3), p. 486-495.
42. Kennish, M., 1992, Ecology of Estuaries. Anthropogenic effects. CRC.
Press, Inc., Boca Raton F, 1 p.
71

43. Campanella, L., et al., 2001, An algal biosensor for the monitoring of
water toxicity in estuarine environments, Water Research, 35 (1), p. 69-
76.
44. Bhalamurugan, G.L., O. Valerie, and L. Mark, 2018, Valuable
bioproducts obtained from microalgal biomass and their commercial
applications: A review, Environmental Engineering Research, 23 (3),
p. 229-241.
45. Spolaore, P., et al., 2006, Commercial applications of microalgae,
Journal of bioscience and bioengineering, 101 (2), p. 87-96.
46. Kang, H., et al., 2013, Effect of various forms of dietary Chlorella
supplementation on growth performance, immune characteristics, and
intestinal microflora population of broiler chickens, Journal of Applied
Poultry Research, 22 (1), p. 100-108.
47. Zheng, L., et al., 2012, The dietary effects of fermented Chlorella
vulgaris (CBT®) on production performance, liver lipids and intestinal
microflora in laying hens, Asian-Australasian journal of animal
sciences, 25 (2), p. 261.
48. Kotrbáček, V., et al., 2013, Retention of carotenoids in egg yolks of
laying hens supplemented with heterotrophic Chlorella, Czech Journal
of Animal Science, 58 (5), p. 193-200.
49. Chader, S., et al., 2011, Biodiesel production using Chlorella
sorokiniana a green microalga, Revue des Energies Renouvelables, 14
(1), p. 21-26.
50. Mondal, M., et al., 2017, Production of biodiesel from microalgae
through biological carbon capture: a review, 3 Biotech, 7 (2), p. 99.
51. Anand, P., et al., 2015, Production of algae biofertilizers for rice crop
(Oryza sativa) to safe human health & environment as a supplement to
the chemical fertilizers, J. Sci, 5 p. 13-15.
52. Faheed, F.A. and Z. Abd-El Fattah, 2008, Effect of Chlorella vulgaris
as bio-fertilizer on growth parameters and metabolic aspects of lettuce
plant, J Agric Soc Sci, 4 p. 165-169.
53. Dineshkumar, R., et al., 2019, The impact of using microalgae as
biofertilizer in maize (Zea mays L.), Waste and Biomass Valorization,
10 (5), p. 1101-1110.
54. Arora, N., S. Agarwal, and R. Murthy, 2012, Latest technology
advances in cosmaceuticals, International Journal of Pharmaceutical
Sciences and Drug Research, 4 (3), p. 168-182.
55. Wang, H.-M.D., et al., 2015, Exploring the potential of using algae in
cosmetics, Bioresource technology, 184 p. 355-362.
72

56. Fabrowska, J., et al., 2015, Biomass and extracts of algae as material
for cosmetics, Marine Algae Extracts: Processes, Products, and
Applications, p. 681-706.
57. T, A., B. G, and M.E. G, 2016, The Role of algae in pharmaceutical
development, Journal of Pharmaceutics and Nanotechnology, 4 p. 82-
89.
58. Abedin, R.M. and H.M. Taha, 2008, Antibacterial and antifungal
activity of cyanobacteria and green microalgae. Evaluation of medium
components by Plackett-Burman design for antimicrobial activity of
Spirulina platensis, Global Journal of Biotechnology and Biochemistry,
3 (1), p. 22-31.
59. Santhosh, S., R. Dhandapani, and N. Hemalatha, 2016, Bioactive
compounds from Microalgae and its different applications-a review,
Advances in Applied Science Research, 7 (4), p. 153-158.
60. Ariede, M.B., et al., 2017, Cosmetic attributes of algae-A review, Algal
research, 25 p. 483-487.
61. He, P., et al., 2013, The combined effect of bacteria and Chlorella
vulgaris on the treatment of municipal wastewaters, Bioresource
technology, 146 p. 562-568.
62. Choi, H.J. and S.M. Lee, 2015, Effect of the N/P ratio on biomass
productivity and nutrient removal from municipal wastewater,
Bioprocess and biosystems engineering, 38 (4), p. 761-766.
63. Wang, L., et al., 2010, Cultivation of green algae Chlorella sp. in
different wastewaters from municipal wastewater treatment plant,
Applied biochemistry and biotechnology, 162 (4), p. 1174-1186.
64. Lv, J., et al., 2018, Nutrients removal from undiluted cattle farm
wastewater by the two-stage process of microalgae-based wastewater
treatment, Bioresource technology, 264 p. 311-318.
65. Võ Thị Kiều, T., et al., 2012, Ứng dụng tảo Chlorella sp.và Daphnia
sp. lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau
xử lý bằng UASB, p.
66. Bắc, T.C., et al., 2015, Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra để nuôi sinh
khối tảo Chlorella sp, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, p.
90-96.
67. El-Kassas, H.Y. and L.A. Mohamed, 2014, Bioremediation of the
textile waste effluent by Chlorella vulgaris, The Egyptian Journal of
Aquatic Research, 40 (3), p. 301-308.
68. Asadi, P., H.A. Rad, and F. Qaderi, 2019, Comparison of Chlorella
vulgaris and Chlorella sorokiniana pa. 91 in post treatment of dairy
wastewater treatment plant effluents, Environmental Science and
Pollution Research, 26 (28), p. 29473-29489.
73

69. Al-Hashimi, M.A.I. and H.T. Hussain, 2013, Stabilization pond for
wastewater treatment, European Scientific Journal, 9 (14), p.
70. Molazadeh, M., et al., 2019, The use of microalgae for coupling
wastewater treatment with CO2 biofixation, Frontiers in bioengineering
and biotechnology, 7 p.
71. Mishra, N. and N. Mishra, 2017, Utilization of microalgae for
integrated biomass production and phycoremediation of wastewater,
Journal of Algal Biomass Utilization, 8 (4), p. 95-105.
72. Hoàng, T.M., Mô hình hóa mô phỏng hệ thống xử lý nước thải giàu
dinh dưỡng bằng tảo Chlorella vulgaris. 2016, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
73. Santhanam, N., 2009, Oilgae guide to algae-based wastewater
treatment, Tamilnadu: Home of Algal Energy, p.
74. https://caugiay.hanoi.gov.vn/, p.
75. Andersen, R.A., 2005, Algal culturing techniques, Elsevier, p.
76. Ramaraj, R., D.D. Tsai, and P.H. Chen, 2013, Chlorophyll is not
accurate measurement for algal biomass, p.
77. Beuckels, A., E. Smolders, and K. Muylaert, 2015, Nitrogen
availability influences phosphorus removal in microalgae-based
wastewater treatment, Water research, 77 p. 98-106.
78. Cai, T., S.Y. Park, and Y. Li, 2013, Nutrient recovery from wastewater
streams by microalgae: status and prospects, Renewable and
Sustainable Energy Reviews, 19 p. 360-369.
79. Maestrini, S.Y., et al., 1986, Ammonium thresholds for simultaneous
uptake of ammonium and nitrate by oyster-pond algae, Journal of
experimental marine Biology and Ecology, 102 (1), p. 75-98.
80. Sheng, G.-P., H.-Q. Yu, and X.-Y. Li, 2010, Extracellular polymeric
substances (EPS) of microbial aggregates in biological wastewater
treatment systems: a review, Biotechnology advances, 28 (6), p. 882-
894.
81. Cassidy, K.O., Evaluating Alagal Growth at Different Temperatures.
2011, University of Kentucky.
82. Salgueiro, J., et al., 2016, Bioremediation of wastewater using
Chlorella vulgaris microalgae: Phosphorus and organic matter,
International Journal of Environmental Research, 10 (3), p. 465-470.
83. Zhao, Y., et al., 2016, Ability of different microalgae species in
synthetic high‐strength wastewater treatment and potential lipid
production, Journal of Chemical Technology & Biotechnology, 91 (11),
p. 2888-2895.
74

84. Delgadillo-Mirquez, L., et al., 2016, Nitrogen and phosphate removal


from wastewater with a mixed microalgae and bacteria culture,
Biotechnology Reports, 11 p. 18-26.
85. Ngọc, T.S. and P.T.T. Ngân, 2014, Khả năng nuôi sinh khối tảo
nannochloropsis oculata trong các hệ thống khác nhau, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, p. 63-69.
86. Kim, B.-H., et al., 2014, Nutrient removal and biofuel production in
high rate algal pond using real municipal wastewater, J. Microbiol.
Biotechnol, 24 (8), p. 1123-1132.
87. Lim, S.-L., W.-L. Chu, and S.-M. Phang, 2010, Use of Chlorella
vulgaris for bioremediation of textile wastewater, Bioresource
technology, 101 (19), p. 7314-7322.
88. Craggs, R., et al., 2011, Algal biofuels from wastewater treatment high
rate algal ponds, Water Science and Technology, 63 (4), p. 660-665.
89. Thị Mai, P., et al., 2019, Nghiên cứu các phương pháp thu hoạch tảo
Chlorella sorokiniana và Scenedesmus acuminatus nuôi trong nước
thải đô thị, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (52), p. 79.
90. Chinnasamy, S., et al., 2010, Biomass and bioenergy production
potential of microalgae consortium in open and closed bioreactors
using untreated carpet industry effluent as growth medium, Bioresource
Technology, 101 (17), p. 6751-6760.
91. Chinnasamy, S., et al., 2010, Microalgae cultivation in a wastewater
dominated by carpet mill effluents for biofuel applications, Bioresource
technology, 101 (9), p. 3097-3105.
92. Jebali, A., et al., 2018, Pilot-scale outdoor production of Scenedesmus
sp. in raceways using flue gases and centrate from anaerobic digestion
as the sole culture medium, Bioresource technology, 262 p. 1-8.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh nguồn nước thải đô thị chưa qua xử lý đổ trực tiếp
xuống sông Tô Lịch

Phụ lục 2: Hình ảnh đi lấy mẫu nước thải

You might also like