You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA: MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
Môn: ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI
NGUY CƠ RỦI RO CỦA ETHYLENE OXIDE (EO) CÓ
TRONG THỰC PHẨM ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Thị Thanh Tuyết - 2100243 Lê Thị Hà - 2100237
Thân Yến Linh - 21002394 Lê Thị Diễm Quỳnh - 21002415
Trần Thị Thu Cúc - 21002361 Trịnh Thị Hương Thảo - 21002421
Trần Thị Quỳnh Trang - 21002430 Lê Phương Thảo - 21002420
Lớp học: K66 Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Mã học phần: EVF2032
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hà
TS. Trần Thị Huyền Nga

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU..............................................................................1
II. THÔNG TIN VỀ ĐỘC CHẤT............................................3
1. Giới thiệu.....................................................................................3
2. Tính chất vật lí.............................................................................4
3. Tính chất hoá học........................................................................4
4. Các phản ứng khi Ethylene Oxide (EO) vào cơ thể con người...7
5. Nguồn gốc...................................................................................8
6. Độc tính.......................................................................................9
a, Định lượng của độc tính.......................................................................9
b, Định tính của độc tính.........................................................................10
7. Một số quy định về EO trong thực phẩm của các nước trên thế
giới.................................................................................................11
III. ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG.........................................12
1. Giới thiệu sơ bộ.........................................................................12
2. Nguy cơ phơi nhiễm..................................................................13
3. Tác động của độc chất...............................................................16
IV. ĐỀ XUẤT GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM....18
V.KẾT LUẬN........................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................22
I. MỞ ĐẦU
Ethylene oxide (EO) là ether tuần hoàn đơn giản nhất [14] có công thức
hoá học là C2H4O, có tên IUPAC là epoxyethane hoặc với tên gọi khác là
oxirane, dimethylene oxide, oxacyclopropane [1]. Ethylene oxide là một loại
khí không màu, ngưng tụ ở nhiệt độ thấp thành chất lỏng và có thể trộn với
nước và hầu hết các dung môi hữu cơ. Hơi của nó dễ cháy và nổ. Ethylene
oxide có thể tương đối độc hại ở dạng lỏng hoặc khí, và được coi là chất gây
ung thư tiềm ẩn và có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở người [15].

Ethylene oxide được sử dụng chủ yếu trong hai ngành công nghiệp chính
là:

● Công nghiệp sản xuất hoá chất, dùng làm chất trung gian trong sản xuất
ethylene glycol (chất chống đông), hàng dệt, sợi polyester, bọt
polyurethane, thuốc, nguyên liệu cho sản xuất nhựa Polyethylene
terephthalate (PET) và các sản phẩm khác.
● Hun trùng, khử trùng cho các thiết bị y tế, sản phẩm thực phẩm, gia vị
(đặc biệt như bột ớt, hành lá sấy, tiêu, …). [2]

EO được chuyển hóa trong môi trường và cây trồng thành 2-


chloroethanol. Quá trình chuyển hóa EO thành 2-cloroethanol diễn ra tương đối
nhanh. Do đó, chỉ có 2-chloroethanol thường được phát hiện trong thực vật và
thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. [3]

Theo FSAI - Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland, việc tiêu thụ các sản
phẩm nhiễm Ethylene Oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe
nhưng có thể gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài [4]. Do
đó, người tiêu dùng cần hạn chế việc tiếp xúc với chất này.

1
Tại Châu Âu, Ethylene Oxide được xếp nhóm các sản phẩm thuốc trừ
sâu, bị cấm dùng trong thực phẩm bán ra do có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu
sử dụng trong thời gian dài. Cụ thể, EO khi nhiễm vào cơ thể, sẽ làm rối loạn
cấu trúc của đại phân tử protein và DNA, từ đó tạo nên chất gây ung thư cơ bản,
dẫn đến ung thư hạch bạch huyết, ung thư vú, ung thư não, phổi,… [4]

Có nhiều cách mà con người có thể tiếp xúc với EO như: EO được tạo ra
trong cơ thể từ ethylene nội sinh hoặc bằng cách chuyển hóa trong cơ thể sau
khi tiếp xúc với ethylene ngoại sinh, từ khói thuốc lá, trong không khí, khi ăn
uống. [3]

Trong vài năm trở lại đây, vụ việc Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland
(FSAI) phát hiện thuốc bảo vệ thực vật ethylene oxide (EO) trong sản phẩm mì
ăn liền hương tôm chua cay nhãn hiệu Hảo Hảo (Hao Hao Sour-Hot Shrimp
Flavour Instant Noodle Dish) và miến ăn liền hương sườn non nhãn hiệu Good
(Good Spare Ribs Flavour Instant Noodle Dish) của Công ty cổ phần Acecook
Việt Nam. Liên minh châu Âu (EU) đã thu hồi sản phẩm mì khô vị bò gà có tên
tiếng Anh "Dried noodles with chicken - and beef spices", nhà sản xuất: Công ty
cổ phần thực phẩm Thiên Hương. Trong khi đó, thông tin mới đây được Vụ
Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đưa ra về việc kiểm soát dư lượng
chất này trong quá trình sản xuất thực phẩm khẳng định Việt Nam chưa ban
hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới
hạn dư lượng EO trong thực phẩm. Chính vì vậy, bài tiểu luận này sẽ giúp hiểu
rõ hơn về độc chất ethylene oxide, cũng như nguy cơ ảnh hưởng của nó đến sức
khỏe con người. [5]

Xác định nguy cơ rủi ro của ethylene oxide có trong thực phẩm ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người dựa vào độ phơi nhiễm của người tiếp xúc với
EO. Ví dụ như:

● Nồng độ EO trong máu, trong hô hấp

2
● Thời gian phơi nhiễm
● Tần suất và cường độ phơi nhiễm
● …

Có thể xác định dựa và đánh giá, khảo sát trong thực tế. Và dựa vào các
tài liệu, các bài báo khoa học,...

Do Việt Nam chưa có quy định nào về việc cho phép, cấm hay giới hạn
dư lượng EO trong thực phẩm nên trong một số loại thực phẩm ở Việt Nam có
thể chứa nhiều EO. Và điều này đã và đang gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người dân Việt Nam ta hiện nay.

Mì ăn liền vốn là là loại thực phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc
biệt là trong đại dịch Covid- 19 vừa qua. Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới-
WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu
thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019 [6]. Không chỉ riêng Việt Nam mà
lượng tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới cũng không ngừng gia tăng. Chính vì vậy,
việc biết đến rủi ro và đưa ra giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm là vô cùng
cần thiết đối với Việt Nam.

II. THÔNG TIN VỀ ĐỘC CHẤT

1. Giới thiệu
Ethylene oxide ( EO), hay còn gọi là oxiran và epoxit là hợp chất hữu cơ
có CTCT C2H4O. Đây là một ete tuần hoàn đơn giản nhất. Ethylene oxide rất
dễ phản ứng vì vòng có độ căng cao của nó có thể mở ra dễ dàng, và do đó là
một trong những chất trung gian hóa học linh hoạt nhất. [14]

3
Hình 1. Cấu tạo phân tử ethylene oxide với liên kết C–C ngắn và các góc
căng của nó [14]

2. Tính chất vật lí


Ethylene oxide nằm trong một nhóm hóa chất được gọi là “chất độc không
khí.” Ethylene oxide là một loại khí không màu và dễ cháy ở nhiệt độ phòng, có
mùi ngọt nhẹ đặc trưng của ete dễ nhận thấy khi nồng độ của nó trong không
khí vượt quá 500 ppm. Khối lượng phân tử là 44,1 g/mol. Nhiệt độ hoá hơi là
10.4 độ C, dễ hoà tan trong nước, ethanol, đietyl ete và nhiều dung môi hữu cơ.
Nó còn là chất lỏng linh động ở 0 độ C - độ nhớt của ethylene oxide thấp hơn
khoảng 5,5 lần so với nước. [16]

Áp suất hơi của etylen oxit là 1.095 mm Hg ở 20°C Ethylene oxide có


ngưỡng mùi là 787 mg/m3.

• Ethylene oxide có thời gian bán hủy ước tính trong không khí từ 69 đến
149 ngày, trong khi thời gian bán hủy của nó trong nước từ 12 đến 14 ngày ở
nước sông tự nhiên, khử ion và vô trùng. benzen. Để chuyển đổi nồng độ trong
không khí (ở 25°C) từ ppm thành (khối lượng phân tử của hợp chất) (24,45).

• Ethylene oxide có độ hòa tan trong nước là 1 × 106 mg [14]

4
3. Tính chất hoá học
EO có tác dụng diệt khuẩn, diệt bào tử và diệt virus và được sử dụng rộng
rãi như 1 chất khử trùng ở nhiệt độ thấp từ những năm 1950. Hoạt tính diệt
khuẩn của EO là kết quả của quá trình alkyl hóa protein, DNA và RNA trong vi
sinh vật, ngăn cản quá trình chuyển hoá và sao chép bình thường của tế bào, do
đó làm cho vi khuẩn bị ảnh hưởng không thể sống được.

Ethylene oxide là một ete tuần hoàn và epoxit đơn giản nhất: một vòng ba
thành viên bao gồm một nguyên tử oxi và hai nguyên tử cacbon. Ethylene oxide
là đồng phân với acetaldehyde ( CH3CHO) và với rượu vinyl.

Ethylene oxide được sản xuất công nghiệp bằng cách oxy hóa ethylene với
sự có mặt của chất xúc tác bạc. [16]

Sơ nét về các dạng chuyển hoá từ EO: với cấu trúc dạng vòng linh hoạt,
sau khi tiếp xúc với thực phẩm, hợp chất EO dễ dàng tạo thành các chất chuyển
hoá với sự có mặt cùa các phân tử nước, ion clorua và bromua như ethylene
glycol, 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol tương ứng. Quá trình này có
thể xảy ra ngay khi hun trùng hoặc trong quá trình suốt quá trình sản xuất và
chế biến nguyên liệu hoặc. Đối với 2-CE, sản phẩm phân huỷ của EO, hiện chưa
có đủ bằng chứng nào về đặc điểm gây ung thư của 2-CE. Tuy nhiên, vẫn có
nhiều thí nghiệm cho thấy khả năng gây độc ở gen. Theo Viện Đánh giá Rủi ro
Liên bang Đức - BfR (Bundesinstitut für Risikobewertung), ngày 20 tháng 11
năm 2020, đưa ra quan điểm đánh giá rủi ro từ 2-CE tương đương từ EO nhằm
xem đây như một biện pháp phòng ngừa. Thực phẩm cùng với đó cũng có thể
được phân loại là không an toàn dựa trên kết quả của 2-CE. [7]

5
Hình 2. Quá trình chuyển hóa EO

Quá trình hấp thụ và chuyển hóa EO ngoại sinh

● Hít vào hoặc nuốt phải ethylene oxide dễ dàng được hấp thụ qua phổi và
đường tiêu hóa
● Sau khi hấp thụ, ethylene oxide và các chất chuyển hóa của nó theo các
mạch máu đi đến một số tế bào mô trên cơ thế
● Ở đây EO tạo thành các chất cộng hydroxyethyl với protein (bào gồm ca
huyết sắc tố) và ADN.
● Quá trình trao đổi chất của ethylene oxide xảy ra theo hai con đường
riêng biệt; thủy phân và glutathione liên hợp.
● Các chất chuyển hóa EO được bài tiết nhanh chóng, chủ yếu qua nước
tiểu

Quá trình sản xuất ethylenen oxide nội sinh: quá trình này được thông qua
quá trình oxy hóa ethylene. Quá trình tạo ra Ethylene nội sinh bao gồm: peroxy
hóa lipid, methionine và oxy hóa heme. [17]

6
4. Các phản ứng khi Ethylene Oxide (EO) vào cơ thể con người
Ethylene oxide (EO) là một chất tác nhân hóa học, có khả năng tương tác
với nhiều loại phân tử và các chất hóa học khác trong cơ thể con người, gây ra
các phản ứng hóa học khác nhau. Một số phản ứng hóa học của EO khi tiếp xúc
với các chất hóa học trong cơ thể con người bao gồm:

● Phản ứng với protein: EO có khả năng tương tác với các protein trong cơ
thể, gây ra các phản ứng kháng thể và tạo thành các hợp chất dị ứng trong
cơ thể.

Cụ thể như sau: EO có thể tương tác với các nhóm amin trên protein, tạo
thành các hợp chất ethoxyprotein. Các hợp chất này có thể gây ra các
phản ứng dị ứng và kích thích hệ miễn dịch, gây ra các triệu chứng như
phát ban da, ngứa, và viêm da dị ứng.

● Phản ứng với axit nucleic: EO có khả năng tạo thành các liên kết gắn với
axit nucleic (ADN/RNA), gây ra tổn thương tế bào, đồng thời cũng có thể
gây ra các biến đổi gen.

Cụ thể như sau: EO có thể kết hợp với các nhóm amin trong các
nucleotide của ADN/RNA, gây ra các đột biến gen, khuyết tật tế bào, và
kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư.

● Phản ứng với lipit: EO có khả năng tương tác với các phân tử lipid trong
màng tế bào, gây ra các thay đổi cấu trúc màng tế bào, đồng thời gây ra
tổn thương tế bào và giảm khả năng chuyển hóa tế bào.

Cụ thể như sau: EO có thể kết hợp với các phân tử lipid trong màng tế
bào, gây ra các thay đổi cấu trúc màng tế bào, giảm độ linh hoạt của
màng và làm giảm khả năng chuyển hóa tế bào. Nó cũng có thể làm suy

7
giảm hoạt động của các enzyme liên quan đến lipit và làm giảm khả năng
tiếp nhận chất dinh dưỡng.

● Phản ứng với chất oxy hóa: EO có khả năng kích hoạt quá trình oxy hóa
trong cơ thể, gây ra các tác hại và tổn thương tế bào.

Cụ thể như sau: EO có thể tác động đến hệ thống chống oxy hóa trong cơ
thể, làm giảm hoạt động của các enzyme chống oxy hóa và tăng sự tích tụ
của các chất oxy hóa, gây ra các tác hại đến sức khỏe như viêm, ung thư,
và lão hóa.

Các phản ứng hóa học trên đây được xem là các cơ chế cơ bản của sự độc
hại của EO đối với cơ thể con người, đồng thời cũng giải thích tại sao EO có thể
gây ra nhiều tác hại khác nhau đến sức khỏe con người. [8]

5. Nguồn gốc
Trong tự nhiên, EO tồn tại với một hàm lượng rất nhỏ trong không khí,
trong đất nước và rác thải [9].Nó được sản xuất từ ethylene và là một hóa chất
trung gian trong sản xuất các hóa chất khác nhau, công dụng lớn nhất là làm
chất trung gian trong quá trình tổng hợp ethylene glycol. Tuy nhiên, một lượng
nhỏ epoxit này được sử dụng làm chất khử trùng hoặc thuốc trừ sâu trong hàng
hóa, dược phẩm, thiết bị y tế, thuốc lá và các mặt hàng khác, có khả năng gây
phơi nhiễm đáng kể cho con người [18]. Từ mấy thập kỷ qua, EO cũng được sử
dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và bảo quản thực phẩm. Hàm lượng
cho phép tồn tại trong thực phẩm cũng khác nhau theo nhiều nước, từng khu
vực. [9]

Ethylene oxide gần đây cũng được tìm thấy trong kẹo cao su, các chất phụ
gia, chủ yếu là chất làm đặc hoặc chất ổn định. Nó được sử dụng trong thực

8
phẩm bao gồm kem, ngũ cốc ăn sáng, sản phẩm thịt, bánh kẹo, sản phẩm sữa
lên men và pho mát…

Là chất gây ô nhiễm khí quyển, nó có mặt trong khí tự nhiên, khói thuốc lá
và khí thải động cơ diesel. Mặc dù ethylene oxide trong tự nhiên rất hiếm nhưng
hoạt động logic sinh học của nó có thể có tác động cơ bản đến sự tiến hóa DNA
và RNA của toàn bộ hệ thống sinh học

6. Độc tính

a, Định lượng của độc tính

● Ethylene oxide là chất độc đối với vi sinh vật và cá. Giá trị LC50
đối với cá (Pimephales promelas) là 84 mg/L (thời gian tiếp xúc 96
giờ).
● Độc tính cấp tính qua đường miệng (LD50) của ethylene oxide ở
chuột là 330 mg/kg
● Qua đường hô hấp: Giá trị LC50 trong 4 giờ là 835 mL/m3 ở chuột
nhắt và 1460 mL/m3 ở chuột cống. [14]
● Đánh giá rủi ro định lượng chỉ ra rằng từ 634 đến 1.093 ca tử
vong do ung thư vượt mức sẽ xảy ra trên 10.000 công nhân tiếp
xúc với EO ở mức 50 ppm trong suốt cuộc đời làm việc và 12 đến
23 ca tử vong do ung thư vượt mức sẽ xảy ra trên 10.000 công
nhân tiếp xúc ở mức 1 ppm. Viện Quốc gia về An toàn và Sức
khỏe Nghề nghiệp (NIOSH) khuyến cáo rằng EO được coi là chất
có khả năng gây ung thư ở người. NIOSH đã khuyến nghị rằng
mức phơi nhiễm trung bình theo trọng số thời gian trong tám giờ
với EO là ít hơn 0,1 ppm và mức phơi nhiễm cao nhất trong thời
gian ngắn không vượt quá 5 ppm trong hơn mười phút mỗi ngày
làm việc. [19]

9
b, Định tính của độc tính
Ethylene oxide (EO) là một epoxit phản ứng và chất diệt khuẩn mạnh. EO
liên kết cộng hóa trị với axit deoxyribonucleic (DNA) và đã được chứng minh ở
13 loài gây ra đột biến điểm . Rõ ràng, do khả năng kiềm hóa của nó, việc tiếp
xúc với EO có thể dẫn đến tổn thương nhiễm sắc thể . Ở khỉ, việc tiếp xúc với
EO tạo ra tần suất trao đổi nhiễm sắc thể chị em (SCE) và quang sai nhiễm sắc
thể tăng lên. Ở người, năm nghiên cứu tế bào học đã cho thấy tần số tăng lên
liên quan đến liều của SCE hoặc quang sai nhiễm sắc thể; trong một nghiên cứu,
SCE phát triển sau khi tiếp xúc thường xuyên kéo dài dưới năm phút mỗi ngày.
EO là một độc tố sinh sản . Ở chuột đực trưởng thành, phơi nhiễm làm giảm khả
năng sinh sản, tăng tỷ lệ tử vong ở bào thai và chuyển vị trí nhiễm sắc thể có thể
di truyền. Ở chuột và thỏ cái đang mang thai, việc phơi nhiễm làm tăng nguy cơ
sảy thai và trong một nghiên cứu ở chuột mang thai, việc phơi nhiễm có liên
quan đến việc tăng số lượng thai nhi bị dị tật. Ở khỉ đực, EO làm giảm số lượng
tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng liên quan đến liều lượng. Ở phụ
nữ mang thai, một nghiên cứu cho thấy rằng phơi nhiễm nghề nghiệp trong thời
gian ngắn hai lần mỗi ngày ở nồng độ 20 ppm trở lên có liên quan đến việc gia
tăng sảy thai tự nhiên.

EO gây ung thư đến động vật. Ở chuột, nó gây ra sự gia tăng liên quan đến
liều lượng trong bệnh bạch cầu tế bào đơn nhân, u trung biểu mô phúc mạc và u
thần kinh đệm não.

Ở nam giới, sự phơi nhiễm EO có thể dẫn đến sự gia tăng bệnh bạch cầu.
[19]

Dữ liệu về độc tính cho thấy sự hấp thụ xảy ra qua đường hô hấp và đường
tiêu hóa. Phơi nhiễm cấp tính (do nuốt phải) với ethylene oxide ở người dẫn đến
các triệu chứng đau đầu, nôn mửa, khó thở và tiêu chảy [18]. Tiếp xúc Ethylene

10
oxide qua da gây ra nhiều vấn đề về da liễu, gây rộp, bỏng nhiệt, viêm da, phù
nề, mụn nước... ETO dưới dạng lỏng bắn có thể gây tổn thương giác mạc. [14]

7. Một số quy định về EO trong thực phẩm của các nước trên thế giới
Hiện nay, nhiều quốc gia chưa có quy định về việc sử dụng EO trong nông
nghiệp/thực phẩm hay dư lượng của chất này trong thực phẩm. Các tổ chức
quốc tế về an toàn thực phẩm cũng chưa ban hành quy định về giới hạn dư
lượng EO trong thực phẩm. Một số ít quốc gia và khu vực đã đưa ra quy định
nhưng với sự chênh lệch rất lớn. [10]

Quốc gia/ Quy định giới hạn dư lượng cho phép trong thực phẩm
khu vực

EU Tùy loại thực phẩm/phụ gia mà giới hạn nằm trong khoảng 0,02 – 0,2
mg/kg (tổng hàm lượng EO và 2-chloroethanol)

Hoa Kỳ Trong các loại thảo mộc, rau củ khô, vừng: 7 mg/kg đối với EO; 940
mg/kg đối với 2-chloroethanol

Canada Trong các loại thảo mộc, rau củ khô, vừng: 7 mg/kg đối với EO; 940
mg/kg đối với 2-chloroethanol

Hàn Quốc Giới hạn tạm thời đối với 2-chloroethanol: 30 mg/kg trong thực phẩm
thông thường, 10 mg/kg đối với thực phẩm cho trẻ sơ sinh.

Bảng 1: Quy định giới hạn dư lượng EO cho phép trong thực phẩm ở các
quốc gia [10]

Ngày nay, Hoa Kỳ và Canada đã đưa ra ngưỡng quy định mức dư lượng tối
đa - Maximum Residue Levels (MRLs) cho EO và 2-CE trong gia vị, các loại
thảo mộc khô, rau khô và hạt có dầu (kể cả hạt vừng) ở mức 7 và 940ppm,

11
tương ứng. Riêng đối với quả óc chó được quy định bổ sung với mức dung sai ở
mức 50 ppm tại thị trường Mỹ.

Theo quy định các nước châu Âu, MRLs đề xuất đưa ra chung cho hai
thành phần: “Tổng của EO và 2-CE được quy về EO”. MRLs cho EO (tổng)
được đặt ở mức đối với trà, ca cao và gia vị đã được hạ xuống 0,1 mg / kg;
MRLs đối với các loại hạt, quả có dầu và hạt có dầu giảm xuống còn 0,05 mg /
kg, và đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và đậu, chúng được giảm xuống
0,02 mg / kg. MRLs đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật
được giữ ở mức 0,02 mg / kg. Đối với các sản phẩm trồng trọt, MRLs mới được
đặt ở mức 0,05 mg / kg. [7]

III. ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG

1. Giới thiệu sơ bộ
Ethylene oxide có thể gây hại cho công nhân và tác hại mà nó có thể gây
ra khác nhau tùy theo tình huống. Tác hại có thể xảy ra có thể liên quan đến
lượng ethylene oxide mà người lao động tiếp xúc, thời gian người lao động tiếp
xúc và người lao động đang làm gì.

Nhiều ngành công nghiệp sử dụng ethylene oxide. Một số sử dụng nó để


tạo ra ethylene glycol, mà các ngành công nghiệp sử dụng để tạo ra chất chống
đông và polyester.

Nhóm đối tượng có thể tiếp xúc trực tiếp với chất Ethylene Oxide bao
gồm:

● Công nhân trong các nhà máy sử dụng Ethylene Oxide để sản xuất
dung môi, chất chống đông, hàng dệt, chất tẩy rửa, keo bọt nở
polyurethane.

12
● Công nhân nhà máy làm việc trong các nhà máy sản xuất Ethylene
Oxide.
● Nông dân dùng Ethylene Oxide trong nông nghiệp để kiểm soát
côn trùng, sâu bọ, hạn chế tối đa thiệt hại mùa màng.
● Những cư dân sống gần với các nhà máy sử dụng EO để sản xuất.
● Những loài động, thực vật tiếp xúc với EO qua thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, hoặc sống gần khu công nghiệp sản xuất Ethylene Oxide. [11]

Nhóm đối tượng có thể tiếp xúc gián tiếp với chất EO bao gồm:

● Người tiêu dùng sử dụng các thực phẩm có chứa EO. Ví dụ như
trong thực phẩm nông sản có chứa dư lượng của hóa chất bảo vệ
thực vật (vì EO là một thành phần có trong hóa chất bảo vệ thực
vật), hoặc trong các loại thực phẩm như mì tôm, miến, thực phẩm
ăn liền có sử dụng hàm lượng EO đạt ngưỡng gây hại.
● Người dân bị nhiễm EO do EO trong số các hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi (VOC) thải ra trong quá trình chiên nhanh các loại thảo
mộc và gia vị trong dầu đậu nành ở nhiệt độ 120oC-200oC. [12]
● EO có trong tàn dư thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào nguồn nước
gây ảnh hưởng cho các sinh vật sử dụng nguồn nước đó.
● Người hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá (khí EO có trong khói
thuốc lá)

2. Nguy cơ phơi nhiễm


Phơi nhiễm nghề nghiệp chủ yếu xảy ra ở những nơi làm việc liên quan
đến việc sản xuất epoxit và cả trong quá trình sản xuất các hóa chất dựa trên
epoxit. Hiện nay, do kỹ thuật phát triển và hiện đại hóa các quy trình công
nghiệp, phần lớn các hoạt động trong các nhà máy hóa chất được thực hiện theo
hệ thống khép kín; tuy nhiên, việc tiếp xúc vẫn là không thể tránh khỏi trong

13
một số thủ tục. Trong trường hợp của EO, các nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp
bổ sung là các nhà máy khử trùng và cơ sở khử trùng trong bệnh viện.

Hơn nữa, EO còn được tạo ra trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể từ
ethylene. Trong số các nguồn ethylene nội sinh, có thể kể đến quá trình trao đổi
chất ở vi sinh vật đường ruột, quá trình peroxy hóa lipid và oxy hóa
methionine . Ethylene cũng được tạo ra bởi các vi sinh vật trong đất và do đốt
cháy các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra, ethylene là một thành phần của khói thuốc
lá. Do đó, trên thực tế, tất cả mọi người đều tiếp xúc ở một mức độ nào đó với
ethylene và EO trong suốt cuộc đời của họ. [20]

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm trong thực phẩm:

Chủ yếu sự phơi nhiễm EO nguy hại ở mức cấp tính đến từ các nguồn và
các đối tượng tiếp xúc trực tiếp với EO như đã nêu ở phần trên. Việc phơi
nhiễm EO hoặc 2-CE trong thực phẩm là không đáng kể, hoặc ở một lượng rất
nhỏ, không có biểu hiện ngay.

Các nguy cơ phơi nhiễm EO trong thực phẩm bao gồm:

● Sử dụng các loại bột mì, gia vị được khử trùng bằng EO và còn tồn đọng
EO vượt ngưỡng cho phép trong thời gian dài
● Sử dụng các loại thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả có chứa EO do sử
dụng thuốc trừ sâu ngay trước khi thu hoạch hoặc trước thu hoạch một
khoảng thời gian ngắn
● Sử dụng các loại thảo mộc, gia vị để chiên với dầu đậu nành ở nhiệt độ
cao từ 120-200 độ C

AI ước tính rằng mức phơi nhiễm tối đa tiềm năng của ethylene oxide đối
với dân số nói chung lần lượt là khoảng 0,34 và 0,17 µg/m3 (0,19 và 0,094 ppb)

14
đối với không khí ngoài trời và trong nhà. Đối với những người cư trú gần các
nguồn điểm, mức độ có thể cao hơn đáng kể (ước tính là 2, 11 và 20,1 µg/m3
[1.1, 6.05 và 11,06 ppb) gần bệnh viện, cơ sở khử trùng và cơ sở sản xuất
ethylene glycol (WHO 2003)

Liều lượng và thời gian tiếp xúc với EO

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của EO trong thực phẩm
trên cơ thể người. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của EO trong
môi trường làm việc của các công nhân trong nhà máy sản xuất Ethylene, nhà
máy khử trùng, công nhân các ngành hóa chất hay các y tá, nhân viên trong
bệnh viện có sử dụng EO để khử trùng các thiết bị y tế.

Liều lượng và thời gian tiếp xúc với Ethylene oxide (EO) ảnh hưởng đến
mức độ độc hại của chất này đối với con người. Theo các nghiên cứu, càng tiếp
xúc nhiều và lâu thì nguy cơ gây hại càng cao.

Theo Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), liều lượng EO an


toàn cho sức khỏe con người là không quá 0,02 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi
ngày. Tuy nhiên, liều lượng này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, trạng
thái sức khỏe và mức độ tiếp xúc của mỗi người.

Đối với những người làm việc trong môi trường sản xuất, Liên Hiệp
Quốc đã đặt ra giới hạn liều lượng phơi nhiễm cho EO là không quá 1 ppm
(parts per million) trong không khí làm việc, và thời gian tiếp xúc không quá 8
tiếng mỗi ngày.

Về tiếp xúc thông qua thực phẩm, các quy định và hạn mức an toàn được
đặt ra bởi các tổ chức quốc tế như WHO và FAO, nhưng lại khá khó tính toán
do sự khác biệt về nồng độ và thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, các nhà sản xuất và
ngành thực phẩm cần tuân thủ các quy định liên quan đến việc sử dụng EO

15
trong sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm để đảm bảo an toàn cho
người tiêu dùng. [8]

3. Tác động của độc chất

Hình 2: Tổng quan về số lượng nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng sức khỏe
của Ethylene Oxide

● Gây ung thư


○ Ethylene oxide được ủy ban MAK của Đức phân loại là chất
gây ung thư loại 2 (TRK ¼ 1 mL/m3 ¼ 2 mg/m3 ) và là chất
gây ung thư loại A2 theo ACGIH (TLV-TWA ¼ 1 mL/m3 ¼
2 mg/ m3 ) [14]
○ Cụ thể, ethylene oxide khi nhiễm vào cơ thể sẽ làm rối loạn
cấu trúc đại phân tử protein và ADN tạo nên tế bào ung thư.
○ Con người tiếp xúc với ethylene oxide (EO) xảy ra chủ yếu
do hít phải không khí bị ô nhiễm nghề nghiệp và khói thuốc
lá. EO có thể phản ứng với DNA và protein tạo ra một số
chất gây nghiện phân tử. Một trong số đó, kết quả của phản

16
ứng giữa EtO và valine trong hemoglobin, là N -(2-
hydroxyethyl) valine (HOEtVal). Chất bổ sung này đại diện
cho một dấu hiệu liều lượng hiệu quả sinh học, mức độ
tương quan tuyến tính với hoạt động alkyl hóa xảy ra trong
DNA. Mối tương quan giữa cotinine trong nước tiểu và
HOEtVal làm tăng kiến thức về các bước đầu của quá trình
gây ung thư do tiếp xúc tích cực với khói thuốc lá. [21]
● Thực phẩm chứa ethylene oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính
cho sức khỏe nhưng có thể gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian
dài.
● Ở người, ngộ độc cấp tính đường hô hấp gây ra nhức đầu, buồn

nôn và nôn trong vòng một vài phút. Kích ứng cục bộ dẫn đến khó

thở. Tổn thương cơ tim , kích thích, tê liệt và cuối cùng là hôn mê

theo sau.

● Sau khi tiếp xúc với da, mụn nước được hình thành trên da và các

triệu chứng tương tự như triệu chứng được tìm thấy sau khi đường

hô hấp xuất hiện do hấp thụ qua da.

● Lặp đi lặp lại hít vào ethylene oxide dẫn đến bệnh đa dây thần kinh

cảm giác-vận động và suy giảm trí nhớ.

● Đục thủy tinh thể có thể được hình thành sau khi tiếp xúc lâu dài.

[14]

● Gây đột biến

○ Ethylene oxide đã được chứng minh là có tác dụng gây đột


biến hiệu quả ở nhiều loài sinh vật khác nhau, từ vi khuẩn
đến tế bào động vật có vú. Ngoài ra còn có mối liên quan
giữa phơi nhiễm ethylene oxide và tổn thương tế bào soma
của con người. Hơn nữa, ethylene oxide đã được chứng
minh là kiềm hóa protein và DNA ở mức độ tiếp xúc đã gặp
phải trong nghề nghiệp. Ethylene oxide không chỉ hiệu quả
trong việc tạo ra đột biến tế bào soma mà còn gây ra tổn

17
thương di truyền trong tế bào mầm. Mặc dù rõ ràng rằng
ethylene oxide là một tác nhân gây đột biến tế bào mầm ở
toàn bộ động vật có vú, nhưng (các) cơ chế mà nó tạo ra các
tổn thương di truyền trong tế bào mầm vẫn chưa chắc chắn.
[22]
○ Ethylene oxide là một chất gây đột biến đã biết như được chỉ
ra bằng thử nghiệm ngắn hạn in vitro và in vivo. Phơi nhiễm
nghề nghiệp có thể xảy ra trong quá trình khử trùng vật liệu
bằng khí ethylene oxide cho bệnh viện và các mục đích sử
dụng khác. Trao đổi nhiễm sắc thể chị em đã được nghiên
cứu trong các tế bào lympho được nuôi cấy từ những người
bị phơi nhiễm cũng như các biện pháp kiểm soát tương
đương. Phơi nhiễm ngẫu nhiên cũng có thể làm tăng trao đổi
nhiễm sắc thể chị em. Nồng độ tối đa của ethylene oxide đo
được trong phòng tiệt trùng là 36 ppm (nằm trong tiêu chuẩn
của Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp). [23]

IV. ĐỀ XUẤT GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI


NHIỄM
● Không lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá tránh việc thực

phẩm bị nhiễm quá nhiều ethylene oxide

● Sử dụng các thực phẩm chứa EO một cách vừa phải, không nên dùng quá

nhiều trong một thời gian

● Tuân thủ chặt chẽ các quy định về giới hạn dư lượng ethylene oxide (EO)

cả trong nước và quốc tế.

○ Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có quy định về dư lượng ethylene

oxide trong thực phẩm. Theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y

tế thì EO là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn

tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

18
○ Đối với các nước châu Âu: ngưỡng dư lượng EO cho phép trong

thực phẩm của EU là 0,1 mg/kg đối với chè, ca cao, cà phê hạt, gia

vị, các loại củ; 0,05mg/kg với các loại hạt có dầu; 0,02mg/kg đối

với trái cây, rau, cây đường, nấm và các loại khác; 0,02 mg/kg đối

với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật; 0,05 mg/kg

đối với các sản phẩm trồng trọt. (năm 2015) [13]

○ Dù vậy, để có thể xuất khẩu thực phẩm sang các nước khác, chúng

ta cần nghiên cứu, xây dựng, quy định ngưỡng EO an toàn trong

thực phẩm

● Giải pháp kiểm soát EO cho các nguyên liệu

○ Bổ sung quy trình kiểm nghiệm tồn dư tổng EO vào quy trình thẩm

tra tính an toàn của nguyên liệu trong quá trình thiết kế sản phẩm

○ Kiểm nghiệm dư lượng tổng ethylene oxide là bắt buộc đối với tất

cả các nhà cung cấp nguyên liệu và chỉ những nguyên liệu không

phát hiện dư lượng mới được sử dụng.

○ Gửi phiếu khảo sát về việc chương trình kiểm soát EO đến các nhà

cung cấp để xác định rủi ro tồn dư EO trong nguyên liệu.

○ Yêu cầu tất cả các nhà cung cấp gửi cam kết bằng văn bản về việc

“không chứa dư lượng EO” và chứng nhận phân tích cho từng lô

hàng.

○ Lấy mẫu nguyên liệu theo tần suất dựa vào phân loại rủi ro để kiểm

soát dư lượng EO theo bảng

19
Bảng 3: Kế hoạch lấy mẫu kiểm soát EO

○ Ngoài ra, đối với tất cả các sản phẩm, chúng tôi kiểm tra chất lượng

từng lô hàng thành phẩm (bao gồm thuốc trừ sâu, vi sinh, kim loại

nặng, Aflatoxin,…), chỉ những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn thị

trường mới được lưu hành. [3]

○ Đối với các sản phẩm rau củ quả tươi, có thể sử dụng nước rửa rau củ

quả để loại bỏ các tồn dư của thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực

vật, hoặc sử dụng máy rửa rau củ quả bằng cách sục khí O3 cũng là

một biện pháp an toàn.

V.KẾT LUẬN
 Ethylene oxide (EO) là chất gây ô nhiễm khí quyển, nó có mặt trong khí tự
nhiên, khói thuốc lá và khí thải động cơ diesel.
 Ngoài ra, EO còn được sử dụng làm chất khử trùng hoặc thuốc trừ sâu trong
hàng hóa, dược phẩm, thiết bị y tế, thuốc lá và các mặt hàng khác, có tác
dụng diệt khuẩn, diệt bào tử và diệt virus và được sử dụng rộng rãi như 1
chất khử trùng ở nhiệt độ thấp.

20
 Ethylene oxide có thể tương đối độc hại ở dạng lỏng hoặc khí, và được coi
là chất gây ung thư tiềm ẩn và có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh
sản ở người.
 Các sản phẩm nhiễm Ethylene Oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho
sức khỏe nhưng có thể gây ung thư ở người lẫn động vật nếu thường xuyên
sử dụng và tiếp xúc trong thời gian dài. Điển hình như hít vào hoặc nuốt
phải ethylene oxide dễ dàng được hấp thụ qua phổi và đường tiêu hóa.
○ Cụ thể, EO khi nhiễm vào cơ thể, sẽ làm rối loạn cấu trúc của đại
phân tử protein và DNA, từ đó tạo nên chất gây ung thư cơ bản, dẫn
đến ung thư hạch bạch huyết, ung thư vú, ung thư não, phổi,..
○ Khi EO phản ứng với protein, nó gây ra các phản ứng dị ứng và
kích thích hệ miễn dịch, gây ra các triệu chứng như phát ban da,
ngứa, và viêm da dị ứng.
○ Khi phản ứng với axit nucleic gây ra tổn thương tế bào, đồng thời
cũng có thể gây ra các biến đổi gen.
○ Khi phản ứng với lipid gây ra các thay đổi cấu trúc màng tế bào,
đồng thời gây ra tổn thương tế bào và giảm khả năng chuyển hóa tế
bào.
○ Khi phản ứng với oxy hóa gây ra các tác hại và tổn thương tế bào.
○ Cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về giới hạn dư lượng
ethylene oxide (EO) cả trong nước và quốc tế.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Dương Nguyên Nguyễn Nữ, Trương Văn Nhân, Lê Thanh Tâm, Nguyễn
Thành Duy, Lý Tuấn Kiệt, Nguyễn Văn Đông (2022), “Xác định đồng thời
ethylene oxide và 2-chloroethanol trong thực phẩm bằng sắc ký khí ghép khối
phổ ba tứ cực kết hợp với chiết mẫu QuEChERS”, Tạp chí Kiểm nghiệm và An
toàn thực phẩm, tập 5, (2)

https://web.archive.org/web/20221016005042id_/https://vjfc.nifc.gov.vn/ajax/
research/getfile?filecode=6b252da9-b056-4f68-a026-0d77898609d4

2. Nguyễn Bá Nghĩa (2021), “Chất ethylene oxide có nguy hiểm?”, Sức khỏe &
Đời sống.

https://suckhoedoisong.vn/chat-ethylene-oxide-neu-co-trong-mi-tom-nguy-
hiem-the-nao-169210830120820439.htm

3. Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Thị Yến Nhi, Phan Anh Việt, Nguyễn Thị
Hồng Phúc (2022), “Kiểm soát dư lượng ethylene oxyde trong sản xuất thực
phẩm xuất khẩu tại Công ty TNHH CJ Foods Việt Nam”, Tạp chí Kiểm nghiệm
và An toàn thực phẩm, tập 5, (2)

https://vjfc.nifc.gov.vn/ajax/research/getfile?filecode=e91920a5-c534-4ae7-
96e4-415bfc84c45d

4. “ETHYLENE OXIDE LÀ GÌ? EO TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỨC
KHỎE?”, HỘI CÁC PHÒNG THỬ NGHIỆM VIỆT NAM - VINLAB.
https://vinalab.org.vn/kien-thuc-huu-ich/ethylene-oxide-la-gi-eo-tac-hai-nhu-
the-nao-den-suc-khoe#:~:text=Vi%E1%BB%87c%20ti%C3%AAu%20th
%E1%BB%A5%20th%E1%BB%B1c%20ph%E1%BA%A9m,nhi%E1%BB

22
%85m%20theo%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%C3%ADt%20v
%C3%A0o
5. “Sự thật về chất Ethylene Oxide trong gói mì tôm?”, Báo điện tử VTV News.
https://vtv.vn/kinh-te/su-that-ve-chat-ethylene-oxide-trong-goi-mi-tom-
20210901021548823.htm
6. Phương Hoài (2021), “Việt Nam tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 3 thế giới”, Báo
điện tử đài tiếng nói Việt Nam VOV.VN.
https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-tieu-thu-mi-an-lien-lon-thu-3-the-gioi-
882671.vov
7. “Phân tích Ethylene Oxide trong nông sản và thực phẩm”, Eurofins tại Việt
Nam - Eurofins Scientific
https://www.eurofins.vn/vn/tin-t%E1%BB%A9c/ki%E1%BA%BFn-th
%E1%BB%A9c-ng%C3%A0nh/ph%C3%A2n-t%C3%ADch-ethylene-oxide-
trong-n%C3%B4ng-s%E1%BA%A3n-v%C3%A0-th%E1%BB%B1c-ph
%E1%BA%A9m/

8. Open AI.
9. “Những thực phẩm nào có thể chứa Ethylene Oxide” , Viện Y học ứng dụng
Việt Nam.
https://vienyhocungdung.vn/nhung-thuc-pham-nao-co-the-chua-ethylene-oxide-
20210830094459979.htm
10. “Kiểm soát dư lượng Ethylene oxit khi xuất khẩu”, Bộ Công thương Việt
Nam.
https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/kiem-soat-du-luong-etylen-oxit-
trong-thuc-pham-khi-xuat-khau.html
11. “Ethylen oxit”, Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp
(NIOSH)
https://www-cdc-gov.translate.goog/niosh/topics/ethyleneoxide/default.html?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc

23
12. Ths. Khuất Thị Thủy (2022), “Phát thải ethylene oxide trong quá trình chiên
thực phẩm trong dầu đậu nành”, Viện Công nghiệp thực phẩm.
https://firi.vn/an-toan-thuc-pham/phat-thai-ethylene-oxide-trong-qua-trinh-
chien-thuc-pham-trong-dau-dau-nanh/?fbclid=IwAR2P3wEVmE4-
1jcXwSKzVwaxzsahf9jObCWDYl80FwA03KpRs211Yfsivro
13. Phương Hằng (2021), “Việt Nam chưa có quy định về dư lượng Ethylene
oxide trong thực phẩm”, Báo Quân đội nhân dân.
https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/viet-nam-chua-co-quy-dinh-ve-du-
luong-ethylene-oxide-trong-thuc-pham-670623#:~:text=Theo%20quy
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20n%C4%83m%202015,ph%E1%BA%A9m
%20c%C3%B3%20ngu%E1%BB%93n%20g%E1%BB%91c
%20%C4%91%E1%BB%99ng

Tiếng Anh
14. Siegfried Rebsdat, Dieter Mayer, “Ethylene Oxide” , Ullmann's
encyclopedia of industrial chemistry, Vol 13.
https://www.ugr.es/~tep028/pqi/descargas/Industria%20quimica%20organica/
tema_5/oxido_etileno_a10_117.pdf
15. J. P. Dever, K. F. George, W. C. Hoffman, H. Soo (2000), “Ethylene
Oxide”, Wiley Online Library.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/
10.1002/0471238961.0520082504052205.a01
16. “Ethylene Oxide”, Wikipedia - The free encyclopedia.
https://en.wikipedia.org/wiki/Ethylene_oxide
17. Agency of Toxic Substances and Disea Rgistry (2022), “Toxicological
Profile for Ethylene Oxide”, U.S Department of Health and Human Services.
https://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp137.pdf
18. “Ethylene Oxide”, United States Enviromental Protection Agency.
https://cfpub.epa.gov/ncea/iris_drafts/recordisplay.cfm?deid=41115
19. Dr. Philip J. Landrigan MD, MSc, Theodore J. Meinhardt PhD, Jane Gordon
PhD, Jane A. Lipscomb RN, MSc, Jeanne R. Burg PhD, Lawrence F.
Mazzuckelli MS, Trent R. Lewis PhD, Richard A. Lemen MS (1984), “Ethylene
oxide: An overview of toxicologic and epidemiologic research” , Wiley Online
Library.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ajim.4700060205

24
20. Ada Kolman ,Miroslav Chovanec ,Siv Osterman-Golkar, “Genotoxic effects
of ethylene oxide, propylene oxide and epichlorohydrin in humans: update
review (1990–2001)”, Science Direct.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1383574202000674
21. Roberto Bono , Marco Vincenti , Valeria Meineri , Cristina Pignata , Umber
to Saglia , Osvaldo Giachino , Enzo Scursatone, “Formation of N-(2-
Hydroxyethyl)valine Due to Exposure to Ethylene Oxide via Tobacco Smoke:
A Risk Factor for Onset of Cancer”, Science Direct
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0013935198939378
22. Vicki L. Dellarco, Walderico M. Generoso, Gary A. Sega, John R. Fowle
III, David Jacobson-Kram, H. E. Brockman (1990), “Review of the
mutagenicity of ethylene oxide”, Wiley Online Library.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/em.2850160207
23. Vincent F. Garry MD, John Hozier, Donald Jacobs, Richard L Wade, David
G. Gray (1979), “Ethylene oxide: Evidence of human chromosomal effects”,
Wiley Online Library.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/em.2860010410

25

You might also like