You are on page 1of 22

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA CƠ BẢN – BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trí tuệ và Phát triển

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI : “ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THẾ GIỚI


QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG ”

GVHD : TS.NGUYỄN TIẾN HÙNG


SVTH : NGUYỄN LINH CHI
LỚP : ĐTQLDA13

HÀ NỘI – Tháng 12 năm 2022

1
MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

1 PHẦN MỞ ĐẦU 3

2 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 6


VỀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG

3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 9

4 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC VẤN 17


ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

5 PHẦN KẾT LUẬN 20

6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề

Trong những năm qua, với sự tăng trưởng của nước ta, cùng với đó tốc độ
phát triển đô thị diễn ra hết sức nhanh chóng. Đặc biệt, trông thời đại hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay thì vấn đề quy hoạch đô thị được xã hội hết sức quan tâm. Quy
hoạch đô thị đang là một xu hướng diễn ra tại các nước có tốc độ phát triển đô thị
nhanh như tại Việt Nam, tạo ra các không gian đô thị mới, có môi trường và cơ sở
hạ tầng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, góp phần vào cải thiện quá trình
đô thị hóa của các vùng đô thị lớn. Để làm cho vấn đề đô thị ở nước ta hiện nay
phù hợp với sự phát triển của nước ta, cũng như ngân sách của nhà nước được sử
dụng hiệu quả, cũng như sử dụng nguồn lực như thế nào cho hợp lí. Nhưng cùng
với sự phát triển đô thị nhanh chóng ấy còn nhiều tổ chức chưa theo đúng nguyên
tắc do điều kiện về kinh phí, năng lực chuyên môn còn hạn chế , làm cho việc quy
hoạch đô thị trở nên trì trệ, chậm tiến trình và cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến
người dân. Bên cạnh đó, tình trạng “Quy Hoạch Treo” vẫn còn xảy ra, diện tích đất
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một
hay nhiều mục đích khác nhau, nhưng không thực hiện đúng tiến độ kế hoạch gây
khó khăn, bức xúc trong nhân dân.

Trong tình hình thực tế như đã nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:” Vấn Đề
Quy Hoạch Đô Thị nhìn từ góc độ thế giới quan duy vật biện chứng” làm tiểu
luận giữa phần môn Triết học Mác- Lênin.

2. Tình hình nghiêm cứu liên quan đến tiểu luận

Vấn đề quy hoạch đô thị được nhiều bài viết, báo, internet và các công trình
nghiên cứu của các tác giả tiền bối đi trước hướng đến trông những năm gần đây.
Kết quả nghiên cứu của các công trình ấy rất có giá trị về lý luận cũng như thực
tiễn là cơ sở lý luận và thực tiễn cho tác giả kế thừa trong quá trình làm tiểu luận.

3
3.Mục đích , nhiệm vụ của tiểu luận

* Mục đích: Qua quá trình nghiên cứu vấn đề quy họach đô thị, đề xuất
những giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động quy hoạch đô
thị.

*Nhiệm vụ:

- Nêu bật cơ sở lý luận mà đề tài đề cập.

- Phân tích thực trạng của vấn đề quy hoạch đô thị.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động quy hoạch
đô thị.

4. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Tiểu Luận

* Đối Tượng Nghiên Cứu:

Tiểu luận tập trung nghiên cứu vấn đề quy hoạch đô thị.

* Phạm vi nghiên cứu

Dưới góc độ thế giới quan của duy vật biện chứng của triết học Mác- Lênin,
tiểu luận chỉ tập trung làm rõ vấn đề quy hoạch đô thị.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận

*Cơ sở lý luận:

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về
vấn đề quy hoạch đô thị. Tiểu luận sẽ kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố.

* Phương pháp nghiêm cứu:

4
Tiểu luận được nghiêm cứu trên lập trường duy vật biện chứng và phương
pháp biện chứng duy vật để xem xét những vấn đề đặt ra.

6. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bản kết
cấu thành 3 chương.

5
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VỀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1.1 Khái niệm thế giới quan duy vật biện chứng

Nhu cầu tự nhiên của con người về mặt nhận thức là muốn hiểu biết đến tận
cùng, sâu sắc và toàn diện về mọi hiện tượng, sự vật, quá trình. Nhưng tri thức mà
con người và cả loài người ở thời nào cũng lại có hạn, là phần quá nhỏ bé so với
thế giới cần nhận thức vô tận bên trong và bên ngoài con người. Đó là tình huống
có vấn đề (Problematic Situation) của mọi tranh luận triết học và tôn giáo. Bằng trí
tuệ duy lý, kinh nghiệm và sự mẫn cảm cảu mình, con người buộc phải xác định
những quan điểm về toàn bộ thế giới làm cơ sở để định hướng cho nhận thức và
hành động của mình. Đó chính là thế giới quan. Tương tự như các tiêu đề, với thế
giới quan, sự chứng minh nào không đủ căn cứ, trong khi niềm tin lại mách bảo độ
tin cậy [1, tr.11]

Khái niệm của thế giới quan hiểu một cách ngắn gọn là hệ thống quan điểm
của con người vè thế giới. Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái niệm triết học
chỉ hệ thống của tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế
giới và về vị trí của con người (bao hàm của cá nhân, xã hội và nhân loại) trong
thế giới đó. Thế giới quan quy điịnh các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định
hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. [1, tr.11]

Các khái niệm “ Bức tranh chung về thế giới”, “Cảm nhận về thế giới”, “Nhận
thức chung về cuộc đời”,… khá gần gũi với khái niệm thế giới quan. Thế giới quan
thường được coi là bao hàm trong nó nhân sinh quan – vì nhân sinh quan là quan

6
niệm của con người về đời sống với các nguyên tắc , thái độ và định hướng giá trị
của hoạt động người.

Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới
quan đã từng có trong lịch sử. Vì thế giới quan này đòi hỏi thế giới phải được xem
xét trong dựa trên những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển. Từ đây, thế giới và con người được nhận thức và theo quan điểm toàn
diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Thế giới quan duy vật biện chứng bao gồm tri
thức khoa học, niềm tin khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng. [1,
tr12]

1.2 Nguồn gốc của thế giới quan duy vật biện chứng

Kế thừa tinh hoa các quan điểm duy vật về thế giới trong các học thuyết triết
học trước đó. Sử dụng các thành tựu khoa học tự nhiên để chứng minh những
mối liên hệ tồn tại trong bản thân giới tự nhiên; chuyển khoa học từ kinh
nghiệm sang khoa học lý luận. Tổng kết các sự kiện diễn ra ở các nước tây Âu,
khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển và bộc lộ những mặt
mạnh, mặt hạn chế của nó.[5]

1.3. Vai trò thế giới quan duy vật biện chứng

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho
con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là “ cặp kính” triết
học đề con người xem xét, nhận thức thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và
xem xét chính mình. Nó giúp cho con người cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản
chất của tự nhiện, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan điểm
khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó giúp con người xác định thái độ và cả
cách thức hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa nhất định, thế giới quan đóng một

7
vai trò của phương pháp luận. Giữa thế giới quan và phương pháp luận trong triết
học Mác- Lênin có sự thống nhất hữu cơ.

Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con
con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích
cực. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành
cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.

Các khoa học đều góp phần con người hình thành thế giới quan đúng đắn.
Trong đó, thế giới quan triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế
giới quan của con người phát triển như một một quá trình tự giác.

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh
với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học
và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân và các lực lượng và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở
lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học. [1,
tr 47]

8
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

2.1 KHÁI NIỆM CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Đô thị là hoạt động mà khu vực tập
trung dân cư sinh sống có mật độ cao. Hoạt động quy hoạch đô thị là nơi trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương. Cụ thể: “Quy hoạch đô
thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ
tầng ký thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích
hợp cho người dân sống trong đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch”.

Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm
soát hay tổ chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban
hành luật, quy định kiểm soát phát triển, xây dựng và vận hành các bộ máy quản lí
đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình
đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh
luận về các vấn đề đô thị...[6]

Điều đáng chú ý là trong các bối cảnh khác nhau, các hoạt động này thường
không có mục đích, nội dung hay phương pháp thực hiện giống nhau. Nguyên
nhân là đô thị thường có vấn đề khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển.

Quy hoạch đô thị còn được gọi là quy hoạch vùng, quy hoạch thị trấn, quy
hoạch thành phố hoặc quy hoạch nông thôn, là một quy trình chính trị và kỹ thuật
tập trung vào việc phát triển và thiết kế sử dụng đất và môi trường xây dựng, bao
gồm không khí, nước và cơ sở hạ tầng đi vào và ra khỏi các khu vực đô thị, chẳng

9
hạn như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và mạng lưới phân phối và khả năng
tiếp cận của chúng.

Theo truyền thống, quy hoạch đô thị tuân theo cách tiếp cận từ trên xuống
trong quy hoạch tổng thể về bố cục vật chất của các khu định cư của con người.
Mối quan tâm hàng đầu là phúc lợi công cộng, bao gồm các cân nhắc về hiệu quả
vệ sinh, bảo vệ và sử dụng môi trường, cũng như tác động của các quy hoạch tổng
thể đối với các hoạt động kinh tế và xã hội.

Theo thời gian, quy hoạch đô thị đã tập trung vào các mấu chốt của xã hội và
môi trường, tập trung vào quy hoạch như một công cụ để cải thiện sức khỏe và
hạnh phúc của người dân trong khi duy trì các tiêu chuẩn bền vững. Phát triển bền
vững đã được thêm vào như một trong những mục tiêu chính của tất cả các nỗ lực
lập kế hoạch vào cuối thế kỷ 20 khi các tác động bất lợi về kinh tế và môi trường
của các mô hình quy hoạch trước đây đã trở nên rõ ràng.[6]

2.2. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của cả thế giới thì quy hoạch đô thị
đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng về kinh tế. Trong quá trình
đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường chức năng nhiệm vụ quy hoạch đô thị cần
được mở rộng:

Quy hoạch đô thị xác định những chỉ số về không gian kiến trúc làm cơ sở
cho việc thực hiện các dự án sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo xây dựng
đô thị mới.

Quy hoạch đô thị là công cụ không chỉ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu
tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác kinh tế xã hội và xu hướng
phát triển thực tế.

10
Quy hoạch đô thị có tác dụng kích thích hệ thống cơ chế bảo đảm cung cấp
đầy đủ, bền vững và quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, trên cơ sở
thương mại hoá các dịch vụ này.

Quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều chỉnh, mua
bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.

Như vậy quy hoạch đô thị có nhiều chức năng mà chức năng tạo lập không
gian kiến trúc chỉ là một chức năng mang tính vật thể. Còn những chức năng khác
mang tính kinh tế - xã hội rộng lớn.

2.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN DỰ ÁN TREO VÀ QUY HOẠCH TREO

Hiện nay pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng không giải
thích thế nào là quy hoạch treo. Nhưng ta có thể hiểu quy hoạch theo như sau:

Quy hoạch treo là đất thuộc khu vực có kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện nhưng sau 03 năm không thực hiện, không điều chỉnh hoặc hủy bỏ
việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

“Quy hoạch treo” không phải là vấn đề mới mà diễn ra tại nhiều địa
phương trong suốt nhiều năm qua.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến” Dự án treo và quy hoạch treo”, nhưng có
thể tóm tắt một số nguyên nhân chính như sau:

Trước hết là do việc lập quy hoạch mà chưa có kế hoạch thực hiện và trong
quy hoạch không xác định được rõ nguồn lực, tính dự báo và báo cáo không chính
xác làm cho việc thực hiện quy hoạch khó khăn. Bên cạnh đó là trình độ chuyên
môn, trình độ quản lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư không đáp ứng được yêu
cầu. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các thiết chế về đô thị như hành chính,
y tế, giáo dục và chính sách thu hút... còn thiếu nên chưa hấp dẫn với chủ đầu tư.
Mặt khác, do các cấp chính quyền muốn phát triển đô thị một cách nóng vội, đã áp

11
đặt ý kiến chủ quan dẫn đến không đủ nguồn lực; các quy hoạch không được đánh
giá xã hội học một cách nghiêm túc nên chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến khó
thực hiện và bị "treo"...

Ví dụ như ở Khánh Hòa - Hàng nghìn hộ dân ở dự án khu tái định cư Lê Hồng
Phong 3, TP Nha Trang, bị quy hoạch treo nhiều năm, không thể xây dựng, sửa
chữa nhà.Sau thời gian làm nghề chài lưới, vợ chồng ông Lê Văn Màu dành dụm
được khoản tiền nhỏ, chuyển đến hẻm 404/11 Lê Hồng Phong (tổ dân phố 3 Phước
Thành, phường Phước Long) xây nhà, sinh sống từ năm 2001. Vừa ở được một
năm, tỉnh Khánh Hòa công bố quy hoạch dự án khu dân cư ở khu vực này khiến
căn nhà của ông không thể tu sửa, nâng cấp suốt gần 20 năm qua. Bên trong nhà,
các mảng tường đã bong tróc, hầu hết phòng đều lộ nhiều vết nứt nẻ và trần nhà
rêu xanh loang lổ. Vào mùa mưa nhà bị ngập có lúc lên tới 1,5 m, ướt hết giường
tủ, áo quần. Không chịu được cảnh ngập nước, vợ chồng ông Màu phải nâng nền
nhà. Sau nhiều năm, nền được nâng lên hơn 1,4 m, nằm sát cửa sổ, còn trần nhà
sắp đụng đầu người. "Sống trong môi trường ẩm thấp quanh năm, mấy đứa cháu
thường xuyên ốm vặt", ông Màu nói.[2]

Khu tái định cư Lê Hồng Phong 3 rộng hơn 63 ha, hình thành từ năm 2002.
Sau đó, tỉnh cắt một phần diện tích để làm hai khu đô thị Phước Long 2, Hoàng
Long. Gần 39 ha còn lại được tỉnh thực hiện dự án khu tái định cư Lê Hồng Phong
3. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng chậm trễ nên dự án không thể triển khai.
Năm 2015, tỉnh chấm dứt đầu tư dự án này, nhưng vẫn chưa bỏ quyết định thu hồi
đất (ban hành năm 2009) khiến nhiều hộ dân ảnh hưởng. Quy hoạch treo nhiều
năm, lại không được đầu tư hạ tầng, nên những năm gần đây, khu vực này nhếch
nhác, xuống cấp và ngập nước.[2]. Như vậy ta có thể thấy “Quy Hoạch Treo” làm
ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

12
2.3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

a, Vấn đề chung của quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị luôn là vấn đề nan giải cho bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển. Quy hoạch đô thị đem lại cho mỗi quốc gia những lợi
ích riêng và bên cạnh đó còn xảy ra những vấn đề khác như là công trình thiếu
kinh phí dẫn đến trì trệ,…

Quy hoạch đô thị đem lại nhiều lợi ích như sau:

 Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế -xã hội của đất nước theo hướng
bền vững.
 Phát triển quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và du lịch.
 Làm bật lên văn hóa, tự nhiên, lịch sử riêng của mỗi quốc gia.
 Thu hút được ánh nhìn của những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước
đến đầu tư.
 Tạo việc làm cho dân lao động.
 Đáp ứng được nhu cầu của người dân ngày càng cao về môi trường sống,
cơ sở hạ tầng tốt,…

Bên cạnh đó, còn tồn đọng rất nhiều hạn chế, bất lợi sau:

o Còn nhiều dự án đất còn bỏ trống, bỏ hoang không được sử dụng


đúng cách.
o Quản lí và công tác quy hoạch diễn ra chưa đúng kế hoạch, chưa hiệu
quả, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra khá nhiều, chưa xử lí
kịp thời.
o Còn tồn tại nhiều “quy hoạch treo”.
o Làm chậm tiến trình xây dựng; làm lãng phí nhân công, tài nguyên,ô
nhiễm môi trường và kinh phí và lãng phí kinh phí.

13
o Phân bố dân cư không đồng đều, dân cư sẽ tập trung ở những đô thị
lớn đông đúc hơn.

b, Những thành tựu và hạn chế

Quy hoạch đô thị được diễn ra nhanh chóng ở các nước có nền kinh tế - xã hội
phát triển.

Như Singapore được biết đến là một trong những quốc gia có quy hoạch
tuyệt vời nhất. Trước đây, Singapore đã từng là một thành phố vô cùng lộn xộn với
dân số đông đúc, bẩn thỉu. Được xây dựng trên một vùng đất đầm lầy dường như
không thể sử dụng được. Singapore tự chuyển mình thành một thành phố nổi tiếng
với kiến trúc sáng tạo cùng không gian xanh nhân tạo vô cùng độc đáo giữa khu đô
thị có mật độ dân số cao. Hệ thống xử lý chất thải, nước thải và điều hoà không khí
được xây dựng một cách tuyệt vời. Cho thấy được họ có một tầm nhìn dài hạn, biết
quan sát, sử dụng đất đai và tài nguyên một cách đúng đắn.

Việt Nam ta là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và đang trong giai
đoạn CNH- HĐH. Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trong công
tác quy hoạch đô thị. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, nhiều đồ
án quy hoạch đô thị được thiết lập, nhiều khu vực đô thị được xây dựng, chất
lượng nhiều đô thị được nâng cao, kể cả nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch
vụ xã hội. Đến tháng 6/2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41%. Toàn bộ 883
đô thị ở Việt Nam đã được lập quy hoạch chung, đây là những định hướng để chỉ
đạo các đô thị phát triển trong tương lai, đồng thời làm cơ sở cho các đồ án quy
hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. So với tổng diện tích đất xây dựng tại các đô
thị trên cả nước, quy hoạch phân khu đô thị đạt khoảng 70 - 90% đối với các đô thị
loại đặc biệt và loại I, khoảng 40 - 50% đối với các đô thị loại II, III, IV. Tỷ lệ lập
quy hoạch chi tiết đạt khoảng 40% so với diện tích đất xây dựng đô thị [3]

14
Bên cạnh đó, bắt gặp còn nhiều hạn chế trong quy hoạch. Như là Hà Nội-
Hồ Chí Minh - hai thành phố lớn nhất nước nhưng nó không đủ sức thoát ra khỏi
chiếc áo đã quá chật. Các kiến trúc cao tầng tranh thủ xen cấy vào một hệ thống
giao thông đô thị đã quá nhỏ hẹp, chật chội làm tăng cao mật độ cư trú dẫn đến ùn
tắc giao thông. Nhiều năm tháng đã đi qua nhưng bộ mặt trung tâm của hai thành
phố này vẫn là những trung tâm cũ được xen cấy một số kiến trúc cao tầng giàu
tính ngẫu nhiên, không nghiên cứu trước. Bộ mặt kiến trúc đô thị lộn xộn; hệ thống
kỹ thuật hạ tầng tùy tiện, chắp vá; cảnh quan thiên nhiên bị biến dạng, hệ thống
cây xanh không được quan tâm và thiếu hụt trầm trọng; hệ thống các công trình
phúc lợi xã hội còn nhiều bất cập. Việc quản lý đô thị lại còn rối hơn. Chỉ với một
con đường cũng chia nhỏ ra cho nhiều cơ quan thuộc nhiều ngành phụ trách. Quá
trình đô thị hóa đất nước thời gian qua đã bộc lộ rất nhiều non nớt, yếu kém, bất
cập. Và ngập lụt khi mưa lớn ảnh hưởng giao thông cũng như đời sống của người
dân do quá trình quy hoạch không có tầm nhìn xa, thiếu sự đồng bộ.

Tình trạng Quy Hoạch “treo” vẫn còn phổ biến ở nước ta. QH “treo” ở đây
được hiểu là các QH đã xây dựng nhiều năm nhưng đi vào thực hiện thì không có
tính khả thi. Hiện nay vấn đề QH “treo” đã trở thành một vấn nạn rất khó giải
quyết. Cả nước ta hiện nay có đến hàng ngàn dự án “treo”. Hậu quả của nó ảnh
hưởng trực tiếp trước tiên đó là đại bộ phận người dân đặc biệt những người dân
đang sống trong khu vực có các dự án QH “treo”, họ không được thực hiện những
quyền cơ bản đối với bất động sản thuộc quyền sở hữu. Cuộc sống thường nhật của
họ cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhà nước cũng chịu hậu quả từ QH “treo” đó là
những thiệt hại, lãng phí mà QH “treo” gây ra. Nhà nước phải mất một khoản lớn
cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng lại phai bồi thường cho người dân một khoản tiền lớn
trên cả mức mà họ có thể được hưởng. Đồng thời khi nhà nước lập ra các QH
không được thực hiện trên thực thì những chi phí mà nhà nước bỏ ra là vô ích. Bộ
mặt đô thị càng trở nên xấu đi. Đối với nhà đầu tư QH “treo” khiến các dự án bế

15
tắc. Đầu tư vừa tốn kém vừa mất thời gian mà kết quả trên thực tế thì không thấy
đâu.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch đã được lập từ nhiều năm nay. Đến năm
2017, Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2019. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Quy hoạch đã bộc lộ nhiều lúng
túng. Do đó, ngày 16/8/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
751/2019/UBTVQH14 giải thích một số nội dung của Luật Quy hoạch để gỡ
vướng mắc, cho phép lập quy hoạch song song; đồng thời, quy hoạch nào xong
trước thì phê duyệt trước, sau đó sẽ điều chỉnh theo nguyên tắc quy hoạch cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch cấp trên [4]

Và TS. Phạm Sỹ Liêm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, hiện
nay chúng ta có nhiều quy hoạch, nhưng quy hoạch chồng chéo “hỗn loạn”, cản trở
lẫn nhau, người thực hiện quy hoạch không còn nhớ là mình đã thực hiện bao
nhiêu quy hoạch nữa. Đã đến lúc phải lập lại trật tự, xác định những gì không cần
thiết thì bỏ, còn những vấn đề cần thiết, đã đưa ra thì phải thực hiện bằng được.
Hiện nay, nhiều quy hoạch được đưa ra nhưng không ai chịu trách nhiệm, do vậy,
cần phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trước những bất
cập này.

2.4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Để khắc phục đươc những hạn chế trong quy hoạch đô thị thì ta phải có
những ý kiến hay giải pháp cụ thể nào? Ta phải nhìn nhận lại những vấn đề ảnh
hưởng đến quá trình quy hoạch như thế nào? Phải làm gì để có cái tầm nhìn xa,
phù hợp và bao quát hơn?

16
CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Quy hoạch đô thị luôn là vấn đề nan giải cho mỗi quốc gia, nó tác động trực
tiếp đến nền kinh tế- xã hội, du lịch,… Vậy làm thế nào khi trong quá trình CNH,
HĐH, ĐTH và cánh mạng công nghệ 4.0 hiện nay, vấn đề quy hoạch không còn là
vấn đề đáng lo ngại và hạn chế để lại những hậu quả, bất lợi hơn.

3.1. Giải Pháp Cụ Thể Trong Việc Quy Hoạch

a, Lập quy hoạch

Việc lập quy hoạch rất là quan trọng, cũng không phải là dễ trong quá trình quy
hoạch. Nếu lập quy hoạch thì ta sẽ không có được cái nhìn tổng quát, tầm nhìn xa,
phù hợp với tự nhiên, kinh tế- xã hội và giảm thiểu sự lãng phí kinh phí. Cơ quan
có tránh nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị:

 Tránh nhiệm của Bộ Xây Dựng


 Tránh nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
 Tránh nhiệm của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng

b, Đánh giá và Quản lí công tác quy hoạch

Đánh giá về cơ chế, chính sách trong quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch,
quản lý, kiểm soát việc xây dựng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch được
duyệt và phát triển đô thị bền vững.

17
Đánh giá việc thực thi quy hoạch bao gồm: Hoạt động triển khai và kết quả
của thực thi quy hoạch; nguồn lực (đất đai, tài chính, con người, thể chế), hiệu quả
và tác động.

c, Các giải pháp khác

Thứ nhất, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu
cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Đồ án quy hoạch đô thị phải
được coi là văn bản pháp quy, có tính bắt buộc phải tuân thủ.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng
lưới.

Thứ ba, giải pháp phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách
tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Thứ tư, giải pháp phát triển đô thị bền vững trên nền tảng của công nghệ số
và chuyển đổi số. Phát triển đô thị thông minh và xây dựng mô hình đô thị thông
minh trên nền tảng của công nghệ số

Thứ năm, đề xuất mô hình chính quyền đô thị; phân cấp, ủy quyền quản lý
quy hoạch và phát triển đô thị cho các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý đô thị.

Thứ sáu, làm rõ vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch xây
dựng đô thị, giám sát đầu tư phát triển đô thị.

Thứ bảy, học hỏi các tiến bộ của các quốc gia đi trước trong lĩnh vực quy
hoạch như Singapore, Hongkong,…..

Việc nghiên cứu để quy hoạch một đô thị là một quá trình nghiên cứu dày
công về nhiều mặt, cần sử dụng một khối lượng tri thức liên ngành rộng rãi với
một đội ngũ chuyên viên đông đảo, được đặt dưới sự chỉ đạo của những nhà khoa
học có uy tín, với một khối lượng kinh phí đầu tư thỏa đáng và một quỹ thời gian
18
cần và đủ cho công việc. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong
tất cả các khâu, các bước triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy
hoạch, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập Đồ Án Quy Hoạch, thẩm
định và phê duyệt đồ án quy hoạch.

Lựa chọn lý thuyết và mô hình phát triển đô thị thích hợp với điều kiện của
Việt Nam có ý nghĩa tiên quyết. Bên cạnh đó, cần xây dựng và cập nhật thường
xuyên ngân hàng dữ liệu kinh tế – xã hội, thị trường bất động sản,…phục vụ công
tác lập quy hoạch đô thị, đồng thời để đồ án quy hoạch là hồ sơ khả dĩ nhằm bổ trợ
và dẫn dắt quá trình phát triển theo định hướng thiết kế. Để thực hiện nhiệm vụ
này, nên học tập kinh nghiệm của các nước đi trước (Hồng Kông, Singapore, Thái
Lan,…)

19
PHẦN KẾT LUẬN

Quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và
được xác định như là một trong những động lực cho tăng trưởng. Chính vì vậy, để
tạo được động lực tăng trưởng mới, khai thác hết tiềm năng cho phát triển, quy
hoạch cần phải dài hơi và đi trước một bước; phải coi quy hoạch là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển KT-XH. Công tác quy hoạch đô thị là
khâu rất cần thiết trong phát triển đất nước nói chung, phát triển đô thị nói riêng.
Thời gian qua, nhờ đầu tư và triển khai đồng bộ nhiều dự án phát triển kết cấu hạ
tầng, trong những năm qua diện mạo đô thị đã khang trang, hiện đại hơn. Các quy
hoạch được phê duyệt cho thấy định hướng rất tốt để triển khai các ngành kinh tế-
xã hội, quốc phòng an ninh, bảo đảm đúng định hướng cũng như giúp cho đất nước
giàu mạnh hơn.

Quy hoạch cũng đã tạo nên một lối sống mới, diện mạo đô thị khác biệt, khắc
phục được nhiều tồn tại hạn chế, từ giao thông, cấp nước đến điều kiện tự nhiên.
Tất cả đã mang lại hiệu quả thiết thực so với thời điểm chúng ta chưa có quy
hoạch, đây là thành quả rất đáng ghi nhận, tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp
tham gia, đầu tư phát triển lĩnh vực này. Từ đó, góp phần đưa kinh tế - xã hội phát
triển.

Mặc dù quy hoạch đô thị và nền kinh tế- xã hội đều đạt được các mục tiêu,
thành tựu nhất định nhưng do những yếu tố khách quan, công tác quy hoạch, xây
dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc, chưa đáp
ứng nhu cầu, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và các dự án quy
hoạch chưa có tầm nhìn xa, không phù hợp với ngân sách, tự nhiên của vùng đó.

Tiểu luận đã chỉ ra các vấn đề của quy hoạch đô thị, làm rõ được thắc mắc
còn tồn đọng trong quá trình quy hoạch. Đề xuất các giải pháp để hoàn thành được
các mục đích mà quy hoạch hướng tới trong tương lại. Chủ động đưa ra được
những chính sách, luật quy hoạch phù hợp với kinh tế- xã hội. Đưa quy hoạch đô
20
thị thành một trong những nhân tố đưa nền kinh tế phát triển, thu hút được ánh
nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài.

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo Trình Triết Học Mác- Lênin (Sử dụng
trong các trường đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, Nxb Chính Trị Quốc
gia Sự Thật, Hà Nội.

[2] Bùi Toán (2022), Hàng nghìn hộ dân sống khổ vì quy hoạch treo 20 năm,
https://vnexpress.net/hang-nghin-ho-dan-song-kho-vi-quy-hoach-treo-20-nam-
4484910.html.

[3] GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng(2022), Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững: Thực trạng và giải pháp,
https://tapchixaydung.vn/nang-cao-chat-luong-quy-hoach-do-thi-dap-ung-yeu-cau-
phat-trien-ben-vung-thuc-trang-va-giai-phap-20201224000014348.html.

[4] Liên hợp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh lâm đồng, nhìn lại việc thực hiện
chính sách pháp luật về công tác Quy hoạch sau 5 năm thực thi Luật Quy Hoạch(
2022) (https://lienhiephoilamdong.org.vn/nhin-lai-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-
luat-ve-cong-tac-quy-hoach-sau-5-nam-thuc-thi-luat-quy-hoach.

[5] Sùng Thị Chấu(2022), Phân tích thế giới quan và thế giới quan khoa học,
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-the-gioi-quan-va-the-gioi-quan-khoa-
hoc.aspx#53-the-gioi-quan-duy-vat-bien-chung

[6]Thạc sỹ Đinh Thùy Dung (2022), Quy hoạch đô thị là gì? Mục tiêu, nội dung
quy hoạch đô thị? https://luatduonggia.vn/quy-hoach-do-thi-la-gi-muc-tieu-noi-
dung-quy-hoach-do-thi/

22

You might also like